Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài dự thi kiến thức liên môn dành cho học sinh trung học cơ sở (20)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.25 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA VANG

TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN
Tên tình huống:
“Giới thiệu quê hương Hòa Phong”

NHÓM TÁC GIẢ:
Phạm Thị Thùy Giang – Lớp 7/5


CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Hòa Vang
- Trường THCS Trần Quốc Tuấn
- Địa chỉ: Thôn Cẩm Toại Trung, Xã Hòa Phong, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng
- Điện Thoại: 05113780092
- Email:
- Thông tin về học sinh:
Phạm Thị Thùy Giang- Lớp 7/5
Sinh ngày: 03/02/2001


MÔN: NGỮ VĂN + LỊCH SỬ + ĐỊA LÍ + GIÁO DỤC CÔNG DÂN
BÀI: GIỚI THIỆU VỀ QUÊ HƯƠNG HÒA PHONG
1. Tình huống:


Kỳ nghỉ hè năm ngoái (2013) em được bố mẹ cho vào thành phố Nha
Trang thăm gia đình cô chú. Nhân ngày quốc tế thiếu nhi, Công ty cổ phần y tế
AME, nơi cô chú em đang công tác có tổ chức cuộc thi “TỰ HÀO VỀ QUÊ
HƯƠNG EM” dành cho các cháu thiếu nhi là con em của cán bộ công nhân
viên đang công tác tại công ty. Đều là người con quê hương Hòa Phong nên cô
chú em rất muốn em thay mặt gia đình giới thiệu với mọi người vài nét đặc sắc
về quê mình, nơi mà có lẽ mọi người nơi đây ít ai biết đến”.
2. Mục tiêu: Bài giới thiệu đảm bảo các yêu cầu về:
- Nguồn gốc
- Vị trí địa lí
- Đặc điểm về kinh tế, văn hóa
- Lịch sử đấu tranh
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống: Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Đặc điểm địa lý, địa hình
- Đặc điểm kinh tế xã hội
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh.
- Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp.
- Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa
- Giáo dục công dân – bài học về lòng yêu quê hương.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn -> Giới thiệu


* Tư liệu sử dụng: sách địa phương.
* Sưu tầm thông tin từ các gia đình đã có nhiều thế hệ sống tại Hòa Phong.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google

* Giải quyết tình huống: (trích bài giới thiệu tại cuộc thi “TỰ HÀO VỀ
QUÊ HƯƠNG EM”)
“ Kính thưa các bác, các cô chú cùng các bạn thân mến!
Lần đầu được đến Nha Trang, mình thật sự ấn tượng với cảnh đẹp nơi đây.
Vinpeal land, Tháp Bà, chợ Đầm, các bãi biển… mình đã có một khoảng thời gian
rất tuyệt tại quê hương các bạn. Nhưng để nói về nơi mình tự hào nhất, đó vẫn là
nơi mình sinh ra và lớn lên, quê hương Hòa Phong thuộc huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng.
Hoà Phong quê hương mình nằm ở trung tâm hành chính huyện Hoà Vang,
phía đông giáp xã Hoà Tiến, phía nam giáp xã Hoà Khương, phía bắc giáp xã Hoà
Nhơn, phía tây giáp xã Hoà Phú, có quốc lộ 14 b, tuyến đường 14 g, tuyến đường
ADB 5 chạy qua. Diện tích hơn 18.59 km2, dân số 16.259 người, kinh tế chủ yếu là
nông nghiệp. 578 liệt sĩ, gần 500 thương binh, bệnh binh và 118 bà mẹ Việt Nam
anh hùng.
Là xã có bề dày truyền thống văn hoá với trường tiểu học An Phước đã tròn
100 năm tiếp nối truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp “trồng người”. Là một ngôi
trường nghèo của dải đất miền trung với bao gian khó; song với truyền thống hiếu
học của người dân xã Hòa Phong, từ mảnh đất này đã sản sinh ra mái trường với
nhiều thành tích, cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước. Trường được vinh dự đón
tiếp nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm như: nguyên Thủ tướng Phạm
Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị
Bình…

Các thế hệ thầy trò trường tiểu học An Phước chụp ảnh lưu niệm
Trung tâm xã là thị trấn Túy Loan. Làng Túy Loan được xem là một trong
số ít những ngôi làng còn lưu lại những dấu tích cổ xưa nhiều nhất tại Việt Nam,


hiện làng Túy Loan đã có trên 500 năm tuổi. Nằm bên dòng sông Túy Loan, trải
qua bao thăng trầm thời gian, đình làng Túy Loan tuy không còn giữ được nguyên

trạng nhưng vẫn còn vẻ uy nghi vốn có. Nếu đến quê mình vào dịp tết Nguyên Đán
các bạn có thể tham gia hội Đình làng Túy Loan. Hàng năm, vào ngày mồng 9 Tết
Âm lịch, dân hai thôn Đông, Tây của làng cùng du khách thập phương lại tập trung
tại đây để mở lễ hội truyền thống của đình làng. Lễ hội làng Túy Loan thường diễn
ra trong hai ngày mồng 9 và mồng 10 Âm lịch.
Đình làng Túy Loan do các vị tiền hiền ngũ tộc gồm: Đặng, Lâm, Nguyễn,
Trần, Lê vận động nhân dân xây dựng nên, ức đoán vào năm 1470 (Thời Lê, hiệu
Hồng Đức nguyên niên), khoảng nửa cuối thế kỷ thứ XV. Theo mô tả lịch sử, hồi
ấy, đình làng Túy Loan làm bằng tranh tre nứa lá. Đến năm 1787, đình được trùng
tu lần đầu, mùa đông năm Mậu Tý (1888) tu sửa lần nữa. Lần này hoàn thành trong
8 tháng do Đặng tướng quân húy Văn, giữ chức Quảng Nam hải phòng phó sự tổ
chức. Nói là trùng tu nhưng thật ra do đình bị cháy nên lần này làm lại hoàn toàn.
Qua hơn nửa thế kỷ vật đổi sao dời, đình làng đã được tu bổ nhiều lần, nhưng vẫn
giữ nguyên những nét kiến trúc cũ, mang sắc thái kiến trúc tín ngưỡng làng xã,
chứng tích của một làng văn hóa lâu đời vùng ven Đà Nẵng.

Lễ rước sắc thần đình làng Túy Loan
Trong lễ tế có văn bài cầu quốc thái dân an và nhân dân trong làng hanh
thông, an lạc, quanh năm làm ăn lao động sản xuất được mùa no đủ. Sau lễ tế
người dân trong làng tập trung tại sân đình cùng nhau ăn bữa cơm với tinh thần
cộng cảm cao. Tại đây, tổ chức các hoạt động vui chơi dân gian gắn liền với nền
nông nghiệp lúa nước như kéo co, nhảy dây, đập om, thi các loại đẩy cây, nấu cơm,
cờ tướng…Có năm tổ chức hát bội, hò khoan đối đáp, tổ chức chơi bài chòi… Tại
đình người dân trong làng trao nhau đổi các loại giống lúa mới, cây con mới, cách
nuôi trồng và thời gian thu hoạch. Qua đó, bà con tại Tuý Loan có thể đổi, mượn,
thuê…cho vụ mùa tới.
Ngoài chức năng phản ánh sinh hoạt văn hoá tinh thần của dân làng, đình
làng Tuý Loan nói riêng và đình trên địa bàn huyện Hoà Vang nói chung còn có
chức năng lịch sử. Tại đình Tháng 8/1945, nhân dân Túy Loan dùng đình làng tập
trung tổ chức tuyên truyền phong trào "bài phong phản đế", cùng với nhân dân



Tổng An Phước nổi dậy kéo về huyện đường Hòa Vang (ở Hóa Khuê trung tây)
cướp chính quyền từ tay Pháp - Nhật. sau khi giành được chính quyền, nhiệm vụ
hàng đầu của Tổng An Phước là củng cố chính quyền, phát triển lực lượng cách
mạng. Đình làng Túy Loan cũng là nơi ông Lê Đình Hoàng tập cho dân quân tự vệ
chiến đấu, bổ sung quân cho tiểu đoàn chiến đấu chống Pháp tại địa phương, đình
được dùng làm giảng đường. Bãi đá bóng Túy Loan và cấm Chu Hương là thao
trường.
Năm 1946, đình làng là nơi đóng quân của tiểu đoàn 17, 19 và là nơi thường
xuyên tổ chức hội họp. Xã Liên An (nay là Hòa Phong) trong những ngày đầu
kháng chiến chống Pháp (đầu năm 1947) đã trở thành hậu phương trực tiếp của
mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng. Trạm cứu thương của tiểu đoàn 17 thuộc trung
đoàn 96 - trung đoàn phòng ngự cho mặt trận Phước Tường, Đại La - được đặt tại
đình làng. Đình còn là nơi đặt sở chỉ huy đánh sân bay trảng Nhật (trảng Trường
thi) và chỉ huy từ Thanh Quýt đến Kim Liên.

Đình làng Túy Loan
Những năm 1955 - 1957 với chương trình tố cộng, diệt cộng của chính
quyền Ngô Đình Diệm, đình Túy Loan với Phú Hòa đã là những trung tâm huấn
chính lớn điển hình của tỉnh Quảng Nam nhằm rút kinh nghiệm chỉ đạo cho các
huyện khác. Có lúc số người tập trung đến 1000 người, chúng dùng đình làm nơi
thẩm vấn tra tấn. Nhà thờ Ngũ tộc dùng làm nơi cho Ban cán sự chúng ở. Trại cải
huấn được làm bên cạnh đình (phía tây) gồm một dãy nhà dài từ bình phong nhà
thờ đến phía sau sát đường đi hiện nay, diện tích sử dụng là 360 mét vuông. Chúng
bắt người dân trong toàn xã, mỗi người nộp 4 tấm tranh và 2 cây tre củng với nhân
công làm trại. Sạp nằm làm bằng tre mỗi người dài 1,6 mét, rộng 0,3 mét, chỉ được
nằm ngửa vì nằm nghiêng sẽ có cơ hội nói chuyện, trao đổi bàn bạc với nhau. Giờ
ăn, chúng cấm và theo dõi không cho mọi người nhìn mặt nhau. Con đường phía
trước chạy ngang qua mặt đình, dọc theo sông Túy Loan, dân đi qua bất kể là ai,

nếu nhìn vào khu cải huấn cũng bị bắt vào tra hỏi. Trong trại chúng tổ chức mỗi
ngày nhiều lần sám hối tập thể. Hình thức: mọi người quỳ xuống, hai tay dang ra


nắm một nặng, cả trại chỉ nhìn chung một ngọn đèn từ một đến ba giờ đồng hồ như
thế.
Với các sự kiện lịch sử gắn với đình Túy Loan suốt trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ, sau năm 1975, đình Túy Loan đã được làm mô hình
chiến tích chống Pháp và chống Mỹ đặt tại nhà truyền thống xã Hòa Phong, nhằm
tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Ngày 4 tháng 1 năm
1999, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận đình Túy Loan là di tích lịch sử - văn hóa
cấp quốc gia. Đó cũng chính là lí do mình dành nhiều thời gian để nói về lễ hội
này.
Đình làng Bồ Bản cũng được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp
quốc gia. Đình làng Bồ Bản được xây dựng bằng tranh tre nứa lá vào năm 1800
(niên hiệu Cảnh Thịnh, triều Tây Sơn) do công của 4 vị Tiên hiền thuộc 4 tộc họ
Trần, Hồ, Trương, Nguyễn. Năm 1852 (Tự Đức thứ 5), đình được xây lại với kết
cấu tường gạch, mái ngói theo phong cách kiến trúc truyền thống phương Đông.

Đình làng Bồ Bản
Đến 1906 (Thành Thái thứ 19), đình được trùng tu, tôn tạo, nâng lên một
bước nghệ thuật kiến trúc song vẫn giữ nguyên hiện trạng ban đầu. Tháng 11/1989,
do bị xuống cấp bởi tác động của thiên tai, chiến tranh, đình Bồ Bản lại được trùng
tu, chuẩn bị các bước để được công nhận là di tích cấp quốc gia 10 năm sau đó. Lễ
hội năm nay, ngoài các trò chơi dân gian như nhảy thi gói bánh ú, thi nấu cơm, đẩy
gậy, đua thuyền... còn có các loại hình hiện đại như đua xe đạp chậm, thi đấu bóng
đá nam, nữ..
Đến với Quê tôi bạn cũng sẽ được thưởng thức những món ăn dân dã vừa
ngon lại vừa rẻ. Đặc sản ở Đà Nẵng rất nhiều nhưng ở đôi bờ sông Tuý, huyện Hoà
Vang, Đà Nẵng, dọc QL14B cũ và QL14B mới, rồi cả những đường thôn ngõ xóm,



quán ăn nào cũng treo bảng bán mì Quảng. Mì Quảng quán nào cũng ngon, nhưng
hơn hết là mì Bà Tỉnh ở gần cầu Giăng - "linh hồn" của mì Quảng Tuý Loan.

Mỳ Quảng Túy Loan
Ngoài ra, bánh tráng cũng là điểm khác biệt nơi đây. Gạo đúc bánh tráng
Túy Loan phải là gạo xiệc 13/2, gạo này nấu cơm tuy cứng, nhưng đúc bánh tráng
rất ngon. Bà con nông dân ở đây, tranh thủ gieo sạ trong vụ đông xuân, mỗi hộ vài
sào, gần Tết mang ra làm bánh tráng, làm mì khô ăn Tết. Cứ 1 ang gạo là 12 lon
mè trắng đã được bóc vỏ, phụ gia với các thứ như gừng, tỏi, đường, nước mắm
hoặc muối. Mỗi cái bánh phải tráng làm 2 lớp và muốn bánh ngon, tuyệt đối không
được phơi nắng mà phải sấy trên bếp than hồng... Bàn tay khéo léo của các mẹ, các
chị trong khâu tráng bánh, cộng với bí quyết pha bột đã làm nên chiếc bánh mịn
màng, tròn trịa, đều tăm tắp nên khách hàng rất ưa thích.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hoà Phong là căn cứ cách
mạng bị địch đánh phá ác liệt. Nhưng với tinh thần một tấc không đi, một ly không
rời, “mỗi thôn xóm là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”, cán bộ và
nhân dân xã Hoà Phong đã chiến đấu anh dũng, lớp trước ngã xuống, người sau
đứng lên tiếp tục chiến đấu và lập nhiều chiến công oanh liệt với nhiều tấm gương
dũng cảm, kiên cường, hy sinh, bất khuất, tận trung với nước, tận hiếu với dân,
đáng được nhân dân xã nhà đời đời ghi nhớ và trân trọng. Phát huy truyền thống
cách mạng các thế hệ đi trước.


Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang tại Hòa Phong
Từ sau ngày giải phóng đến nay, cán bộ, đảng viên và nhân dân Hoà Phong
không ngừng nổ lực hàn gắn những vết thương chiến tranh, đoàn kết một lòng,
quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế,
với nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, buôn bán có hiệu quả, đời sống

nhân dân càng càng được nâng lên. Tốc độ tăng trưởng hằng năm bình quân 15%,
cơ cấu kinh tế chuyển dần sang Thương mại dịch vụ - Nông nghiệp - Ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp. Với những thành tích đó Hoà Phong đã được Nhà nước
phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đây là phần thưởng
cao quý là cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xã nhà.
Kính thưa quý vị và các bạn thân mến!
Hòa Phong_Đà Nẵng quê tôi cách Nha Trang hơn 500 km, một miền quê
của miền Trung đầy nắng gió như chính con người chịu thương, chịu khó nơi đây.
Hi vọng mọi người cảm nhận được thông điệp “tự hào quê hương” mà tôi muốn
gửi đến mọi người trong khan phòng này. Xin chào và hẹn gặp lại tất cả mọi
người!”
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Vận dụng những điều đã học nhất là từ chương trình địa phương ở môn Ngữ
Văn, Lịch Sử, Địa Lí em đã giới thiệu về quê hương Hòa Phong với nhiều người ở
Nha Trang. Tuy đạt giải ba trong cuộc thi có quy mô nhỏ nhưng niềm tự hào của
em là rất lớn. Theo em, mọi người, nhất là những người được sinh ra và lớn lên tại
mảnh đất này phải biết trân trọng và có ý thức gìn giữ những nét đặc sắc nơi đây!
Hòa Phong, ngày 5 tháng 1 năm 2014
Người viết


Phạm Thị Thúy Giang



×