Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

hình ảnh Phu nữ trong văn của sương nguyệt minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190 KB, 12 trang )

HÌNH TƯỢNG PHỤ NỮ
TRONG VĂN XUÔI SƯƠNG NGUYỆT MINH
Nguyễn Thị Ngọc Giàu
Học viên cao học khóa 25
Ngành: Văn học Việt Nam
TÓM TẮT
Phụ nữ trong văn xuôi của Sương Nguyệt là những người mang sự hài hòa giữa
nét đẹp truyền thống và hơi thở thời đại. Họ yêu quê hương tha thiết và có đời sống nội
tâm phong phú. Cái riêng của tác giả là chú ý đến phương diện con người đời thường ở
những nhân vật nữ của mình. Nhờ vậy, người đọc nhận ra được giá trị hiện thực và
nhân đạo đằm sâu trong truyện ngắn và tiểu thuyết của nhà văn.
Từ khóa:hình tượng, phụ nữ, văn xuôi, Sương Nguyệt Minh.
ABSTRACT
Women in prose of Suong Nguyet who bring harmony between traditional beauty
and modern one. They dearly love their homeland and have abundance mind. The
author is so particular on aspect of human life in his female characters. Thus, the reader
realizes the value of realistic and humanitarian behind the short story and novel of
writer.
Keywords: Image, Women, prose, Suong Nguyet Minh
1. Lời dẫn

Tác phẩm văn học muốn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng đọc giả cần có nhiều
yếu tố và một trong những điều quan trọng nhất đó chính là hình tượng nghệ thuật.
Vấn đề này vô cùng phong phú, đó có thể là một phong cảnh thiên nhiên, hay một sự
kiện xã hội, món đồ vật… Nhưng đa phần người ta sẽ nghĩ đến hình tượng con người
hơn vì chúng luôn sinh động hấp dẫn với những cảm xúc tinh tế. Hình tượng nghệ
thuật kết tinh đặc điểm cơ bản giúp ta nhận ra phong cách riêng của mỗi tác giả và nhờ
nó mà người nghệ sĩ bộc lộ tư tưởng, tình cảm bản thân. Đắm mình trong thế giới văn
học, ta được gặp gỡ rất nhiều hình tượng, chẳng hạn như hình tượng người nông dân,
hình tượng người lính, hình tượng người anh hùng…Sẽ là một thiếu sót nếu ta quên đi
hình tượng người phụ nữ. Từ xưa đến nay, hình tượng này xuất hiện “dày đặc” trong


văn học Việt Nam, giữ vai trò quan trọng để làm lắng đọng và thanh lọc tâm hồn,
hướng con người đến những giá trị tốt đẹp.
Theo nhịp điệu thời gian, người phụ nữ vẫn luôn là đề tài đầy lí thú, nhất là thời
kì văn học Việt Nam hậu hiện đại. Điểm qua các cây bút giai đoạn này, rõ ràng Sương

1


Nguyệt Minh bằng các tác phẩm của mình đã khắc họa thành công người phụ nữ Việt
đậm chất riêng biệt mang vẻ đẹp nữ tính truyền thống và hơi thở thời đại. Nhờ vốn
sống phong phú của một người lính đã từng đi-đọc-trăn trở nhiều kết hợp với một tấm
lòng nhân hậu dạt dào cảm xúc hướng về cuộc đời, số phận, nỗi lòng thế giới nữ đầy
phức tạp qua cái nhìn trìu mến, thấu hiểu. Bên cạnh đó, văn phong giản dị, bút pháp
nghệ thuật độc đáo, giọng điệu phong phú đậm chất người lính trầm tư, nhẹ nhàng
nhưng không ít lần pha sự bông đùa thâm thúy đã dẫn dắt người đọc đến nhiều bài học
ý nghĩa, tư tưởng nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm.
2. Văn xuôi Sương Nguyệt Minh – những phác thảo ấn tượng về người phụ nữ
Việt Nam
2.1. Vẻ đẹp phồn thực
Hầu hết, trong các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, những mĩ nhân hiện lên
mang vẻ đẹp phồn thực căng tròn đầy sức sống, không kém phần nóng bỏng. Chẳng
hạn, ở tiểu thuyết “Miền hoang” mới ra cách đây không lâu của ông, người đọc cảm
thấy rạo rực trước vẻ đẹp của cô gái Miên tên Sa Ly “ánh trăng suông đổ tràn bờ vai
và hai bầu vú căng đầy”, bụng nõn, đùi non thon gọn, mông to tròn, làn da mịn màng
màu bánh mật. Hay theo dòng kí ức của nhân vật Tùng trong cuốn tiểu thuyết, cô gái
sống trong cái phum hoang mà đồng đội Tùng cho là Ma Lai cũng không kém phần nữ
tính, ngực căng đầy, khe ngực sâu, mông to. Vẻ đẹp ở những cô gái ấy làm ta nhớ đến
hình ảnh được khắc họa trên các đền đài Chăm- vũ nữ Apsara. Họ gần như lõa thể, với
hai bộ ngực căng tròn, hai cánh tay nõn nà điểm xuyến vòng, bắp tay, bắp đùi thon thả.
Vũ nữ Chămpa sống động ấy vượt lên trên vẻ đẹp thân xác. Mặc dù, những cô gái ấy là

người thuộc đất nước bạn nhưng vẫn phảng phất hình ảnh người phụ nữ Việt trong
sáng tác của ông . Ngoài ra, thấm đẫm các trang truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, vẻ
đẹp ấy cũng lung linh đầy mê mẩn bởi câu từ rất nghệ thuật nhưng không dung tục.
Hoàng hậu Ngọc Bình trong “Dị hương” như một “nữ thần Ponagar khỏa trần tắm
bên thềm giếng, thân thể ngọc ngà, đường cong mẩy nuột nà tưới đẫm trăng non”, “
một tay che hai trái tuyết lê căng mẩy, một tay che đám lông mu đen mượt”. Ta còn bắt
gặp các hình ảnh này khi đọc “Đồi con gái”, “Chuyến đi săn cuối cùng”, “Đêm mùa
hạ tuyết rơi”, “Lửa cháy trong rừng hoang”, tập tản văn “Đàn ông chọn khe ngực
sâu”…
Vẻ đẹp phồn thực ở mĩ nhân trở nên lung linh, hấp dẫn hơn khi Sương Nguyệt
Minh để thiên nhiên soi chiếu trên những đường cong đạt đến độ tuyệt vời ở họ. Có lúc
thì ngập tràn ánh trăng lấp lánh ( Miền hoang, Đồi con gái, Bên dòng Tonle Sap…), khi
thì để gió mơn man da thịt ( Giếng cạn, Người ở bến sông Châu…) hay để nước ướt
đẫm tấm thân tràn trề sức sống căng mẩy (Bên dòng Tonle Sap, Lửa cháy trong rừng
hoang…) Đỉnh cao hơn nữa là hoàng hậu Ngọc Bình, ít tác giả đặt bút viết thì lại được
Sương Nguyệt Minh dụng công xây dựng. Nàng xuất hiện bằng từ ngữ gợi hình đạt
đến độ nghệ thuật, nước quấn quanh, ánh trăng tưới đẫm lung linh và mùi hương tinh
túy tự nhiên từ nàng phát ra như là sự chắt chiu chọn lọc từ đất trời. Cái đẹp như hòa

2


cùng thiên nhiên, hay nói cách khác, nhờ thiên nhiên soi chiếu, mơn trớn mà cái đẹp
trở nên mê mị lòng người hơn.
Tác giả trân trọng từng nét đẹp ở nhân vật nữ của mình, dù là nhân vật chính
hay phụ, thoáng qua hay đậm nét. Lời văn không hề dung tục mà mang độ thẩm mỹ
cao. Qua vẻ đẹp phồn thực tràn đầy sức sống căng đầy ấy, người đọc thêm yêu các
nhân vật. Phẩm chất cao đẹp bừng sáng ở họ và dường như họ đẹp toàn vẹn hơn. Một
tâm hồn cao thượng ngự trị trong thân hình ngọc ngà mà Nguyễn Du trước đây đã từng
vẽ về nàng Kiều đạo nghĩa “Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. Những hình ảnh

gợi cảm thể hiện sự tôn trọng của tác giả về cái đẹp và người phụ nữ.
2.2. Thấm đượm tình yêu quê hương
Trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, tình cảm lớn nhất của mỗi nhân vật
nữ chính là tình yêu quê hương tha thiết . Từng nhân vật với cuộc đời, hoàn cảnh riêng
trong những không gian, số phận khác nhau đã bộc lộ rõ nét tình cảm thiêng liêng đó.
Tuy bên cạnh các nhân vật luôn tồn tại bến bờ quê hương là một số phụ nữ quên đi gốc
gác, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Nhưng ngòi bút của ông không phải là đanh đá lên
án họ mà nhìn ở con mắt thấu hiểu, thông cảm. Nhịp điệu hối hả của cuộc sống mới đã
làm thay đổi họ, nhất là qua tản văn “Đàn ông chọn khe ngực sâu” càng thể hiện rõ cái
nhìn đầy nhân văn từ người cầm bút khác giới. Lời văn ông như cánh tay che chở, giải
thích, đánh giá khách quan về người phụ nữ biến chất thời @. Tình yêu quê hương có
sức mạnh lay động, nâng đỡ tâm hồn. Dù cuộc sống trắc trở hay hạnh phúc, xa quê hay
gần quê thì những kí ức về quê hương luôn ngọt ngào, đem lại cảm giác yên bình.
Chính cảnh vật quê hương với dòng sông lặp đi lặp lại trong các tác phẩm và con đò,
mảnh đất, khí trời, cây cối, văn hóa thôn quê đã tạo nên những vóc người căng tràn sức
sống mang vẻ đẹp mặn mà về hình dáng lẫn phẩm chất. Hơn nữa chúng còn dệt thành
lời ăn tiếng nói, văn hóa đậm chất từng vùng miền. Tác giả đã đưa cái nhìn toàn vẹn
góc sáng và khuất của người phụ nữ về quê hương. Từ đó bộc lộ cách nhìn nhận vai trò
của quê hương trong việc nuôi sống tâm hồn phụ nữ từ xưa đến giai đoạn hiện đại sau
này.
2.3. Cô đơn trước cuộc đời
Đây là một đặc điểm thường xuất hiện ở nhân vật trong các tác phẩm sau thời
kỳ đổi mới. Khi có sự bùng cháy về ý thức cá nhân thì điều ấy thật dễ hiểu và nhất là
giai đoạn văn học này, nhà văn đã hướng ngòi bút chú ý đến đời sống nội tâm phong
phú của con người. Không mang tầm vóc lớn lao vĩ đại như trước, nhân vật được khắc
họa là những con người bé nhỏ bình thường. Nỗi cô đơn của những cô gái trẻ, người
chị, người mẹ…được tác giả Sương Nguyệt Minh để tâm cao độ. Vấn đề này ông khám
phá ở nhiều góc độ, hoàn cảnh, khoảnh khắc, trạng thái khác nhau. Nó vô cùng phong
phú và hấp dẫn đúng như câu “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Điển hình là
những nữ chiến sĩ ra đi từ tuổi đôi mươi xinh đẹp, lúc quay trở về với những tàn tích

trên người, người yêu thì lấy vợ, không thể hòa nhập với gia đình. Họ trở nên bơ vơ,
lạc loài. Nghe tiếng thở dài và ánh mắt nhìn xa xăm của nhân vật mà đau quặn thắt cả
lòng ( Người ở bến sông Châu). Không dừng lại ở đó, tác giả còn nói đến những nhân
3


vật tha hương nơi xứ người, vì một lí do gì đó họ lên thành phố. Chốn thị thành bon
chen, xô bồ làm méo mó dần bản tính ban đầu chân quê ở họ. Có người may mắn giữ
được và nhận ra điều quan trọng của đời mình nhưng cũng ít nhiều đã bị guồng quay
xã hội làm thay đổi, rơi vào bi kịch lạc chốn. Đó là một bà mẹ già nghèo theo con trai
lên thành phố, sự trưởng giả, khinh thường của cô con dâu và sự đớn hèn của người
con ruột đã làm bà buồn, cô đơn muốn về lại quê để sống. Hay những cô gái trẻ từ quê
lên thành phố mong đổi đời…Cuối cùng họ đều cảm thấy trống vắng trong tâm hồn.
Có những nhân vật cô đơn ngay chính trong ngôi nhà, bên người thân yêu của
mình, dù họ có đầy đủ vật chất. Lúc nào, họ cũng thích “một mình” vì không thấy ai
hiểu mình hoặc do mải mê chạy theo vòng luẩn quẩn của tiền bạc, danh lợi, sở thích cá
nhân mà quên đi mối quan hệ con người cũng cần nên xem trọng- tình cảm gia đình.
Một loạt các truyện ngắn thể hiện rõ điều đó như “Mùa trâu ăn sương”, “Ánh trăng
trong lò mổ”, “Đàn bà”, “Đồi con gái”, “Tiếng lục lạc trong đêm”…
Cô đơn trở nên một trạng thái tâm lí quen thuộc ở con người hiện đại. Điều này
chứng tỏ sự tinh nhạy của nhà văn họ Sương về cái tôi con người thuộc nhiều kiểu
nhân vật khác nhau trong xã hội. Sự cô đơn của các nhân vật thấm đẫm tâm hồn và
chứa đầy trong không gian, thời gian tác phẩm. Ông đã phản ánh điều này với sự xót
xa, đồng cảm, thấu hiểu, chỉ rõ đặc điểm nhân văn này.
2.4. Hòa kết phẩm tính truyền thống và hiện đại
Trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, như một sự cố ý, tác giả đặt hai nhân
vật nữ có nét tính cách trái ngược nhau gần kề để tô đậm vẻ đẹp truyền thống cũng như
thể hiện cái nhìn đầy cảm thông khi guồng quay xã hội, môi trường sống làm biến đổi
bản chất hiền lành sâu xa ở họ. Có nhiều truyện chỉ nói về một nhân vật nữ chính
nhưng vẫn phảng phất sự kết hợp giữa phẩm chất phụ nữ Việt truyền thống và hiện đại

Qua lời văn nhẹ nhàng, giàu cảm xúc, lần lượt các nhân vật nữ của ông không
chỉ đẹp về hình dáng bên ngoài mà còn về tâm hồn bên trong. Như những bông hoa cỏ
đồng nội hứng trọn tinh túy của đất trời, họ cũng vậy. Các nhân vật đa phần xuất thân
từ những làng quê thanh bình, yên ả thuộc vùng đồng bằng chiêm trũng miền Bắc
(Giếng cạn, Mười ba bến nước, Người ở bến sông Châu…) còn lại số ít đến từ vùng
sông nước miền Tây (Đêm nước nổi…) hay nền văn hóa Angkar rực rỡ Chăm-pa xứ
bạn (Miền hoang, bên dòng Tôn-lê Sáp…). Họ được viết bằng sự thấu hiểu từng trải
của nhà văn, có thể họ được lấy từ hình mẫu những người thân, bạn bè quanh tác giả
cũng có thể là con người nơi vùng đất mà ông từng sống, từng đi qua, từng chiến đấu.
Họ dịu dàng, giản dị, chịu thương, chịu khó, nhân hậu, vị tha, bao dung. Phẩm chất
truyền thống phụ nữ bao đời như ăn sâu vào từng ngỏ ngách tâm hồn họ. Cô gái câm
Sa Ly (Miền hoang) người Miên nhưng lại có nhiều điểm tương đồng về tính cách
truyền thống phụ nữ Việt. Cô luôn tận tụy chăm sóc tên Lục Thum chỉ xem cô là cấp
dưới hèn hạ, dụng cụ tiêu khiển thỏa mãn tính dục và quan tâm tên lính áo đen Pônpốt- kẻ dã man tàn bạo, mất tính người luôn đối xử tệ bạc với cô. Ngay cả người bên
kia chuyến tuyến là Tùng- tù binh Duol cũng được cô yêu thương hết lòng. Sự hi sinh,
nhẫn nhịn, “cưu mang”, vị tha của cô làm cho Tùng nói riêng và đọc giả nói chung
4


ngạc nhiên và ngưỡng mộ. Chính cái tên vô nhân đạo-lính áo đen hắc ám ấy lắm lúc
phải còn “thu mình”, nể nang, chột dạ. Nàng Sa Ly như bông hoa sen thơm ngát giữa
bùn lầy, mặc cho môi trường quanh cô đầy mùi tanh nồng của tội ác, dã man, bị số
phận trêu ngươi chà đạp nhưng vẫn đẹp lung linh dưới cái nắng chói chang của rừng
Miên hoang, khô cằn sỏi đá. Chính nhân vật thánh thiện này làm củng cố hi vọng, niềm
tin cho ba người đàn ông bên cạnh- Lục Thum, tên lính áo đen và tù binh Duol. Nhờ
thủ pháp trái ngược đó mà Sa Ly thêm yêu kiều, đạo đức hơn và giúp người đọc cảm
nhận tư tưởng tác giả gửi gắm. Sự thánh thiện nơi cô đã làm lay động những kẻ man
rợ- loại người mà đến nỗi thiên nhiên còn cay ghét, tuy nó ít ỏi không biến đổi được
bản chất tàn độc của Lục Thum và tên lính ấy nhưng đã phần nào cổ vũ tinh thần đậm
chất nhân văn của giới được mệnh danh là “liễu yếu đào tơ”. Ở thể loại truyện ngắn,

hình tượng nữ mang nét đẹp truyền thống cũng không kém phần nổi bật. Tác giả gây
ấn tượng cho người đọc với số phận phong phú của từng nữ nhân vật, từ cô gái du kích
tên Ngàn miền Tây hồn hậu (Đêm nước nổi), đến cô Bống em thôn quê dân dã hay
Teresa Mùi hiền lành, chân thật như mẹ Maria luôn làm tròn bổn phận làm chiến sĩ thời
chiến, làm vợ làm mẹ thời bình… Chiếm số lượng không nhỏ trong truyện ngắn ông là
những người mẹ, người chị đầy nhẫn nại, hi sinh đời mình để củng cố đời con cháu. Họ
luôn mong “hậu duệ’ cũng như người họ thương được hạnh phúc vẹn tròn. Mãi mãi
hình ảnh người đàn bà phong cùi với “bàn tay bàn chân cụt chỉ còn vài đốt” nhẫn nại
đóng gạch hi sinh vì con, mặc cho đứa con luôn ghẻ lạnh, hắt hủi. Đến khi chết, bà vẫn
chưa được nhận con và được gọi một tiếng “Mẹ” thân thương. Phải yêu và hiểu, Sương
Nguyệt Minh mới viết nên những câu chuyện xót xa, nhẹ nhàng mà thâm thúy như vậy.
Nhà văn đi sâu vào từng ngóc ngách trong tâm hồn, tìm ra những vẻ đẹp mà
chưa hẳn ai cũng thấy. Tác giả đặc tả các chi tiết, sự kiện diễn biến cuộc đời nhân vật
khiến họ trở nên lạ lẫm. Ông xoáy sâu vào đời sống cá nhân, các mối quan hệ riêng tư
và diễn biến tâm lí khát khao hạnh phúc rất đỗi đời thường. Cách viết truyện lồng ghép
giữa câu chuyện hiện thực với quá khứ và giọng điệu đa dạng đã giúp Sương Nguyệt
Minh xây dựng nhân vật nữ mang nét đẹp truyền thống sống động, vừa điển hình mà
cũng rất đời thường, gần gũi với đời sống. Tuy họ mang những nét đẹp chung của phụ
nữ Việt mà sâu thẳm vẫn phảng phất hương vị riêng của văn phong họ Sương.
Ngoài ra, hình tượng người phụ nữ trong văn Sương Nguyễn Minh còn toát lên
đặc điểm của phụ nữ thời hiện đại. Nổi bật ở các nhân vật này khi bị guồng quay xã hội
đương thời cuốn vào đó là sự tự thân giải quyết mọi tình huống rất cá tính và mạnh mẽ,
tự tin chấp nhận thử thách, khẳng định mình. Họ là những người có năng lực, “phong
độ” giữ vững, “lèo lái” đời sống bản thân mình. Có người theo hướng tích cực, phá
cách nhưng cái thiên lương vẫn còn giữ được hoặc ít ra vẫn nhận thấy những điều quan
trọng của đời người. Nhưng có trường hợp bị dòng chảy cuộc đời “tha hóa”, thay đổi
đến chóng mặt.
Nền kinh tế thị trường với những tác động mạnh mẽ của nó về mọi mặt đã làm
thay đổi chất truyền thống một phần không nhỏ nhân vật của ông. Người phụ nữ hiền
hậu dưới bóng tre xanh ngàn đời, nay trỗi dậy tìm đường sống với suy nghĩ hành động

5


ở chân trời mới. Khác với người mẹ khổ cực bất hạnh của nhân vật tôi trong “Những
ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, tìm đường ra thành phố mưu sinh do hoàn cảnh bức
bách, xô đẩy, bản thân họ không muốn rời xa quê hương, gia đình mình. Còn nhân vật
của nhà văn họ Sương tìm đường lên thành phố một cách chủ động, có ý thức. Trong
hành trình ấy, họ- những người chân yếu tay mềm vô cùng nghị lực, biết phải tách
mình ra sống đầy nỗ lực, thà “một phút huy hoàng rồi chợt tắt”, khẳng định bản thân
và thay đổi số phận. Như cô Gấm trong truyện “Mây bay cuối đường”, mặc dù rất yêu
làng quê nhưng cô nhận ra nơi cô sống bấy giờ thật tù túng, ngột ngạt, tầm thường. Cô
quyết định lên thành phố rực rỡ ánh đèn nhằm thay đổi cuộc đời. Cả hai người, cô và
chị cô ý thức rõ về điều này. Không chỉ có họ mà các nhân vật nữ khác trong truyện
“Đi qua đồng chiều”, “Sao băng lúc mờ tối”, “Giếng cạn”…đã được tác giả đi sâu
vào tâm trạng phức tạp của những cô nông thôn mơ ước đổi đời. Sự quyết liệt, giằng
xé, quẫy đạp nội tâm ở họ là một sự nổi loạn , muốn thoát khỏi bức tường tư tưởng
truyền thống, rào cản tâm lí. Có những ước mơ thành hiện thực nhưng thường phần
lớn mộng vỡ tan tành do họ chưa thoát khỏi nghĩa vụ, trách nhiệm với quê hương, gia
đình và hiện thực đời sống bởi “đời không như là thơ”.
Hơn thế nữa có nhiều người con gái toát lên sự tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán,
khẳng định mình. Bản lĩnh và thông minh, họ luôn làm chủ cuộc đời theo những gì họ
mong muốn. Ở họ đương nhiên vẫn còn mang những nét đẹp truyền thống tồn tại từ thế
hệ trước. Đó là chị chủ với kinh nghiệm làm trâu như thế nào là được, thế nào là chưa
đạt, muốn thịt trâu ngon phải làm ra sao…Hay qua dáng dấp cô gái Khơ-me Sa Von
nhưng ta vẫn thấy phảng phất vẻ đẹp cô gái Việt hiện đại thông minh, bản lĩnh, trả lời
người phỏng vấn theo cách riêng, lưu loát, khúc triết, hàm súc. Chính tác giả nhận xét
qua con mắt trải đời của người quản lí-Kiên “Sa Von mang phong cách trẻ trung, có
cái gì đó hơi nổi loạn phá phách của bọn trẻ Tây Âu”. Hay cô út Nga trong “Mùa nước
nổi” cũng vừa đậm đà hương quê vừa mang hơi hướm nội thành.
Bên cạnh đó, do thế lực của tiền, tình, danh vọng mà nhiều cô gái quê hay gốc

quê đánh mất chất hồn hậu, hiền lành vốn có trở thành những phụ nữ “tha hóa”, đua
đòi lố lăng, kệch cỡm. Nào là vì để thực hiện mục tiêu tác phẩm mình được nổi tiếng
và làm phim mà nhân vật “nàng” trong “Đêm mùa hạ tuyết rơi”lừa dối tình cảm của
hết người đàn ông này đến người đàn ông khác. Nàng với sắc đẹp và lời nói “ma thuật
ngọt ngào” làm đắm đuối bao người đàn ông nàng muốn lợi dụng. Nhân vật Bống chị
(Giếng cạn) vì ham giàu sang, phú quý mà phụ tình anh Lăng. Hay đáp lại tấm chân
tình của anh Mại bằng “cú đá bạc tình” không mảy may cắn rứt, “Chíp hôi” ( Chuyến
đi săn cuối cùng) đua đòi son phấn, quần áo hở hang, theo người đàn ông khác bỏ lại
sau lưng là anh Mại với sự đau đớn vì cuộc đời trẻ tuổi đã hai lần bị phụ bạc tình cảm.
Cuối cùng, những con người này đều rơi vào bi kịch lạc chốn, có nhân vật tác giả để
thời gian giúp ngộ ra chân lí nhưng cũng có một số người đã bị xã hội hiện đại biến đổi
đến tận cùng, trượt dài trên con dốc suy mòn đạo đức. Câu thơ Nguyễn Công Trứ được
nhắc đến trong truyện ngắn “Giếng cạn” làm ta thấy xót xa thấm thía:
“Em ra thành phố dần quên một thời…
6


Em tôi áo chẽn em tôi quần bò.”
3. Sức mạnh nghệ thuật của hình tượng người phụ nữ trong văn xuôi Sương
Nguyệt Minh
3.1. Lột hiện bi kịch “mười ba bến nước” của người phụ nữ
Một trong số các vấn đề quan tâm hàng đầu của Sương Nguyệt Minh là đề tài
chiến tranh với những bi kịch nó mang lại. Đối tượng hứng chịu mà ông tập trung xây
dựng nhiều hơn đó chính là những người phụ nữ. Qua các câu chuyện viết về giai đoạn
khói lửa, người đọc không chỉ tìm thấy những mối tình đẹp, phẩm chất cao thượng của
người phụ nữ mà còn thấu hiểu nỗi khổ cực của họ trong thời chiến và hậu chiến. Cái
nhìn của Sương Nguyệt Minh về chiến tranh rất khác biệt và sâu xa. Sự mất mát của
chiến tranh không dừng lại ở số người, số của ước tính được mà còn ở tổn thất tâm lí,
thương tật tâm hồn, những di chứng âm ỉ sau chiến tranh như sốt rét rừng, mảnh bom
đạn ghim vào người…Nhất là di chứng của chất độc màu da cam, ảnh hưởng đến

những đứa con vô tội, bi kịch gia đình, xã hội cũng từ đó sinh ra. Chắc có lẽ hình ảnh
cô Sao trong “Mười ba bến nước” sẽ ám ảnh người đọc. Chồng phải ra trận sau đêm
tân hôn không được trọn vẹn. Chị chờ chồng trong nỗi nhớ mong, khao khát hạnh
phúc. Sương Nguyệt Minh đã thể hiện một cách tinh tế sự đòi hỏi bản năng âm thầm
của người phụ nữ nông thôn xa chồng trong chiến tranh: “Có những đêm dài ghê gớm
tôi lục sục không ngủ. Nằm một mình ôm gối, nhớ chồng, trằn trọc chờ sáng. Tôi lôi
cái áo cũ của chồng ra ấp vào mặt, nỗi nhớ càng nôn nao, da diết hơn... Đêm đêm tôi
nằm tưởng tưởng ra đủ điều, vò áo ấp mặt tìm hơi chồng. Không chịu nổi lại đổ lúa
vào xay, xay đến sáng, hoặc múc nước khơi đổ ào ào tắm cho lửa lòng dịu đi...” . Đến
khi chồng chị về tưởng chừng như chị sẽ được hưởng hạnh phúc mà một người phụ nữ
luôn ấp ủ đó là được làm vợ, làm mẹ. Nhưng chị nào có giây phút được hưởng niềm
vui ấy. Năm lần sanh con- năm lần chị đau khổ vì con sanh ra là quái thai, cục thịt, phải
đem bỏ vào “liễn sành da lươn” chôn đi. Nỗi khổ chưa dừng ở đó khi buộc chị vào tình
thế tìm, lấy vợ mới cho chồng. Những tháng ngày chồng sống với vợ mới chị chỉ dám
nhìn từ xa ngôi nhà quen thuộc một thời. Hơn năm sau, vợ mới bỏ đi vì không chịu nổi
trước sự thật con sanh ra là quái thai. Chị Sao lại về vun vén, yêu thương, chăm sóc
chồng. Niềm ước ao chỉ là ao ước mà thôi. Hình ảnh “chiếc liễn sành da lươn” ấy cứ
chập chờn trong tác phẩm như tố cáo sự tàn ác của chiến tranh, cướp đi hạnh phúc giản
đơn của bao người. Đồng thời, ngay cả nhan đề, tác giả đã phần nào phản ánh số phận
người phụ nữ trong và sau chiến tranh. Họ không còn là “đời người con gái mười hai
bến nước, bến đục bến trong” mà là con số mười ba- Con số thiên về ý nghĩa tâm linh
người Việt. Con số xui xẻo, điềm gở đã dự báo và khắc họa số phận bảy nổi ba chìm
của cô Sao nói riêng và người phụ nữ Việt trước, sau chiến tranh nói chung.
Trong chiến tranh, tử thần có thể cướp mạng sống bất cứ lúc nào. Người phụ nữ
vừa đau nỗi đau thể xác vừa khốn khổ cả về tinh thần. Chết mấy lần không được, phải
sống nhưng sự sống đó cũng không khác nào cái chết. Điều này bắt gặp rất nhiều trong
tác phẩm ông, nhất là ở tiểu thuyết “Miền hoang” qua nhân vật Sa Ly. Cuộc đời cô như
thước phim quay chậm. Những ngày hạnh phúc tuổi thơ với cha mẹ lùi về miền kí ức
7



xa xôi, đau khổ hơn nửa đời người do chiến tranh đem lại dằn vặt cô. Ai có thể xóa đi
được nỗi bẽ bàng khi bị cưỡng hiếp, sợ hãi và tổn thương đến câm lặng, không được
xem là một con người thật sự ? Cô bị cướp mất quyền tự do, bị Ông Lớn Lục Thum bắt
kích dục để giảm đau đớn và tên lính áo đen đè ra thỏa mãn cơn “động cỡn” của mình.
Những giọt nước mắt rơi nóng hổi trên gò má, tiếng khóc tỉ tê rấm rứt bẽ bàng và đôi
mắt vô hồn nhìn xa xăm. Ngay cả dị tật không muốn trên người Sa Ly đã lên án bi kịch
mà chiến tranh mang lại. Hình ảnh cô gái với cái bụng “to kềnh kệnh” không biết của
ai được lặp đi lặp lại gần cuối tác phẩm như càng xoáy sâu vào bi kịch cuộc đời, rồi số
phận cô sẽ ra sao? Bằng kết thúc mở, Sương Nguyệt Minh để người đọc tha hồ tưởng
tượng nhưng chắc rằng sự khổ ải mà chiến tranh đem lại, cô sẽ không thể quên. Đó là
hình ảnh cha mẹ bị giết ra sao, cuộc đời cô trải qua những việc gì. Cái nhìn đa chiều
của ông bao quát luôn số phận của người phụ nữ bên kia chuyến tuyến phần nào toát
lên được ý nghĩa phê phán hiện thực của ông. Trong chiến tranh, giới nữ dù là bên địch
hay ta đều sẽ chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng, sâu sắc.
Hơn nữa, số phận con người trong và sau cuộc chiến đã được Sương Nguyệt
Minh đặt trong mối tương quan với cuộc sống hôm nay. Từ đó giúp ta hiểu rõ bi kịch
của người phụ nữ, số phận con người và ghê sợ những trận chiến ác liệt.
Trước hết là về bi kịch cộng đồng, có những vùng quê vẫn còn hủ tục lạc hậu,
cổ hủ, mê tín, thói ghen ăn tức ở, đố kỵ, ganh đua đã làm khổ bao người con gái.
Chuyện gái không chồng mà chửa hay ngoại tình bị cạo trọc bôi vôi, thả bè chuối trôi
sông được nhắc đi nhắc lại trong các tác phẩm của ông. Hay có nhiều làng mê tín rằng,
có dịch bệnh xảy ra hay thất mùa đói kém là do người phụ nữ đẹp trong làng, còn gọi
là “Ma Lai”. Lối suy nghĩ cổ hủ coi thường giống cái, xem từ con vật đến ấn định ở
loài người rằng giống cái là loài phản trắc,…Chúng đã làm tang thương, khổ ải biết
bao số phận con người. Truyện “Mười ba bến nước”, “Chuyến đi săn cuối cùng”, tiểu
thuyết “Miền hoang”,…minh chứng điều đó. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường len
vào từng xóm làng, gia đình,…gây méo mó cả đời sống tinh thần lẫn vật chất mà người
chịu ảnh hưởng sâu sắc chính là những người phụ nữ.
Tiếp theo là bi kịch cá nhân, tùy vào hoàn cảnh, số phận mà mỗi nhân vật có

một cái khổ khác nhau. Nhưng quy chung lại bi kịch ấy nảy sinh khi những khát vọng
ở họ và người thân quanh họ không vượt qua được cám dỗ của đồng tiền, danh lợi, sở
thích,…Cuối cùng họ phải trả cái giá quá đắt, bị cướp mất hạnh phúc khi kẻ thứ ba
xuất hiện (Đàn bà, Tuổi thơ của con ở đâu,…), thấy cô đơn không tìm ra được sự đồng
cảm trong chính người chồng của mình (Đồi con gái, Ánh trăng trong lò mổ,…).
Xã hội theo thời gian đổi thay từng ngày từng giờ rồi sẽ xuất hiện nhiều tấm bi
kịch mới. Mỗi bi kịch như là một thử thách với người phụ nữ. Nếu vượt qua được thì
phẩm chất ở họ càng sáng ngời hơn. Nhưng dù là phản ánh những cảnh đời bất hạnh
song tác phẩm của ông luôn chứa chan niềm hi vọng và tình người. Chúng làm ta nhớ
đến Tim O’Brien - nhà văn Mĩ đã từng nói: “Các truyện viết về chiến tranh thực chất
không phải bao giờ cũng viết về chiến tranh…Truyện chiến tranh giống như bất kỳ
truyện hay nào, rốt cuộc là viết về trái tim con người”. Đó cũng chính là điểm mới mẻ
8


trong truyện ngắn viết về chiến tranh thời hậu chiến của Sương Nguyệt Minh đã mang
lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Tác giả khắc họa thành công các nhân vật nữ với số phận bất hạnh khác nhau do
bi kịch từ cộng đồng, cá nhân mang lại. Từ đó thể hiện sự cảm thông sâu sắc với họ.
Đồng thời, kết thúc mở và hình ảnh ẩn dụ trong truyện luôn đưa ra những con đường,
suy nghĩ mới đã làm bừng tỉnh niềm hi vọng vào tương lai sáng sủa, tốt đẹp hơn.
3.2. Đổi mới cách nhìn, cách viết về một đề tài giàu tính truyền thống
Cặp mắt quan sát thấu hiểu của Sương Nguyệt Minh đã tìm hiểu rõ ràng, kĩ
lưỡng về đời sống, đặc điểm sinh lý cũng như suy nghĩ của phụ nữ Việt. Nhiều nghệ sĩ
bất ngờ trước cái nhìn toàn vẹn của ông, nhất là phụ nữ. Đạo diễn Đặng Thái Huyền đã
nhận xét “Tôi- người đang ở lứa tuổi “đàn bà ba mươi như lửa cháy” cảm thấy bối rối
khi nghĩ: Nếu đàn ông ai cũng lọc lõi, đanh đá, ngoa ngoắt, thâm thúy và hiểu rõ đàn
bà như Sương Nguyệt Minh thì phụ nữ chúng tôi hạnh phúc hay bất hạnh nhỉ?”. Ông
hiểu rõ cá tính mạnh mẽ, khao khát khẳng định mình và khi nói đến người phụ nữ bị
đời sống xã hội làm thay đổi bản tính cũng bằng sự cảm thông chân thành. Ông viết ra

để người đọc hiểu hơn về thế giới nội tâm của những con người khó đoán được này,
chứ không để bới móc, đả kích sâu cay. Qua giọng văn nhẹ nhàng, tình cảm, tác giả
không bộc lộ lời nhận xét trực tiếp. Đa phần là do lời các nhân vật trong tác phẩm nhận
xét về người phụ nữ ấy và đồng thời qua suy nghĩ, lời nói, hành động nhân vật mà ta
nhận ra vẻ đẹp phẩm chất sáng ngời ở họ. Một người mẹ hi sinh cả cuộc đời cho con
(Tiếng lục lạc trong đêm), người vợ thương chồng, biết lo nghĩ cho người khác
(Mườiba bến nước), một cô gái quê với tình cảm nồng hậu, luôn biết ơn người làm ơn
(Giếng cạn)…Những tác phẩm của ông đã tạc thành công bức tượng đồng phẩm chất
truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Hầu như nét đạo đức nào ở phụ nữ Việt đều
cũng được nói đến trong tác phẩm ông.
Cái mới ở ông chính là nhìn nhận con người bản năng ở phụ nữ. Họ không chỉ
để dựng lên như bức tượng của phẩm chất siêu việt mà họ còn là những con người với
khao khát đời thường. Yêu và được yêu đề cập như một bản tính tất yếu, ngay cả tính
dục, ân ái cũng được nhà văn nói rõ một cách nghệ thuật và đầy ẩn ý. Tuy thực nhưng
không hề tục. Phải nhận định rằng, tình dục là một phần của cuộc sống, hạnh phúc hay
khổ đau, kiềm chế hay bộc lộ đều là cách thức để con người khẳng định sự tồn tại của
mình. Cần nói đến ở đây là truyện ngắn “Dị hương” nói về mối quan hệ giữa Nguyễn
Ánh và Ngọc Bình công chúa được khai thác trên khía cạnh tính dục. Hình ảnh của họ
được viết không phải để bôi xấu sự thật lịch sử mà là cái nhìn nhân văn của tác giả. Hai
nhân vật hiện lên với những khát khao cháy bỏng về một cuộc sống bình thường, trần
tục như bao người. Chất sex được thể hiện trong truyện đã bộc lộ cái nhìn thấu hiểu
phụ nữ toàn diện.
Bên cạnh đó, sự đổi mới còn thể hiện trong cách viết của ông vì chính nhờ nó
mà hình tượng người phụ nữ sinh động hơn. Đầu tiên là yếu tố kết cấu. Vấn đề này
trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh rất đa dạng. Nhìn chung có ba kiểu ông dùng
nhiều nhất gồm kết cấu truyện lồng trong truyện, kết cấu đảo lộn thời gian tuyến tính
9


và kết cấu mở. Mỗi dạng có tác dụng riêng biệt góp phần khắc họa thành công nhân

vật. Với sự lồng ghép các mảnh cốt truyện với nhau, nhất là các tác phẩm viết về đề tài
chiến tranh, có cái nhìn xuyên từ hiện tại đến quá khứ giúp phản ánh sâu sắc số phận
người phụ nữ. Mẩu chuyện ở quá khứ thì tươi đẹp còn hiện tại lại khắc nghiệt, đau khổ.
Đó là hình ảnh cô Mây trở về sau chiến tranh. Cô đeo một chiếc ba lô bạc màu toòng
teng ở một bên vai, teo tóp, xơ xác, cụt một chân, chống nạng thập thễnh bước thấp
bước cao trên bờ đê ngàn ngạt gió. (Người ở bến sông Châu). Còn đâu cô Mây trước
đây tóc dài bén gót chân, xinh đẹp nhất làng. Đôi khi sự kết hợp giữa truyện và thơ
trong văn bản làm chất trữ tình như thấm đẫm hơn (Giếng cạn, Miền hoang,…) và giúp
người đọc nhận ra sự đan cài giữa phẩm chất truyền thống và hơi thở thời đại ở nhân
vật nữ. Bên cạnh đó, kết cấu đảo lộn thời gian tuyến tính có sự trộn lẫn quá khứ, hiện
tại, tương lai. Nó phụ thuộc vào dòng ký ức, tâm trạng nhân vật và ý đồ sáng tác của
nhà văn nhằm tô đậm hiện thực phản ánh trong tác phẩm và dòng suy nghĩ miên man,
tính cách đối tượng nữ đầy phức tạp về mặt tâm lí. Cuối cùng, để người đọc có sức
thỏa trí tưởng tượng, nhà văn dùng lối kết cấu mở để ngỏ phần cuối thiên truyện. Từ
đó, làm phong phú hơn ý nghĩa tác phẩm qua nhân vật.
Cũng như bao nhà văn cùng thời, cốt truyện được sắp xếp theo trật tự tuyến tính
được tác giả sử dụng thành công. Truyện theo mạch trình bày, thắt nút, phát triển, cao
trào, mở nút rất chặt chẽ. Kiểu này được thể hiện ở nhiều mảng đề tài khác nhau của
ông. Nhân vật nữ trong tác phẩm bị đẩy đến cao trào và bộc lộ rõ tính cách mình ( Trò
đời, Giếng cạn,…). Tuy nó không mới nhưng sự giản dị, mộc mạc, chân thật từ đó phát
huy và đương nhiên hiện thực cuộc sống, số phận người phụ nữ cũng bộc lộ mạnh mẽ
hơn. Ngoài ra, một loại cốt truyện phổ biến trong văn học hiện đại- cốt truyện tâm lí
thể hiện qua “Đêm thánh vô cùng”, ‘Mây bay cuối đường”,…miêu tả diễn biến tâm
trạng các nữ nhân vật. Nhất là sự hài hòa giữa cảnh vật và tình người được chú ý càng
làm cho không gian nhuốm màu tâm trạng.
Hiện thực cuộc sống phong phú, đa dạng thông qua nhiều tình huống khác nhau
trong tác phẩm. Bản chất, tính cách nhân vật được bộc lộ, khẳng định qua tình huống
kịch tính. Loại tình huống này còn thu hút đọc giả khám phá thiên truyện nhằm nắm
bắt tâm lí nhân vật, dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nó được thể hiện nhiều trong “Đàn
bà”, “Dị hương”,…Bên cạnh đó, tình huống tương phản, éo le giữa những “đôi đũa

lệch” (Ánh trăng trong lò mổ, Những vùng trời của họ,…), ngoại tình bất đắc dĩ
(Đồi con gái, Người ở bến sông Châu,…) cũng đã nhấn mạnh tư tưởng tác giả và khắc
họa số phận nhân vật. Hơn thế nữa, rất mới mẻ, nhà văn để nhân vật trong tình huống
tự nhận thức chân lí để câu chuyện trở nên sống động và thực hơn (Chuyến đi săn cuối
cùng, Miền hoang,…).
Về không gian, nổi bật lên trong các tác phẩm ông là không gian bối cảnh và
không gian huyền ảo. Bối cảnh thường là một vùng quê hài hòa đẹp và thơ mộng, là
nơi nuôi dưỡng tâm hồn nhân vật. Từ nó mà bi kịch người phụ nữ được khai thác và số
phận họ cũng được nói đến toàn vẹn hơn. Ngoài ra, qua không gian huyền ảo của “Dị
hương” ( mùi hương trên người hoàng hậu Ngọc Bình, cảnh ân ái giữa vua Gia Long
10


và hoàng hậu…), Mười ba bến nước (câu chuyện xoay quanh thuồng luồng)… người
đọc hiểu rõ hơn về dòng cảm xúc nhân vật và tạo nên cái nhìn mới mẻ với những vấn
đề tưởng chừng như quen thuộc. Đồng thời, thấy được sự trân trọng và hiểu thấu tâm lí
phụ nữ ở các góc nhìn sâu kín của tác giả.
Tiếp theo, thời gian hiện thực và thời gian tâm lí nhân vật được tác giả chú ý.
Khoảng thời gian hiện thực xác định có lúc gợi sự nhàm chán, trầm lắng khi thì cuộn
trào sôi động. Tốc độ diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào định mức trên. Tác dụng
mà thời gian này đem lại là phô ra tâm trạng nữ nhân vật gắn với nhịp sống cuộc đời.
Từ đó mối quan hệ cuộc sống và họ thêm ý nghĩa. Một dạng thức nữa- thời gian tâm lí
được quan tâm khi diễn biến của nó ảnh hưởng bởi trạng thái, suy nghĩ miên man,
“sâu sắc như cơi đựng trầu” của các cô, các bà trong tác phẩm. Ngoài ra, ở một số
sáng tác khác, dòng thời gian vụt qua nhanh nhằm thể hiện guồng quay xã hội, thái độ
hối hả, cuống quýt của nhân vật ( Mùa trâu ăn sương,…). Hay nhằm đem người đọc
hòa vào cảm xúc xúc của các nữ mà cảm thông, xót xa hay trầm trồ, thán phục tác giả
để thời gian chầm chậm trôi (Miền hoang, Đêm làng trọng nhân). Ngoài ra, dòng thời
gian quá khứ-hiện tại ( Đêm mùa hạ tuyết rơi,…), hiện tại-quá khứ ( Đêm nước nổi,…)
bộc lộ, giải thích tính cách con người và tâm trạng đầy phức tạp, bí ẩn của hình tượng

này. Qua không gian, thời gian đậm chất riêng biệt, nhà văn đã khẳng định nét độc đáo
của mình. Nhờ hai yếu tố này một lần nữa ý thức về sự tồn tại nhân vật nữ càng được
nhấn mạnh.
Cảm xúc của tác phẩm thể hiện rõ nét ở giọng điệu và mỗi nhà văn mang phong
cách về nó khác nhau, Sương Nguyệt Minh cũng vậy. Tác phẩm ông thể hiện sự đa
dạng về giọng điệu. Giai đoạn đầu, giọng điệu trữ tình giữ vai trò chủ đạo trong văn
ông. Nó được tạo nên từ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, bối cảnh thiên nhiên thơ mộng
chất chứa nỗi lòng, nhân vật đa sầu, đa cảm trước cuộc đời, kết thúc mở hướng đến
tình người và những đoạn văn giàu cảm xúc xen lẫn thơ chứa đựng triết lí sâu xa.
Giọng điệu này được ông sử dụng nhiều khi nhắc đến vẻ đẹp truyền thống của người
phụ nữ Việt. Đến các tác phẩm sau này, vấn đề này trong văn ông có sự thay đổi, việc
đan cài giọng triết lí khách quan và mỉa mai, giễu nhại đã góp phần làm cho tác phẩm
nhất là nhân vật gần hơn với hiện thực cuộc sống. Tính cách nhân vật trở nên sinh
động, khía cạnh cuộc đời từ đó cũng được sáng tỏ, khác biệt. Ẩn sau loại giọng điệu
này, tính cách của người phụ nữ hiện đại như lộ ra một cách rõ ràng, không có gì chối
cãi được ( Đàn ông chọn khe ngực sâu).
4. Kết luận
Hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm Sương Nguyệt Minh là những nhân vật
được khai thác đầy đủ cả về nhân hình, nhân tính và số phận. Họ vừa mang đặc
điểm chung của giới vừa có tính cách riêng.
Mỗi nhân vật được đặt trong các tình huống khác nhau và ngày càng được tác
giả khai thác sâu, mới mẻ hơn những mặt con người đời thường, biến nhân vật trở
nên đối tượng hấp dẫn, thu hút. Sự đan cài phẩm chất truyền thống và tính cách
hiện đại ở hình tượng này làm ta hiểu thêm về thế giới phụ nữ đầy bí ấn.
11


Người phụ nữ trong tác phẩm Sương Nguyệt Minh được xây dựng thành công là
do sự sáng tạo và tinh ý của tác giả khi lựa chọn thủ pháp nghệ thuật thích hợp, độc
đáo. Nhờ các yếu tố cốt truyện, kết cấu, tình huống, không gian thời gian nghệ

thuật, giọng điệu trần thuật vừa truyền thống vừa mới mẻ, trong ngôn ngữ mộc
mạc, giản dị, nhà văn đã mang nhân vật nữ gần với đọc giả và truyền đạt trọn vẹn ý
tưởng của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Minh Đức(chủ biên) (1995), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
2. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn

học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

dục.
Nguyễn Văn Long (2006), Văn học Việt Nam sau 1975- Những vấn đề
nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục.
Sương Nguyệt Minh (2009), Dị hương, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
Sương Nguyệt Minh (2013), Đàn ông chọn khe ngực sâu, Nxb Văn học, Hà
Nội.
Sương Nguyệt Minh (2011), Đêm thánh vô cùng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
Sương Nguyệt Minh (2014), Miền hoang, NXB Trẻ, Tp. HCM.
Trần Đình Sử (1992), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.
Trần Đình Sử (1992), Thi pháp học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12




×