Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

“Thiết kế chế tạo bộ nguồn có điện áp đầu ra là +-12v với sai số là +-0.05v đầu vào là điện áp 220v-50Hz

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 24 trang )

Ngày nay, với sự phát triển mạch mẽ của nền khoa học công nghệ đời sống
con người ngày càng được cải thiện và nâng cao. Những ưng dụng của công
nghệ không chỉ vào công nghiệp mà còn trong cả đời sống hàng ngày của con
người .Từ những ứng dụng của các hệ thống thì cần cung cấp một điện năng để
vận hành dưới dạng điện áp và dòng điện. Do đó, điện cung cấp trên các mạch
phải được điểu chỉnh và chuyển đổi thành các đại lượng điện áp và dòng điện
sao cho phù hợp với các mạch điện tử và số.
Là sinh viên kỹ thuật nói chung và ngàng kỹ thuật điện tử nói riêng, việc nắm bắt
công nghệ và ứng dụng của chúng vào đời sống là vô cùng quan trọng để theo kịp
công nghệ mới ra. Do đó, việc nghiên cứu , tìm tòi và nắm bắt chúng là một điều
tất yếu .
Để các sinh viên có tăng khả năng tư duy và làm quen với công việc thiết kế,
chế tạo chúng em đã được giao cho thực hiện đồ án: “Thiết kế chế tạo bộ nguồn
có điện áp đầu ra là +-12v với sai số là +-0.05v đầu vào là điện áp 220v-50Hz ”
nhằm củng cố về mặt kiên thức trong quá trình thực tế. Với sự lỗ lực cố gắng của
cả nhóm, sự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, báo cáo của chúng em về mặt cơ bản đã
hoàn thành. Trong quá trình thực hiện dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ còn hạn
chế kinh nghiệm còn ít nên không thể tránh khỏi sai sót. Chúng em mong nhận
được sự chỉ bảo giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa để báo
cáo của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo cùng với các thầy giáo trong khoa đã
giúp chúng em hoàn thành bài báo cáo này.

CHƯƠNG II. Cơ sở lý thuyết
I.GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN
1. MÁY BIẾN ÁP
1.1 Khái niệm, ký hiệu, cấu tạo MBA:
a ) Khái niệm.
Máy biến áp là thiết bị dùng để tăng hoặc giảm điện áp(hay c ường độ dòng điện)
của các dòng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số.
b )Cấu tạo:


MBA được cấu tạo gồm 1 cuộn dây sơ cấp và vài cuộn dây thứ cấp cuốn trên cùng
1 khung đỡ bằng giấy cách điện, nhựa hay bekelit, bekelit trong có lõi từ khép kín.


Lõi thép của biến áp có thể dùng các lá thép kỹ thuật điện ghép lại hoặc dùng lõi
Feritte đúc. Một số ít trrường hợp dùng biến áp có lõi không khí.
cuộn sơ cấp là cuộn người ta đưa dòng điện xoay chiều vào, cuộn thứ cấp là cuộn
người ta lấy dòng điện đã biến đổi ra để sử dụng.

1.2 các hệ thức (tỷ số) của máy biến áp
• hệ thức điện áp:

Gọi n1, n2, là số vòng của dây cuộn sơ cấp và thứ cấp.


U1, I1 là điện áp và dòng điện đưa vào cuộn sơ cấp.
U2, I2 là điện áp và dòng điện đưa vào cuộn thứ cấp.
Do từ thông qua cuộn n1 và n2 bằng nhau nên điện áp pử hai cuộn tỉ lệ với số vòng
dây theo hệ thức :
U 1 n1
=
U 2 n2

Tỷ số điện áp bằng tỷ số vong dây.
• Hệ thức dòng điện:

Khi cuộn dây thứ cấp có điện trở tải R2 thì có dòng điện I2 chạy từ cuộn thứ
cấp qua tải R2

I2 =


U2
R2

1.3 Nguyên tắc hoạt động máy biến thế

Hoạt động của máy biến thế dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Một trong hai
cuộn dây của máy biến thế được nối với mạch điện xoay chiều, và gọi là cuộn sơ
cấp. Cuộn thứ hai được nối với tải tiêu thụ và gọi là cuộn thứ cấp. Dòng điện trong
cuộn sơ cấp làm phát sinh một từ trường biến thiên trong lõi thép. Từ thông biến
thiên của từ trường đó qua cuộn thứ cấu (cũng quấn trên lõi thép) gây ra một dòng
điện cảm ứng chạy trong cuộn thứ cấp và trong tải tiêu thụ.
1.4 Nguyên lí :

Khi cho dòng điện xoay chiều điện áp U 1 vào cuộn dây sơ cấp , dòng điện I 1 sẽ tạo
ra từ trường biến thiên chạy trong mạch từ và cảm ứng sang cuộn dây thứ cấp.
cuộn dây thứ cấp nhận được từ trường biến thiên sẽ làm từ thông qua cuộn dây
biến đổi ,cuộn thứ cấp cảm ứng cho ra dòng điện xoay chiều có điện áp là U2.
II-ĐIỆN TRỞ


1. Khái niệm, ký hiệu biểu tượng và phân loại điện trở.
a) Khái niệm.
Điện trở là sự cản trở dòng điện chảy trong vật dẫn điện.
Ký hiệu là:

R
R=

Được xác định bằng biểu thức:

Đơn vị tính: Ohm

U
I

(Ω)

b) Ký hiệu của điện trở trong mạch điện.
R

R

R

to

VR

Chuẩn EU

Chuẩn US

Biến trở

Điện trở nhiệt

Quang trở

c) Phân loại điện trở.
* Phân loại theo cấu tạo có 3 loại cơ bản:

- Than ép: Loại này có công suất < 3W và hoạt động ở tần số thấp.
- Màng than: Loại này có công suất > 3W và hoạt động ở tần số cao.
- Dây quấn: Loại này có công suất > 5W và hoạt động ở tần số thấp.
* Phân loại theo công suất:
- Công suất nhỏ: Kích thước nhỏ.
- Công suất trung bình: Kích thước lớn hơn.
- Công suất lớn: Kích thước lớn nhất.
* Lưu ý:
- Kích thước càng lớn khả năng tàn nhiệt càng nhiều.
- Kích thước càng nhỏ khả năng tản nhiệt càng ít.
- Khi ghép nối các điện trở nên chọn có cùng công suất.
- Khi thay thế điện trở cũng phải chọn loại cùng công suất.
III –TỤ ĐIỆN
1. Khái niệm, ký hiệu biểu tượng và phân loại tụ điện.


a) Khái niệm.
Tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng dưới dạng điện trường.
Ký hiệu là:

C
C=

Được xác định bằng biểu thức:
Đơn vị tính: Fara

1
2.π .f .XC

XC =


UC
IC

(F)

b) Ký hiệu của tụ điện trong mạch điện.

Tụ không

Tụ hoá

Tụ hoá

phân cực

có phân cực

có phân cực

Tụ hoá
không

phân

cực

Tụ biến dung
và tụ vi chỉnh


c) Phân loại tụ điện.
Có rất nhiều phương pháp phân loại nhưng ở đây ta dựa trên cơ sở chất chế
tạo bên trong tụ điện thì có các loại sau:
o Nhóm tụ Mica, tụ Sêlen, tụ Ceramic nhóm này làm việc ở khu vực

tần số cao tần.
o Nhóm tụ sứ, sành, giấy, dầu: Nhóm này hoạt động ở khu vực tần

số trung bình.
o Tụ hoá học hoạt động ở khu vực có tần số thấp.

d) Công dụng của tụ điện.
-

Dùng để tích điện, và xả điện, chỉ cho tín hiệu xoay chiều đi qua, ngăn
dòng một chiều.

-

Khả năng nạp, xả điện nhiều hay ít phụ thuộc vào điện dung C của tụ.


-

Đơn vị đo điện dung ở mạch điện tử gồm: pF (Pico Fara), nF (nano Fara),
µF (Micro Fara)

-

Khi sử dụng tụ ta phải quan tâm đến 2 thông số:

o Điện dung: Cho biết khả năng chứa điện của tụ.
o Điện áp: Cho biết khả năng chịu đựng của tụ.

IV. IC ổn áp
Với những mạch điện không đòi hỏi độ ổn định của điện áp quá cao, sử dụng IC ổn
áp thường được người thiết kế sử dụng vì mạch điện khá đơn giản. Các loại ổn áp
thường được sử dụng là IC 78xx, 79xx, với xx là điện áp cần ổn áp. Ví dụ 7805 ổn
áp 5V, 7808 ổn áp 8V, 7812 ổn áp 12V hay ổn áp điện áp âm có 7905 ổn áp điện
áp -5V, 7912 ổn áp -12V.
+ Họ 78xx là họ cho ổn định điện áp đầu ra là dương. Còn xx là giá trị điện áp đầu
ra như 5V, 6V, 12V...
+ Họ 79xx là họ ổn định điện áp đầu ra là âm. Còn xx là điện áp đầu ra như: -5V,
-6V, -12V…
Sự kết hợp của hai con này sẽ tạo ra được bộ nguồn đối xứng.
Về mặt nguyên lý nó hoạt động tương đối giống nhau. Bây giờ ta xét từng IC 78xx,
79xx
1. IC 7812

7812 là loại IC dùng để ổn định điện áp dương đầu ra là 12V, với điều
kiện đầu vào luôn luôn lớn hơn đầu ra 3V.
- Họ IC 7812 gồm có 3 chân :
Chân 1 (Vin): Là chân nhận điện áp một chiều đầu vào, điện áp một
chiều này phải lớn hơn hoặc bằng điện áp đầu ra của IC.
Chân 2 (GND): Chân nối đất.
Chân 3 (Vout): Là chân xuất điện áp ra một chiều đã được ổn áp.


Cách mắc 7812 điều chỉnh điện áp (3V-30V)
Nguyên lý ổn áp: Thông qua điện trở R2 và D1 gim cố định điện áp chân Rt của
Transistor Q1, giả sử khi điện áp chân E đèn Q1 giảm => khi đó điện áp UBE tăng

=> dòng qua đèn Q1 tăng => làm điện áp chân E của đèn tăng , và ngược lại ...
Chú ý: Điện áp đặt trước IC 7812 phải lớn hơn điện áp cần ổn áp từ 3V trở lên
Cáu tạo và hình dạng của họ IC 78XX
2. IC 7912

7912 là loại IC thuộc dòng IC dùng để ổn định điện áp âm đầu ra, với
điều kiện đầu vào luôn luôn nhỏ đầu ra 3V trở lên. Nếu dùng IC 7912 để
ổn định điện áp đầu ra -12V thì phải cấp điện áp đầu vào cho IC >=-15V.
Nếu cấp nhỏ hơn có thể dẫn đến hỏng IC
- Về nguyên lí hoạt động của IC 7912 tương đối giống vơi IC 7812
- Họ IC 7912 gồm có 3 chân: (Sơ đồ chân khác với 7812)
Chân 1 (ground): Chân nối đất
Chân 2 (input): Chân nguồn đầu vào
Chân 3 (output): Chân nguồn đầu ra.


Hình dạng IC 7912 thực tế sơ đồ bên trong IC 7912

CHƯƠNG III. THIẾT KẾ MẠCH NGUYÊN LÝ
1. SƠ ĐỒ KHỐI

2. CHỨC NĂNG TỪNG KHỐI
- Biến áp để biến đổi điện áp xoay chiều U 1 thành điện áp xoay chiều U2 có giá
trị thích hợp với yêu cầu, ở đây biến đổi điện áp xoay chiều 220V thành điện áp
xoay chiều U2 có giá trị là 18V
- Mạch chỉnh lưu gồm mạch chỉnh lưu cầu, chuyển tiếp điện áp xoay chiều U 2
thành điện áp một không bằng phẳng U3 =12V(có giá trị thay đổi nhấp nhô)
- Bộ lọc gồm các tụ có nhiệm vụ san bằng điện áp 1 chiều đập mạch U 3 thành
điện áp 1 chiều U4 =12V ít nhấp nhô hơn.
- Khối ổn áp một chiều ra tải gồm 2 IC 7812 và 7912 khi điện áp và tần số điện

lưới thay đổi, khi tải biến đổi (nhất là đối với bán dẫn) rất thường gặp trong thực tế.
Điện trở ra của bộ nguồn cung cấp yêu cầu nhỏ, để hạn chế sự ghép ký sinh giữa các
tầng, giữa các thiết bị cùng chung nguồn chỉnh lưu. Dùng bộ ổn áp một chiều bằng


phương pháp điện tử được sử dụng phổ biến hơn đặc biệt khi công suất ra tải yêu cầu
không lớn và tải tiêu thụ trực tiếp điện áp một chiều.

- Khối chỉ thị bao gồm led và điện trở 330k, vôn kế có chức năng chỉ thị đầu ra
và hiển thị điện áp đầu ra.
3. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ

4. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Khi cấp một điện áp 220V AC vào máy biến áp, máy biến áp sẽ hạ áp làm đầu ra có
điện áp là 18V AC. Dòng điện thứ cấp qua bộ chỉnh lưu hình cầu đổi dòng AC thành
DC như sau:

-Giả sử ở bán kỳ dương ứng với điểm A dương (+),điểm B âm (-), các đioe
D1 ,D3 phân cực thuận nên dẫn điện , dòng điện đi từ A quan D 1 , qua tải sau đó
qua D3 và về B . Trong khi đó D2 , D4 phân cực ngược nên không dẫn điện.
- Ở bấn kỳ âm của điện ápvào U1, điểm B dương so vơi điểm A. lúc này D 2, D4
phân cực thuận nên dẫn điện. Dòng điẹn đi từ B qua D 2 sau đó quả tải qua D4 và về
A.. Và lúc này D1 và D3 phân cực ngược nên không dẫn điện.
-Như vậy trong cả hai nửa chu kỳ của tín hiệu vào U 1.có dòng diện 1 chiều qua tải
và tạo ra điện áp 1 chiều ở ngõ ra tức U3 lúc này là diện áp ra không bằng phẳng.


Sau đó bộ lọc này có nhiệm vụ san bằng điện áp một chiều U3 thành điện áp 1
chiều ít nhấp nhô hơn.
Khi điện áp 1 chiều tăng từ 0 đến giá trị lớn nhất Vmax ,tụ điện được nạp điện

đến giá trị UC=Umax. Khi điện áp ra giảm từ đỉnh về 0, tụ điện xả điện bù vào sự
giảm độ gợn sóng của điện áp 1 chiều đập mạch , đồng thời giá trị trung bình của
điện áp 1 chiều ở ngõ ra cũng tăng lên . Điện áp 1 chiều ra 1 chiều có đọ gợn sóng
nhỏ phụ thuộc vào tải. nếu dòng tải nhỏ, tụ phóng điện yếu do đó đọ gợn sóng nhỏ.
Trong đó tụ 2200uF là tụ lọc nguồn chính, lọc điện áp sau chỉnh lưu 18v .Đây cũng là
điện áp đầu vào của mạch ổn áp, diện áp này có thể tăng giản 15% .
Dòng điện một chiều lần lượt được đưa vào các cực in và đi ra các cực out của IC
7812 và IC 7912. Tại đầu ra của IC7812 có hiệu điện thế 12V và tại đầu ra của
IC7912 có hiệu điện thế -12V.

CHƯƠNG IV. THI CÔNG MẠCH THIẾT KẾ
I.TÍNH TOÁN LINH KIỆN
1.Tính toán khối chỉnh lưu
Khi điện áp lưới có giá trị lớn nhất U lưới max = 240 V, điện áp ngược đặt lên
diode chỉnh lưu:
U ng = U 2 2 = U 1

n2
1
= 240 2 = 23
n1
15

Dòng điện lớn nhất qua diode: ID = I2 = 3A.
Hệ số gợn sóng (khi Ct = 0) W = 0,49.
Tần số của điện áp ra bộ chỉnh lưu: 100Hz
Nên ta chọn điot chỉnh lưu cầu 3A
2. Bộ lọc

(V)



 Sau khi qua khối chỉnh lưu cầu thì tụ lọc cũng phải đảm bảo chịu được điện
áp lớn nhất là 23 V. Do đó ta chọn một tụ lọc có U max = 25 V.
 Để xác định điện dung của tụ ta dựa vào độ gợn sóng sau khối chỉnh lưu:
CL =

TCL
3Rt K gs

Chọn độ gợn sóng sau khối chỉnh lưu là Kgs = 5% = 0,05.
TCL =

Chu kỳ chỉnh lưu:

1
1
=
= 0.01
f CL 2 . 50
Rt =

Điện trở tải tương đương:
CL =

(s)

U r 15
= =5
Ir

3



TCL
0,01
=
= 0,013
3Rt K gs 3.5 . 0,05

Khi đó:

(F)

Vậy ta chọn tụ lọc : 2200 µF / 50V.
II. DANH SÁCH LINH KIỆN
Linh kiện

số lượng

Biến áp 220v-18v

1

Tụ hóa 2200uF-50V

2

Tụ hóa 1uF


4

Led

2

IC7812

1

IC7912

1

Cầu Điốt

1

III. THI CÔNG MẠCH IN BẰNG PHẦN MỀM PROTEL
1 THIẾT KẾ MẠCH NGUYÊN LÝ
1.Khởi động chương trình.


Khởi đông chương trình bằng cách kích đúp chuột trái vào Shortcut
hình desstop.

trên màn

.
2. Tạo sơ đồ nguyên lý

Để tạo sơ đồ nguyên lý trước hết ta cần tạo 1 project (dự án) mới:
Từ Menu File >> New >> Project >> PCB Project.

Bây giờ trên cửa sổ Project mới có tên mặc định là PCB_Project1.PrjPCB và
phía bên dưới xuất hiện thông báo No Documents Added: Do chưa có tài liệu, bản vẽ
nào trong dự án.


Ta có thể lưu lại Project này với tên mới: Bấm phải chuột vào
PCB_Project1.PrjPCB một menu mới xuất hiện, chọn Save project tại cửa sổ hiện ra
chọn nơi lưu giữ project và đặt tên mới cho project tại mục File name là:
Machnguon.PrjPCB.
Ta sẽ thấy cửa sổ project sẽ có tên mới là: Machnguon.PrjPCB. Bây giờ ta thêm
bản vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện vào project: Bấm phải chuột vào Machnguon.PrjPCB
tại Menu xuất hiện chọn: Add New to Project (Sơ đồ nguyên lý).

Phân tích mạch nguyên lý đầu bài cho ta thấy: Mạch gồm: 1 nguồn đầu vào, 2
đầu ra, 1 biến áp, 1 cầu Diode, 6 tụ điện, 1 ic lm 7805, 1 ic 7905 và 2 điện trở. Ta tiến
hành lấy các linh kiện này từ thư viện của Altium. Đây là môi trường vẽ mạch nguyên lý:

Để tiến hành lấy kinh kiện ta di chuyển chuột đến menu Libraries ở góc phải, nếu
không thấy menu này thì vào menu: Designer >> Browse Library (Ấn phím tắt D, B),
sau đó kéo thả cửa sổ này vào góc phải của chương trình (ấn và giữ chuột trái, rồi thả
vào góc phải), hoặc ấn vào nút
, khung Libraries sẽ ở chế độ tự động ấn, menu
Libraries xuất hiện.
Theo mặc định thư viện Miscellanenous Devices.InLib tự động xuất hiện. Thư
viện này chứa hầu hết các kinh kiện đơn giản như: Điện trở, tụ điện, transistor… Để lấy



linh kiện điện trở: Ta gõ Res1 vào khung tên linh kiện. Hình dạng trong sơ đồ nguyên lý
và chân cắm (footprint) sẽ xuất hiện bên dưới. Nhấp Place Res1 để lấy linh kiện điện trở.

Tại mục Properties, khung Designator thay R? bằng tên linh kiện này là R1 để
ký hiệu. Từ nay về sau mỗi khi lấy Res1 ký hiệu của linh kiện đó sẽ tự động tăng lên 1.
Tại khung Comment miêu tả linh kiện ta có thể cho ẩn đi bằng cách bỏ chọn mục
Visible. Giá trị của điện trở này bằng 22k. Sau khi nhập xong bấm OK.
Tương tự để lấy các linh khác. Để lấy 6 tụ điện, vào menu Libraries vẫn tại thư
viện Miscellanenous Devices.InLib ta gõ Cap và bấm chuột trái vào Place Cap.

Tiếp theo, để lấy cầu Diode, lấy công tắc tại menu Libraries, vẫn tại thư viện
Miscellanenous Devices.InLib ta gõ lần lượt brideg, sw-pb vào khung tên linh kiện rồi
chon linh kiện cần lấy.
Tiếp theo lần lượt lấy 2 con ic 7805 và 7905, 2 con ic này không nằm trong thư
viện Miscellanenous Devices.InLib. Để tìm thư viên khác, từ menu Libraries nhấp vào


nút Libraries…, của sổ Avaiable Libraries xuất hiện trong đó báo cho ta biết các thư
viện đã có là:

Sau đó nhấn vào nút Install.. để thêm thư viện. Của sổ Open hiện ra, kéo chuột
xuống cuối và chọn thư viện Sihaunguyen.IntLib. Nhấn để Open thêm thư viên này.
Tiếp đó nhấn Close để đóng của sổ.
Xong, ta vào thư viện sihaunguyen.IntLib gõ ta gõ lần lượt tên lm78 và lm79.
Sau khi lấy linh kiên xong, đổi tên lần lượt thành IC1 và IC2.

Tiếp theo lấy 1 nguồn vào và 2 nguồn ra bằng cách vào thư viên
sihaunguyenIntLib gõ ta gõ head2. Lấy xong đổi tên đầu vào thành V1 và 220V, đầu ra
thành P1, P2.
Như vậy đã kết thúc việc lấy linh kiện. trên màn hình làm việc lúc này các linh

kiện sắp xếp như sau:


Bây giờ ta tiến hành sắp xếp lại và nối dây cho mạch điện. Để di chuyển linh kiện
này thì ta nhấp chuột vào linh kiện đó, giữ chuột trái và di chuyển đến vị trí thích hợp rồi
thả chuột. Để xoay linh kiện nhấp phím Space Bar (dấu cách). Xong rồi, ta nhấp nút
Save trên thanh công cụ để lưu bản vẽ.
Bây giờ ta nối dây các linh kiên với nhau. Nhấp chuột vào biểu tượng Place Wire
trên thanh công cụ. Hoặc từ menu Place >> Wire (phím tắt P,W),

lúc này ta đang ở chế độ nối dây. Để nối 2 chân linh kiện với nhau, nhấp chuột vào chân
thứ nhất, di chuyển đến chân thứ 2 và nhấp chuột lần nữa.
Để lấy mass ta nhấp vào biểu tượng GND Power Port trên thanh công cụ, hoặc từ
menu Place >> Power Port (phím tắt P, O).

Sau đó nối mass với các linh kiện. Sau khi nối dây hoàn chỉnh, ta được mạch
nguyên lý như sau:

Nhấn Save trên thanh công cụ để lưu bản vẽ.
Như vậy ta đã kết thúc việc vẽ sơ đồ nguyên lý. Chuyển sang chương trình sau để
chuyển từ sơ đồ nguyên lý sang sơ đồ mạch in.


II. THIẾT KẾ MẠCH IN
Để kiểm tra lỗi của bản vẽ. Vẫn từ môi trường nguyên lý, mở Project
Baitap1.PrjPCB, mở tài liệu Nguyenly1.SchDoc mà ta đã vẽ từ trước. Tại của sổ
Project, bấm phải chuột vào Baitap1.PrJPCB, tại menu hiện ra bấm chọn Compile PCB
Project Baitap1. PrjPCB (hoặc từ menu Project >> Compile PCB Project
Baitap1.PrjPCB):
Xem lỗi của bản vẽ bằng cách: từ menu System ở cuối góc phải bản vẽ, chọn

Messages. Hộp thoại báo không có lỗi gì thì ta có thể chuyển sang mạch in được.

Để chuyển sang mạch in, từ của sổ quản lý Workspace Panel bên trái, nhấp vào
Tab Files, nhấp chọn PCB Board Wizard tại menu New from template:

Tiếp theo kéo thả (nhấp và giữ chuột rồi di chuyển) tên bản vẽ PCB1.PchDoc ở
mục Free Documents lên project Baitap1.PrjPCB, nhấn nút Save trên thanh công cụ
để lưu lại.


Chuyển từ mạch nguyên lý Nguyenly1.SchDoc sang mạch in Mach_in1.PcbDoc
bằng cách trở lại bản vẽ Nguyenly1.SchDoc, từ menu Design >> Update PCB
Document Mach_in1.PcbDoc.
Hộp thoại Engeneering Change Order xuất hiện, xác nhận yêu cầu chuyển các
đường, các linh kiện ở mạch nguyên lý sang mạch in, nhấn nút Vailidate Changes, nếu
không có lỗi gì thì ở cột Check sẽ là các dấu màu xanh:

Nhấn nút Execute Changes, tất cả các dấu tích bên cột Done có màu xanh tương
tự cột Check là được. Sau đó đóng hộp thoại này lại.
Chuyển sang bản vẽ mạch in Mach_in1.PchDoc, lúc này các chân cắm cho tất cả
các linh kiện đã xuất hiện, nằm bên ngoài bo mạch màu đen. Ta kéo nhóm linh kiện này
vào bo mạch:


Sau đó ta sắp xếp các linh kiện bên trong bo mạch sao cho nhìn đẹp mắt và hợp lý
nhất.

Nhấn nút Save để lưu bản vẽ. Để chỉnh độ dày đường mạch in và các thiết lập
khác, vào menu Design >> Rules (phím tắt D, R) để hiện hộp thoại PCB Rules and
Constraints Editor:


Chọn Design Rules, chọn tiếp Routing >> Width >> Width, bên phía phải, tại
khung Constraints lần lượt điền 39,37mil vào các mục Min Width, Preferred Width,
Max Width, rồi nhấn Apply. Tiếp theo, chuyển sang mục Electrical >> Clearance >>
Clearance: bên phía phải, khung Constraints, mục Minium Clearnce nhập lại giá trị
39, 37 Mil .Sau đó nhấn Apply.
Chuyển sang mục Routing Layers >> Routing Layers, ở phía bên phải, mục
Constraints, ta thấy có tuỳ chọn Enable Layers: tuỳ chọn những lớp mạch in, do ta đẽ
thiết lập mạch in 2 mặt nên sẽ thấy có 2 lớp: Top layer và lớp Bottom layer, lớp Top
layer ta sẽ chỉ dùng để cắm linh kiện, và sẽ cho đi dây ở mặt dưới, nên ta bỏ chọn cột
Allow Routing đối với Top Layer:


Chuyến sang mục Routing >> Routing Vias Style >> Routing Vias, bên phía
phải, khung Constrants, mục Via Diameter, nhập lại 70mil, 70mil, 70mil lần lượt vào
giá trị Minimum, Maximum, Preferred. Mục Vis Hole Size, nhập lại cả 3 giá trị là 39,
37mil.

Nhấp OK để đóng hộp thoại này lại. ta kéo đường bao ở trên bo mạch xuống sao
cho vừa đủ các chân cắm. Ta cũng có thể cho dòng chữ mô tả mạch in đặt lên mạch in:
click chuột vào Place String trên thanh công cụ vẽ mạch, dòng chữ String xuất hiện, ấn
phím tab trên bàn phím để hiện hộp thoại String. Điền dòng chữ muốn cho lên mạch vào
ô text, chọn lớp được dòng chữ này ở ô Layer là Bottom Layer. Sau đó nhấp OK và đặt
dòng chữ vào vị trí thích hợp.
Ta được:


Bây giờ ta tiến hành cho mạch tự động chạy thành mạch in: từ menu Auto Route
>> All (phím tắt A, A), hộp thoại Situs Routing Stragety xuất hiện, ta nhấn nút Rout
All. Lúc này mạch sẽ tự động chạy thành mạch in: cửa sổ Massage đồng thời xuất hiện,

chứa các thông tin về quá trình chạy mạch in. Khi nào mạch chạy xong sẽ có thông báo
xem có lỗi gì không.

Như vậy là mạch của ta không có lỗi gì, mạch in sau khi tự động chạy:

Để cho mạch in đẹp hơn ta có thể tiến hành phủ các khoảng trống trên mạch. Từ
menu Place >> Polygon Pour (phím tắt P, G) hộp thoại Polygon Pour xuất hiện:


Mục Properties, ô Layer chọn là Bottom Layer, Mục Net Options ở ô Conect
to Net có thể chọn là GND. Sau đó nhấn OK. Sau đó nhấp vào 4 góc bo mạch: 4 điểm
đánh dấu bằng mũi tên.
Ta được:

Chế độ xem 3D: từ menu View >> Board in 3D.
Chuyển các bản vẽ ra định dạng pdf để có thể in ấn được dễ dàng. Vào menu File
>> Smart PDF, cửa sổ Smart PDF hiện ra, nhấn Next, của sổ tiếp theo hiện ra Choose
Export Target rồi chọn Current Document. Sau đó ấn next và Finish để kết thúc.

CHƯƠNG V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. KẾT QUẢ THIẾT KẾ


Sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu nhóm đã thiết kế được mạch nguồn đối xứng 12V
với đầu vào 220V-50Hz. Kết quả cho thấy mạch đã hoàn thiện và cho kết quả đầu ra
chính xác +-12V 1 chiều đạt được yêu cầu của đề tài yêu cầu.

2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Nhóm đã tiến hành làm mạch in, hàn linh kiện theo thiết kế mạch in trên phần


mềm và đo được điện áp xấp xỉ +-12V . Kết quả thực tế còn nhiều sai số do
nhiều nguyên nhân:
- Do linh kiện chưa đạt chất lượng tốt.
- Do sai số khi đo.
- Do nguồn đầu vào được sử dụng chung với nhiều thiết bị dân dụng do đó có
nhiều sai số từ đầu vào.
TỔNG KẾT

Qua quá trình thực hiện đề tài: “Thiết kế chế tạo bộ +-12V đầu vào 220V-50 Hz
” đã giúp chúng em củng cố lại kiến thức đã học, hiểu thêm được kiến thức mới
và rèn luyện thêm về kỹ năng thiết kế, vẽ mạch, làm mạch. Đồng thời qua đó
chúng em tự đánh giá được năng lực của bản thân. Qua thời gian thực hiện đề tài
mỗi người trong chúng em đã quen dần với việc làm việc độc lập cũng như làm


việc theo nhóm, biết cách tổ chức công việc và thời gian hợp lý. Đó là một thành
quả lớn trong quá trình học tập mà chúng em đã đạt được.
Trong quá trình thực hiện đề tài này mặc dù đã gặp nhiều khó khăn song với sự
lỗ lực của mỗi thành viên trong nhóm, chúng em đã hoàn thành đề tài. Tuy nhiên
do kiến thức của chúng em còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Chúng em mong nhận được những ý kiến đóng góp các thầy cô trong
khoa cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề tài này của chúng em thêm hoàn thiện
hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!



×