Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài dự thi kiến thức liên môn dành cho học sinh trung học cơ sở (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.32 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT TỈNH ĐỒNG THÁP
PHỊNG GD&ĐT HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS MỸ HỘI
Địa chỉ: ấp Tân Trường, xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh
Điện thoại: 0673.924.273
Email:

BÀI VIẾT DỰ THI

TÊN TÌNH HUỐNG:

AI LÀ BẠN?

Học sinh: Nguyễn Trần Minh Thư – 9A1.
Email:

Điện thoại: 0976.73.63.99
BÀI VIẾT THAM GIA CUỘC THI
1


VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
1. Tên tình huống: “Ai là bạn?”
Vào cuối tháng 9, Chi đội 9A5 trường THCS Mỹ Hội nhận được tin
Đội viên Nguyễn Thị Quỳnh Như mắc bệnh phải nghỉ học. Mọi người đều nghĩ
bệnh vài hôm sẽ khỏi bệnh và bạn vào học bình thường như bao lần khác.
Nhưng lần này thì không như vậy, Quỳnh Như nghỉ hết ngày này sang ngày
khác, cô Giáo viên phụ trách Đội - GVCN cùng Ban chỉ huy Chi đội đến nhà tìm
hiểu nguyên nhân thì mới biết Quỳnh Như mắc bệnh hiểm nghèo phải chuyển
viện lên TP. Hồ Chí Minh để điều trị. Mọi người đều hoang mang lo lắng không


biết khi nào Quỳnh Như mới khỏi bệnh và đi học trở lại?
Khanh Em - Ủy viên Ban chỉ huy Liên đội cũng là Chi đội trưởng
yêu cầu các bạn thay phiên nhau chép bài cho Quỳnh Như với mong muốn
Quỳnh Như sớm khỏi bệnh và tiếp tục đến trường. Bên cạnh, Ban chỉ huy Liên
đội phát động phong trào vòng tay bè bạn, kết hợp với Công đoàn trường vận
động trong thầy cô và các bạn đội viên thể hiện tinh thần tương thân tương ái hổ
trợ Quỳnh Như lúc hiểm nghèo. Mọi người đều tích cực tham gia trong đó có sự
hổ trợ của phụ huynh học sinh. Trong quá trình vận động các bạn đội viên ủng
hộ cho Quỳnh Như, Liên đội gặp một tình huống khá bất ngờ ở Chi đội 6A2:
“Trong lúc Ban chỉ huy Liên đội đến từng Chi đội vận động:
+ Trung Tín: Thưa các bạn, vừa qua bạn Quỳnh Như chi đội 9A5
mắc bệnh hiểm nghèo, hiện đang điều trị tại TP. Hồ Chí Minh và khó có thể qua
khỏi. Gia đình bạn Quỳnh Như rất nghèo không đủ khả năng để trang trải các
chi phí điều trị cho Quỳnh Như. Vì vậy, hôm nay Ban chỉ huy Liên đội kêu gọi
tấm lòng tương trợ của các bạn giúp đỡ cho gia đình Quỳnh Như phần nào giảm
bớt khó khăn, của ít lòng nhiều mong các bạn hổ trợ cho bạn Quỳnh Như!
+ “Ai là bạn?” - một đội viên trong chi đội phát biểu. Một câu nói
làm mọi người ngỡ ngàng, không hiểu bạn ấy muốn nói gì và thật khó khăn cho
hai bạn trong Ban chỉ huy Liên đội khi đang làm nhiệm vụ lạc quyên của mình.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Giúp các bạn trong Ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ huy Chi đội cũng
như các bạn trong ban cán sự lớp có kinh nghiệm để tự tin giải quyết những tình
huống tương tự gặp phải khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong Liên đội cũng như trong từng
Chi đội qua đó tăng cường tính đoàn kết trong tập thể.
- Tạo uy tín cho Ban chỉ huy và cho cả Liên đội; làm cho lời nói của các
bạn có sức thuyết phục hơn đối với các bạn đội viên trong khi thực hiện nhiệm
vụ; thể hiện được vai trò của Ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ huy Chi đội cũng
như các bạn trong ban cán sự lớp.
2



- Với việc xử lí tốt các tình huống tương tự sẽ góp phần thành công cho
các phong trào mà Liên đội phát động.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2012 – 1/2013, chia thành 2 giai
đoạn:
- Giai đoạn tìm hiểu và thu thập thông tin.
- Giai đoạn thực hiện nghiên cứu, tham khảo ý kiến và tổng hợp.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Theo dõi, thực hiện nghiên cứu thường xuyên tại trường THCS Mỹ
Hội, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Tổ chức thực hiện các phương pháp thu thập thông tin trong quá trình
tham gia các hoạt động, các phong trào thi đua của Đội.
3. Đối tượng:
Học sinh và giao viên trường THCS Mỹ Hội.
* Cách xử lý thực tế:
Khi đó, Trung Tín đã xử lý:
+ Bạn đừng nói giỡn, tất cả mọi người đều là bạn mà, chúng ta phải
quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn!
Rồi Trung Tín tiếp tục đi đến từng bàn để các bạn ủng hộ (riêng bạn
đã phát biểu ở trên không ủng hộ).
Lúc ấy, giáo viên dạy lớp mỉm cười hiền từ và nói:
+ Bạn Trung Tín nói đúng đó các em, chúng ta phải quan tâm và
giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn.
* Lời bình:
Lúc đó trong em có nhiều luồng suy nghĩ: Bạn ấy không muốn tham
gia; bạn ấy muốn quấy rối; hay chỉ đơn giản là bạn ấy không biết Quỳnh Như là
ai; ...! – Thanh Dung - Ủy viên Ban chỉ huy Liên đội trực tiếp tham gia lạc

quyên cùng với Trung Tín bày tỏ.
Qua ý bày tỏ trên cho thấy rất khó phán đoán được ý nghĩ của người
phát biểu “Ai là bạn?” dẫn đến xử lý của bạn Trung Tín chưa thật hợp lý. Đối
với giáo viên dạy lớp, chưa thể hiện rõ vai trò của mình đối với lớp mình phụ
trách. Câu nói của giáo viên chưa giáo dục được ý thức của các bạn học sinh,
bằng chứng là bạn học sinh ấy vẫn không tham gia hổ trợ cho bạn Quỳnh Như.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
* Đề xuất cách xử lý khác:

3


Theo bản thân thì Trung Tín và Thanh Dung – hai bạn trong Ban chỉ
huy Liên đội trực tiếp tham gia phong trào Lạc quyên cần tìm hiểu rõ ý của
người bạn phát biểu “Ai là bạn?” muốn nói gì, từ đó có cách xử lý phù hợp.
Cụ thể, cần phải cho các bạn biết Quỳnh Như là Đội viên Chi đội
9A5 của trường chúng ta, hiện bạn đang mắc bệnh hiểm nghèo và khó có thể
qua khỏi; hoàn cảnh gia đình của bạn Quỳnh Như hết sức khó khăn mà tiền viện
phí ngày càng tăng lên nhiều, gia đình của bạn Quỳnh Như không thể chi trả. Do
đó, cần sự tương trợ từ xã hội mà bạn Quỳnh Như là một đội viên; Liên đội
chúng ta vốn có truyền thống tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, lá lành đùm
lá rách, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ,... Từ đó thuyết phục được các bạn sẵn
sàng thể hiện tấm lòng của mình trước hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bạn.
Riêng giáo viên, khi gặp tình huống trên thầy cô nên tìm hiểu bạn
học sinh phát biểu với thái độ như thế nào? Bạn là học sinh bình thường hay cá
biệt để có những lời khuyên thích hợp với cá tính của bạn. Cần nhấn mạnh tính
tập thể để bạn ấy hiểu rằng không ai sống đơn độc mà không cần sự hổ trợ lẫn
nhau; cũng không ai quan tâm đến mình nếu trong cuộc sống bạn không bao giờ
quan tâm cũng như giúp đỡ người khác.
Với bạn ấy là học sinh cá biệt thì phải chỉ cho bạn ấy biết bạn có thể

sống không cần bạn bè, không cần ai giúp khi bạn ốm đau trong khi đang học,
hoặc giúp bạn trong học tập không? và hãy nhìn các bạn trong lớp xem có bạn
nào có thể làm ngơ khi một người bạn cùng trường đang trong hoàn cảnh như
vậy không? Các bạn thật may mắn và diễm phúc khi hằng ngày được cắp sách
đến trường và được vui đùa cùng bè bạn, hãy thử tưởng tượng mình là Quỳnh
Như bạn sẽ thấy mình hạnh phúc tuyệt vời bạn ạ!
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
- Thống kê các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của
Ban chỉ huy Liên đội.
- Lựa chọn tình huống phù hợp, có vấn đề cần giải quyết và thường xảy
ra trong khi thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ huy Liên đội.
- Tìm hiểu tình huống thực tế: trao đổi với các bạn trực tiếp tham gia
cũng như các bạn cùng lớp.
- Tham khảo ý kiến của Giáo viên Phụ trách đội, Giáo viên Tổng phụ
trách đội để được gợi ý. Tham khảo thêm ý kiến từ các diễn đàn trên internet.
- Đưa ra các giả thuyết có thể phát triển của tình huống, từ đó đưa ra các
cách xử lí giả định dựa vào kiến thức từ môn GDCD, môn Ngữ văn,... và kinh
nghiệm cuộc sống.
- Lựa chọn phương án tối ưu để xử lí tình huống.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc giải quyết tình huống như trên mang ý nghĩa:

4


- Giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa các bạn trong lớp, giữa các
bạn trong Ban chỉ huy Liên đội với Chi đội, giữa giáo viên dạy lớp với học sinh.
- Ban chỉ huy Liên đội làm hết trách nhiệm của mình và hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao và uy tín được tăng lên.
- Giáo viên bộ môn thể hiện rõ vai trò của mình trong quá trình giáo dục

học sinh toàn diện.
- Tạo ra tâm lý thoải mái cho các bạn để tiếp tục tiết học cũng như trong
suốt quá trình học tập còn lại.
- Góp phần thành công cho các phong trào Vòng tay bè bạn cũng như các
phong trào khác mà Liên đội phát động.
Trên đây là tình huống khi Ban chỉ huy Liên đội trường THCS Mỹ Hội
thực hiện phong trào “Vòng tay bè bạn”. Với cách xử lý chủ quan của em sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô
và các bạn để cách xử lý tình huống được hoàn chỉnh hơn. Em chân thành cảm
ơn và xin trân trọng kính chào!


5



×