Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt kim Đông Xuân Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.3 KB, 69 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................1
NỘI DUNG CHÍNH......................................................................................3
Phần 1: Tổng quan về công ty dệt kim Đông Xuân...................................3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty dệt kim Đông
Xuân Hà Nội..............................................................................................3
1.1.1. Giới thiệu về công ty dệt kim Đông Xuân Hà Nội.......................3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty qua các giai đoạn 4
1.1.3. Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong 3 năm từ 2006 đến 2008................................................................6
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dệt kim
Đông Xuân Hà Nội....................................................................................6
1.2.1 .Chức năng, nhiệm vụ của công ty.................................................6
1.2.1.1. Chức năng..............................................................................6
1.2.1.2. Nhiệm vụ................................................................................7
1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh.....................................................................8
1.2.3. Quy trình công nghệ.....................................................................8
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.............................10
1.3.1. Mô hình tổ chức..........................................................................10
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ ..............................................................13
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty dệt kim Đông
Xuân Hà Nội............................................................................................19
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty dệt kim Đông Xuân
Hà Nội...................................................................................................19
1.4.2. Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty dệt kim Đông
Xuân Hà Nội.........................................................................................22
1.4.2.1. Chính sách, chế độ kế toán kế toán công ty áp dụng............22
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
1.4.2.2. Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán tại công ty......23
1.4.2.3. Tình hình vận dụng chế độ tài khoản kế toán tại công ty .....25


1.4.2.4. Tình hình vận dụng chế độ sổ sách kế toán tại công ty.........25
1.4.2.5. Tình hình vận dụng chế độ báo cáo kế toán tại công ty........26
2.1. Đặc điểm, phân loại và nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu tại
công ty dệt kim Đông Xuân Hà Nội.......................................................28
2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty dệt kim Đông Xuân Hà
Nội........................................................................................................28
2.1.2. Phân loại.....................................................................................29
2.1.3. Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu...........................................31
2.1.3.1. Đối với vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho trong kỳ...........31
2.1.3.2. Đối với nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ............................32
2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Dệt kim Đông Xuân
Hà Nội......................................................................................................32
2.2.1. Thủ tục, chứng từ........................................................................32
2.2.2. Phương pháp kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt kim Đông
Xuân Hà Nội.........................................................................................39
2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty Dệt kim Đông
Xuân Hà Nội............................................................................................49
2.3.1. Tài khoản sử dụng.......................................................................49
2.3.2. Phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty Dệt
kim Đông Xuân Hà Nội........................................................................50
2.3.2.1. Kế toán nhập kho nguyên vật liệu.........................................51
2.3.2.2. Kế toán xuất kho nguyên vật liệu..........................................56
2.3.2.3. Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu...........................................59
Phần 3: Một số nhận xét, đánh giá và giải pháp nhằm hoàn thiện kế
toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt kim Đông Xuân Hà Nội................61
3.1. Nhận xét, đánh giá về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt
kim Đông Xuân Hà Nội..........................................................................61
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
3.1.1. Những thành tựu đạt được..........................................................61
3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân....................................................63

3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty
dệt kim Đông Xuân Hà Nội....................................................................64
3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt
kim Đông Xuân Hà Nội..........................................................................65
KẾT LUẬN..................................................................................................66
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với đà phát triển của nền kinh tế Quốc dân, công nghệ dệt cũng
ngày càng phát triển. Ngày nay, ngành công nghiệp dệt Việt Nam đã có
những bước biến đổi theo xu hướng đi lên. Hiện nay ngành công nghiệp dệt
may đang chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Quốc dân, là ngành
công nghiệp trọng điểm chỉ đứng sau ngành dầu lửa của nền kinh tế Việt
Nam.
Công ty TNHH Dệt kim Đông Xuân Hà Nội là công ty có lịch sử hình
thành và triển lâu đời trong lĩnh vực dệt may. Để có một chỗ đứng trên thị
trường, công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội đã có những nỗ lực đáng kể
phấn đấu ngày càng phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội thành lập từ năm 1959 là một doanh
nghiệp Nhà Nước chuyên kinh doanh các loại hàng dệt kim phục vụ mọi yêu
cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hoạt động kinh doanh của
công ty chủ yếu dưới hình thức bán buôn, bán lẻ hàng hoá, bán hàng uỷ
thác, kí gửi... với mục đích phát triển kinh doanh với doanh số lớn hơn, chất
lượng phục vụ cao hơn để xứng đáng với niềm tin của khách hàng với công
ty.
Công ty dệt kim Đông Xuân Hà Nội đã trải qua 50 năm hoạt động và
gặt hái được nhiều thành công to lớn, trong đó phải kể đến sự đóng góp của
công tác kế toán, đặc biệt là kế toán nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu có liên
quan mật thiết đến giá thành sản phẩm. Hạ giá thành nâng cao sức cạnh
tranh của sản phẩm là một trong những chiến lược quan trọng của công ty.
Trong điều kiện Việt Nam tham gia vào WTO, hàng rào thuế quan đã bãi

bỏ. Không còn hàng rào thuế quan thì việc cạnh tranh giá ngày càng khốc
liệt. Chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản
phẩm, đòi hỏi công ty cần phải có những giải pháp đồng bộ từ khâu cung
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
1
ứng sử dụng nguyên vật liệu để có chi phí thấp nhất, góp phần làm tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại phòng Tài chính kế toán của công ty Dệt
kim Đông Xuân em đã cố gắng tiếp cận, tìm hiểu về công ty và phòng Tài
chính kế toán cùng với thực tế kế toán nguyên vật liệu, dựa trên cơ sở đó,
em viết chuyên đề thực tập với đề tài: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu
tại Công ty Dệt kim Đông Xuân Hà Nội”.
Do trình độ còn non kém và thời gian có hạn nên bài báo cáo còn có
nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các cô chú
trong Công ty Dệt kim Đông Xuân Hà Nội.
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
2
NỘI DUNG CHÍNH
Phần 1: Tổng quan về công ty dệt kim Đông Xuân
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty dệt kim Đông Xuân
Hà Nội
1.1.1. Giới thiệu về công ty dệt kim Đông Xuân Hà Nội
Tên giao dịch: DOXIMEX.
Tổng giám đốc: Lê Nam Hưng.
Địa chỉ: 524 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: (84) - 4 - 6334721 /6334722/ 6336726
Fax: (84) - 4 - 6336717
Email:
Website: www.doximex.com.vn
Năm thành lập: 1959.

Ngành nghề kinh doanh :
Chuyên sản xuất các hàng dệt kim, đặc biệt là hàng dệt kim 100%
cotton với chất lượng cao trên dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ dệt - xử lý
vải - cắt may, in, thêu bằng công nghệ tiên tiến.
Sản phẩm chủ yếu: T - shirt, P - shirt, under wear, quần áo cho người
lớn và trẻ em.
Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị,
phụ tùng, hoá chất thuốc nhuộm và sản phẩm dệt kim.
Năng lực sản xuất 10 triệu đến 12 triệu sản phẩm/ năm. trong đó xuât
khẩu 90% sang thị trường EU, Nhật Bản và khu vực.
Diện tích nhà xưởng: 30.000 m.
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
3
Dệt 2000 tấn/ năm, thiết bị của Đức, Italia, Nhật, Hàn Quốc.
Xử lý hoá học và hoàn tất vải: 2000 tấn/ năm. thiết bị của Đức, Italia,
Thuỵ Điển, Nhật Bản.
Cắt may, in, thêu : 12 triệu sản phẩm/ năm, thiết bị của Đức, Nhật Bản.
Tổng số công nhân viên chức: 1230
Số lượng công nhân: 1060
Số lượng nhân viên văn phòng: 170
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty qua các giai đoạn
Công ty Dệt Kim Đông Xuân (nhà máy Dệt Kim Đông Xuân trước
đây), được thành lập từ năm 1959 theo quyết định phê duyệt số 1083/QĐ
cấp ngày 13 tháng 4 năm 1959 của Bộ Công Nghiệp nhẹ. Đây là doanh
nghiệp nhà nước đầu tiên của ngành dệt kim Việt Nam với dây chuyền từ
Dệt, xử lý hoàn tất vải, cắt, may, in, thêu bằng các thiết bị hiện đại và công
nghệ tiên tiến của Nhật Bản, Cộng hòa Liên Bang Đức, Italia. Các sản phẩm
của công ty đáp ứng yêu cầu chất lượng cao, đặc biệt là hàng dệt kim 100%
cotton được khách hành trong và ngoài nước ưa chuộng, giữ được uy tín.
Những ngày đầu thành lập, nhà máy gồm có 04 phân xưởng, 380 lao

động, 180 nhà máy dệt may chủ yếu của Trung Quốc với công suất 1 triệu
sản phẩm / năm. Từ cuối năm 1964 đến năm 1979 nhà máy chủ yếu sản xuất
các mặt hàng phục vụ lực lượng vũ trang như: áo mặc lót Đông Xuân, áo
chống rét cào bông Đông Xuân, dây đai quân dụng, dây đeo bi đông nước,
dây băng đạn, dây túi lưu đạn, dây túi cơm, thắt lưng đai, găng tay, tất chống
muỗi, màn, chăn…
Năm 1979, nhà máy mở rộng thêm hai địa điểm là 250 Minh Khai và
524 Minh Khai, sáp nhập thêm xí nghiệp Len xuất khẩu và xí nghiệp vật tư
ngành Dệt theo quyết định số 213/TTG ngày 31/12/1980 của Thủ tướng
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
4
Chính phủ. Dệt kim Đông Xuân được nhận viện trợ của khối CEB để đổi
mới toàn bộ thiết bị, công nghệ tiên tiến của Châu Âu. Lúc này sản phẩm
của nhà máy không chỉ phục vụ cho Quốc phòng và người tiêu dùng trong
nước mà còn xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Từ năm 1976
đến 1989 sản phẩm Đông Xuân chiếm đến 80% Dệt kim Việt Nam xuất
khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu để đổi lấy bông cho ngành dệt và
thanh toán một số công trình như bóng đèn phích nước Rạng đông, v.v…
Đến năm 1986, đường lối đổi mới của Đảng và chính sách mở cửa của
Nhà nước đã tạo hướng phát triển mới cho Đông Xuân. Trên cơ sở đổi mới
thiết bị và phát triển công nghệ công nghệ tiên tiến, chủ động vươn ra thị
trương mới, năm 1987 sản phẩm của Đông Xuân đã xuất khẩu sang Đông
Âu, Tây Âu và bắt đầu xâm nhập thị trường Nhật Bản.
Năm 1989, sản phẩm nhà máy đã khẳng định được chỗ đứng tại thị
trường Nhật Bản và nhờ vậy đã ký thỏa thuận hợp tác dài hạn 10 (1989 –
1999) với tập đoàn sản xuất chuyên ngành của Nhật Bản, do có uy tín và
chất lượng cao nên năm 1996 đã gia hạn thêm 10 năm (1999 – 2009).
Ngày 19/08/1992 Bộ công nghiệp nhẹ có quyết định số
704/CNNTCLĐ chuyển đổi tổ chức và hoạt động của nhà máy dệt kim
Đông Xuân thành công ty dệt kim Đông Xuân.

Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay là gần 2000
người. Trụ sở chính của công ty đặt tại 524 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà
Nội. Ngoài ra còn có 2 cơ sở sản xuất tại 250 Minh Khai – Hai Bà Trưng –
Hà Nội và 67 Ngô Thì Nhậm – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Chi nhánh của công
ty tại Hà Tây là cầu nối giữa công ty và các tỉnh phụ cận Hà Nội. Hệ thống
các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý của công ty được phân bố ở hầu
hết các tỉnh thành trong cả nước.
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
5
1.1.3. Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3
năm từ 2006 đến 2008
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu 155.714 176.200 200.500
Lợi nhuận 1.502 1.750 2.402
Thu nhập bình quân 1,617 2,007 2,013
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy cả 3 chỉ tiêu của công ty là doanh thu,
lợi nhuận và thu nhập bình quân 3 năm từ 2006 đến 2008 đều có năm sau
tăng hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ công ty đang có hoạt động sản xuất
kinh doanh tốt. Công ty sản xuất kinh doanh có lãi và đời sống nhân viên
của công ty tăng lên. Điều đó thúc đẩy sự thu hút nhân lực, thúc đẩy sự phát
triển của công ty.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dệt kim Đông
Xuân Hà Nội
1.2.1 .Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.2.1.1. Chức năng
* Hoạt động kinh doanh độc lập, tự hạch toán trên cơ sở lấy thu bù chi
và có lãi, khai thác nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên của đất nước đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu cho ngoại tệ góp phần vào công cuộc
xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.

* Sản xuất các loại quần áo dệt kim đông xuân người lớn và trẻ em với
chất liệu 100% cotton.
* Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Phạm vi xuất khẩu là:
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
6
+ Xuất khẩu: các sản phẩm như: T- Shirt, P - Shirt, đồ lót, quần áo cho
người lớn và trẻ em.
+ Nhập khẩu : vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị dây chuyền phục
vụ sản xuất của công ty.
1.2.1.2. Nhiệm vụ
* Là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu
dùng, công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội có vai trò quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển ngành may Việt Nam, thể hiện ở:
+ Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân
thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
+ Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị với Bộ
Công Nghiệp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh.
* Tuân thủ Pháp luật Nhà Nước về quản lý hành chính, quản lý xuất
nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong
hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất
kinh doanh của công ty.
* Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tự tạo nguồn
vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng đổi mới thiết bị, tự bù đắp chi
phí sản xuất, tự cân đối xuất nhập khẩu, đảm bảo thực hiện sản xuất kinh
doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước.
Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng. Sản
phẩm do công ty sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển sức cạnh tranh và mở
rộng thị trường tiêu thụ.
* Quản lý và đào tạo đội ngũ công nhân viên để phù hợp với hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty và theo kịp sự đổi mới của đất nước.

SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
7
* Trên cả thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm của công ty Dệt
Kim Đông Xuân Hà Nội đã đem lại sự tiện lợi, vệ sinh, thoải mái và đẹp cho
người tiêu dùng.
1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của Công ty: đầu tư, sản xuất, kinh doanh và
xuất nhập khẩu sản phẩm, nguyên phụ liệu hàng may mặc; kinh doanh, xuất
nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, hóa chất phục vụ cho sản xuất kinh
doanh của Công ty; kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, siêu thị,
các mặt hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, trang thiết bị văn phòng; kinh
doanh dịch vụ du lịch, vận tải và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy
định của pháp luật.
1.2.3. Quy trình công nghệ
Công nghệ sản xuất của công ty Dệt kim Đông Xuân là công nghệ liên
hợp khép kín , trong đó mỗi giai đoạn chức năng được thực hiện ở một Xí
nghiệp thành viên. Sản phẩm của từng giai đoạn sản xuất như: sợi, vải, mộc,
vải thành phẩm đều có giá trị sử dụng độc lập, có thể bán ra ngoài hoặc có
thể tiếp tục chế biến trong nội bộ Công ty.
Quá trình công nghệ được khép kín từ Sợi - Dệt – Nhuộm – May.
Với quy trình công nghệ này đã giúp công ty làm tăng tính chủ động
trong sản xuất sản phẩm, dễ dàng hơn trong công tác lập kế hoạch sản xuất
và tiêu thụ, tạo sự chắc chắn và chặt chẽ trong công tác quản lý.
Sau đây là sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
dệt kim Đông Xuân:
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
8
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Dệt kim
Đông Xuân
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A

9
XN Sợi XN Dệt XN Nhuộm XN May
Bông Sợi Vải mốc
Vải thành
phẩm
Cung Bông CắtĐánh ống
Đánh lông,
đốt sợi đầu

Chải Mắc sợi Rũ hồ May
Ghép Hồ sợi dọc LàNấu tẩỷ
Sợi thô Hoàn tấtGiặtXâu gho
Sợi can Vải dệt
Kiềm bóng
Đóng gói
Đánh ống
Xe
Sản phẩm
mayNhuộmVải mộc
Văng sấy
Vải thành
phẩmSợi
Đây là quy trình khép kín, với công nghệ mới, đảm bảo sản xuất liên
tục từ khâu nguyên vật liệu đầu vào đến sản xuất thành phẩm. Ở quy trình
này ta có thể thấy từ xí nghiệp sợi với nguyên vật liệu ban đầu là bông sẽ
được chế biến thành sợi vải để chuyển tiếp sang xí nghiệp dệt. Tại xí nghiệp
dệt sợi được chế biến thành vải mộc và được chuyển tiếp qua xí nghiệp
nhuộm, sau khi đã nhuộm thành các mảnh vải có màu sắc phù hợp thì vải
được chuyển qua xí nghiệp may. Tại xí nghiệp may, vải qua tay của các thợ
và nhà thiết kế để tạo ra các sản phẩm quần áo đáp ứng yêu cầu của công ty

cũng như của thị trường.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.3.1. Mô hình tổ chức
Xuất phát từ tình hình sản xuất kinh doanh, yêu cầu của thị trường và
để phù hợp với sự phát triển của mình, Công ty đã không ngừng hoàn thiện
bộ máy tổ chức quản lý. Đến nay bộ máy tổ chức quản lý của công ty được
chia làm 3 cấp: Công ty, xưởng, phân xưởng. Hệ thống lãnh đạo của công ty
gồm: Ban giám đốc và các phòng, ban nghiệp vụ giúp cho giám đốc trong
việc tiến hành chỉ đạo quản lý.
* Ban giám đốc:
+ Tổng giám đốc.
+ Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật - thương mại.
+ Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất.
* Hệ thống phòng ban gồm:
+ Phòng nghiệp vụ.
+ Phòng kỹ thuật.
+ Phòng tài chính kế toán.
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
10
+ Phòng quản lý chất lượng.
* Các xí nghiệp may thành viên: gồm 3 xí nghiêp may là xí nghiệp may
1, xí nghiệp may 2, xí nghiệp may 3.
* Các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm:
Mô hình tổ chức quản lí của công ty được tổ chức theo nguyên tắc lãnh
đạo - chỉ đạo trực tuyến. Đứng đầu là Tổng giám đốc công ty sau là các
phòng ban nghiệp vụ và sau cùng là các đơn vị thành viên trực thuộc.
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
11
Sau đây là mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà
Nội.

Chú thích:
: Mối quan hệ quản lý chỉ đạo.
: Mối quan hệ phối hợp công tác và hỗ trợ nghiệp vụ
: Mối quan hệ hỗ trợ công tác và chỉ đạo nghiệp vụ.
: Mối quan hệ công tác và phối hợp hoạt động
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
12
Tổng Giám Đốc
Phó Giám đốc
kỹ thuật- T.mại
Phó Giám đốc
kỹ thuật sản
xuất
Phòng kỹ
thuật
Văn phòng
công ty
Phòng
nghiệp vụ
Phòng
QLCL
Phòng tổ
chức
Phòng TC-
KT
Xí nghiệp
may 1
Xí nghiệp
may 2
Xí nghiệp

may 3
Cửa hàng
giới thiệu SP
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ
 Tổng giám đốc:
* Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trước cấp trên (Nhà Nước) và tập thể người lao
động và hiệu quả sản xuất kinh doanh và chấp hành pháp luật của công ty,
phụ trách chung và trực tiếp các lĩnh vực:
+ Tổ chức bộ máy công tác cán bộ.
+ Chiến lược phát triển và quy hoạch đầu tư, thị trường, bảo toàn và
phát triển vốn.
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh - tài chính hàng năm.
+ Công tác quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước,
quan hệ với các ngành chức năng, tổ chức tín dụng, đôn đốc thực hiện chế
độ báo cáo định kỳ.
+ Công tác tuyển dụng, hội đồng cán bộ chuyên viên.
+ Công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, chuyên viên.
+ Công tác bảo vệ thanh tra.
* Quyền hạn:
+ Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Phó tổng giám
đốc, kế toán trưởng, các thủ trưởng đơn vị thành viên, các trợ lý và các hội
đồng tư vấn.
+ Thành lập, giải thể các đơn vị thành viên, bộ phận, hội đồng tư vấn,
đề bạt, điều chuyển, tiếp nhận, khen thưởng, kỷ luật cán bộ chuyên viên,
( kỹ thuật - nghiệp vụ ) thuộc hệ thống điều hành trong công ty và đề xuất,
kiến nghị thay thế, xử lý vốn đối với những đối tượng thuộc cấp trên quản
lý.
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
13

+ Quyết định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh tài chính hàng
năm, mục tiêu, quy mô lĩnh vực đầu tư, chọn lựa đối tác hợp tác sản xuất
kinh doanh .
+ Ban hành chính sách công nghệ, chất lượng sản phẩm, khuyến khích
phát triển thị trường, vận hành vốn, phân phối thu nhập để động viên lao
động, khuyến khích sự sáng tạo của mỗi thành viên.
+ Quyết định cuối cùng về điều chỉnh, sửa đổi các quyết định hiện hành
trong hoạt động của công ty và giải quyết các phát sinh theo luật Doanh
nghiệp Nhà Nước.
 Phó tổng giám đốc kỹ thuật – thương mại.
* Trách nhiệm: giúp tổng giám đốc trong các lĩnh vực:
+ Công tác nghiên cứu và quản lý công nghệ.
+ Công tác tiêu chuẩn, đo lường - chất lượng sản phẩm.
+ Đại diện của lãnh đạo trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002.
+ Công tác đào tạo.
+ Công tác sáng kiến.
+ Công tác xuất nhập khẩu và giao dịch thương mại.
+ Giao dịch tài chính, duyệt thu khi được tổng giám độc uỷ quyền.
* Quyền hạn:
+ Chỉ đạo việc tổ chức tiến hành nghiên cứu, công nghệ, thị trường.
+ Đình chỉ sản xuất, nghiên cứu khi xét thấy không đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật.
+ Ký kết các hợp đồng thương mại.
+ Ký duyệt phiếu thu - chi, các chứng từ thanh toán, hoá đơn… theo
quyết định về tài chính.( Khi được tổng giám đốc uỷ quyền).
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
14
+ Quyết định kết quả đào tạo và khen thưởng sáng kiến.
+ Tham gia về công tác nhân sự, nâng bậc của hệ thống quản lý kỹ
thuật kinh tế, nghiệp vụ.

 Phòng quản lý chất lượng:
* Chức năng:
+ Lập kế hoạch chất lượng cho các sản phẩm sản xuất trong toàn công
ty.
+ Xác định và có đủ cách thức kiểm soát quá trình, thiết bị và nguồn
lực và kỹ năng cần thiết để đạt chất lượng yêu cầu.
+ Đảm bảo sự tương thích giữa quy trình sản xuât lắp đặt kỹ thuật, thủ
tục kiểm tra thử nghiệm và hệ thống văn bản áp dụng.
+ Cập nhật các kỹ thuật kiểm soát chất lượng, kiểm tra chất lượng, thủ
tục kiểm tra và thử nghiệm bao gồm cả triển khai áp dụng thiết bị, dụng cụ
mới.
+ Xác định mọi yêu cầu về đo lường đòi hỏi năng lực vượt qua khó
khăn hiện tại nhưng sau một thời gian quy định sẽ đạt được.
+ Xác định và xây dựng hồ sơ chất lượng.
* Nhiệm vụ: Kiểm tra, theo dõi chất lượng quy cách của các loại sơi,
chỉ và một số nguyên phụ kiện từ nhập ngoài vào công ty để đảm bảo đúng
địa chỉ giao hàng, ký mã hiệu, chất lượng, số lượng và dán tem dò kim loại,
đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng để sản xuất sản phẩm.
 Phòng tài chính kế toán:
* Nhiệm vụ:
+ Xác định hiệu quả nguồn từ sản xuất kinh doanh đạt được trong
tháng và phối hợp cùng phòng nghiệp vụ xác định tổng quỹ thu nhập của
công ty trong tháng, năm.
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
15
+ Đôn đốc kiểm tra các đơn vị thực hiện báo cáo và kiểm tra báo cáo
để phân phối thu nhập đúng quy chế, kịp tời.
+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế phân phối thu nhập của các đơn vị
và chi trả lương, thưởng tại các đơn vị trong công ty (cung cấp, hướng dẫn
lập biểu, số, lưu trữ chứng từ đúng quy định).

* Chức năng:
+ Điều hoà, phân phối, tổ chức quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn.
+ Theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông
qua hạch toán sản xuất và phân tích hoạt động kinh tế. Tham gia đề xuất các
biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chống lãng
phí, thực hành tiết kiệm.
+ Hướng dẫn các đơn vị trong công ty về nghiệp vụ thống kê, kế toán
để phục vụ cho công tác hạch toán của phòng.
+ Đánh giá kết quả và hiệu quả của quá trình lao động sản xuất, hạch
toán lỗ lãi và phân phối thu nhập đồng thời thực hiện các chế độ và nghĩa vụ
của công ty đối với Nhà Nước
 Phòng nghiệp vụ:
* Nhiệm vụ:
+ Cùng công đoàn công ty kiểm tra việc phổ biến quy chế phân phối
thu nhập của các phòng, trạm và các xí nghiệp thành viên trong toàn công
ty để thực sự quán triệt đến mọi người.
+ Quản lý việc sử dụng lao động trong công ty
+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế của các đơn vị và giao kế hoạch sản
xuất và theo dõi, kiểm tra để xác định mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất
của các đơn vị thành viên.
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
16
+ Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất và doanh thu đạt được để
xác định hệ số điều chỉnh lương và phân phối các khoản thu nhập đúng quy
chế.
* Chức năng:
+ Giao dịch thị trường: các nhân viên Marketing và nhân viên bán hàng
của phòng sẽ thực hiện nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng để xác
định tính khả thi của các hợp động tạo tiền đề cho việc ký kết hợp đồng.
+ Lên kế hoạch sản xuất và cung ứng vật tư: Xây dựng và thay đổi kế

hoạch sản xuất cùng với việc cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ cho
sản xuất là chức năng quan trọng của phòng nghiệp vụ.
+ Xuất nhập khẩu: chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập
khẩu như: mở và đôn đốc mở L/C, lập và chuẩn bị các thủ tục xuất nhập
khẩu, theo dõi tiến độ giao và nhận hàng.
+ Đào tạo chuyên dụng và đảm bảo công bằng trong phân phối thu
nhập: sử dụng biện pháp khuyến khích lợi ích kinh tế để đảm bảo cả về
lượng và chất cho lực lượng lao động.
+ Nghiệp vụ kho: dự trữ và bảo quản nguyên vât liệu cũng như hàng
hoá đảm bảo cho sản xuất kinh doanh diễn ra theo đúng tiến độ kế hoạch,
giữ nguyên vẹn về chất và lượng cho hàng hoá trong kho là yêu cầu mang
tính kinh tế và kỹ thuật đồng bộ.
 Phòng kỹ thuật
* Nhiệm vụ và chức năng:
+ Trên cơ sở kế hoạch sản xuất của các đơn vị, cân đối xây dựng kế
hoạch sử dụng, huy động và sửa chữa thiết bị theo công suất thực tế.
+ Xây dựng, sửa đổi, ban hành và kiểm tra hệ thống định mức, giờ
công, giờ ngừng, dạng sửa chữa của từng loại thiết bị và khối lượng công
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
17
việc cần giải quyết theo chức năng để giao khoán quỹ tiền lương cho xí
nghiệp CKSC và công nhân bảo dưỡng tại các xí nghiệp
 Văn phòng:
Giải quyết các khâu văn thư của công ty, theo giõi toàn bộ văn thư ra
vào, chịu trách nhiệm biên soạn, chế bản tất cả các tài liệu đó.
Ngoài ra, phòng còn chịu trách nhiệm tổ chức ăn ca, làm công tác bảo
vệ tuần tra canh gác tài sản của công ty. Phục vụ, đón tiếp khách, chuyên
gia, chuẩn bị cho các cuộc họp, các kỳ hội nghị của công ty.
 Một số bộ phận khác:
* Đội vận tải: (gồm có xe con và xe tải) có nhiệm vụ đưa đón các cán

bộ công nhân viên khi đi công tác, vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm
của công ty đến nơi giao hàng.
* Hệ thống các cửa hàng, đại lý: công ty có 4 cửa hàng giới thiệu sản
phẩm và bán lẻ đặt ở các xí nghiệp thành viên, các cửa hàng ký gửi (đại lý
hoa hồng) bao gồm:
+ Hà Nội: 10 cửa hàng.
+ Hải Phòng: 3 cửa hàng.
+ Quảng Bình: 1 cửa hàng.
+Bắc Thái: 2 cửa hàng.
Ngoài ra còn có một số cửa hàng tại TPHCM và TP Nha Trang. Các bộ
phận này dều trực thuộc sự chỉ đạo, theo dõi của phòng nghiệp vụ, có nhiệm
vụ trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm dệt kim của công ty ở thị
trường trong nước.
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
18
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty dệt kim Đông Xuân
Hà Nội
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty dệt kim Đông Xuân Hà
Nội
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán và xuất phát từ
đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán của Công ty được sắp
xếp tương đối gọn nhẹ, hợp lý theo mô hình tập trung. Các cán bộ phòng tài
chính kế toán của Công ty đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,
chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và năng động.
Với mô hình tổ chức kế toán trên, toàn bộ công tác kế toán được tập
trung tại phòng kế toán, từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo
kế toán, phân tích kiểm tra kế toán… Còn ở các xí nghiệp thành viên và các
xí nghiệp địa phương không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các
nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán ban đầu,
kiểm tra chứng từ, thu thập và ghi chép vào sổ sách. Cuối tháng, chuyển

chứng từ cùng các báo cáo về phòng tài chính kế toán của công ty để xử lý
và tiến hành công việc kế toán. Về mặt nhân sự, các nhân viên đó chịu sự
quản lý của Giám đốc các xí nghiệp, phòng tài chính kế toán của công ty
chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra đội ngũ nhân viên này về mặt chuyên
môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ chuyên môn.
Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
19
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
* Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung công việc của phòng tài
chính kế toán; đưa ra ý kiến đề xuất, cố vấn tham mưu cho Tổng giám đốc
trong việc ra các quyết định, lập kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh
của công ty.
* Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ thu chi và quản lý theo dõi các phần
hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kiểm tra
giám sát các công việc do kế toán viên thực hiện. Thay mặt kế toán trưởng
xét duyệt các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo tài chính của đơn vị trực
thuộc. Lập, tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và
quyết toán tài chính của Công ty theo chế độ qui định. Thay mặt cho Kế
toán trưởng, tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài
chính, kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận liên quan,
giải thích một số số liệu báo cáo tài chính kế toán trước Ban Giám đốc và
các Cơ quan hữu trách khi cần thiết.
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
20
Kế toán
trưởng
Kế
toán
vật


Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
thuế
Kế
toán
xây
dựng
cơ bản

TSCĐ
Kế
toán
lương
Kế
toán
giá
thành
Thủ
quỹ
Kế
toán
tiêu
thụ
Phó phòng kế
toán

* Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành
phẩm, ghi sổ chi tiết tài khoản 155, cuối tháng lập bảng kê số 8.
* Kế toán vật tư: có nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song, phụ trách tài khoản 152, 153.
Cuối tháng, kế toán vật tư tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập, xuất,
tồn và nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành. Khi có yêu cầu kế
toán vật tư và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, đối
chiếu với sổ kế toán, nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử
lý, lập biên bản kiểm kê.
* Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu, phải trả
trong công ty và giữa Công ty với các khách hàng, nhà cung cấp; đồng thời
quản lý các tài khoản 131, 136, 138, 141, 331, 333, 336 ; kế toán công nợ
ghi sổ chi tiết cho từng đối tượng và cuối tháng lập nhật ký chứng từ số 5, số
10 và bảng kê số 11.
* Kế toán thuế: Có nhiệm vụ tính toán và theo dõi tình hình nộp thuế
của công ty cho cơ quan thuế Nhà Nước
* Kế toán xây dựng cơ bản và TSCĐ: quản lý các tài khoản 211, 121,
213, 214, 411, 412, 441; thực hiện phân loại tài sản cố định hiện có của công
ty, theo dõi tình hình tăng giảm, tính khấu hao theo phương pháp đường
thẳng; theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của công ty; cuối tháng lập bảng
phân bổ số 3, nhật ký chứng từ số 9.
* Kế toán lương: có nhiệm vụ quản lý các tài khoản 334, 338, 622, 627,
641, 642; hàng tháng căn cứ vào sản lượng của các xí nghiệp và đơn giá
lương, hệ số lương, đồng thời nhận các bảng thanh toán lương do các nhân
viên thống kê ở các xí nghiệp gửi lên, kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tổng hợp số liệu, lập bảng tổng hợp thanh toán lương của công ty
và bảng phân bổ số 1.
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
21
* Kế toán giá thành: Căn cứ vào bảng chi phí NVL, chi phí sản xuất

chung và chi phí tiền lương để ghi vào sổ tập hợp chi phí sản xuất, phân bổ
chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng sản phẩm.
* Thủ quỹ: quản lý tiền mặt của Công ty và thực hiện việc thu chi tiền mặt
theo phiếu thu, phiếu chi.
1.4.2. Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty dệt kim Đông Xuân
Hà Nội
1.4.2.1. Chính sách, chế độ kế toán kế toán công ty áp dụng
Niên độ kế toán: Công ty áp dụng niên độ kế toán là 1 năm, bắt đầu từ
ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm.
Chính sách kế toán: Công ty áp dụng chính sách kế toán theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Công ty còn áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch
toán hàng tồn kho. Nhờ đó kế toán theo dõi, phản ánh một cách thường
xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho trên sổ sách kế toán
và có thể xác định vào bất kỳ thời điểm nào. Phương pháp tính giá hàng xuất
kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, kế toán khấu hao tài sản cố định
theo phương pháp khấu hao đường thẳng, kế toán chi tiết nguyên vật liệu và
tài sản cố định là phương pháp ghi thẻ song song....
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
22

×