1
2
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
vị. Tác giả đặt ra câu hỏi làm thế nào để tăng cường chất lượng hệ thống thông
tin kế toán trong các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu cở lý luận và thực tiễn về tổ chức hạch toán
kế toán trong các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN đó đề suất các giải
pháp phù hợp nhằm hoàn thiện tổ chức HTKT trong các đơn vị SNCL thuộc
Tổng cục ĐC&KSVN.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tổ chức
hạch toán kế toán trong các Liên đoàn và các trung tâm trực thuộc Tổng cục
ĐC&KSVN
Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu về tổ
chức HTKT trong các Liên đoàn, Trung tâm thuộc Tổng cục ĐC&KSVN dưới
góc độ kế toán tài chính. Cụ thể như sau:
- Khảo sát, nghiên cứu về tổ chức bộ máy kế toán trong các Liên đoàn,
Trung tâm thuộc Tổng cục ĐC&KSVN.
- Khảo sát, nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các Liên
đoàn,Trung tâm thuộc Tổng cục ĐC&KSVN gồm các nội dung: tổ chức chứng
từ kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức sổ kế toán, tổ chức báo
cáo kế toán và tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán.
Về thời gian nghiên cứu:Luận án tập trung khảo sát, thu thập các tài liệu
về tổ chức HTKT trong các Liên đoàn, Trung tâm thuộc tổng Cục ĐC&KSVN
năm 2013.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
như: phương pháp điều tra, phân tích, hệ thống hóa; phương pháp khảo sát, ghi
chép; phương tổng hợp, phân tổ thống kê; phương pháp quy nạp, diễn giải, so
sánh; phương pháp thực chứng… để nghiên cứu, phân tích, đánh giá, trình bày
các vấn đề có liên quan đến tổ chức HTKT trong các đơn vị SNCL thuộc Tổng
cục ĐC&KSVN.
Luận án cũng vận dụng các phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên cứu
như: phương pháp quy nạp, diễn giải, so sánh, phương pháp thống kê để phân
tích các vấn đề lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó đánh giá và ra kết luận, từ đó
đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp và khả thi.
1.6. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Tổ chức hạch toán kế toán khoa học và hợp lý góp phần cung cấp hệ
thống thông tin kế toán một cách hữu ích và hiệu quả phục vụ cho việc quản lý
và điều hành hiệu quả hoạt động kinh tế tài chính diễn ra trong các đơn vị, tổ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán là một trong những công cụ quản lý có hiệu lực được sử dụng
trong các đơn vị SNCL để quản lý tài sản, quản lý quá trình tiếp nhận, sử dụng
và quyết toán các nguồn kinh phí. Để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý
đắc lực ở các đơn vị SNCL, thì vấn đề tổ chức công tác kế toán hợp lý và khoa
học là một trong những công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu giúp các đơn vị
SNCL sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí của đơn vị.
Trong những năm qua, hệ thống kế toán nhà nước nói chung hay kế toán
trong các đơn vị HCSN nói riêng đã có nhiều đổi mới, điều chỉnh phù hợp với
các sách đổi mới về quản lý kinh tế, tài chính. Tuy nhiên, công tác toán kế toán
tại các đơn vị SNCL nói chung và các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN
còn tồn tại một số bất cập về tổ chức hạch toán và quản lý TSCĐ trong đơn vị
còn nhiều lúng túng, tổ chức bộ máy kế toán ở một số đơn vị chưa thực sự phù
hợp với đặc điểm, qui mô và điều kiện quản lý của đơn vị. Tổ chức hệ thống tài
khoản, tổ chức hệ thống sổ và tổ chức hệ thống báo cáo cũng như việc ứng dụng
công nghệ thông tin chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu quản lý. Sự bất cập
trong công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến công
tác quản lý tài chính và chất lượng cung cấp dịch vụ công của các đơn vị này.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn, tác giả nghiên cứu và quyết định
chọn đề tài: '' Tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam’’
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
(i) Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tổ chức hạch toán kế toán trong
các đơn vị SNCL.
(ii) Khảo sát và phân tích thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các
đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN.
(iii) Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị
SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN.
(iv) Đề xuất một số giải pháp trên hai góc độ hoàn thiện khuôn khổ pháp
luật liên quan đến kế toán cho phù hợp với đặc thù hoạt động, cơ chế tự chủ
theo yêu cầu mới và tổ chức thực hiện hạch toán kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc Tổng cục ĐC & KSVN.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn cho thấy hệ thống thông
tin kế toán là một trong những công cụ quản lý hữu ích giúp cho các nhà quản
lý trong các đơn vị SNCL có thể quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí,
vốn, quỹ trong đơn vị cũng như quản lý và sử dụng các tài sản công trong đơn
3
4
chức nói chung và các đơn vị sự nghiệp nói riêng. Chính vì vậy, nghiên cứu về tổ
chức HTKT trong các đơn vị SNCL được đề cập đến trong nhiều công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, xét về lĩnh vực nghiên cứu các công
trình, đề tài nghiên cứu về tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp
chủ yếu ở các lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Thương binh – Xã hội chưa có công trình
nào nghiên cứu về Tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc Tổng cục ĐC&KSVN.
1.7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
thiết kế theo 4 chương và phần kết luận như sau
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập
Chương 3: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc Tổng cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc Tổng cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam.
với việc quản trị và ra quyết định trong nội bộ đơn vị.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị
sự nghiệp công lập
2.2.1.Đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
2.2.1.1. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập
Hiện nay, khái niệm về cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) và đơn vị
sự nghiệp công lập (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp) thường gắn liền với nhau là
đơn vị Hành chính - Sự nghiệp (HCSN) như sau:
Theo tác giả thì cơ quan HCNN và đơn vị SNCL chỉ hai loại tổ chức khác
biệt nhau về chức năng như sau: Cơ quan HCNN là các tổ chức do nhà nước có
thẩm quyền quyết định và thành lập để cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành
chính công cho người dân khi thực hiện chức năng quản lý của mình. Đơn vị
SNCL là các tổ chức do Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thành lập để
thực hiện cung cấp một số dịch vụ công
2.2.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Hiên nay, phân loại đơn vị SN theo các tiêu chí như bảng 2.1 gồm theo
lĩnh vực hoạt động, theo góc độ quản lý tài chính, theo nguồn thu, theo mức độ
tự chủ tài chính. Tùy theo yêu cầu quản lý khác nhau ở mỗi loại đơn vị, mỗi
cấp dự toán khác nhau có thể xây dựng hệ thống BCTC phản ánh thông tin ở
các mức độ khác nhau về các đối tượng kế toán. Do vậy, khi tiến hành tổ chức
HTKT không thể không nghiên cứu về phân loại đơn vị SNCL.
2.2.2. Môi trường pháp lý về tài chính, kế toán
Đứng dưới góc độ tổ chức HTKT, các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tổ
chức HTKT trong các đơn vị SNCL là luật kế toán, các Nghị định, Thông tư
hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán và các văn bản pháp quy liên quan đến cung
cấp dịch vụ công, hoạt động kế toán như các bộ luật về thuế, luật cán bộ công
chức, luật ngân sách,…Khi tổ chức HTKT cần nắm vững các văn bản pháp quy về
kế toán, tài chính, và vận dụng phù hợp với đặc điểm của đơn vị SNCL.
2.2.3. Nhu cầu thông tin kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Tổ chức HTKT trong các đơn vị SNCL phải đáp ứng được nhu cầu thông tin
kế toán của các nhà quản lý trong các đơn vị SNCL. Nhu cầu thông tin của các đơn vị
SNCL bao gồm các thông tin kế toán tài chính và các thông tin kế toán quản trị.
2.2. 4. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Hiện nay, các Đơn vị SNCL có thể lựa chọn một trong 3 hình thức tổ
chức quản lý sau để tổ chức quản lý các hoạt động diễn ra trong đơn vị SNCL:
- Tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến: là mô hình tổ chức
quản lý, trong đó mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách
nhiệm trước 1 người lãnh đạo trực tiếp cấp trên.
- Tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình theo chức năng: Theo mô hình
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
.1. Khái niệm, ý nghĩa về tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị SNCL
2.1.1.Khái niệm về tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị SNCL
Có nhiều quan điểm khác nhau về tổ chức hạch toán kế toán (HTKT). Theo
tác giả để làm sáng tỏ thêm vấn đề tổ chức khoa học hợp lý, theo tác giả ‘’ Tổ
chức HTKT trong đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội,.. là quá trình thiết lập các
mối quan hệ phù hợp, có định hướng giữa các nhân tố cấu thành nên một hệ thống,
bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, và tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ quản
lý tài chính, phương pháp kế toán, nguyên tắc kế toán, phương pháp, phương tiện
tính toán nhằm đảm bảo kế toán phát huy được hết vai trò và nhiệm vụ của mình’’
2.1.2.Vai trò của tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị SNCL
- Tổ chức HTKT khoa học giúp cho kế toán thu thập, xử lý và tổng hợp
hệ thống thông tin cho các đối tượng quan tâm, giúp họ đưa ra các quyết định
đúng đắn, kịp thời.
- Tổ chức HTKT khoa học sẽ tạo dựng được bộ máy kế toán gọn nhẹ,
hiệu quả. Qua đó thực hiện thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho quản lý
một cách nhanh chóng, kịp thời và toàn diện.
- Tổ chức HTKT trong các đơn vị khoa học sẽ là cơ sở quan trọng để
quản lý tài chính của đơn vị hiệu quả.
- Tổ chức HTKT khoa học hợp lý còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối
5
6
này từng chức năng quản lý được tách riêng do 1 cơ quan hay 1 bộ phận đảm
nhiệm, những nhân viên chức năng phải là người am hiểu chuyên môn, thành
thạo nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của mình.
- Tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình hỗn hợp: Là kiểu cơ cấu tổ chức
phối hợp hữu cơ 2 loại cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng.
2.2.5. Đặc điểm quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập
- Cơ chế quản lý tài chính theo năm dự toán là cơ chế truyền thống được
áp dụng trước năm 2002. Theo cơ chế quản lý này các đơn vị SNCL căn cứ vào
chức năng, nhiệm vụ được giao và các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước các
đơn vị SNCL lập dự toán thu chi theo năm; tổ chức thực hiện dự toán tuyệt đối
tuân thủ các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước trong phạm vi dự toán được
duyệt; Quyết toán dự toán theo cơ chế này tuân thủ theo các mục chi của mục
lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi, các khoản chi không hết phải nộp
lại NSNN hoặc giảm trừ dự toán vào năm sau trừ trường hợp đặc biệt.
- Cơ chế tự chủ tài chính được hình thành trên quan điểm đơn vị sử dụng tài
chính được điều hành một cách linh hoạt thay thế cho cơ chế quản lý tài chính năm
mà lâu nay nhà nước áp đạt cho các đơn vị SNCL. Hiện nay, hoạt động của các đơn
vị SNCL được tuân thủ theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ban hành ngày
25/4/2006 về việc “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL”. Theo đó, thì quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm được trao cho đơn vị SNCL trong việc tổ chức công việc,
sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ
được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho
xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.
- Ngày 14/2/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP
quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL thay thế Nghị định số 43/2006/NĐCP. Theo yêu cầu mới của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP từng nội dung tổ chức
hạch toán kế toán của đơn vị SNCL phải có sự điều chỉnh cho phù hợp như:
Toàn bộ các khoản thu phí dịch vụ công khi chuyển giá dịch vụ công trong lĩnh
vực địa chất phải sử dụng hóa đơn dịch vụ thay cho Biên lai thu phí, các khoản
thu theo giá dịch vụ công được ghi nhận là doanh thu mà không phải là khoản
thu phí theo pháp lệnh phí, lệ phí.
2.3. Nguyên tắc và yêu cầu của tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị
sự nghiệp công lập
2.3.1. Nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Để thực hiện tốt chức năng thông tin và kiểm tra của mình thì tổ chức
HTKT trong các đơn vị SNCL cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc thứ nhất – Nguyên tắc thống nhất
Nguyên tắc thứ hai – Nguyên tắc phù hợp:
Nguyên tắc thứ ba - Nguyên tắc tuân thủ tuân thủ chế độ, chính sách và hệ
thống pháp luật về kế toán và quản lý tài chính trong lĩnh vực công.
Nguyên tắc thư tư - Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
Nguyên tắc thứ 5 - Nguyên tắc bất kiêm nhiệm
2.3.2. Yêu cầu của tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp
công lập
Tổ chức trong các đơn vị SNCL cần đảm bảo những yêu cầu sau: Tính
kiểm soát, Tính hiệu quả, Tính phù hợp, Tính linh hoạt.
2.4. Nội dung cơ bản của tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập
2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Bộ máy kế toán trong đơn vị là tập hợp các cán bộ, nhân viên kế toán
cùng các phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán, thông tin được trang bị để
thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu tổng hợp, phân tích và cung cấp
thông tin kinh tế và các hoạt động của đơn vị phục vụ công tác quản lý.
2.4.1.1. Yêu cầu của tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công
lập
* Cán bộ, nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán cần đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, phải nắm vững, hiểu biết đầy đủ và tuân thủ
pháp luật, chính sách, chế độ kế toán và các qui định trong đơn vị. Nhân sự
trong bộ phận kế toán phải có khả năng làm việc theo nhóm, quan hệ tốt với
các bộ phận, phòng ban khác trong các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức...
* Tổ chức và phân công công tác kế toán
Khi tổ chức BMKT, phân công công tác kế toán cần đảm bảo việc ghi nhận,
xử lý và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đảm bảo
công bằng trong khối lượng công việc của mỗi nhân viên kế toán, đảm bảo cho mối
quan hệ chỉ đạo từ trên xuống hay báo cáo từ dưới lên luôn đươc thông suốt.
* Quản lý và kiểm soát nội bộ
Tổ chức BMKT phải đảm bảo tính kiểm soát cao, đáp ứng tốt các quy
định và yêu cầu của kiểm soát nội bộ, đặc biệt các thủ tục kiểm soát trong môi
trường tin học hóa. Do đó cần phân định rõ ràng các chức năng trong hệ thống
kế toán và tuân thủ nguyên tắc phân chia nhiệm vụ khi tổ chức bộ máy kế toán.
2.4.1.2. Căn cứ tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập
Tổ chức BMKT trong đơn vị sự nghiệp trong điều kiện tin học hóa công
tác kế toán cần căn cứ các nội dung sau:
* Cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
* Khối lượng công việc kế toán
2.4.1.3. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán và cơ cấu nhân sự trong bộ phận kế toán
a. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
7
8
Các đơn vị có thể lựa chọn một trong các mô hình tổ chức bộ máy kế toán
(BMKT)có thể là mô hình tổ chức BMKT kiểu tập trung, kiểu phân tán hoặc
mô hình tổ chức BMKT kiểu hỗn hợp (nửa tập trung, nửa phân tán).
b. Phân công công tác kế toán
Phân công công tác kế toán là việc bố trí nhân viên vào các phần hành kế
toán tùy thuộc vào khối lượng công việc và mức độ phức tạp của mỗi phần
hành kế toán và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng nhân viên.
2.4.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Nội dung của tổ chức chứng từ kế toán trong đơn vị bao gồm
Thứ nhất - Xác định hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại đơn vị: dựa
vào hệ thống chứng từ kế toán của Nhà nước (Bộ tài chính) ban hành và căn cứ
vào đặc điểm, yêu cầu quản lý các đối tượng kế toán, nội dung các hoạt động,
các nghiệp vụ, các giao dịch kinh tế, tài chính sẽ phát sinh trong đơn vị để xác
định những chứng từ sẽ áp dụng cho đơn vị mình.
Thứ hai - Tổ chức hạch toán ban đầu: Thiết lập các qui định về chứng từ,
kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ và tổng hợp chứng từ. Chứng từ kế toán phải
đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ và đảm bảo tính trung thực, khách quan.
Thứ ba – Luân chuyển chứng từ: là bước tiếp theo của quá trình thu thập
thông tin ban đầu. Lập kế hoạch luân chuyển chứng từ là thiết kế đường đi của
từng loại chứng từ đến các bộ phận kế toán liên quan,
Thứ tư – Lưu trữ, bảo quản và tiêu hủy chứng từ: chứng từ kế toán sau
khi đã được sử dụng để ghi sổ kế toán. Việc lưu trữ và bảo quản chứng từ kế
toán được thực hiện theo qui định chung của Luật kế toán.
2.4.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Mỗi đơn vị cần tổ chức hệ thống tài khoản kế toán (TKKT) ở đơn vị mình
phục vụ cho việc hệ thống hóa thông tin, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả của
công tác kế toán. Có nhiều quan điểm khác nhau về tổ chức hệ thống TKKT.
Theo tác giả: ‘’Tổ chức hệ thống TKKT trong các đơn vị là tổ chức vận
dụng hê thống TKKT theo qui định hiện hành vào việc thu nhận và hệ thống hóa
thông tin phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn vị’’.
Nôi dung công tác tổ chức hệ thống TKKT như sau:
Thứ nhất: Xác định danh mục tài khoản kế toán tổng hợp, tài khoản kế toán
chi tiết áp dụng ở đơn vị theo hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Thứ 2 – Xác định nội dung, kết cấu, phạm vi ghi chép trên các tài khoản
kế toán tổng hợp và tài khoản kế toán chi tiết
2.4.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Theo tác giả ‘’Tổ chức hệ thống sổ kế toán chính là việc thiết lập và xây
dựng kết cấu, cách ghi chép trên các loại sổ kế toán tổng hợp và chi tiết trong
đơn vị phù hợp với hệ thống TKKT và yêu cầu quản lý các đối tượng HTKT
của đơn vị’’.
Các đơn vị SNCL có thể lựa chọn một trong các hình thức kế toán sau:
- Hình thức tổ chức sổ Nhật ký – Sổ cái
- Hình thức tổ chức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ
- Hình thức tổ chức sổ Nhật ký chung
- Hình thức kế toán trên máy vi tính
2.4.4. Tổ chức báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính trong các đơn
vị sự nghiệp công lập
2.4.4.1. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
Theo tác giả nội dung của tổ chức hệ thống báo cáo tài chính (BCTC)
trong các đơn vị hiện nay bao gồm:
(i) Lựa chọn và thiết kế mẫu BCTC: BCTC là báo cáo kế toán mang tính
thông nhất, bắt buộc. Các đơn vị sự nghiệp phải lựa chọn số lượng và mẫu báo cáo
tuân thủ theo những quy định trong chế độ kế toán hiện hành.
(ii) Tổ chức trình bày thông tin trên các BCTC thực chất là tổ chức lập báo
cáo kế toán. Khâu này, bao gồm: xác định kỳ lập báo cáo, công tác chuẩn bị nguồn
dữ liệu, mẫu biểu, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc lập báo cáo; tiến hành
lập báo cáo trong đơn vị theo nguyên tắc tuân thủ những qui định, hướng dẫn cụ
thể về lập và trình bày BCTC qui định trong chế độ kế toán hiện hành.
2.4.4.2. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính
Theo tôi Tổ chức HTKT trong các Đơn vị HCSN công lập (SNCL) cần phải
thực hiện việc tổ chức phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn, tình hình thu, chi
HĐSN và hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ,…của đơn vị chủ yếu theo
phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách
dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
2.4.5. Tổ chức kiểm tra kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Theo Điều 4, khoản 10 Luật kế toán qui định ‘’ Kiểm tra kế toán là việc
xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác
của thông tin, số liệu kế toán’’.
Nội dung kiểm tra kế toán: Theo điều 35, Luật kế toán quy định: đơn vị kế
toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền và không quá một lần
kiểm tra cùng một nội dung trong một năm. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện
khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.5. Chuẩn mực kế toán áp dụng cho khu vực công và bài học kinh nghiệm
đôi với Việt Nam
2.5.1. Khái niệm chuẩn mực kế toán công
Chuẩn mực kế toán công (IPSASs) đưa ra những quy định liên quan đến
việc ghi nhận, đánh giá, trình bày và công bố các giao dịch và các sự kiện trong
báo cáo tài chính mục đích chung của các đơn vị thuộc lĩnh vực công. [12, tr24]
2.5.2. Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế
9
10
Đến nay, Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế về khu vực công (IPSASB)
thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) đã ban hành 32 chuẩn mực kế toán cho
các đơn vị thuộc lĩnh vực công, hay còn gọi là chuẩn mực kế toán công quốc tế.
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, để hài hòa và phát triển nghề
nghiệp kế toán trên toàn cầu, với mục tiêu tăng cường chất lượng của hệ thống
báo cáo tài chính trên toàn thế giới. IPSASB đã ban hành IPSASs, khuyến
khích sự thừa nhận và sự hòa hợp quốc tế với các chuẩn mực này. Đồng thời
ban hành các tài liệu hướng dẫn giải quyết các vấn đề và kinh nghiệm trong khi
lập báo cáo tài chính trong lĩnh vực công.
2.5.3. Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế ở một số nước trên
thế giới
Tình hình vận dụng chuẩn mực kế toán công của một số nước trong tổ
chức phát triển hợp tác kinh tế (OECD) theo các nội dung kế toán, báo cáo và
lập ngân sách được nêu trong Bảng 1.1 (Phụ lục 13)
Như vậy có thể nói nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng các
chuẩn mực kế toán công quốc tế hoặc căn cứ vào chuẩn mực kế toán công quốc
tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia áp dụng vào nước mình một
cách phù hợp.
2.5.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu về IPSASs và tình hình áp dụng PSASs ở một số
nước trên thế giới, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đó là các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đặc biệt là Bộ Tài chính cần phải nghiên cứu, xác
định mục tiêu, đối tượng áp dụng Chuẩn mực kế toán công (CMKTC) tại Việt
Nam. Từ đó xây dựng lộ trình nghiên cứu, xây dựng để ban hành CMKTC tại VN
phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị - Xã hội của nước ta.
đoàn Địa chất Đông Bắc, Liên đoàn Địa chất Tây Bắc, Liên đoàn Địa chất Bắc
Trung Bộ, Liên đoàn Địa chất Trung Trung bộ, Liên đoàn Intergeo, Liên đoàn
Địa chất Xạ - Hiếm, Liên đoàn Vật lý Địa chất,.
- Các trung tâm: gồm 3 Trung tâm là Trung tâm Thông tin - Lưu trữ địa
chất, Trung tâm Phân tích -Thí nghiệm Địa chất, Trung Tâm kiểm định và công
nghệ Địa chất.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị SNCL thuộc Tổng ĐC&KSVN
3.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của các Liên đoàn
Các Liên đoàn thuộc tổng cục Địa chất có đặc điểm sau:
Thứ nhất: là các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN đều có tư cách pháp
nhân con dấu, có tài khoản và trụ sở riêng, được thành lập để tổ chức thực hiện công
tác điều tra cơ bản về địa chất, công tác thăm dò khoáng sản trong phạm vi đất liền.
Thứ hai: Hoạt động điều tra cơ bản địa chất của các Liên đoàn đều được
trang trải bằng nguồn kinh phí do NSNN cấp theo nguyên tắc không bồi hoàn trực
tiếp. Bên cạnh đó, các đơn vị còn được khuyến khích thực hiện các hoạt động cung
cấp dịch vụ công về thăm dò khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo
nguyên tắc lấy thu, bù chi và góp phần tăng thu nhập cho người lao động.
Thứ ba: Các Liên đoàn đều được hình thành từ các đơn vị trực thuộc là các
Đoàn và các Trung tâm trực thuộc chính vì vậy ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy
quản lý và phân cấp quản lý tài chính
3.1.2. 2 Chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm
Đặc điểm chung của các Trung tâm thuộc Tổng cục ĐC&KSVN như sau:
Thứ nhất: là các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN đều có tư cách
pháp nhân con dấu, có tài khoản và trụ sở riêng, được thành lập để phối hợp với các
Liên đoàn tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản về địa chất, công tác thăm dò
khoáng sản trong phạm vi đất liền ở các khâu như giám sát thi công, kiểm tra, công
tác nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm công trình địa chất, công tác
lưu trữ và thông tin tài liệu Địa chất, công tác phân tích mẫu địa chất,….
Thứ hai: Các Trung tâm thuộc Tổng cục là các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ
chuyên môn theo qui định và được trang trải toàn bộ nguồn kinh phí NSNN cấp
theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Bên cạnh đó các Trung tâm được khuyến
khích tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ địa chất theo chức năng theo nguyên
tắc lấy thu bù chi góp phần tăng tích lũy và thu nhập cho cán bộ công nhân viên
chức của đơn vị.
Thứ ba: Các trung tâm là các đơn vị được thành lập để phối hợp và hỗ trợ các
Liên đoàn thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất, thăm dò khoáng sản trong
phạm vi đất liền.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
THUỘC TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN
3.1.1 Hệ thống các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KS VN
*Theo cơ cấu tổ chức Tổng cục ĐC&KSVN bao gồm Bộ máy giúp việc
cho Tổng cục Trưởng và 14 đơn vị trực thuộc. Tóm tắt cơ cấu tổ chức của Tổng
cục ĐC&KSVN sơ đồ 3.1. chi tiết theo dõi phụ lục14.
* Theo chức năng và nhiệm của các đơn vị SNCL trực thuộc Tổng cục
ĐC&KSVN bao gồm: Các Liên đoàn, các Trung tâm, Bảo tàng Địa chất, Tạp
chí Địa chất.
- Các Liên đoàn trực thuộc Tổng cục ĐC&KSVN bao gồm 9 Liên đoàn là
- Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền, Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, Liên
11
12
3.1.3. Tổ chức quản lý tại các đơn vị đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN
Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của cung cấp các dịch vụ
công về địa chất các Liên đoàn, các Trung tâm phải tổ chức bộ máy quản lý
phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mình . Theo kết quả truy cập
webside của Tổng cục ĐC&KSVN cho thấy mô hình tổ chức bộ máy quản lý
tại các đơn vị khảo sát như sau:
* Mô hình quản lý tại các Liên đoàn
Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các Liên đoàn bao gồm: Lãnh đạo
Liên đoàn, Bộ máy giúp việc Liên đoàn trưởng và các đơn vị trực thuộc.
* Các trung tâm bao gồm: là các đơn vị SNCL, có tài khoản, có con dấu
và trụ sở riêng được thành lập để thực hiện các chức năng phân tích thí nghiệm,
lưu trữ thông tin và kiểm định, công nghệ Địa chất.
3.1.4. Công tác quản lý tài chính tại các đơn vị SNCL trực thuộc Tổng cục
ĐC&KSVN
3.1.4.1. Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị SNCL trực thuộc Tổng cục ĐC&KSVN
Từ năm 2007, thực hiện tinh thần của Nghị định số 43/2006/NĐ –CP
ngày 25/04/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị
SNCL (gọi tắt là Nghị định 43), 100% các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục
ĐC&KSVN được giao tự chủ toàn bộ về chi hoạt động thường xuyên.
* Nghị định 43 cho phép các đơn vị này chủ động trong việc xây dựng và
thực hiện dự toán phù hợp với yêu cầu thực tiễn, được tự chủ trong việc trích lập và
sử dụng các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ dự
phòng ổn định thu nhập và chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.
3.1.4.2. Quản lý tài chính trong các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN
* Nguồn tài chính của các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN
Theo số liệu thống kê của ngành ĐC&KSVN về tình hình cơ cấu nguồn tài
chính của các đơn vị SNCL (Liên đoàn,Trung tâm )trực thuộc Tổng cục
ĐC&KSVN được thể hiện trong biểu đồ 3.1
Điều này cho thấy cơ chế tự chủ tài chính đã góp phần thúc đẩy các đơn vị
SNCL trực thuộc Tổng cục ĐC&KSVN chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo
ĐĐHNN và Khuyến khích các đơn vị tìm kiếm và thực hiện hợp đồng
SXKDDV Địa chất để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ Địa chất cho xã hội,
góp phần tăng nguồn thu nhằm cải thiện đời sống cho người lao động.
3.2. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị SNCL thuộc Tổng
cục ĐC&KSVN
3.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị SNCL
3.2.1.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị SNCL
Có thể khái quát mô hình tổ chức BMKT tại đơn vị như sau:
- Mô hình tổ chức hạch toán tập trung: Mô hình kế toán này được áp
dụng tại 4/12 đơn vị (Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc và 3 Trung tâm),
chiếm tỷ lệ 30% tổng số đơn vị khảo sát chi tiết theo sơ đồ 3.5. chi tiết theo dõi
phụ lục số 18.
- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán: Theo khảo sát, hiện nay có 2
liên đoàn tổ chức BMKT theo mô hình phân tán (gồm: Liên đoàn địa chất Tây
Bắc, Liên đoàn Xạ Hiếm) chiếm tỷ lệ 16,66%.
- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán: Mô hình
này được bố trí tại hầu hết các Liên đoàn gồm 6/12 đơn vị chiếm 50% đơn vị
khảo sát (Liên đoàn bản đồ Miền Nam, Liên đoàn địa chất Đông Bắc, Liên đoàn
địa chất Bắc Trung Bộ, liên đoàn địa chất intergo, liên đoàn địa chất Trung
Trung Bộ, Liên đoàn Địa Vật lý ) chi tiết sơ đồ: 3.7 chi tiết theo dõi phụ lục số số
20.
Đối với các Trung tâm thuộc Tổng cục ĐC&KSVN hiện nay, 3 trung
tâm đều áp dụng mô hình kế toán tập trung. Đây là mô hình kế toán phù hợp
với qui mô và đặc điểm quản lý của các đơn vị này.
3.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán
Theo kết quả thực tế khảo sát tại các Liên đoàn, Trung tâm trực thuộc
Tổng cục ĐC&KSVN bao gồm phòng kế toán – thống kế gồm các phần hành
kế toán (Kế toán vốn bằng tiền, kế toán vật tư, tài sản, kế toán thanh toán,…)
và BMKT của các đơn vị trực thuộc được bố trí tập trung tại phòng kế toán
của đơn vị trực thuộc. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán như sau:
3.2.1.3. Tổ chức cơ cấu nhân sự và phân công công tác kế toán
a. Tổ chức cơ cấu nhân sự kế toán tại phòng kế toán các Liên đoàn và
các trung tâm
Theo kết quả phỏng vấn sâu cho thấy các Liên đoàn, Trung tâm trực
thuộc Tổng cục ĐC&KSVN xây dựng cơ cấu phòng kế toán của các đơn vị
theo quá trình xử lý các đối tượng kế toán.
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu nguồn tài chính của các đơn vị SNCL
thuộc Tổng cục ĐC&KSVNgiai đoạn 2009-2013
Nguồn: Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
13
14
b. Phân công nhiệm vụ nhân viên kế toán
Việc phân công nhiệm vụ nhân viên kế toán tại các Liên đoàn, Trung tâm
hiện nay là tương đối phù hợp, đảm bảo bộ máy kế toán hoàn thành tốt chức
năng và nhiệm vụ của mình.
3.2.2. Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
3.2.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán trong các đơn vị SNCL
kế toán tại các đơn vị này được thực hiện hoàn toàn trên phần mềm kế toán, số liệu
kế toán của các đoàn được tổng hợp trên excel và có thể thực hiện kết nối dữ liệu từ
các Đoàn (đơn vị trực thuộc) với số liệu của Liên đoàn. Riêng phần sổ kế toán theo
dõi vật tư, TSCĐ được thực hiện trên excel.
3.2.2.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán và phân tích báo cáo tài chính trong
các đơn vị SNCL
a. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Các đơn vị đều lập hệ thống Báo cáo tài chính năm 2013 đầy đủ, theo
đúng mẫu quy định bao gồm 10 Báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định 19
và 4 báo cáo theo công văn số 4792/ BTNMT – KHTC. Về cơ bản BCTC của
các đơn vị phản ảnh đúng thực trạng kinh tế, tài chính của các đơn vị, Thời hạn
nộp vào cuối tháng 3 năm 2014 theo đúng quy định. Tuy nhiên, quan sát BCTC
của các đơn vị khảo sát cho thấy việc lập thuyết minh BCTC năm 2013 của các
đơn vị một số chỉ tiêu phản ánh chưa đầy đủ
b. Tổ chức phân tích báo cáo kế toán
Qua khảo sát thực tế, các Liên đoàn và các đơn vị trực thuộc đã có tổ chức
công tác phân tích tài chính và có kế hoạch cụ thể để đưa công tác phân tích vào
nề nếp. Thông qua các số liệu, kết quả tổng hợp được ở các báo cáo tài chính đã
lập hàng năm, các đơn vị đã tiến hành đối chiếu, tính toán và so sánh các số liệu
có liên quan để đánh giá tình hình quản lý tài chính của đơn vị. Nội dung phân
tích của các đơn vị này chủ yếu tập trung vào phân tích tình hình thực hiện dự
toán thu - chi, tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí, tình hình quản lý, sử
dụng tài sản.
3.2.2.5 Tổ chức kiểm tra kế toán trong các đơn vị SNCL
Kiểm tra kế toán trong các Liên đoàn thuộc Tổng cục ĐC&KSVN bao
gồm công việc tự kiểm tra trong nội bộ bộ máy kế toán và công việc kiểm tra
từ bên ngoài của các cơ quan chức năng và các đối tượng có liên quan.
3.3. Đánh giá về thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc Tổng cục ĐC&KSVN
3.3.1. Ưu điểm của tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị SNCL
Thứ nhất: về tổ chức bộ máy kế toán
Với việc lựa chọn mô hình kế toán như hiện nay tương đối phù hợp với
điều kiện quản lý và qui mô hoạt động của các đơn vị. Toàn bộ nhân viên kế
toán được bố trí phù hợp với trình độ chuyên môn và đảm bảo đúng tiêu chuẩn
nghề nghiệp qui định hiện hành. Trình độ nhân viên kế toán ở các Liên đoàn
khá cao đạt tiêu chuẩn qui định hiện hành, nhân viên có trình độ thâm niên cao
chiếm tỷ trọng cao.
Thứ hai: Về tổ chức công tác kế toán
Về tổ chức chứng từ kế toán: việc tổ chức lập hệ thống chứng từ kế toán
Theo kết quả khảo sát về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại các đơn vị
SNCL trực thuộc Tổng cục ĐC&KSVN được xây dựng trên cơ sở hệ thống chứng
từ ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ –BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006 của
Bộ trưởng BTC (gọi tắt là Quyết định số 19/2006/QĐ –BTC), bổ sung và sửa đổi
theo Thông tư số 185/2010/TT –BTC ngày 15/11/2010 của BTC và hệ thống chứng
từ đặc thù của ngành Địa chất ban hành theo Công văn số 4792/ BTNMT- KHTC
ngày 30 tháng 12 năm 2004 về việc Bổ sung chế độ kế toán đơn vị SN có thu Địa
chất của Bộ TN&MT (goi tắt là công văn số 4792/BTNMT - KHTC).
3.2.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán trong các đơn vị SNCL
Các Liên đoàn, Trung tâm trực thuộc Tổng cục ĐC&KSVN đã tổ chức hệ
thống TK kế toán cho đơn vị trên cơ sở căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán
được qui định tại Chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ -BTC,
chỉnh sửa, bổ sung theo Thông tư số 185/2010/TT- BTC, căn cứ vào đặc điểm cụ
thể của từng đơn vị để xây dựng hệ thống TKKT áp dụng tại đơn vị mình.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy hệ thống TKKT tổng hợp sử dụng tại các
đơn vị đều được chi tiết theo quy định trong chế độ ban hành theo Quyết định
19/2006/QĐ-BTC. Tuy nhiên, các đơn vị chưa chú trọng đến việc mở các TK
chi tiết phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ
3.2.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán trong các đơn vị SNCL
Qua khảo sát thực tế các Liên đoàn, Trung tâm thuộc Tổng cục ĐC&KS VN
tiến hành tổ chức hệ thống sổ kế toán của đơn vị như sau:
Thứ nhất: các Liên đoàn và đơn vị trực thuộc đều lựa chọn sử dụng thống
nhất hình thức kế toán ‘’Chứng từ ghi sổ’’ và đã thực hiện tin học hóa trong công
tác kế toán. Các đơn vị đang sử dụng chương trình phần mềm kế toán có tên ‘’ AC
-2005’’ do đơn vị tự thuê ông Phạm Hữu Thắng – kế toán trưởng của Tổng cục
ĐC&KSVN viết và đã được áp dụng từ năm 2006 đến nay.
Thứ hai: Hệ thống danh mục mẫu sổ kế toán sử dụng tại đơn vị gồm
toàn bộ danh mục sổ kế toán ban hành theo quyết định 19/2006/QĐ -BTC,
chỉnh sửa, bổ sung theo thông tư số 185/2010/TT-BTC và hệ thống sổ kế toán
đặc thù của ngành Địa chất ban hành Công văn số 4792/ BTNMT – KHTC
Thứ ba: Trình tự ghi sổ kế toán của đơn vị
Theo kết quả khảo sát tại các Liên đoàn, Trung tâm đã thực hiện tin học hóa
trong công tác kế toán và đang sử dụng phần mềm kế toán ‘’AC 2005”. Việc ghi sổ
15
16
tại các Liên đoàn đã góp phần quan trọng vào việc kiểm soát thu - chi trong
các đơn vị và tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ qua đó tăng cường công tác
quản lý các nguồn thu, các khoản chi, đem lại hiệu quả cho việc sử dụng
TSCĐ và các nguồn lực tại đơn vị.
Về tổ chức tài khoản kế toán: Tổ chức hệ thống TKKT tài chính tại các
đơn vị đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý và kiểm soát các khoản chi không
thường xuyên, chi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Địa chất, chi SXKD dịch
vụ địa chất, đồng thời góp phần quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và sử dụng
TSCĐ và các nguồn lực đúng mục đích.
Về tổ chức Báo cáo kế toán Công tác lập BCTC của các đơn vị được
khảo sát về cơ bản đều chấp hành đúng quy định về chế độ lập báo cáo, đảm
bảo đúng nội dung, phương pháp lập, biểu mẫu,…nên đã tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác kiểm tra, thẩm định quyết toán hàng năm theo đúng quy định
của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản,
vật tư, nguồn kinh phí của các đơn vị.
3.3.2. Hạn chế trong tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị SNCL
Thứ nhất, về khuôn khổ pháp luật tài chính, kế toán
Một là: Việt Nam chưa có Hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng trong khu
vực công.
Hai là: Các quy định hiện hành trong chế độ kế toán HCSN khá phức tạp,
nhưng lại thiếu các quy định quan trọng
Thứ hai: về tổ chức thực hiện hạch toán kế toán
Một là: Tổ chức bộ máy kế toán
Các đơn vị khảo sát mới chỉ chú trọng đến tổ chức bộ máy kế toán tài
chính chưa chú trọng đến tổ chức bộ máy kế toán quản trị. Mô hình tổ chức
BMKT tập trung hiện nay đang là mô hình tỏ ra kém hiệu quả nhất. Mô hình
tổ chức BMKT phân tán chưa phát huy được hiệu quả cao nhất Sự phân công
trách nhiệm của nhân viên kế toán chưa chú trọng đến sự phân quyền khi sử
dụng phần mềm kế toán.
Hai là: Về tổ chức công tác kế toán
Về tổ chức chứng từ kế toán tại các đơn vị khảo sát còn tồn tại một số vấn
đề sau: Việc tổ chức công tác chứng từ cơ sở chưa được chú trọng và chưa có văn
bản hướng dẫn cụ thể tới các bộ phận và các cá nhân liên quan. Sự phối hợp của
nhân viên kế toán với các cá nhân và bộ phận liên quan đến lập chứng từ chưa cao
phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ quan của nhân viên kế toán các đơn vị.
Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng các tài khoản kế
toán tổng hợp và chi tiết ban hành theo chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn
hiện hành. Việc tổ chức hệ thống tài khoản kế toán phục vụ nhu cầu quản trị nội bộ
tại các đơn vị chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức và chưa đáp ứng nhu cầu
thông tin phục vụ cho quản trị nội bộ đơn vị mà công tác quản trị đơn vị.
Về tổ chức sổ kế toán: Việc vận dụng các mẫu sổ chi tiết tại các đơn vị
này còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Số đơn vị chưa đầy đủ sổ chi tiết theo đúng qui định của chế độ kế toán
hiện hành
- Một số sổ chi tiết như kết cấu chưa đảm bảo tính khoa học, thiếu tính
chính xác không phù hợp với đặc thù hoạt động SXKD dịch vụ của các đơn vị.
- Mẫu sổ chi tiết các tài khoản (Mẫu S33 –H) chưa phù hợp với thực tiễn.
Về tổ chức Báo cáo kế toán: Kết quả khảo sát thực tế cho thấy về tổ chức
hệ thống báo cáo tài chính tại các Liên đoàn còn tồn tại một số vấn đề như sau:
-Nội dung của một số báo cáo như Báo cáo thu chi HĐSN,HDSXKD
chưa hợp lý và thiếu tính khoa học.
-Việc lập Bảng cân đối tài khoản Mẫu B01–H chỉ mang tính thủ tục mà ít
có tác dụng trong việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính của đơn vị.
- Khảo sát cũng cho thấy, việc lập Thuyết minh báo cáo tài chính cũng
chưa được các Liên đoàn chưa quan tâm đúng mức đến nội dung về giải trình,
phân tích và đánh giá những nguyên nhân để giúp người đọc báo cáo hiểu đúng
tình hình tài chính của đơn vị.
3.3..3. Những nguyên nhân của những hạn chế trong tổ chức hạch toán kế
toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập
* Nguyên nhân khách quan
Hiện nay các đơn vị SNCLthuộc ngành ĐC&KSN đều thống nhất áp
dụng Chế độ kế toán HCSN theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày
30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 185/2010/TT-BTC
ngày 14/12/2010của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ
kế toán HCSN. Mặc dù chế độ kế toán đã sửa đổi những điểm bất cập và bổ
sung thêm những nội dung mới nhưng tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn.
* Nguyên nhân chủ quan
- Quan niệm của lãnh đạo nhiều đơn vị đối với vai trò của kế toán nói
chung và bộ máy kế toán nói riêng còn chậm đổi mới..
- Việc phối hợp giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong đơn vị
còn chưa chặt chẽ dẫn tới vấn đề luân chuyển, kiểm tra và xử lý chứng từ còn
thiếu khoa học, không hợp lý và còn nhiều chậm trễ.
- Kế toán ở các đơn vị SNCL thuộc ngành ĐC&KSVN chưa nghiên cứu
kỹ hệ thống Luật và văn bản hướng dẫn hiện hành nên khi vận dụng vào công
việc xử lý nghiệp vụ chưa tuân thủ và chưa đúng quy định.
- Các các đơn vị SNCL thuộc ngành ĐC&KSVN chưa khai thác được hiệu
quả của công nghệ thông tin trong tổ chức hạch toán kế toán.
17
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN
KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC
THUỘC TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
4.1 Định hướng chiến lược Khoáng sản và Qui hoạch điều tra cơ bản Địa
chất đến năm 2020 tầm nhìn 2030
4.1.1 Định hướng chiến lược Khoáng sản đến năm 2020 tầm nhìn 2030
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 với một trong các quan điểm chỉ đạo là: Điều tra,
đánh giá khoáng sản phải đi trước một bước, làm rõ tiềm năng tài nguyên
khoáng sản để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản
và dự trữ quốc gia.
Chiến lược sẽ ưu tiên đầu tư cho điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
cả phần đất liền và biển, hải đảo để làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản.
Thăm dò, khai thác khoáng sản gắn với chế biến và sử dụng hiệu quả. Cân đối
giữa khai thác với dự trữ khoáng sản; phát triển bền vững công nghiệp khai
khoáng gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng – an ninh.
Mục tiêu của Chiến lược là khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, tạo
sản phẩm có giá trị kinh tế cao; đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến
khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi
trường; hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung với công
nghệ tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản.
4.1.2 Qui hoạch điều tra cơ bản địa chất khoáng sản đến năm 2020 tầm nhìn
năm 2030
Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 1388/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 với quan điểm quy hoạch công tác điều tra,
phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai
biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và
nghiên cứu chuyên đề về địa chất, khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 đối với đất liền và
tỉ lệ 1:500.000 trở lên ở các vùng biển Việt Nam gắn với điều tra chi tiết, nhằm
làm rõ cấu trúc, lịch sử phát sinh, phát triển của vỏ trái đất phục vụ nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
4.2. Quan điểm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
Tổ chức HTKT trong các đơn vị SNCL trực thuộc Tổng cục ĐC&KSVN
18
cần được thực hiện theo các quan điểm định hướng sau đây:
Quan điểm 1: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị SNCL trực
thuộc Tổng cục ĐC&KSVN phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài
chính và nâng cao nhận thức, phát huy vai trò quan trọng của kế toán ở cả tầm vĩ
mô và vi mô trong công tác quản lý tài chính.
Quan điểm 2: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị SNCL trực
thuộc Tổng cục ĐC&KSVN vừa phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Kế
toán, chế độ kế toán hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Quan điểm 3: Hoàn thiện tổ chức HTKT phải đảm bảo tính phù hợp với tổ
chức bộ máy hành chính và chính quyền các cấp; phù hợp với đặc điểm hoạt động
của các đơn vị SNCL huộc Tổng cục ĐC&KSVN.
Quan điểm 4: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phải dựa trên cơ sở ứng
dụng công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo tiết kiệm chi phí kế toán, nâng cao
năng suất lao động kế toán.
4.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị SNCL
thuộc Tổng cục ĐC&KSVN
4.3.1. Giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về tài chính, kế toán áp
dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập
4.3.1.1. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành chuẩn mực kế toán áp dụng cho lĩnh
vực công làm cơ sở cho việc lập và trình bầy BCTC
Để triển khai mô hình Tổng KTNN và để có cơ sở pháp lý cho việc lập
BCTC Nhà nước (được tổng hợp từ BCTC của tất cả các đơn vị thuộc lĩnh vực
công là các cơ quan Nhà nước, đơn vị SNCL và các tổ chức khác do Chính phủ
kiểm soát), Bộ Tài chính cần khẩn trương nghiên cứu, xây dựng để ban hành hệ
thống Chuẩn mực kế toán công cho phù hợp với hệ thống chuẩn mực kế toán
công quốc tế, theo lộ trình phù hợp cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
4.3.1.2. Bộ Tài chính cần khẩn trương nghiên cứu, xây dựng, ban hành các
chuẩn mực kế toán để áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập
Do giới hạn phạm vi luận án, tác giả đề xuất các nội dung của một số chuẩn
mực kế toán về tài sản cố định và doanh thu, hàng tồn kho:
4.3.1.3. Hoàn thiện chế độ tài chính về quản lý, sử dụng TSCĐ trong lĩnh vực công
Trong ngắn hạn, khi chưa nghiên cứu, ban hành được các chuẩn mực kế
toán công, cần khẩn trương bổ sung, sửa đổi chế độ tài chính về quản lý, sử dụng
tài sản công đối với những nội dung còn chưa hợp lý trong Thông tư số
162/2014/TT-BTC.
4.3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị SNCL
thuộc Tổng cục ĐC&KSVN
4.3.2.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị SNCL
Các Liên đoàn thuộc Tổng cục ĐC&KSVN nên áp dụng thống nhất mô
19
20
hình kế toán phân tán theo sơ đồ 2.6, các trung tâm áp dụng mô hình kế toán
tập trung như hiện nay là phù hợp với thực tiễn nhất góp phần tăng cường hiệu
quả quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ.
Bảng 4.1: Mô hình hỗn hợp
phục vụ hoạt động
TSCĐ trong các đơn vị sự nghiệp kinh tế ngành Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam sử dụng nhiều loại công cụ, dụng cụ qua nhiều kỳ kế toán như cần
khoan, ống trống, lưỡi khoan, địa bàn,….) những loại công cụ dụng cụ này
được xếp vào nhóm công cụ dụng cụ lâu bên nhưng trên thực tế các đơn vị khi
xuất kho sử dụng vào các hoạt động tính toàn bộ vào chi phí mà không phân bổ
dần là không đúng qui định. Với công cụ dụng cụ lâu bền các đơn vị hạch toán
theo đúng qui định ban hành theo QĐ 19/2006/QĐ –BTC
(3) Giải pháp hoàn thiện tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình
thức kế toán
Hệ thống sổ kế toán của các đơn vị SNCL trực thuộc Tổng cục
ĐC&KSVN cũng cần được hoàn thiện. Cụ thể:
Thứ nhất: Sửa lại mẫu sổ chi tiết tài khoản kế toán S33-H cho phù hợp
với thực tiễn
Thứ hai, bổ sung một số sổ kế toán chi tiết
(4) Giải pháp hoàn thiện tổ chức báo cáo kế toán
Các đơn vị SNCL trực thuộc Tổng cục ĐC&KSVN tôi xin đề xuất một số
giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống BCTC tại các đơn vị này như sau:
Thứ nhất: Hoàn thiện Báo cáo thu – chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động
sản xuất kinh doanh – Mẫu B03-H (phụ lục số 42)
Thứ hai: Hoàn thiện Bảng cân đối kế toán
Theo tác giả Bảng cân đối kế toán nên thiết kế lại theo mẫu phụ lục số 46
với các bổ sung, sửa đổi sau:
(1) Sắp xếp lại và hướng dẫn lập các chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải
thu, các khoản phải trả.
(2) Bỏ các chỉ tiêu chi tiết về từng TSCĐ hữu hình, chi tiết các quỹ và
chênh lệch thu, chi hoạt động…Các chỉ tiêu này đưa sang phần thuyết minh
Báo cáo tài chính.
(3) Cập nhật lại các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán cho phù hợp với
Thông tư 185/2009/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán HCSN.
Thứ ba, Hoàn thiện Thuyết minh Báo cáo Tài chính – Mẫu B06 - H
Các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN cho thấy cần hoàn thiện
một số nội dung lập và biểu mẫu Thuyết minh BCTC.
(1) Nên bổ sung thêm chỉ tiêu ‘’ Tình hình trích khấu hao/hao mòn TSCĐ
tham gia hoạt động SXKD và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị’’
vào chỉ tiêu IV trên Thuyết minh BCTC. Để giúp các cơ quan quản lý, lãnh đạo
đơn vị quản lý hiệu quả TSCĐ trong các đơn vị.
(2) Bổ sung các thông tin thuyết minh cho các báo cáo tổng hợp như
Bảng cân đối kế toán, báo cáo chênh lệch thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt
động SXKD.
Kế toán tài chính
Kế toán tài chính
Kế toán quản trị
Kế toán TT
Dự toán
Kế toán KB, NH
Phân tích đánh
…..
Nghiên cứu dự án
Các phòng, ban
chức năng khác
Xây dựng định
ứ
Xác định nguồn lực
tiêu hao theo hiện
vật và lao động
Xây dựng dự toán
về hiện vật, lao
độ
Kế toán tổng hợp
4.3.2.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL
(1) Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán trong các đơn vị SNCL trực thuộc
Tổng cục ĐC&KSVN cần phải được thực hiện, khắc phục những thiếu sót, tồn
tại trong quá trình tổ chức hệ thống chứng từ kế toán theo đúng quy định hiện
hành của Nhà nước. Cụ thể:
Thứ nhất: Tên một số chứng từ cần sửa đổi cho phù hợp với nội dung
phản ánh của chứng từ
Thứ hai:, đối với khâu lưu trữ, bảo quản chứng từ
Các đơn vị cần bố trí phòng lưu trữ tài liệu kế toán đảm bảo qui chuẩn lưu
trữ và các tài liệu kế toán cần được sao lưu ra đia CĐ ROM, USB va thực hiện
chế độ bảo quản lưu trữ theo đúng qui định.
(2) Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục
ĐC&KSVN cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo hai nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại đơn vị, cần
thực hiện mở thêm các TK chi tiết phục vụ cho quản trị nội bộ của đơn vị chi
tiết phụ lục số 35.
Thứ hai: Hoàn thiện kế toán xuất kho công cụ dụng cụ sử dụng lâu bền
21
22
(3) Các đơn vị cần thống nhất khi lập chỉ tiêu 2 – Thực hiện các chỉ tiêu
cơ bản, của mục I – Tình hình thực hiện nhiệm vụ HCSN
Thứ tư: bổ sung Báo cáo lưu chuyển tiền
Các đơn vị SNCL trực thuộc Tổng cục ĐC&KSVN nên lập bổ sung Báo
cáo lưu chuyển tiền (phụ lục 47).
Thứ năm: bổ sung Báo cáo Tổng hợp tình hình hình thực hiện hợp đồng
SXKD dịch vụ địa chất và các hợp đồng dịch vụ khác
Theo tác giả cần bổ sung thêm ‘’Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện
các Hợp đồng SXKD dịch vụ địa chất và các hợp đồng SXKD DV khác’’ chi tiết
phụ lục số 48.
(5) Giải pháp hoàn thiện tổ chức báo cáo kế toán
Các đơn vị sự nghiệp kinh tế ngành ĐC & KS VN cần thực hiện các nội
dung phân tích BCTC như các đơn vị sự nghiệp công lập khác (i) Phân tích tình
hình thực hiện các chỉ tiêu dự toán của đơn vị (ii) Phân tích kết quả hoạt động;
(iii) Phân tích tình hình trích lập các quỹ của các đơn vị.
4.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp trên
Để các giải pháp hoàn thiện tổ chức HTKT trong các đơn vị SNCL thuộc
Tổng cục ĐC&KSVN có tính khả thi, theo tác giả, Bộ Tài Chính,các cơ quan
quản lý Nhà nước cần ban hành và thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
4.4.1. Về phía Bộ tài chính
- Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị SNCL theo
hướng: Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện
nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản khi cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu của
xã hội;
- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và hỗ trợ đẩy mạnh cơ chế tự chủ
của các đơn vị SNCL, xã hội hóa công tác cung cấp dịch vụ SXKD địa chất, khuyến
khích sự tham gia đóng góp của người dân, các tổ chức, đoàn thể qua việc đóng góp tự
nguyện góp vốn kinh doanh đối với hoạt động SXKD dịch vụ địa chất.
- Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, tăng cường đầu tư cho xây dựng
cơ sở vật chất các hoạt động sự nghiệp công cơ bản và thực hiện cơ cấu lại chi
thường xuyên NSNN đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công
theo hướng:
- Ngoài việc ban hành Luật Kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho các đơn
vịHCSN, cùng với tiến trình cải cách hành chính công, Nhà nước cần sớm ban
hành CMKTC củaViệt Nam phù hợp với IPASs và phù hợp với đặc điểm của
các đơn vị HCSNcủa Việt Nam.
4.4.2. Về phía Tổng cục ĐC&KSVN
- Chỉ đạo triển khai, đánh giá kết quả thực hiện bước đầu cơ chế tự chủ tài
chính trong các đơn vị SNCL nói chung và các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục
ĐC&KSVN nói riêng. Trên cơ sở đó đề xuất các phương án hoàn chỉnh cơ chế
quản lý tài chính cho phù hợp với địa phương và với ngành ĐC&KSVN.
- Cần phân định rõ mục đích tính giá thành đúng và đủ để xác định giá
phù hợp, làm căn cứ để yêu cầu đơn vị cung ứng dịch vụ có chất lượng phù
hợp với giá thành và tìm ra phương thức thu phù hợp với từng đối tượng.
- Xây dựng chính sách để thu hút vốn đầu tư cho ngành Địa chất, phát
triển nhân tài ngành Địa chất, có chế độ đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ ở tại
địa phương mình.
- Hoàn thiện công tác đánh giá, kiểm tra đối với các đơn vị SNCL nói
chung và các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN nói riêng.
3.4.3. Về phía các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN
- Các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN căn cứ vào đặc điểm
hoạt động, phân cấp quản lý, phân cấp kế toán của đơn vị, căn cứ vào chế độ tài
chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp để tổ chức HTKT phù hợp với quy mô
và loại hình hoạt động, phù hợp với chế độ tài chính, kế toán HCSN, bảo đảm
phát huy được hiệu quả sử dụng nguồn lực một cách tối ưu.
- Lãnh đạo các đơn vị và các cán bộ kế toán phải có sự thay đổi thực sự
trong nhận thức về CNTT, về phần mềm kế toán ứng dụng vào công tác kế toán.
- Bồi dưỡng một đội ngũ kế toán không những giỏi về chuyên môn kế
toán mà còn thành thạo về tin học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương này nghiên cứu việc hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các
đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN. Nội dung chương 3 trình bày những
vấn đề sau:
(1) Định hướng phát triển Khoáng sản và qui hoạch điều tra cơ bản địa
chất Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030
(2) Quan điểm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị
SNCLthuộc ngành Đc&KSVN.
(3) Các giải pháp hoàn thiện tổ chức HTKT trong các đơn vị SNCL thuộc
Tổng cục ĐC&KSVN gồm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán
và hoàn thiện tổ chức HTKT trong các đơn vị SNCL.
(4) Những giải pháp mà chương 4 đề cập sẽ giúp cho việc tổ chức HTKT
ở các đơn vị SNCL trực thuộc Tổng cục ĐC&KSVN được tốt hơn. Tuy nhiên,
để các giải pháp được thực hiện thành công thì cần có những điều kiện từ phía
Nhà nước, các cơ quan quản lý và phía các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục
ĐC&KSVN. Những điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch
toán kế toán ở các đơn vị SNCLthuộc ngành ĐC&KSVN là một trong những
nội dung mà chương 4 đề cập.
23
KẾT LUẬN
Xuất phát từ việc nghiên cứu cơ sở khoa học của lý luận và thực tiễn tổ
chức công tác kế toán tại các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN trong
luận án "Tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị SNCL trực thuộc Tổng
cục ĐC&KSVN" và xu hướng phát triển, yêu cầu tất yếu của công tác quản lý
kinh tế tài chính, luận án đã đạt được những kết quả sau:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về nội dung của tổ chức HTKT
trong các đơn vị SNCL.
- Nghiên cứu tình hình áp dụng IPASs ở một số nước trên thế giới và bài
học kinh nghiệp cho Việt Nam.
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức HTKT trong các
đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN hiện nay với các nội dung chủ yếu
là tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán.
- Luận án trung phân tích, đánh giá những tồn tại từng nội dung tổ chức
HTKT tại các đơn vị từ đó Luận án đề suất những giải pháp để góp phần nâng
cao hiệu quả và chất lượng tổ chức HTKT trong các đơn vị SNCL thuộc Tổng
cục ĐC&KSVN trên hai phương diện hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán
và hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị này.
- Phân tích sự cần thiết của các điều kiện để thực thi các giải pháp hoàn
thiện tổ chức HTKT tại các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN được
đưa ra trong luận án như đối với cơ quan quản lý và phía các đơn vị SNCL
thuộc Tổng cục ĐC&KSVN
Qua những kết quả nghiên cứu đã được thể hiện trong luận án với những
luận giải có cơ sở khoa học cả lý luận và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu
khoa học và phù hợp; các nội dung khoa học trong luận án đã đáp ứng được
mục tiêu nghiên cứu, phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần củng cố cơ sở lý luận về tổ chức
HTKT trong các đơn vị SNCL, đồng thời có thể được ứng dụng vào thực tế tổ
chức HTKT trong các đơn vị SNCL trực thuộc Tổng cục ĐC&KSVN