Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

báo cáo hiện trạng công nghệ ngành than vệt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.25 KB, 35 trang )

Lời nói đầu
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo cho các nước đang phát triển
có nhiều cơ hội để rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển và
đưa nền kinh tế lạc hậu của mỗi nước tiến lên trình độ cao hơn.
Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII và IX, hơn lúc nào hết
việc thực hiện các mục tiêu chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước
được đặt lên một trong những vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, hiện nay thiết bị công
nghệ trong hầu hết các ngành công nghiệp nước ta trong đó có ngành than vẫn
còn khá lạc hậu. Nhiều thiết bị, kể cả những thiết bị khá đơn giản được đầu tư từ
25ữ 30 năm về trước vẫn đang tồn tại trong các dây chuyền sản xuất ở các xí
nghiệp, kìm hãm sự phát triển của ngành;
Trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với
nhu cầu cần phải đổi mới, hiện đại hoá công nghệ sản xuất của các ngành công
nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và
trên thế giới trong quá trình hội nhập, ngành than Việt Nam cũng cần phải được
“Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ cùng với ngành công nghiệp khai khoáng cũng
như với nông nghiệp và chế biến nông sản” đáp ứng yêu cầu trong Chương trình
hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết số 37 NQ/TW của Bộ Chính trị
về “Phương hướng phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh để đến
năm 2010 trình độ công nghệ của nước ta trong mọi lĩnh vực hoạt động nói
chung phải tiếp cận với trình độ của các nước phát triển trong khu vực. Trong
lĩnh vực công nghiệp, công nghệ sản xuất phải được đổi mới về cơ bản với mức
độ tự động hóa phát triển ở mức cao. Một số lĩnh vực phải đạt trình độ tiên tiến
trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng đưa nước ta trở thành nước
công nghiệp vào năm 2020, là năm mà khoa học và công nghệ của thế giới sẽ đạt
tới đỉnh cao”.

1


Chương I


Hiện trạng công nghệ khai thác, sàng tuyển, chế biến và các thành
phần công nghệ
của ngành than Việt Nam
Việt Nam có nguồn tài nguyên than lớn, khai thác có thể đủ đáp ứng cho các
ngành kinh tế quốc dân có nhu cầu trong một thời gian dài và có thể dành một
phần cho xuất khẩu. Hiện nay các mỏ phân bố chủ yếu là ở Quảng Ninh, Thái
Nguyên, Lạng Sơn và Quảng Nam. Than được khai thác bằng phương pháp khai
thác lộ thiên và phương pháp khai thác hầm lò.

1.1 Khái quát chung tình hình sản xuất của ngành than Việt Nam
Tổng trữ lượng (cấp A+B+C+P) các loại than trên toàn quốc đã tìm kiếm
thăm dò còn lại đến 01/01/2006 là - 6.164.848 ngàn tấn (Bảng 1.1). Trữ lượng
triển vọng than ở các vùng còn rất lớn, riêng bể than Quảng Ninh mức dưới
-300m dự báo có khoảng 7 tỷ tấn. Bể than Đồng Bằng Sông Hồng có khoảng 210
tỷ tấn, các bể than thềm lục địa Việt Nam có khỏang 4.700 tỷ tấn, than bùn có
hơn 7 tỷ m3.
Bảng 1.1. Trữ lượng địa chất các khu vực mỏ than Việt Nam
TT
I
1
2
3
4
5
II
1
2
2
4
III

1
2
3

Trữ lượng địa chất (Chỉ tiêu nhà nước - đơn vị 103 T.)
Tổng TL
A+B+C
A+B
C1
C2
P
Tổng cộng toàn 6.164.848 4.992.222 370.609 2.157.236 2.464.377 1.172.626
quốc
100,00%
8,08%
42,04%
49,88%
Bể than Q/ninh
4.049.559 3.484.716 315.155 1.401.399 1.768.161
564.843
Than bùn
331.790
235.438
0
128.827
106.661
96.352
Vùng Nội địa
165.109
165.109

55.454
91.901
17.755
0
Các mỏ địa fương 37.434
18.478
0
10.238
8.240
18.956
BMinh-Kchâu
1.580.956 1.088.481
0
524.871
563.610
492.475
Cộng các loại
6.127.414 4.973.744 370.609 2.146.998 2.456.137 1.153.670
Antraxit
4.118.349 3.553.506 327.765 1.439.825 1.785.916
564.843
Than á bitum
1.580.956 1.088.481
0
524471
563.610
492.475
Than nâu
96.319
96.319

42.844
53.475
0
0
Than bùn
438.189
348.189
0
228.827
119.362
0
Cộng bể than
4.049.559 3.484.716 315.155 1.401.399 1.768.161
564.843
Quảng Ninh
100,00%
9,86%
41,63%
48,51%
Vùng Hòn gai
740.417
713.791
37.520
229.689
446.582
26.626
Vùng U/Bí
1.364.279 1.252.578
17.309
444.107

791.163
93.701
Vùng C/Phả
1.962.863 1.518.347 260.326
727.604
530.417
444.516
Đối tượng

Trong gần 60 năm xây dựng và phát triển, ngành than Việt Nam đã được đầu
tư, cải tạo, mở rộng các mỏ cũ và xây dựng các mỏ mới, các nhà máy sàng tuyển,
các công trình hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế quốc
2


dân. Việc thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam (TVN) và nay là Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tạo ra một cơ chế mới, một
tổ chức mới phù hợp với quy luật phát triển, tạo ra những động lực cần thiết để
phát triển ngành.

I.2 Hiện trạng công nghệ khai thác, chế biến trong các xí nghiệp
ngành than Việt Nam
Những năm qua Tổng Công ty đã đưa vào áp dụng các thành tựu khoa học
công nghệ trong từng dây chuyền sản xuất than, mặc dù số lượng công nhân lao
động hàng năm tăng không nhiều nhưng sản lượng than khai thác trong toàn
ngành tăng trưởng đạt trung bình 14% trong 10 năm qua (Bảng 1.1; Hình 1.1).
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành than trong 10 năm (1996 – 2005)
Các chỉ
1996
tiêu

Than
11,16
NK,TrT
Than
3,538
hầm lò
Than lộ
7,62
thiên
Bóc đất 31.083
đá(103m3)
Mét lò
81.591
đào (m)

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004


2005

13,01

13,68

9,95

11,68

14,47

17,004

19,866

27,324

34,700

4,08

4,186

3,34

4,293

4,996


6,097

6,948

9,786

12,500

8,933

9,436

6,595

7,393

9,474

10,907

12,918

17,537

22,200

38.409

41.623


23.986

34.115 47.360

63.880

87.184 122.910 163,500

76.619

77.614

53.737

77.111

94.529 127.910 136.530 175.870 228,000

Hình 1.1 Biểu đồ tổng hợp sản lượng than khai thác 1995-2005

1). Hiện trạng công nghệ khai thác cho các loại hình mỏ hầm lò và lộ thiên, liên
quan được mô tả tỉ mỉ cho các công tác:
• Mở vỉa, khai thông mỏ;
3













• Hệ thống các sơ đồ công nghệ khai thác
• Các dây chuyền sản xuất trong mỏ:
Các mỏ lộ thiên đang áp dụng hệ thống khai thác dọc, góc dốc bờ công tác từ
17÷24o, chiều rộng mặt tầng công tác từ 35÷40 m, nhiều nơi đang xảy ra chập
tầng. Với công nghệ khai thác hiện nay khi mở rộng quy mô khai thác, chiều
cao bờ mỏ lớn, số tầng khai thác nhiều, khối lượng đất bóc lớn, các mỏ sẽ gặp
phải khó khăn để điều hoà chế độ công tác mỏ và đảm bảo yêu cầu tăng sản
lượng;
Thiết bị khai thác ở các mỏ có công suất còn nhỏ và chưa đồng bộ, phần lớn
các thiết bị đã hết khấu hao. Thời gian qua các mỏ đã đầu tư bổ sung một số
thiết bị có công suất lớn. Tuy nhiên, sự đầu tư còn mang tính riêng lẻ và chưa
đồng bộ;
Công tác vận tải, đổ thải, thoát nước gặp nhiều khó khăn do chiều cao nâng tải
lớn, cung độ vận tải xa. Dung tích các bãi thải ngoài hạn chế và có sự đan xen
đổ thải giữa các mỏ như vùng Hòn Gai, Cẩm Phả. Mùa mưa lượng nước chảy
vào các mỏ tới hàng triệu m3 gây ách tắc và tăng chi phí sản xuất;
Trình độ công nghệ khai thác than hầm lò của Việt Nam còn đang ở mức độ
thấp so với các nước trên thế giới. Công nghệ khấu than chủ yếu vẫn là khoan
nổ mìn thủ công là chính. Tuy nhiên trong những năm gần đây TCT Than Việt
Nam đã chỉ đạo các Công ty khai thác than hầm lò nghiên cứu đổi mới công
nghệ khai thác nhằm nâng cao sản lượng, năng suất lao động, giảm tổn thất và
đảm bảo an toàn cho người lao động. Vật liệu chống giữ gương lò chợ, đã phổ
cập sử dụng vì chống thuỷ lực (cột thuỷ lực đơn và giá thuỷ lực di động) trong

hầu hết các lò chợ. Bước đầu đã áp dụng cơ giới hoá công tác khấu than lò chợ
bằng máy combai kết hợp với giá thuỷ lực di động và máy combai kết hợp với
dàn chống tự hành đạt kết quả tốt;
Trong đào lò chuẩn bị với công nghệ cũ thì tiến độ đào lò than mỗi tháng chỉ
đạt 60÷100m, đào lò đá 35÷50m. Năm 2004-2005 các mỏ đã nhập một số máy
đào lò AM các loại của Ba Lan và tiến độ đào lò than đã đạt tới 200m/tháng,
lò đá 120 m/tháng. Đó là những bước đổi mới đầu tiên trong công nghệ đào lò
chuẩn bị của các mỏ hầm lò.

2). Công nghệ sàng tuyển than:
Hiện tại ở ngành than hình thành 2 loại công nghệ sàng tuyển chính sau đây:
• Công nghệ sàng tuyển than ở các cụm sàng tại mỏ;
• Sàng tuyển than tại các nhà máy tuyển trung tâm có công nghệ tương đối
hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của các hộ tiêu thụ trong ngoài nước về

4


chủng loại và chất lượng than. Trong các nhà máy này có các dây chuyền
công nghệ chính sau đây:
- Chuẩn bị sàng;
- Dây chuyền công nghệ tuyển;
- Dây chuyền công nghệ bùn nước ;
- Dây chuyền công nghệ đổ thải và đống bến.
 Năng lực của các nhà máy tuyển than hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng
35÷40% sản lượng than nguyên khai được khai thác tại các mỏ, tỉ lệ này sẽ
tiếp tục giảm khi các mỏ nâng cao sản lượng khai thác;
 Phần lớn các thiết bị công nghệ trong nhà máy tuyển chính Cửa Ông II và Hòn
Gai đều hoạt động quá tải so công suất thiết kế, nhất là các hệ thống xử lý bùn
nước. Nguyên nhân là do tính chất than nguyên khai thay đổi, tỉ lệ than cấp hạt

mịn tăng 1,5÷2,5 lần so thiết kế ban đầu. Than thương phẩm cám mịn tổn thất
sang than bùn phụ phẩm chiếm tỉ lệ lớn từ 25÷35% đang là một vấn đề mà các
nhà máy tuyển than cần quan tâm nghiên cứu giải quyết;
Các nhà máy tuyển than cần phải cải tạo nâng cao công suất, đổi mới công
nghệ xử lý bùn nước thay thế các hồ lắng bằng thiết bị lọc ép tăng áp, lọc chân
không thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất của ngành;
 Vấn đề xử lý tận thu than trong đá thải và xử lý chất thải rắn từ các nhà máy
tuyển cần phải được quan tâm nghiên cứu nhằm nâng cao hệ số sử dụng tổng
hợp tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
3) Công nghệ chế biến sử dụng than
Trong giai đoạn 2000÷2004, tổng số than tiêu thụ cho nhu cầu trong nước dao
động trong khoảng 8,5÷14,6 triệu tấn. Phụ thuộc vào các hộ tiêu thụ, công nghệ
chế biến sử dụng than hiện nay có thể phân ra như sau:
• Công nghệ đốt than phun và đốt than tầng sôi tuần hoàn sử dụng ở các nhà máy
nhiệt điện và các nhà máy xi măng. Tùy theo yêu cầu cấp nhiệt mà sử dụng than
có chất lượng khác nhau;
• Công nghệ khí hoá than để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Ví dụ như
khi tổng hợp khí amôniac để sản xuất phân đạm, tổng hợp urê hoặc dùng cho
mục đích làm nhiên liệu ở một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ceramic;
• Công nghệ luyện cốc để chuyển hóa loại than công nghệ sang một dạng than
nhiên liệu mới có chất lượng cao hơn là cốc để dùng cho đúc và luyện kim.
Than đầu vào cho công nghệ luyện cốc là loại than chuyên dùng như than mỡ,
có khả năng kết cốc. Tuy nhiên, hiện nay cũng đã có khả năng thay thế một
phần than mỡ bằng than antraxit để luyện cốc;

5





Công nghệ chế biến than đóng bánh phục vụ cho sinh hoạt và nhu cầu công
nghiệp đã được nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh;
• Công nghệ sử dụng than dưới dạng làm nguyên liệu. Đây là một lĩnh vực
nhằm chế biến than ra các sản phẩm khác nhau để phục vụ cho sản xuất các
sản phẩm sử dụng trong công nghiệp. Trong lĩnh vực này than được sử dụng
không phải dưới dạng làm nhiên liệu mà là nguyên liệu. Đây là một lĩnh vực
còn mới mẻ đối với nước ta vì công nghệ phức tạp, đòi hỏi nhiều thiết bị hiện
đại.

I.3 Hiện trạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành than
• Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kĩ thuật mỏ, về phần cứng
là được đáp ứng tương đối hiện đại, về con người cũng đã có những sự khởi
đầu hợp lí, về phần mềm đang có những tiến bộ dần, tuy hiện tại có thể nhận
thấy các phần mềm trong nước chưa đáp ứng nhu cầu và các phần mềm nước
ngoài chưa được phát huy được hết sức mạnh.
• Hầu như tất cả các cơ quan đơn vị thành viên, từ các cơ quan tư vấn và nghiên
cứu đến các công ty xí nghiệp đã có nối mạng nội bộ toàn cơ quan và nối
mạng toàn cầu internet. Gần như mỗi cán bộ phòng ban chuyên trách đều có
một máy tính và có nối mạng. Công tác nối mạng được đánh giá là khá. Tuy
nhiên, có thể nhận thấy mặc dù nối mạng nội bộ nhưng nội dung thông tin để
chia sẻ và cung cấp còn nghèo nàn, chất lượng thấp, không đồng bộ, chủng
loại đơn điệu, tính cởi mở và tính cộng đồng không cao. Nối mạng quốc tế đã
đạt nhiều tiến bộ so với thời gian trước đây, cơ hội đã được chia sẻ với hầu
như tất cả mọi người, tốc độ đường truyền được cải thiện, nhất là những năm
gần đây sử dụng các công nghệ mới và đường cáp riêng nhưng vẫn còn những
hạn chế cần khắc phục như cách thức truy nhập, khai thác thông tin chưa hiệu
quả,

I.4 Công tác tổ chức quản lý và nhân lực của ngành than Việt Nam
• Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 563/QĐ-TTg

ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ ;
• Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 08/08/2005 của Thủ tướng Chính Phủ phê
duyệt Đề án thành lập Tập đoàn Than Việt Nam và để đẩy mạnh công cuộc
phát triển công nghiệp khoáng sản ngày 26/12/2005 Thủ tướng Chính Phủ đã
ban hành Quyết định 345/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và
Tổng Công ty Khóang sản Việt Nam, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ Công ty con;

6


Công tác sắp xếp, đổi mới tổ chức của ngành than trong thời gian qua đã đem
lại chuyển biến mới trong sản xuất, cụ thể là:
a) Thay đổi hợp lý mô hình tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cho các đơn vị
thành viên, kịp thời đáp ứng được các yêu cầu thực tế khách quan của sản xuất
kinh doanh tại mỗi đơn vị, tạo điều kiện để các đơn vị ổn định, phát triển, giải
phóng tối đa năng lực sản xuất của các đơn vị, tạo đà cho việc tăng tốc về sản
lượng than của Tổng công ty trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
b) Hệ thống tổ chức của ngành than thực sự lớn mạnh về lượng và chất, các đơn
vị sản xuất, chế biến, kinh doanh than, vật liệu nổ công nghiệp được củng cố
vững chắc, mở rộng và phát triển các doanh nghiệp sản xuất điện, cơ khí, vật
liệu xây dựng, thương mại, du lịch, dịch vụ...;

 Trình độ công nghệ nguồn nhân lực:
Năm 2004 ngành than có 92.000 người
• Bậc thợ bình quân tăng dần theo các năm. Năm 1995 bậc thợ bình quân là
3,61; tăng lên 3,91 năm 2001 và 3,98 năm 2003;
• Từ năm 2000 nhờ áp dụng hàng loạt các giải pháp kỹ thuật tích cực trong
việc đổi mới công nghệ mà năng suất lao động đã có bước tăng trưởng
mang tính đột biến, tốc độ tăng trưởng về năng suất lao động năm sau cao

hơn năm trước bình quân trên 20%.

Chương II
Phương pháp luận phục vụ cho việc
công nghệ ngành than

đánh giá trình độ

2.1 Khái niệm về công nghệ
Trong phần này đưa ra một số khái niệm cơ bản về công nghệ của:
• Theo tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO): “Công
nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết
quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp”. Định
nghĩa này của UNIDO đứng trên góc độ một tổ chức phát triển công nghệ,
nhấn mạnh tính khoa học và tính hiệu quả của công nghệ;
• Theo tổ chức ESCAP “Công nghệ” được mở rộng thêm: “Bao gồm tất cả các
kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo,
dịch vụ, quản lý, thông tin”. Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn
chặt với quá trình sản xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể, mà mở rộng khái

7


niệm công nghệ ra các lĩnh vực dịch vụ và quản lý. Và do vậy, nó được coi là
một bước ngoặt trong lịch sử quan niệm về công nghệ.
• ở Việt Nam, có quan niệm cho rằng “Công nghệ là kiến thức, kết quả của
khoa học ứng dụng nhằm biến đổi các nguồn lực thành các mục tiêu sinh lợi”.
Tuy nhiên, cách hiểu phổ biến nhất hiện nay phù hợp với các quan điểm, chính
sách phát triển, quản lý khoa học và công nghệ, theo Luật Khoa học và Công
nghệ Việt Nam “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng,

bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.

2.2 Các thành phần cơ bản của công nghệ
Bất cứ một công nghệ nào dù đơn giản cũng gồm có bốn thành phần. Các
thành phần này hàm chứa trong các vật thể (T), của con người (H), của thông tin
(I), của tổ chức (O) và tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra các biến đổi mong
muốn.

2.3 Các đặc trưng của công nghệ
Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ là một sản phẩm nhưng là một sản
phẩm đặc biệt. Do đó, ngoài những đặc trưng của sản phẩm thông thường, nó có
những đặc trưng mà chỉ công nghệ sản sinh ra sản phẩm mới có. Các đặc trưng đó
của công nghệ đó là:
• Vòng đời của các thành phần công nghệ (T,H,I,O); và
• Chu trình sống của công nghệ.

2.4 Tổng quan về các phương pháp đánh giá trình độ công nghệ
Trước đây để đánh giá trình độ công nghệ của một ngành công nghiệp, người
ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp
điển hình, bao gồm:
• phương pháp đánh giá trình độ công nghệ về mặt kinh tế;
• đánh giá trình độ công nghệ bằng cách phân lập;
• phương pháp phân tích chiến lược và phương pháp đa chỉ số;
• Phương pháp đánh giá trình độ công nghệ theo các nhóm chỉ tiêu.

 Một số nhược điểm của các cách đánh giá trình độ công nghệ trước đây:
Mỗi cách tiếp cân trên đây về đánh giá trình độ công nghệ nêu trên đều có
những ưu, nhược điểm riêng và cần thiết phải có một mô hình đánh giá thống
nhất, trong đó cần xem xét đến một cách đồng thời các yếu tố đầu vào, đầu ra,
và các quá trình chuyển đổi công nghệ. Một đánh giá như vậy đòi hỏi phải bao

hàm cả các biến như năng lực của con người, các dữ kiện được tư liệu hoá và
các cơ cấu tổ chức, do các yếu tố này có một vai trò chiến lược chủ chốt đối
8


với sự phát triển công nghệ của ngành. Các yếu tố này vẫn chưa được xem xét
đến trong tất cả các tiếp cận trước đây về đánh giá trình độ công nghệ.

 Đánh giá trình độ công nghệ theo phương pháp ATLAS công nghệ
Phương pháp Atlas đánh giá trình độ công nghệ là kết quả của giai đoạn đầu
tiên của dự án Atlas Công nghệ nằm trong chương trình Tokyo về công nghệ
cho sự phát triển ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương được thông qua tại
phiên họp hàng năm lần thứ 40 của Uỷ ban Kinh tế-Xã hội Châu Á Thái Bình
Dương có nhiều ưu điểm.
Việc đánh giá trình độ công nghệ cho một ngành công nghiệp có thể được
chia thành hai bước cơ bản: ở bước thứ nhất việc đánh giá trình độ công nghệ
được tiến hành cho từng đơn vị cơ sở. Sau đó kết quả đánh giá của các đơn vị
cơ sở được tổng hợp lại để đánh giá trình độ công nghệ ở cấp ngành.
 Đánh giá trình độ công nghệ ở cấp cơ sở
Phương pháp Atlas công nghệ xem công nghệ như một tổ hợp gồm 4 thành
phần cơ bản, tương tác với nhau một cách năng động, cùng tham gia vào quá
trình chuyển đổi. Các thành phần đó là: Phần Kỹ thuật (T), phần Con người
(H), phần Thông tin (I), và phần Tổ chức (O).
Để cho việc đánh giá trình độ công nghệ trở nên hoàn chỉnh hơn, chúng ta
cần đưa ra một đại lượng mà cho phép đánh giá một cách tổng hợp trình độ
công nghệ của đơn vị trong đó có tính đến trình độ công nghệ của cả bốn
thành phần. Phương pháp Atlas công nghệ đã làm được điều này với việc đưa
ra khái niệm hàm lượng công nghệ gia tăng.
Hàm lượng công nghệ gia tăng là kết quả trực tiếp của sự đóng góp về mức
độ tinh xảo của bốn thành phần công nghệ trong hoạt động chuyển đổi. Sự

đóng góp này được thể hiện thông qua hệ số đóng góp công nghệ TCC.
TCC = TβtHβhIβiOβo
(2-1)
Trong đó T, H, I, O là mức độ đóng góp về công nghệ của riêng từng thành
phần Kỹ thuật, Con người, Thông tin, Tổ chức. Các chỉ số β biểu diễn cường
độ đóng góp của mỗi thành phần công nghệ vào TCC.
Và chúng ta có công thức tính hàm lượng công nghệ gia tăng cho một
doanh nghiệp như sau:
TCA =λ. TCC.VA
(2-2)
Trong đó: TCA - hàm lượng công nghệ gia tăng; TCC - Hệ số đóng góp công
nghệ của phương tiện chuyển đổi; λ - Chỉ số môi trường công nghệ mà trong
đó phương tiện chuyển đổi hoạt động; VA - Tổng giá trị gia tăng của phương
tiện chuyển đổi .

9


 Đánh giá trình độ công nghệ ở cấp ngành
Sau khi đã đánh giá trình độ công nghệ cho các đơn vị cơ sở, chúng ta có
thể tổng hợp lại để đánh giá trình độ công nghệ ở cấp ngành. Một chỉ tiêu toàn
diện nhất để đánh giá trình độ công nghệ cho toàn ngành đó là tổng hàm lượng
công nghệ gia tăng TCAI do toàn ngành tạo ra:
TCAI = λ.TCCi. VAi
(2-4)
Trong đó: TCCI , VAI - tương ứng là hệ số đóng góp công nghệ ở cấp ngành,
và tổng giá trị gia tăng do ngành tạo ra

2.5 Triển khai đánh giá trình độ công nghệ ngành than theo
phương pháp ATLAS công nghệ

• Theo phương pháp ATLAS công nghệ, việc đánh giá trình độ công nghệ cho
một ngành công nghiệp nào đó có thể được chia làm hai bước. ở bước thứ
nhất, chúng ta tiến hành đánh giá trình độ công nghệ cho từng đơn vị cơ sở
theo bốn thành phần T, H, I, O và xác định giá trị hàm lượng công nghệ gia
tăng cho từng đơn vị;
• Bước tiếp theo, chúng ta tiến hành tổng hợp trình độ công nghệ của các đơn vị
cơ sở để đánh giá trình độ công nghệ toàn ngành.
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức hiện tại của ngành than chúng ta có thể lựa chọn
các phương án để đánh giá trình độ công nghệ như sau:
Chọn cấp cơ sở là các đơn vị điển hình cho các khâu công nghệ của Tổng
công ty. Theo phương án này các đơn vị cơ sở sẽ bao gồm - 6 mỏ than lộ thiên
(Hà Tu; Núi Béo; Đèo Nai; Cao Sơn; Cọc Sáu; Na Dương); - 6 mỏ than hầm lò
(Mạo Khê; Vàng Danh; Hà Lầm; Thống Nhất; Mông Dương; Khe Chàm) và 3
nhà máy sàng tuyển than (Vàng Danh; Cửa Ông; Nam Cầu Trắng).
Xác định cấp cơ sở theo cách lựa chọn điển hình này đảm bảo qui mô của các
đơn vị cơ sở là tương đối đồng đều, đặc trưng cho các khâu công nghệ, do vậy nó
cho phép chúng ta có thể so sánh điểm mạnh, điểm yếu về trình độ công nghệ
giữa các đơn vị cơ sở. Thứ hai là số lượng các đơn vị cơ sở không quá nhiều và
qui mô mỗi đơn vị cũng tương đối lớn, vì vậy kết quả phân tích đánh giá trình độ
công nghệ theo từng thành phần T, H, I, O của mỗi đơn vị cơ sở có thể giúp
chúng ta có thể tiến hành triển khai việc đánh giá trình độ công nghệ cho toàn
ngành than một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Điều này cũng giúp cho các nhà
hoạch định chính sách và kế hoạch hoá đưa ra các chính sách, lộ trình phát triển
công nghệ thích hợp cho toàn ngành cũng như cho từng đơn vị cơ sở.

2.6 Tổ chức thực hiện đánh giá trình độ công nghệ ngành than
10


Quá trình thực hiện đề tài có thể được chia ra thành các bước chính như sau:

Bước 1: Xây dựng các tiêu chí để đánh giá trình độ các thành phần T, H, I, O
theo phương pháp Atlas công nghệ.
• Tiêu chí điều tra đánh giá phần Kỹ thuật công nghệ: các tiêu chí này được xây
dựng riêng rẽ cho từng loại đơn vị điển hình: các mỏ lộ thiên, các mỏ hầm lò,
các nhà máy tuyển than. Đối với các đơn vị này các tiêu chí đánh giá sẽ được
chi tiết hoá đến từng công đoạn trong dây chuyền công nghệ, các chủng loại
trang thiết bị với các thông số đặc trưng của chúng;
• Tiêu chí đánh giá về thành phần Con người: các tiêu chí này được áp dụng
chung cho tất cả các đơn vị cơ sở, trong đó thành phần Con người được phân
thành bốn loại: Đội ngũ công nhân, đội ngũ kỹ thuật viên, đội ngũ cán bộ quản
lý sản xuất, đội ngũ cán bộ nghiên cứu triển khai;
• Các tiêu chí đánh giá trình độ Phần Thông tin và Phần Tổ chức: được xây
dựng chung cho tất cả các đơn vị cơ sở;
Để xây dựng được các tiêu chí trên, chúng ta có thể thấy rằng vai trò của các
chuyên gia là rất lớn. ở bước này chúng ta cần có các nhóm chuyên gia am hiểu
sâu sắc các lĩnh vực liên quan. Để xây dựng các tiêu chí đánh giá trên chúng tôi tổ
chức các nhóm chuyên gia sau:
 Nhóm chuyên gia về công nghệ trong các mỏ than lộ thiên: xây dựng các tiêu
chí chuẩn mực để đánh giá phần Kỹ thuật của các mỏ than lộ thiên;
 Nhóm chuyên gia về công nghệ các mỏ than hầm lò: xây dựng các tiêu chí
chuẩn mực để đánh giá phần Kỹ thuật của các mỏ hầm lò và xây dựng mỏ;
 Nhóm chuyên gia về công nghệ trong các nhà máy sàng tuyển: xây dựng các
tiêu chí chuẩn mực để đánh giá phần Kỹ thuật của các nhà máy sàng tuyển;
 Nhóm chuyên gia về cơ điện: xây dựng các tiêu chí chuẩn mực để đánh giá
phần Kỹ thuật của các thiết bị vận tải, thông gió, thoát nước, thiết bị điện;
 Nhóm chuyên gia về các thành phần Con người, Công nghệ Thông tin, Tổ
chức: xây dựng các tiêu chí chuẩn để điều tra với các nội dung có liên quan.
Bước 2: Xây dựng các biểu mẫu điều tra.
Trên cơ sở các tiêu chí chuẩn mực để đánh giá được xây dựng ở bước 1,
chúng ta tiến hành xây dựng các biểu mẫu điều tra để thu thập được các thông tin

phục vụ cho việc đánh giá trình độ các thành phần công nghệ theo các tiêu chí
chuẩn mực đã đề ra.
Tương ứng với mỗi đơn vị cơ sở để đánh giá sẽ có một bộ phiếu điều tra. ở
bước này, các biểu mẫu điều tra phải được xây dựng một cách rõ ràng, dễ hiểu để
thuận tiện cho các đơn vị cơ sở có thể cung cấp các thông tin một cách dễ dàng và
chính xác, giúp cho nhóm nghiên cứu có thể điều tra một cách khách quan các số

11


liệu đặc trưng của các cơ sở điển hình, từ đó có thể xây dựng các thang điểm, các
trọng số đánh giá một cách chính xác.
Bước 3: Tiến hành điều tra
Việc điều tra được thực hiện đối với tất cả các đơn vị cơ sở đã lựa chọn của
ngành than Việt Nam.
Bước 4: Đánh giá môi trường công nghệ
ở bước này chúng ta tiến hành đánh giá môi trường công nghệ. Kết quả của
bước này sẽ đưa ra được chỉ số môi trường công nghệ TCI (λ), để phục vụ cho
việc tính hàm lượng công nghệ gia tăng của từng đơn vị cơ sở ở bước tiếp theo.
Bước 5: Đánh giá trình độ công nghệ cho từng đơn vị cơ sở
Trên cơ sở các thông tin thu được qua điều tra ở bước 3, chúng ta tiến hành
đánh giá trình độ công nghệ cho từng đơn vị cơ sở theo các tiêu chí đánh giá được
xây dựng ở bước 1. Kết quả ở bước này sẽ cho chúng ta các đánh giá trình độ
công nghệ theo bốn thành phần T, H, I, O và hàm lượng công nghệ gia tăng của
từng đơn vị cơ sở.
Bước 6: Đánh giá tổng hợp trình độ công nghệ của toàn ngành
Trên cơ sở kết quả đánh giá trình độ công nghệ cho từng đơn vị cơ sở ở bước
5, chúng ta tiến hành tổng hợp để đánh giá trình độ công nghệ cho toàn ngành.
Trình độ công nghệ của toàn ngành có thể được phản ánh qua các chỉ tiêu: tổng
hàm lượng công nghệ gia tăng toàn ngành, hệ số đóng góp công nghệ bình quân

toàn ngành, giá trị hàm lượng công nghệ gia tăng bình quân toàn ngành, trình độ
bình quân toàn ngành của các thành phần công nghệ T, H, I, O. Ngoài ra việc
tổng hợp đánh giá cũng được tiến hành cho từng mặt riêng rẽ của các thành phần
công nghệ.
Kết quả bước này sẽ cho chúng ta bức tranh tổng thể về trình độ công nghệ
ngành than với những phân tích về điểm mạnh và điểm yếu. Đó sẽ là những căn
cứ có giá trị để đưa ra những định hướng phát triển công nghệ cho ngành than.

Chương Iii
Đánh giá môi trường công nghệ việt nam
3.1 Khái niệm và vai trò của môi trường công nghệ

12


Môi trường công nghệ của một nước là khung cảnh quốc gia mà trong đó các
hoạt động dựa trên công nghệ được thực hiện.
Sự phát triển công nghệ sẽ có đà khi nó được phổ biến trong môi trường thích
hợp. Do vậy việc tạo lập và phát triển một môi trường công nghệ là điều kiện tiên
quyết để phát triển công nghệ. Việc phân tích môi trường công nghệ sẽ đem lại
cho những nhà lập kế hoạch quốc gia những thông tin về mặt mạnh và mặt yếu
của nền văn hóa công nghệ trong nước. Rồi từ đó có định hướng xây dựng và
phát triển môi trường công nghệ một cách hợp lý và thuận lợi.

3.2 Các mặt cần xem xét khi đánh giá môi trường công nghệ
Các mặt cần xem xét khi đánh giá môi trường công nghệ là sử dụng các dữ
liệu sẵn có để đánh giá. Theo kinh nghiệm của Trung tâm chuyển giao công nghệ
Châu Á-Thái Bình Dương cho thấy nhìn chung các dữ liệu để đánh giá công nghệ
có sẵn trong 7 lĩnh vực sau:
 Tình trạng phát triển kinh tế - xã hội;

 Tình trạng cơ sở hạ tầng vật chất và các phương tiện hỗ trợ ;
 Đội ngũ cán bộ KH&CN và chi phí nghiên cứu và triển khai ;
 Tình trạng khoa học và công nghệ trong hệ thống sản xuất ;
 Tình trạng khoa học và công nghệ trong các trường đại học ;
 Những tiến bộ và nỗ lực trong các lĩnh vực chuyên môn hóa được lựa chọn;
 Cam kết ở cấp vĩ mô đối với khoa học và công nghệ phục vụ phát triển
Việc phân tích môi trường công nghệ có thể cho thấy tình hình đất nước có lợi
hay không cho việc sử dụng một cách có hiệu quả hệ thống sản xuất của nó. Mục
tiêu chủ yếu ở đây không phải là để lượng hoá một cách thật chính xác vô số các
ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của tất cả các biến số

3.3 Đánh giá môi trường công nghệ
Các yếu tố để đánh giá môi trường công nghệ có thể được phân ra thành 2 loại
là các yếu tố định lượng và các yếu tố định tính.
Trong mô hình này chỉ số môi trường công nghệ (Technology Climate Index TCI), hay chỉ số λ, được xác định như sau:
TCI = a*TFI + b*LFI
(3-1)
Trong đó: TFI là chỉ số đánh giá các yếu tố khách quan của môi trường công
nghệ quốc gia và LFI là chỉ số đánh giá các yếu tố chủ quan của môi trường công
nghệ. Các giá trị a và b là trọng số quyết định của các yếu tố, phản ánh tầm quan
trọng tương đối của TFI và LFI trong việc đánh giá TCI.
Việc đánh giá được tiến hành cho các yếu tố:
• Đánh giá các yếu tố khách quan TFI;
• Tính toán số đo các yếu tố chủ quan LFI.
13


Sau khi đã có được những đánh giá về các yếu tố khách quan và các yếu tố
chủ quan của môi trường công nghệ, chúng ta có thể dùng công thức (3-1) để tính
chỉ số TCI phản ánh một cách tổng hợp mức độ thuận lợi của môi trường công

nghệ quốc gia. Tuy nhiên để có thể sử dụng được công thức (3-1), chúng ta một
lần nữa lại phải sử dụng ý kiến của các chuyên gia để đánh giá về các trọng số a
và b của các nhóm yếu tố khách quan và nhóm yếu tố chủ quan. Theo đánh giá
của các chuyên gia thì chúng ta có thể cho a = 0,5 và b = 0,5. Kết quả này phản
ánh quan điểm của các chuyên gia cho rằng trọng số của các yếu tố khách quan
thường có giá trị cao hơn so với các yếu tố chủ quan. Như vậy chỉ số môi trường
công nghệ TCI của Việt Nam có thể xác định được như sau:
TCI = a*TFI + b*LFI = 0,5.0,426 + 0,5.0,443 = 0,434.

Chương iV
đánh giá trình độ công nghệ
thác, chế biến than việt nam

ngành khai

4.1 Đánh giá trình độ công nghệ của Phần Kỹ thuật (T)
Đánh giá trình độ công nghệ phần kỹ thuật của các xí nghiệp trong ngành than
được tiến hành cho các mỏ than hầm lò, các mỏ than lộ thiên và các nhà máy
tuyển than và sau đó tổng hợp cho toàn ngành. Việc đánh giá được tiến hành cho
phần thiết bị và dây chuyền công nghệ của các xí nghiệp này về mức độ tinh xảo
và mức độ hiện đại;
Trong các xí nghiệp mỏ cũng như nhà máy tuyển mức độ tinh xảo và mức độ
hiện đại đ-ợc xác định đối với tất cả các trang thiết bị chính, tất cả các dây chuyền
công nghệ sản xuất của xí nghiệp mỏ hầm lò, mỏ lộ thiên và nhà máy sàng tuyển
than và trên cơ sở đó tổng hợp cho toàn ngành.

4.2 Đánh giá trình độ công nghệ phần Con ng-ời (H)
Đối với phần con ng-ời, mức độ tinh xảo và mức độ hiện đại đ-ợc xác định
theo năng lực của từng thành phần đ-ợc phân loại (đội ngũ công nhân, đội ngũ kỹ
thuật viên, đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất) cho mỗi đơn vị điển hình và sau đó

tổng hợp cho toàn ngành.

4.3 Đánh gía trình độ công nghệ phần Thông tin (I)
14


Mức độ tinh xảo và mức độ hiện đại của phần thông tin đ-ợc đánh giá cho mỗi
Công ty điển hình và tổng hợp cho toàn ngành tùy theo từng loại thông tin.

4.4 Đánh gía trình độ công nghệ phần Tổ chức (O)
• Đánh giá mức độ tinh xảo: Cấp độ tinh xảo của phần tổ chức đ-ợc đánh giá
trong mỗi Công ty điển hình và tổng hợp cho toàn ngành. T-ơng tự nh- phần
Con ng-ời và phần Thông tin,
• Đánh giá mức độ hiện đại: Mức độ hiện đại phần tổ chức đ-ợc đánh giá chung
bình qua các mặt: hiệu quả tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ
phổ biến chiến l-ợc hoạt động, phong cách lãnh đạo, mức độ quan trọng của
các yếu tố mà doanh nghiệp đang sử dụng khi tuyển nhân sự, mức độ làm tăng
động lực làm việc của hệ thống thu nhập, khen th-ởng của công ty, hệ thống
quản lý chất l-ợng.

4.5. Tổng hợp kết quả đánh giá các đơn vị điển hình và toàn ngành
than
Kết quả đánh giá trình độ công nghệ cho từng đơn vị cơ sở điển hình đ-ợc
trình bày chi tiết thành các tập tài liệu riêng cho từng đơn vị và biểu tổng hợp
chung cho toàn ngành (Bảng 4.7 đến 4.13).
Bảng 4.7 Tổng hợp về tuổi thọ của thiết bị ngành than

Chủng loại thiết bị
Lộ thiên:
- Thiết bị máy c/tác (%)

- Thiết bị điện (%)
Hầm lò:
- Thiết bị máy c/tác (%)
- Thiết bị điện (%)
Nhà máy tuyển:
- Thiết bị máy c/tác (%)
- Thiết bị điện (%)

80÷100% 60÷80% 40÷60% 20÷40%

<20%

2,95
15,19

16,64
4,96

15,70
39,97

30,46
35,92

43,25
3,96

0,25
-


3,51
11,4

50,51
43,82

39,21
33,48

6,52
11,3

1,82
-

24,20
18,39

46,57
45,92

27,41
26,63

9,06

Bảng 4.8 Đánh giá về năng suất của thiết bị ngành than

Chủng loại thiết bị
Thiết bị mỏ lộ thiên (%)

Thiết bị mỏ hầm lò (%)

80÷100% 60÷80% 40÷60% 20÷40%
30,93
25,02
29,27
10,97
9,33
35,27
54,88

<20%
3,77
0,52
15


Thiết bị n/máy tuyển (%)

67,15

16,43

9,13

5,93

1,36

Bảng 4.9 Trình độ học vấn của cán bộ, công nhân ngành than


Đội ngũ CB CNV
Công nhân (%)
Trong đó: Lộ thiên (%)
Hầm lò (%)
N/máy tuyển (%)
Cán bộ KT & QLý(%)
Trong đó: Lộ thiên (%)
Hầm lò (%)
N/máy tuyển (%)

Đại học & cao đẳng
5,33
3,71
3,68
8,62
71,26
74,47
57,06
82,26

Trung cấp
5,18
3,97
6,97
5,40
28,74
25,53
42,94
17,74


Sơ cấp
89,49
92,32
90,15
85,98
-

Bảng 4.10 Tổng hợp về bậc thợ của công nhân ngành than

Loại hình
Công nhân lộ thiên (%)
Công nhân hầm lò (%)
C/n nhà máy tuyển (%)

<3/7
61,63
54,67
44,09

3/7
11,09
14,38
14,02

4/7
8,10
13,54
17,76


5/7
9,62
10,87
19,03

6/7
9,56
6,35
4,94

7/7
2,21
0,19
0,16

Qua các biểu bảng và kết quả đánh giá trên chúng ta có thể đưa ra một số nhận
xét nh- sau:
1. Trình độ thành phần công nghệ Kỹ thuật của các mỏ than lộ thiên (0,694) và
các nhà máy sàng tuyển (0,751) cao hơn hẳn so với các mỏ than hầm lò
(0,473). Điều này cũng dễ hiểu vì trong những năm qua sản lượng của các mỏ
than lộ thiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn, điều kiện địa chất kỹ thuật trong các mỏ
than hầm lò rất phức tạp chưa cho phép đầu tư công nghệ kỹ thuật để nâng cao
sản lượng. Hơn thế nữa việc đầu tư vào các mỏ than hầm lò đòi hỏi phải có
thời gian và hiệu quả sản xuất từ các mỏ than hầm lò hiện còn ở mức thấp so
với các mỏ than lộ thiên. Kết quả đánh giá này cũng cho thấy để đẩy mạnh sản
xuất, gia tăng sản lượng trong tương lai ngành than cần chú trọng xem xét đầu
tư vào khâu công nghệ kỹ thuật trong các mỏ than hầm lò.
• Trang thiết bị trong ngành than hầu hết đều được đầu tư đã khá lâu, giá trị
còn lại của các chủng loại thiết bị máy công tác cũng như thiết bị điện đều
chỉ nằm trong khoảng từ 40÷60%.


16


• Năng suất của máy móc thiết bị ở các mỏ lộ thiên và nhà máy tuyển là khá
cao (30,93% và 67,15% thiết bị có năng suất trên 80%) trong khi đó năng
suất máy móc thiết bị trong các mỏ than hầm lò còn ở mức thấp (54,88%
thiết bị có năng suất dưới 40% định mức);
• Thế hệ các trang thiết bị, đặc biệt là trang thiết bị điện, hệ thống truyền
động, hệ thống điều độ điều khiển sản xuất, hệ thống bảo vệ và sự đồng bộ
của chúng trong dây chuyền sản xuất là ở mức thấp, cần được chú trọng
đẩy mạnh đầu tư để đảm bảo cho sản xuất với nhịp độ cao;
• So với các nước, ngành khai thác than lộ thiên nước ta có trình độ phần kỹ
thuật công nghệ có thể coi vào loại trung bình tiên tiến;
2. Đối với thành phần Con ng-ời (H), cấp bậc tinh xảo cao nhất của cán bộ công
nhân ngành than chỉ ở mức có khả năng tiếp thu công nghệ mới, cải tiến công
nghệ, ch-a đạt đ-ợc đến mức có khả năng có những phát minh sáng chế. Do
vậy trình độ công nghệ của phần Con ng-ời hầu hết chỉ ở mức trung bình.
Điều đáng lưu ý là số cán bộ công nhân ngành than có thâm niên công tác trên
12 năm có tỷ lệ khá cao (42,44% đối với công nhân và 28,56% đối với cán bộ
kỹ thuật và quản lý). Điều này cũng thể hiện qua số liệu đánh giá về bậc thợ
của đội ngũ công nhân. Cần chú ý tăng cường bồi dưỡng đào tạo tránh sự thiếu
hụt về cán bộ, công nhân trong những năm tới đây để đáp ứng nhu cầu sản
lượng;
Bảng 4.11 Thâm niên công tác của công nhân và cán bộ ngành than

Đội ngũ CB CNV
Công nhân (%)
Trong đó: Lộ thiên (%)
Hầm lò (%)

N/máy tuyển (%)
Cán bộ KT & QLý(%)
Trong đó: Lộ thiên (%)
Hầm lò (%)
N/máy tuyển (%)

<3 năm
21,79
27,1
24,48
13,79
49,37
53,53
40,39
54,21

3÷6
năm
8,99
0,11
19,59
7,29
5,01
3,04
6,35
5,65

6÷9
năm
12,14

11,60
14,85
9,98
6,01
2,40
7,06
8,57

9÷12 năm >12 năm
14,64
10,67
16,25
17,02
11,05
5,44
15,43
12,28

42,44
50,52
24,83
51,92
28,56
35,59
30,77
19,29

17



-75

-50

100%

-25

25

50

75

100
100

100

-100

T
TuyÓn than

75

75

75.1


63.9
50

50

Lé thiªn.

Tæng hîp

25

25

47.3

O

HÇm lß
69.1

H

60.6

45.7

56.6

100%


-25

-25

100%

51.8

-75

-75

52.6

-50

-50

50.5

-100

-100

I
-100

-75

-50


-25

100%

25

50

75

100

Hình 4.5 Biểu đồ tổng hợp các thành phần công nghệ ngành than
Bảng 4.13 Đánh giá tổng hợp trình độ công nghệ các thành phần T,H,I,O
của các đơn vị điển hình và hàm lượng công nghệ gia tăng của toàn ngành.
Các đơn vị điển hình và
tổng hợp toàn ngành

Các thành phần công nghệ

Giá trị gia Hàm lượng
TCC
tăng AV c/nghệ gia
(Tr.đ)
tăng (Tr.đ)
(T)
(H)
(I)
(O)

CT than Mạo Khê 0,473 0,480
0,520
0,580
0,486
161.937
34.156
CT Vàng Danh
0,471 0,464
0,462
0,571
0.477
279.148
57.788
CT than Khe Chàm
0,481 0,437
0,521
0,561
0,486
151.777
32.013
CT than Mông Dương
0,478 0,446
0,515
0,557
0,484
130.495
27.411
CT than Hà Lầm
0,468 0,442
0,516

0,557
0,476
117.104
24.191
CT than Thống Nhất
0,465 0,439
0,515
0,556
0,474
87.921
18.097
Công nghệ hầm lò
0,473 0,457
0,505
0,566
0,481
1.603.850
340.378
Công ty than Cao Sơn0,666 0,596
0,520
0,695
0,643
172.725
48.200

18


Công ty than Cọc Sáu
0,705 0,616

0,527
0,709
Công ty than Đèo Nai
0,688 0,539
0,519
0,685
Công ty than Hà Tu
0,702 0,595
0,536
0,692
Công ty than Núi Béo
0,714 0,614
0,529
0,657
Công ty than Na Dương 0,668 0,577
0,516
0,535
Công nghệ lộ thiên
0,694 0,590
0,525
0,687
NM tuyển Vàng Danh
0,645 0,615
0,436
0,651
CT tuyển than Hòn Gai
0,769 0,617
0,517
0,671
CT tuyển than Cửa Ông 0,748 0,604

0,528
0,895
Công nghệ tuyển than 0,751 0,606
0,526
0,691
Tổng hợp toàn ngành
0,639 0,551
0,518
0,648

0,673
0,651
0,669
0,674
0,619
0,662
0,616
0,711
0,718
0,701
0,615

167.384
100.686
109.672
269.714
21.140
874.363
30.147
503.373

1.774.180
2.307.700
2.485.511

48.889
28.447
31.842
78.895
5.679
251.211
8.059
155.327
552.855
692.060
663.047

3. Thành phần Công nghệ Thông tin (I) của các đơn vị hầu hết có giới hạn trên
của cấp độ tinh xảo ở mức “Thông tin sử dụng” là những thông tin phục vụ
cho việc sử dụng các ph-ơng tiện, khai thác các phần mềm, một số ít đơn vị có
giới hạn trên của cấp độ tinh xảo của phần Thông tin ở mức thông tin chi tiết
cho phép có những hiểu biết về công nghệ, cung cấp vật tư thiết bị phục vụ
sản xuất và thị trường. Phần Thông tin ở đây đ-ợc đánh giá dựa trên cả hai mặt
phần dữ kiện và phần ph-ơng tiện. Phần dữ kiện ở đây nói tới việc sở hữu và
sử dụng các thông tin phục vụ cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh nhcác thông tin về tình trạng máy móc thiết bị, các cơ sở dữ liệu phục vụ cho sản
xuất, các sổ tay kỹ thuât, các thông tin về những tiến bộ công nghệ trên thế
giới, các thông tin về thị tr-ờng và khách hàng, các chính sách và luật pháp
liên quan đến hoạt động của công ty. Phần ph-ơng tiện ở đây nói đến những
trang bị vật chất phục vụ cho phần thông tin nh- máy tính, các ch-ơng trình
phần mềm, internet .v.v.
Điểm nổi bật đối với phần Thông tin có thể thấy đó là tất cả các đơn vị trong

ngành đều có mức độ sở hữu và sử dụng các thông tin phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh ở mức trung bình thấp (0,462÷0,623), Đây là một điểm
yếu mà các đơn vị cần khắc phục. Việc thiếu thông tin tất yếu sẽ dẫn đến
những khó khăn trong việc quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh;
4. Đối với thành phần Tổ chức (O), do nhu cầu của thị trường mà trong những
năm qua ngành than đã tăng trưởng với nhịp độ cao, sản xuất phát triển ổn
định. Hầu hết các đơn vị cơ sở của ngành than đã liên tục cải tiến tổ chức quản
lý sản xuất, quản lý chất lượng và chủng loại sản phẩm, liên tục nâng cấp công
nghệ kỹ thuật, đầu tư đổi mới thiết bị, thu được lợi nhuận khá cao. Do vậy cấp
độ tính xảo của thành phần Tổ chúc đối với các đơn vị thuộc ngành than có thể
đ-ợc đánh giá ở mức “có cơ cấu tổ chức ổn định”.
5. Trình độ công nghệ toàn ngành than có thể đ-ợc thể hiện thông qua chỉ tiêu
hàm l-ợng công nghệ gia tăng bình quân toàn ngành:
19


ATCA =

λ ∑ TCC * AVi
i

∑ AVi
i

∑ TCAi
=
= 0,266
∑ AVi
i


(4-15)

i

chỉ số này cho ta thấy là trong tổng doanh thu của toàn ngành thu được từ sản
xuất than thì công nghệ đã đóng góp trong giá trị đó với tỷ lệ 26,6%. Xét một
cách tổng thể thì trình độ công nghệ của ngành than Việt nam so với thế giới
là ở mức t-ơng đối thấp;
6. Qua đánh giá trình độ công nghệ của ngành than chúng ta thấy các nguyên
nhân chính dẫn đến hàm l-ợng công nghệ gia tăng bình quân của ngành than
còn ở mức thấp là do trình độ thấp của các thành phần kỹ thuật công nghệ, đặc
biệt là trong các mỏ than hầm lò, cùng với nó là thành phần Con ng-ời, Tổ
chức và Thông tin. Ngoài ra còn một lý do quan trọng khác đó là môi tr-ờng
công nghệ của n-ớc ta còn ch-a tạo đ-ợc điều kiện thuận lợi để phát huy một
cách có hiệu quả các thành phần công nghệ. Điều này thể hiện ở chỉ số môi trờng công nghệ cũng chưa cao λ = 0.434.

Chương V
Tổng quan về công nghệ khai thác và chế biến than ở các nước
công nghiệp phát triển
5.1 Tổng quan về công nghệ khai thác các mỏ than lộ thiên
1. Các dạng công nghệ phá vỡ đất đá đang được áp dụng phổ biến ở các mỏ than
lộ thiên trên thế giới, có thể kể đến là:
• Công nghệ phá vỡ đất đá bằng phương pháp hóa lý;
• khấu đất đá bằng máy phay cắt liên hợp;
• Công nghệ làm tơi đất đá bằng máy xới ;
• Sử dụng đầu đập thủy lực để phá vỡ đất đá ;
• Công nghệ khoan nổ mìn.
2. Công tác xúc bốc trên các mỏ lộ thiên.
3. Các hình thức vận tải trên mỏ lộ thiên.
4. Tổng quan về các hệ thống khai thác mới đang áp dụng trên mỏ lộ thiên.

Các thiết bị xúc bốc, vận tải trên mỏ lộ thiên đang phát triển theo xu hướng là:
• Sử dụng các thiết bị có công suất lớn và hiện đại. Thay thế các thiết bị
hoạt động theo chu kỳ bằng các thiết bị hoạt động có cơ cấu liên tục như
máy xúc nhiều gầu, băng tải, thiết bị đào và phá đá liên tục;
• Tập trung hoá sản xuất nhằm tăng hiệu quả hoạt động khai thác mỏ, tinh
giản bộ máy điều hành, giảm thiểu các công tác phụ trợ và nhân lực, tạo

20


điều kiện để tự động hóa từng khâu hoặc từng phần trong dây truyền sản
xuất mỏ lộ thiên.

5.2 Tổng quan về công nghệ khai thác các mỏ than hầm lò
Công nghệ khai thác các mỏ than hầm lò chủ yếu đều được dựa trên các đặc
điểm về độ dốc và chiều dày các vỉa than. Do vậy, trong phần này báo cáo đã đề
cập đến các dạng công nghệ điển hình sau đây:
• Công nghệ khai thác các vỉa dốc thoải và dốc nghiêng;
• Công nghệ khai thác các vỉa dốc đứng;
• Công nghệ khai thác các vỉa mỏng bằng gương lò ngắn;
• Công nghệ khai thác các vỉa mỏng bằng gương lò chợ dài;
• Công nghệ khai thác các vỉa mỏng bằng sức nước;

5.3 Tổng quan về cơ giới hóa đào lò đá và lò than trên thế giới

Các thiết bị phục vụ cho cơ giới hóa đào lò trong than và đất đá từ những năm
50 của thế kỷ trước đến nay đã thay đổi khá nhiều, không ngừng phát triển và cơ
giới hóa ngày càng cao.
Cùng với việc cơ giới hóa phá, cắt than, đá là máy cào vơ, máy xúc đá, máng
cào và các hệ thống phụ trợ khác trong tổ hợp máy com-bai đào lò hiện đại cho

phép thực hiện đồng bộ cả các công đoạn khoan neo, nâng hạ các khung chống.
Các thiết bị này cho phép hạn chế tối đa thời gian thao tác các công đoạn phụ trợ
như lắp đặt sàn công tác, gác các dầm công sơn để đỡ các xà thay cho chống tạm.
Trong công nghệ đào chống lò, bao gồm các công đoạn như khoan nổ mìn,
thông gió, ổn định gương lò, chống tạm, bốc xúc, vận tải, chống cố định thì công
đoạn chống lò bằng các loại khung chống chiếm khoảng thời gian lớn nhất và
cũng ít được cơ giới hóa nhất. Những năm cuối của thế kỷ XX người ta đã đưa
vào sử dụng các loại vật liệu và kết cấu chống mới mang lại hiệu quả kinh tế cao
khi thi công các công trình ngầm, đó là neo và bê tông phun, hoặc kết hợp các
hình thức chống này với nhau.

5.4 Tổng quan về công nghệ trong các nhà máy tuyển than
• Phương pháp tuyển đãi lắng và tuyển huyền phù đóng vai trò chủ yếu trong
công nghệ tuyển than ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển, chiếm gần
70% tổng sản lượng than qua tuyển trên thế giới;
• Tốc độ tăng sản lượng than qua tuyển huyền phù nhanh hơn nhiều so với các
phương pháp tuyển khác. Sản lượng than qua tuyển bằng công nghệ tuyển
huyền phù chiếm tới gần 50%;
• Sản lượng than qua tuyển trên bàn đãi và máng rửa giảm dần và chiếm tỉ lệ
không đáng kể;

21


• Lượng than qua tuyển trên máy đãi lắng chiếm tỉ lệ khá cao nhưng tốc độ tăng
không đáng kể, ở một số nước như Pháp còn có xu hướng giảm;
• Phương pháp tuyển than bằng máng xoắn, tuyển nổi, tuyển xoáy lốc nước
cũng được áp dụng khá phổ biến nhưng so với tuyển huyền phù và đãi lắng thì
tỉ lệ sản lượng than qua tuyển nhỏ hơn rất nhiều.
Bảng 5.13 Tổng hợp tỉ lệ sản lượng than qua tuyển bằng các phương pháp tuyển khác

nhau trong các nhà máy tuyển than trên thế giới năm 1990.
Phương pháp Tỉ lệ Trung
tuyển than
(%) Quốc
Huyền phù
49,3
23
Đãi lắng
19,6
59,0
Máng xoắn
9
14
Tuyển nổi
13,6
1,8
Xoáy lốc nước
4,1
1,8
Bàn đãi
2,9
Các p/pháp khác 1,6
2,2

Mỹ ấn Độ Nam
Phi
45,9 44,6 80,3
5,6 40,1
0,5
11,9

1
17,4
20,3 11,1
1,8
8,2 2,3
7,1
1,1 0,9
-

Úc
67,1
13,9
8,5
9,4
1,1
-

Canađa Inđônêsia
65,5
39,8
2,6
46,1
3,3
11,5
9,5
19,2
2,6
-

Anh

45,5
15,2
1,9
12,1
2,3
21,9

5.5 Tổng quan về chế biến sử dụng than
Trên thế giới, hiện nay than được chế biến và sử dụng rất đa dạng trong nhiều
ngành kinh tế quốc dân. Ví dụ, riêng trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng công
nghệ đốt cũng rất khác nhau, kiểu lò cũng rất đa dạng và khác nhau trong sản xuất
gạch ngói, xi măng, vôi... Do đó để tiện cho việc nghiên cứu người ta thường
đánh giá công nghệ chế biến, sử dụng than theo mấy loại chủ yếu sau:
- Công nghệ đốt than phun;
- Công nghệ khí hoá than;
- Công nghệ hóa lỏng than;
- Công nghệ luyện cốc;
- Công nghệ sử dụng than dưới dạng làm nguyên liệu.

5.6 Tổng quan về cơ giới hóa và tự động hóa trong các quá trình
sản xuất ở các xí nghiệp mỏ
Để đáp ứng nhu cầu sản lượng, không có con đường nào khác là phải cơ giới
hóa và tiến tới tự động hóa các quá trình sản xuất. ở các nước có nền công nghiệp
mỏ phát triển thì họ không chỉ đã có những cụm thiết bị, những dây chuyền công
nghệ làm việc tự động hóa mà họ còn có cả một khu vực, một mỏ làm việc hoàn
toàn tự động hóa theo các chương trình và chế độ đã thiết lập từ trước.

22



Để thiết lập những hệ thống điều khiển, những dây chuyền tự động hóa với
mức độ ngày càng cao, đã có khá nhiều tiến bộ kỹ thuật trong việc thiết lập các hệ
thống truyền động điện tự động cho các máy mỏ, chế tạo các bộ cảm biến đa dạng
cho phép thiết lập các hệ thống điều độ sản xuất, tự động bảo vệ, đo lường, điều
chỉnh, điều khiển tự động, kiểm tra, thông tin tín hiệu.v.v..., dựa trên cơ sở của sự
phát triển các linh kiện điện tử, bán dẫn, vi mạch, các mạch vi xử lý, PLC.

Chương VI
định hướng đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong ngành than việt
nam
Căn cứ dự báo nhu cầu của các hộ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, nếu dự
tính trong giai đoạn 2006÷2025 giữ mức xuất khẩu như những năm 2004÷2005,
tức là khoảng 10÷15 triệu tấn/năm thì nhu cầu về than cho các ngành trong nước
và xuất khẩu theo phương án cơ sở sẽ tăng đến 45÷50 triệu tấn vào năm 2010,
60÷70 triệu tấn vào năm 2015 và 115÷120 triệu tấn vào năm 2025. Đối phương
án cao - năm 2010 sẽ tăng 50÷55 triệu tấn, năm 2015 - 65÷75 triệu tấn và năm
2025 - 120÷125 triệu tấn. Ngành than Việt Nam đã dự kiến kế hoạch sản xuất
than cho giai đoạn 2006÷2010 và những năm sau.

6.2. Những thách thức và cơ hội đối với ngành than Việt Nam

 Hiện nay có khá nhiều thách thức đang được đặt ra đối với ngành Than. Các
thách thức trên là đa chiều, đa diện. Yêu cầu gia tăng sản lượng than, nâng cao
khả năng cạnh tranh diễn ra trong điều kiện nguồn tài nguyên trữ lượng than có
điều kiện thuận lợi ngày càng cạn kiệt, điều kiện khai thác ngày càng khó khăn,
yêu cầu đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt, đòi hỏi
nhu cầu vốn đầu tư lớn, chi phí khai thác cao trong khi giá bán than trong nước
rất thấp và việc xuất khẩu than bị hạn chế do phải đáp ứng nhu cầu than của nền
kinh tế tăng cao. Việc đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong ngành than phải đối
phó được với các thách thức trên đây.

 Những cơ hội đối với ngành Than: Bên cạnh những thách thức như nêu
trên, ngành than Việt Nam cũng có những cơ hội phát triển rất đáng quan tâm, có
thể tận dụng trong quá trình đổi mới và hiện đại hoá công nghệ của mình.
• Trong thập niên qua (1995ữ2005) nền kinh tế Việt Nam đã có bước tiến bộ
đáng kể về tăng trưởng GDP và giảm nghèo. Có được thành công này, một
phần rất quan trọng là nhờ vào tăng trưởng của ngành năng lượng;

23


• Nhu cầu than tiêu thụ trong nước trong giai đoạn tới tăng với nhịp độ rất
cao. Như vậy, sau năm 2010 nền kinh tế sẽ thiếu than, nhất là sau 2015 sẽ
thiếu trầm trọng.
Tất cả các yếu tố nêu trên thực sự là một cơ hội rất tốt cho ngành than VN tiếp
tục phát triển trong tương lai.
6.3. Mục tiêu và quan điểm đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong ngành
than Việt Nam
 Mục tiêu đổi mới và hiện đại hoá công nghệ
Đến năm 2020ữ2025 đưa ngành than trở thành một ngành có trình độ công
nghệ đạt ngang tầm trình độ khu vực và tiếp cận trình độ thế giới với các tiêu chí
cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa tương đối cao, chiến lược sản xuất sạch
hơn được áp dụng phổ biến, có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, giỏi
nghiệp vụ và đội ngũ công nhân lành nghề. Khoa học công nghệ trở thành lực
lượng quan trọng đảm bảo sự gia tăng sản lượng, nâng cao giá trị sử dụng của
than cũng như đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu cụ thể:


Đẩy mạnh đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong công tác thăm dò
và khai thác lộ thiên đạt trình độ cơ giới hoá ngang tầm thế giới (đặc biệt chú

ý nâng cấp trữ lượng, quản trị tài nguyên và các điều kiện phục vụ cho khai
thác tài nguyên than dưới mức -300 m vùng Quảng Ninh; bể than Đồng bằng
Bắc Bộ);



Trong khai thác hầm hò, các mỏ có điều kiện cho phép đều phải tiến
hành áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, các mỏ còn lại trong điều kiện cho phép
phải tiến hành cơ giới hóa ở mức cao nhất;



Trong khâu sàng tuyển, áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới
nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các hộ tiêu thụ về chất
lượng và chủng loại, đảm bảo đạt được hệ số thu hồi than tối đa;



Tích cực đầu tư nghiên cứu tìm kiếm lựa chọn các giải pháp công
nghệ khai thác hợp lý nhằm sớm đưa bể than đồng bằng Bắc Bộ vào khai thác
với mức sản lượng cao (≥15 triệu tấn/năm);



Tăng cường hiện đại hóa thiết bị và công nghệ chế biến than nhằm
tạo ra các sản phẩm than sạch hơn, mở rộng lĩnh vực sử dụng than và nâng
cao giá trị của chúng;
24





Tích cực triển khai nghiên cứu, thí điểm và áp dụng công nghệ khí
hoá than và hóa lỏng than nhằm nâng cao giá trị sử dụng, giảm thiểu tối đa ô
nhiễm trong quá trình khai thác và sử dụng than với mục tiêu đến năm 2025
có sự áp dụng bước đầu việc khí hoá than và hóa lỏng than ở nước ta;



Áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực: quản
lý, sản xuất, nghiên cứu, thiết kế, đào tạo ;



Nâng cao đáng kể sau mỗi kỳ 5 năm về năng suất lao động, hiệu quả
kinh doanh, khả năng cạnh tranh, an toàn lao động; cải thiện điều kiện làm
việc, môi trường sinh thái, thu nhập và đời sống của người lao động

 Quan điểm về đổi mới và hiện đại hoá công nghệ:
1) ưu tiên lựa chọn thiết bị, công nghệ mới theo hướng sản xuất sạch hơn với
các tiêu chí năng suất cao, tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng thấp,
đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường sinh thái;
2) Đối với các mỏ mới, nhà máy tuyển mới và các công trình khác mới xây
dựng thì áp dụng ngay từ đầu các thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại và
có trình độ cơ giới hóa cao nếu điều kiện cho phép;
3) Đối với các mỏ, các nhà máy tuyển, chế biến, v.v. hiện có thì cải tạo theo
hướng thay thế dần các thiết bị cũ bằng các thiết bị mới tiên tiến đi đôi với
đổi mới, hiện đại hóa công nghệ cho phù hợp;
4) Coi trọng và đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn trong
toàn ngành để vừa nâng cao hiệu quả khai thác vừa cải thiện và giảm thiểu

ô nhiễm môi trường;
5) Tuyển mới đi đôi với bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân
nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, tin
học và ngoại ngữ;
6) Đi đôi với phát huy tối đa nội lực cần tăng cường hợp tác quốc tế song
phương và đa phương để thực hiện đổi mới, hiện đại hóa công nghệ ngành
công nghiệp than.
6.4 Định hướng đổi mới, hiện đại hóa công nghệ ngành than đến năm 2015
và 2025
Phát triển bền vững là nền tảng cơ bản trong chiến lược phát triển của ngành
than. Trên cơ sở quan điểm phát triển bền vững phù hợp với mục tiêu chiến lược
25


×