Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC MARKETING HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.49 KB, 8 trang )

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC MARKETING
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Giới thiệu sơ lược về Học viện
Học viện Quản lý giáo dục có chức năng đào tạo Cử nhân các
chuyên ngành Tâm lí học, Giáo dục học, Công nghệ thông tin, Quản lý
giáo dục và Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
I - NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

1. Nghiên cứu môi trường của Học viện
Môi trường của Học viện là tập hợp các yếu tố không thuộc Học viện
nhưng có ảnh hưởng tác động qua lại với Học viện, gồm :
1.1. Môi trường vĩ mô
a) Môi trường chính trị pháp luật


Nghị quyết định Đại hội Đảng VIII, IX, X chủ trương xã hội hoá
các lĩnh vực văn hoá xã hội, trong đó có giáo dục; phát triển nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với nhiều thành phần
kinh tế ; đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế.



Nghị quyết 09/ CP về nhà giáo và cán bộ quản lý



Luật Giáo dục 2005 quy định về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.



Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội


hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.



Chiến lược phát triển giáo dục 2000 - 2010.



Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Học viện đào
tạo trình độ Cử nhân và Thạc sỹ.

b) Môi trường kinh tế


Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng GDP giữ ổn
định.



Nhu cầu học tập, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ ngày một tăng. Đào tạo Sau Đại học vừa là nhu cầu vừa là yêu
cầu của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội... để
đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đất nước trong giai đoạn phát
triển.



Chuyển đổi cơ chế từ quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
1





Việt Nam đã gia nhập WTO, trong đó có cam kết hợp tác quốc tế
về giáo dục.

c) Môi trường văn hoá - xã hội


Xu thế xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt
đời đang được thực hiện ở Việt Nam là môi trường thuận lợi đáp
ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ.



Nhận thức vấn đề học tập của mỗi cá nhân được nâng cao, học
tập với phương châm “Học để biết, học để làm, học để làm người,
học để cùng chung sống”.

1.2. Môi trường tác nghiệp
a) Người tiêu dùng:
Nhu cầu học tập, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
đang ngày càng tăng cao. Đào tạo Thạc sỹ đang phát triển mạnh, thu hút
số lượng lớn đội ngũ cán bộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường
học... học tập nâng cao trình độ.
Đào tạo cử nhân là một nhu cầu hết sức cấp thiết đối với các cơ sở
giáo dục cũng như cơ quan quản lý giáo dục vì vậy việc thu hút nhiều học
sinh có nguyện vọng học tập về quản lý giáo dục, tâm lý học giáo dục,
giáo dục học và công nghệ thông tin trong giáo dục.

b) Các cơ quan nhà nước: Các cơ quan, tổ chức Nhà nước quan tâm
và tạo điều kiện cho việc đào tạo nhân lực về các chuyên ngành Học viện
đào tạo.
c) Nhà cung cấp: Một số trường Đại học chuyên ngành, các Viện đã
có chương trình đào tạo Sau Đại học, nhưng chưa nhiều, trong số đó có 2
loại :


Đối thủ cạnh tranh: Các trường Đại học Sư phạm, các Học viện
và Viện nghiên cứu,



Đối tác: Các Trường đại học Sư phạm, các Viện nghiên cứu trên
phạm vi cả nước.

d) Nhà phân phối: Các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị, xã hội,
các cá nhân có nhu cầu đào tạo bậc cử nhân và thạc sỹ.

2


2. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và đối tác
a) Các đối thủ cạnh tranh về đào tạo Thạc sĩ:





Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường đại học Giáo dục
Trường Cán bộ quản lí giáo dục Hà Nội
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

b) Đối thủ cạnh tranh đào tạo cử nhân:
-

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

3. Khách hàng tiềm năng


Học sinh tốt nghiệp THPT



Cán bộ quản lý giáo dục



Cán bộ các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội.



Giáo viên đã tốt nghiệp hệ cao đẳng của Ngành giáo dục.

4. Cách thức nghiên cứu thị trường
Thu thập thông tin về thị trường giáo dục



Lập phiếu điều tra gửi các cơ quan, đơn vị có liên quan.



Làm việc với các Trường Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề, THPT...
để nắm được nguyện vọng, nhu cầu học tập.



Xử lý các thông tin đã thu thập được bằng phương pháp thống kê
toán học.

II - PHÂN TÍCH SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA HọC VIệN

1. Điểm mạnh


Có đội ngũ giảng viên là các Phó giáo sư, Tiến sĩ, các Nhà nghiên
cứu Khoa học giáo dục đầu ngành của cả nước.



Nội dung chương trình đào tạo hiện đại, cập nhật thông tin, phù
hợp với mục tiêu đào tạo.



Phương pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến, tiếp cận với phương
pháp giảng dạy mới.




Hình thức đào tạo linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của người vừa
học, vừa làm.



Mức đóng góp học phí thấp.

3


2. Điểm yếu


Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho
việc nghiên cứu, học tập hạn chế.



Ký túc xá chưa đáp ứng được nhu cầu người học.



Không gian học tập hạn hẹp.

III - XÁC ĐỊNH NHU CẦU KHÁCH HÀNG

1. Khách hàng cấp 1 (người học)



Người học muốn trang bị kiến thức, kỹ năng thái độ học tập và
năng lực nghề nghiệp.



Người học mong muốn được nâng cao trình độ học vấn, đáp ứng
yêu cầu phát triển nghề nghiệp.



Có bằng cấp.

2. Khách hàng cấp 2 (người sử dụng người học)
Các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các cơ sở đào tạo
trong hệ thống giáo dục mong muốn tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả
những học viên đã được đào tạo tại Học viện.
IV - CÁC GIẢI PHÁP QUẢNG BÁ

1. Quảng cáo, quảng bá qua các sự kiện
Mục đích : Cung cấp thông tin về Học viện tới công chúng, nhấn
mạnh tới các thế mạnh, Thương hiệu của Học viện.
Phương tiện :
-

Xây dựng Website

-

Đăng bài trên các Tạp chí giáo dục, Thông tin giáo dục, ...


-

Tổ chức các Hội nghị, hội thảo khoa học, semina ...

- Đăng trên cuốn “nhưng điều cần biết về tuyển sinh CĐ, ĐH và
Trung cấp chuyên nghiệp” của Bộ GD&ĐT.
- Gửi thông báo tuyển sinh Thạc sỹ về các cơ sở giáo dục, cơ quan
quản lý giáo dục trong cả nước.
2. Phương pháp khảo sát thực tế
Đến các cơ sở giáo dục để tìm hiểu nhu cầu đào tạo, phối kết hợp
liên kết đào tạo.
4


V - TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC MARKETING

Nội dung : Tiến hành kế hoạch hành động nhằm thực hiện các giải
pháp quảng bá.
Thành lập Bộ phận marketing với các chức năng :


Marketing giới thiệu các sản phẩm giáo dục của Học viện cho các
đối tượng trong và ngoài Học viện.



Tư vấn các chuyên ngành học phù hợp cho những người quan
tâm.


Cơ cấu nhân sự Bộ phận Marketing :


Đơn vị chủ trì : Học viện Đào tạo



Các đơn vị phối hợp : Học viện Tổ chức, hành chính.



Các chuyên gia, tư vấn

Kế hoạch marketting :

5


Các giải pháp

Tập huấn
marketing

Quảng cáo

Nội dung


Quán triệt nội dung quảng cáo
đến từng thành viên bộ phận

marketing.



Thông báo nội dung marketing
cho toàn thể CBCNV Phòng và
Viện.



Xây dựng Website, cung cấp Cung cấp đầy
thông tin cập nhật
đủ thông tin
đến các
Đăng bài trên các Tạp chí thông
khách hàng
tin Quản lý giáo dục
có nhu cầu
Gửi thông báo tuyển sinh






Tổ chức các hội nghị, hội thảo,
semina.
Tham gia các Hội nghị của Ngành

Thời gian


Nắm vững
thông tin
quảng cáo





Quảng bá qua
các sự kiện

Họp cán bộ làm marketing lấy ý
tưởng, xây dựng nội dung quảng
cáo, lập mẫu quảng cáo.

Mục tiêu

Thường
xuyên

Thông tin đến Thường
các khách
xuyên
hàng tiềm
- Định kỳ
năm

Tài liệu


Phối hợp thực hiện

Các tờ rơi giới
thiệu về
Học viện

Phòng TCCB,

Các công văn
thông báo tuyển
sinh, tờ rơi giới
thiệu

Văn Phòng

Tài liệu
thiệu

giới

Danh sách một
số cựu học viên

Văn Phòng

Trung tâm CNTT
Tạp chí QLGD

Phòng TCCB
Văn Phòng

Phòng QLKH
Trung tâm CNTT

6


Khảo sát thực
tế



Đến các cơ sở giáo dục, cơ quan
quản lý giáo dục

Thông tin về
nhu cầu học
tập của khách
hàng tiềm
năng

Định kỳ
hàng năm

Bảng hỏi, phỏng
vấn

Viện nghiên cứu
KHQLGD
Văn phòng; Phòng
TCCB


7


Mục tiêu : đánh giá sản phẩm đào tạo của Phòng và quá trình hoạt
động marketing, trên cơ sở đó chỉ ra được những nội dung cần điều
chỉnh, bổ sung, cải tiến.
Nhiệm vụ :
-

Giám sát và đánh giá bản thân sản phẩm và dịch vụ của Phòng.

-

Giám sát và đánh giá quá trình marketing.

1. Giám sát và đánh giá sản phẩm, dịch vụ của Phòng


Số học viên cuối khoá so với số học viên nhập học đầu khoá (%)



Số học viên đăng kí thi qua các năm (so sánh sự tăng trưởng).



Số học viên sau khi học xong được đề bạt, bổ nhiệm, tăng lương...




Mức độ hài lòng của đơn vị, cơ quan sử dụng học viên đã được
đào tạo tại Phòng.



Số học viên tốt nghiệp Thạc sĩ được chuyển tiếp nghiên cứu sinh
(%).

2. Giám sát và đánh giá quá trình marketing




Các bước của quá trình marketing có được thực hiện đúng kế
hoạch hay không (tiến độ thực hiện, kết quả từng giai đoạn...) :


Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Phòng với các đối thủ
cạnh tranh



Sự đáp ứng mong muốn của học viên

So sánh lợi ích, hiệu quả của việc marketing : kết quả so với khi
chưa có chiến lược marketing nhằm mục đích sửa đổi chiến lược
cho phù hợp hơn.

Phương pháp đánh giá :



Giám sát thường xuyên các hoạt động marketing.



Thăm dò, điều tra đối với các học viên đã tốt nghiệp.



Tổ chức hội thảo góp ý về chất lượng đào tạo của Phòng.

Lực lượng đánh giá :


Thành lập nhóm giám sát (cán bộ Phòng, phòng TCCB, ...)



Thuê các cơ quan có nghiệp vụ cùng tham gia vào quá trình đánh
giá để mang tính khách quan.
8



×