Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài dự thi kiến thức liên môn dành cho học sinh trung học cơ sở (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.53 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT TỈNH ĐỒNG THÁP
PHỊNG GD&ĐT HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS MỸ HỘI
Địa chỉ: ấp Tân Trường, xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh
Điện thoại: 0673.924.273
Email:

BÀI VIẾT DỰ THI

VẬN DỤNG KIẾN THỨC VĂN
HỌC TRONG HỌC TẬP MÔN
LỊCH SỬ 8

Nhóm học sinh: Lê Thò Hương – 8A2.
Phan Thò Hồng Đào - 8A2.


BÀI VIẾT THAM GIA CUỘC THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
1. Tên tình huống: Vận dụng kiến thức văn học trong học tập môn
lịch sử lớp 8.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Giúp nội dung bài học thêm phong phú, hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử
nửa cuối thế kỉ XIX.
Quá trình đấu tranh của nhân dân ta trong giai đoạn đầu của cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Pháp.
Tinh thần hi sinh oanh liệt của các vị anh hùng dân tộc, được sử sách lưu
danh cho các thế hệ mai sau.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống


Nghiên cứu các nội dung kiến thức có liên quan đến bài học.
Những ngày đầu khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta được mô
tả qua các tác phẩm văn học.
Sự hi sinh của các tướng lĩnh trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp
xâm lược, tinh thần thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước sự tấn công của
thực dân Pháp, sức mạnh của nhân dân trong mỗi cuộc kháng chiến.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Tìm hiểu nội dung kiến thức sách giáo khoa lịch sử lớp 8 có liên quan
đến văn , thơ cuối thế kỉ XIX.
Sưu tầm những tác phẩm văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu trong thời kì
này.
Những lời bình của các văn thân sĩ phu nói về những chiến công, tinh
thần hi sinh của các vị anh hùng dân tộc.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Lồng ghép nội dung bài “Chạy giặc” vào bài 24 mục I. 2. Chiến sự
ở Gia Định năm 1859
Mục đích giải quyết câu hỏi của giáo viên đề ra “Pháp tiến hành tấn
công Gia Định em hãy vận dụng kiến thức văn học để nói lên tình cảnh ở Gia
Định lúc bấy giờ?”
Ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp tấn công Nguyễn Đình
Chiểu viết bài thơ “Chạy giặc”.


Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?
(theo thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Văn học, H., 1963)
Qua bài thơ này em có suy nghĩ gì về nổi khổ của nhân dân Nam Bộ?
Tình cảnh nhân dân chạy giặc, nỗi khổ của người dân, tội ác của giặc xâm
lược, thái độ của tác giả.
"Chạy giặc" phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ trong
những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời nói lên nỗi đau và lòng
căm hận của tác giả trước tôi ác của giặc; mong ước có một bậc anh hùng ra
tay dẹp loạn.
Nói về Nguyễn Trung Trực
Năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân
càng sôi nổi tiêu biểu trong thời gian này có phong trào khởi nghĩa của nghĩa
quân Nguyễn Trung Trực
Nhờ chiến công đốt tàu L’Espérance ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông
được triều đình phong chức Quyền sung Quản đạo nên còn được gọi là Quản
Chơn hay Quản Lịch.
Trong sự nghiệp kháng thực dân Pháp của ông, chiến công nổi bật đốt tàu
L’Espérance ngày 10 tháng 12 năm 1861, đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt
khen ngợi bằng hai câu thơ ?
Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên đia
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
(Danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt)
Thái Bạch dịch:
Lửa bừng Nhựt Tảo rêm trời đất
Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần.
Theo sau chiến thắng này, nhiều cuộc tấn công quân Pháp trên sông, trên
bộ đã liên tiếp diễn ra... làm cho quân Pháp gặp nhiều khó khăn lo sợ.
Khi ông bị người Pháp giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kỳ lúc bấy
giờ vừa dụ hàng vừa hăm dọa, Nguyễn Trung Trực đã trả lời rằng:
“Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây”



Ông là người rất tự trọng, có tư cách đáng quí và đầy nghị lực
Hình ảnh của Nguyễn Trung Trực là tấm gương sáng trong phong trào
kháng chiến chống Pháp xâm lược, làm tiêu hao sinh lực địch, nêu cao tinh
thần đấu tranh chống thực dân xâm lược.
*Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo
Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát
đảo là một trong những cuộc kháng chiến của nhân ba tỉnh miền Đông Nam Kì
“ bài 24 mục II, 1 kháng chiến ở Đà Nẵng và tỉnh miền Đông Nam Kì”
Với tinh thần chiến đầu ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công), Để
bảo toàn khí ông đã rút gươm tự sát rạng sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864
Hay tin Trương Định hy sinh, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài
thơ và một bài văn tế điếu ông. Có nội dung như thế nào?
“Trong Nam, tên họ nổi như cồn
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn
Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỉ
Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ
Quả ấn Bình Tây đất vội chôn
Nỡ khiến anh hùng rơi giọt luỵ
Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn”.
(theo thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Văn học, 1963)
Qua bài văn tế điếu Trương Định khẳng định ông là một trong những vị
lãnh đạo tiêu biểu trong phong trào nhân dân kháng chiến ở Nam Kì.
Qua các cuộc khởi nghĩa cho thấy nhân dân rất câm phẩn, tự động nổi
dậy chống Pháp, bảo vệ chủ quyền dân tộc, gây cho dịch nhiều khó khăn thiệt
hại.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Việc học tập lịch sử có ý nghĩa quan trong trong việc tìm hiểu lịch sử

dân tộc, trong mỗi giai đoạn lịch sử điều gắn liền với những chiến công, những
vị anh hùng dân tộc để hiểu rõ hơn về những chiến công, những nhân vật lịch
sử chúng ta không chỉ học lịch sử là đủ mà phải tìm hiểu những kiến thức có
liên quan đến lịch sử.
Qua các nội dung học tập trong việc vận dụng kiến thức liên môn, có ý
nghĩa quan trọng trong quá trình tìm hiểu kiến thức mới. Việc vận dụng kiến
thức văn học trong học tập lịch sử giúp cho học sinh chúng em tìm hiểu được
tình cảnh xã hội lúc bấy giờ, tinh thần chiến đấu anh dũng của các vị anh hùng


dân tộc vì độc lập cho tổ quốc, không cam chịu làm nô lệ, tay say cho bọn thực
dân.
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong học tập giúp chúng em hiểu
được mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và hoàn cảnh ra đời của tác tác phẩm
văn học nổi tiếng theo từng thời kì.



×