Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

CÔNG tác tư vấn THIẾT kế và nội địa HOÁ THIẾT bị TOÀN bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.88 KB, 3 trang )

BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ
VÀ NỘI ĐỊA HOÁ THIẾT BỊ TOÀN BỘ NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO

Nguyễn Chỉ Sáng - Viện Nghiên cứu Cơ khí
Trong thời gian vừa qua, ngành cơ khí Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp cơ khí Việt nam nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc trong việc thực
hiện dự án tổng thầu EPC và đã bước đầu đảm nhận việc thiết kế, chế tạo máy,
thiết bị cho dây chuyền thiết bị đồng bộ. Tuy nhiên, phần thiết bị chế tạo trong
nước còn rất khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng của ngành cơ khí, chưa đáp
ứng được sự đòi hỏi của sự phát triển chung của nền kinh tế, chưa bắt kịp với sự
phát triển của các nước trong khu vực. Để thúc đẩy việc chế tạo trong nước máy,
thiết bị cho đây chuyền thiết bị đồng bộ một công việc quan trọng ngành cơ khí
cần quan tâm là công tác tư vấn thiết kế.
Máy và thiết cho dây chuyền thiết bị bộ có thể phân thành hai loại sản
phẩm chính: Loại thứ nhất bao gồm: các máy và thiết bị tiều chuẩn như: động cơ,
hộp số, giảm tốc, bơm, van, xích, các thiết bị điện, các thiết bị thuỷ lực; Loại thứ
hai bao gồm các máy móc và thiết bị chuyên ngành như tuốc bin, máy phát điện,
máy xeo giấy, máy nghiền xi măng, máy phân ly, máy khuấy...Để chế tạo loại
thiết bị đầu, công tác thiết kế thường được chuyên môn hoá, được phát triển, cải
tiến, hoàn thiện bởi nhà sản xuất và đã hình thành các nhà sản xuất nổi tiếng trên
thế giới với mổi loại sản phẩm, loại sản phẩm này được bán với số lượng lớn và
tính cạnh tranh rất cao. Loại sản phẩm thứ hai đòi hỏi nhà chế tạo phải gắn chặt
với các dự án và có giá trị gia tăng đáng kể, phần chế tạo tại chỗ có tỷ trọng đáng
kể. Về phương hướng phát triển với loại sản phẩm thứ nhất ta nên liên doanh với
các hãng có thương hiệu để sản xuất thiết bị và cung cấp cho toàn cầu. Loại sản
phẩm thứ hai, nhiều thiết bị nếu có thiết kế ta có thể tự chế tạo.
Điểm lại ở Việt nam trong thời gian qua ta đã chế tạo được thiết bị gì cho
dây chuyền thiết bị đồng bộ? Với các dây chuyền thiết bị đồng bộ do nước ngoài
làm tổng thầu, các nhà chế tạo Việt nam mới chỉ gia công được phần kết cấu
thép, với các dự án do Việt nam làm tổng thầu EPC, ngoài phần kết cấu thép, các
nhà chế tạo Việt nam cũng đã cung cấp được một số thiết bị như: động cơ điện,


dây cáp điện, một số máy và thiết bị chuyên ngành như lọc bụi, máy khuấy, máy
lọc...Giá trị phần thiết bị chế tạo trong nước cho các dự án lớn cao nhất đạt 25%
tổng giá trị thiết bị của dự án. Nguyên nhân nào khiến chúng ta không cung cấp
được sản phẩm cho ngay các dự án của mình, giải pháp nào để khắc phục các tồn
tại đó. Bài viết xin có một số ý kiến trao đổi sau:


Thứ nhất, tổng thầu các dự án lớn thường là nhà thầu nước nuớc ngoài và
họ làm chủ được chữ E (Engineering): thiết kế, tư vấn và quản lí dự án nên về
nguyên tắc họ giành hết các công việc có giá trị gia tăng lớn, kể cả các công việc
tư vấn thiết kế, chế tạo nhà thầu Việt nam có đảm nhận được. Để khắc phục vấn
đề này bắt buộc các nhà thầu Việt nam phải vươn lên đảm nhận được vai trò tổng
thầu. Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp cơ khí Việt nam đa thực hiện tốt
vai trò này. Ví dụ tổng công ty lắp máy Việt nam Lilama đã làm tổng thầu EPC
nhiều dự án lớn như: Uông bí mở rộng 1, dự án nhà máy điện khí Cà mau 1, Cà
mau 2, Nhơn trạch, Xi măng Sông thao...Trong các dự án này các nhà chế tạo
Việt nam đã nâng được đáng kể phần thiết bị chế tạo trong nước.
Vấn đề thứ hai là công tác tư vấn thiết kế: Tuy các nhà chế tạo Việt nam
được tham gia cung cấp thiết bị cho các dự án do Việt nam làm tổng thầu, nhưng
số lượng thiết bị cung cấp được cũng rất hạn chế với lí do chính là không có thiết
kế để thực hiện công việc chế tạo. Nhằm khắc phục hạn chế này thời gian qua
Viện Nghiên cứu cơ khí tập trung vào việc thiết kế chế tạo cho thiết bị của dây
chuyền thiết bị đồng bộ cho một số ngành được ưu tiên phát triển trong giai đoạn
2005-2015. Để có thể có được thiết kế tiên tiến nhất, Viện đã chủ trương mua và
nhận chuyển giao công nghệ thiết kế của các nhà sản xuất nước ngoài và đã thu
được một số thành công nhất định.
Trong lĩnh vực cơ khí thuỷ công, được sự tin tưởng giao nhiệm vụ của Bộ
Công nghiệp Viện đã nhận chuyển giao công nghệ thiết kế của Ucrina để thiết kế
thiết bị cơ khí thuỷ công cho hàng chục công trình thuỷ điện. Nhờ tự chủ trong
vấn đề thiết kế, các tổng công ty MIE, VINAINCON, COMA, LILAMA đã hoàn

toàn tự chủ chế tạo và cung cấp các thiết bị trên với giá trị nhiều ngàn tỷ đồng.
Trong lĩnh vực xi măng, được Bộ Xây dựng giúp đỡ, Bộ Khoa học công
nghệ cho phép thực hiện dự án khoa học qui mô lớn, Viện đã cùng Lilama nghiên
cứu nhận chuyển giao công nghệ thiết kế chế tạo hầu hết các thiết bị phức tạp của
dây chuyền xi măng lò quay như: lò nung kilinker, lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi túi,
hệ thấng máy đòng bao, các thiết bị nghền, hệ thống tự động hoá, quạt lớn...
Trong lĩnh vực nhiệt điện, Viện Narime cùng Lilalma xây dựng chương
trình nội địa hoá và đã được Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học công
nghệ ủng hộ, theo lộ trình được xây dựng các nhà chế tạo Việt nam sẽ chế tạo
được 50% giá trị thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện vào năm 2010. Để có được
các thiết kế của các máy, liên danh Viện và Lilama chủ trương liên kết lâu dài với
các nhà cung cấp nổi tiếng của nước ngoài để nhận chuyển giao công nghệ và


tăng dần tỷ lệ chế tạo trong nước, sau 1 đến 2 dự án sẽ nhận chuyển giao hoặc
mua hoàn toàn thiết kế.
Trong lĩnh vực khai thác và chế biến ô xýt nhôm, để có được thiết kế dây
chuyền chế biến và các máy móc công nghệ, việc đàm phán để mua thiết kế hầu
như không khả thi, vì các nhà cung cấp nước ngoài không muốn bán công nghệ
hoặc giá bán lại quá cao ta không đủ sức mua. Trong lĩnh vực này Viện chủ
trương tự nghiên cứu kết hợp với thuê chuyên gia nước ngoài với các hạng mục
công việc cụ thể nhằm làm chủ về thiết kế với giá thành tối thiểu. Đến nay Viện
đã tích luỹ được những kiến thức nhất định cho các dự án nhôm, dự kiến năm
2007, công ty HATCH, một công ty lớn về tư vấn thiết kế cho ngành nhôm của
Australia sẽ liên doanh với Viện và thành lập một trung tâm thiết kế tại Việt nam
về nhôm. Dự kiến liên doanh này không chỉ phục vụ cho các dự án trong nước
mà cả các dự án ở nước ngoài.
Với một số kinh nghiệm của mình về tư vấn thiết kế cho dây chuyền thiết
bị đồng bộ, Viện Nghiên cứu cơ khí đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo để các
đơn vị tư vấn thiết kế trong nước có thể nâng cao năng lực của mình cụ thể như

sau:
Xác định và xây dựng những ngành công nghiệp mà Việt nam
sẽ thực hiện việc chế tạo thiết bị trong nước, nên có định hướng cho một số
đơn vị chế tạo và nghiên cứu thiết kế tập trung vào các lĩnh vực này.

Có thể chỉ định tổng thầu EPC một số dự án lớn trong đó giao
nhiệm vụ cho tổng thầu và một số đơn vị tư vấn đàm phán chuyển giao
công nghệ và thiết kế khi mua thiết bị.


Viện tin tưởng rằng nếu được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Chính
phủ, trong thời gian không xa, các đơn vị tư vấn thiết kế trong nước hoàn toàn có
thể cùng các đơn vị chế tạo Việt nam đảm nhận được các dự án tổng thầu lớn với
tỷ lệ nội địa hoá cao và giá thành cạnh tranh.



×