Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Điện lực Nghệ An”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.18 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế
quốc tế. Chúng ta đang từng bước gỡ bỏ hàng rào về hành chính, thuế quan… Các
doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh bình đẳng với các tập
đoàn kinh tế đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới đặc biệt là sau khi chúng ta gia
nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Thực tế, kinh nghiệm các nước cho thấy
những tập đoàn kinh tế mạnh ở cả khối kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân sẽ là
“đội quân chủ lực” đảm bảo quá trình hội nhập thành công. Sự phát triển các tập
đoàn kinh tế là tất yếu của quá trình hợp tác phát triển các loại hình doanh nghiệp,
các mối quan hệ hợp tác đầu tư trên cơ sở nhu cầu phát triển thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam với mục tiêu hoạt động: kinh doanh có lãi, bảo
toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư
vào các doanh nghiệp khác; giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện
lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối; tối đa hiệu
quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên hoạt đông
trong điều kiện kinh tế thị trường, ngành điện Việt Nam phải đối chọi với không ít
thách thức: vừa đảm bảo tăng trưởng vừa đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất trong
khi cơ sở hạ tầng của ngành còn nhiều hạn chế. Là một doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc công ty Điện lực I – Tập đoàn điện lực Việt Nam, kinh doanh loại hàng hóa là
điện năng – Điện lực Nghệ An cũng không tránh khỏi những thách thức đó.
Trong thời gian thực tập tại phòng Kế hoạch của Điện lực Nghệ An, ý thức được
đặc thù của Công ty, những đòi hỏi của cơ chế thị trường, của xã hội đối với ngành
điện, và được sự hướng dẫn tận tình thầy cô giáo và của cán bộ phòng Kế hoạch, tôi
xin trình bày: “Báo cáo thực tập tổng hợp tại Điện lực Nghệ An”. Qua đó có thể
có cái nhìn tổng quát về đặc điểm, tình hình của cơ sở thực tập, các vấn đề về cơ
cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của cơ sở, những kết quả đạt được, những
khó khăn tồn tại và nguyên nhân của tình hình cũng như phương hướng, chương
trình phát triển, những dự kiến về đổi mới hoạt động cơ sở trong tương lai.
Báo cáo bao gồm những nội dung sau:
Phần 1: Mở đầu


Phần 2: Nội dung
I- Khái quát về Điện lực Nghệ An
II- Tình hình kinh doanh bán điện ở Điện lực Nghệ An
III- Những thuận lợi và khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh
doanh bán điện ở Điện lực Nghệ An.
Phần 3: Kết luận
1
PHẦN 2: NỘI DUNG
I- KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN LỰC NGHỆ AN:
1- Lịch sử hình thành và phát triển của Điện lực Nghệ An:
Vào đầu năm 1956 tại thị xã Vinh (nay là thành phố Vinh), nhất là khu
vực Bến Thủy người, xe, vật liệu xây dựng, tiếng loa phóng thanh cứ rộn
ràng tấp nập, không khí chuẩn bị cho công trình xây dựng Nhà máy Điện
Vinh náo nhiệt đông vui.
Ngày 01/6/1956 lễ khởi công xây dựng trạm phát điện Diezel 270KW để
cung cấp điện cho công trường.
- Tháng 12/1956 hoàn thành việc lắp máy. Sau đó điều chỉnh chạy thử.
Đến ngày 19/2/1957 bắt đầu sản xuất điện để cung cấp cho công trường kiến
thiết Nhà máy Điện Vinh và cung cấp ánh sáng cho cơ quan, nhân dân ở thị
xã Vinh – Bến Thủy.
- Ngày 01/01/1957 ngày khởi công xây dựng nhà máy chính.
Tháng 12/1957 đúng 1 năm sau ngày khởi công nồi hơi số I, máy phát điện
số I lắp xong và chạy thử hiệu chỉnh và đóng điện thành công đã tạo niềm tin
tưởng và phấn khởi cho toàn bộ công trường, tạo đà thúc đẩy nhanh cho việc
hoàn thành các công trình kế tiếp. Ngày 18/01/1958 nồi hơi số 2, máy phát
điện số 2 cũng lắp xong và chạy thử tốt. Tháng 3/1958 lắp xong nồi hơi số 3
và cho vận hành.

- Ngày 01/01/1959 Nhà máy Điện Vinh chính thức đi vào sản xuất theo
kế hoạch, nhiệm vụ của Điện Vinh đối với 2 tỉnh Nghệ An và Hà

Tĩnh rất quan trọng, đó là việc phục vụ cho việc phát triển công
nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và đời sống nhân dân. Nhà máy
Điện Vinh là đứa con đầu lòng của ngành điện miền Bắc xã hội chủ
nghĩa, nhà máy là nơi đào tạo cung cấp cho ngành Điện và các ngành
khác nhiều cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật nòng cốt.
- Tháng 12/1966 Nhà máy Điện Vinh được tuyên dương Đơn vị Anh
hung
- Ngày 03/02/1971 Khánh thành nhiệt điện 3-2, 4000KW
- 1976 – 1983 Nhà máy Điện Vinh có tổng công suất nhiệt điện :
8000KW + Diezel 20.000KW = 28.000KW
- 08-02-1983 Nhà máy Điện Vinh nối vào lưới điện Quốc gia
- 13-8-1984 Nhà máy Điện Vinh đổi tên thành Sở Điện lực Nghệ Tĩnh
(nay là Điện lực Nghệ An)
- 10-1985 Nhiệt điện Bến Thủy ngừng hoạt động
- 24-12-1988 Tổ máy số I thủy điện Hòa Bình phát điện lên lưới
- 25-02-1996 : 4 huyện miền núi cuối cùng của Tỉnh Nghệ An có điện
lưới quốc gia.
Trải qua quá trình xây dựng, phấn đấu, Điện lực Nghệ An đã gặp không ít
khó khăn. Tuy nhiên với tinh thần tự lực tự cường, sự phấn đấu nỗ lực của tập thể
2
cán bộ công nhân viên trong đơn vị, Điện lực Nghệ An đã đạt được những thành
quả nhất định.
2 – Chức năng nhiệm vụ của Điện lực Nghệ An:
Điện lực Nghệ An nhận nguồn điện từ điện lưới quốc gia được phân phối qua
trạm 220KV Hưng Đông. Từ đó qua các trạm phân phối bán điện đến tận người tiêu
dùng. Nhiệm vụ cơ bản của Điện lực Nghệ An:
- Về đầu tư phát triển: Thực hiện các dự án đầu tư phát triển lưới điện
theo kế hoạch của tổng công ty. Xây dựng và thực hiện các chiến
lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tổ chức thiết kế thi
công, mọi hoạt động giao nhận thầu công trình, duyệt thiết kế các

công trình đường dây và trạm biến áp từ 35KV – 0,4KV của nội bộ và
địa phương.
- Về tài chính hoạch toán tài chính kế toán: công ty được Tổng công ty
giao vốn và các nguồn lực. Công ty có trách nhiệm thực hiện bảo
toàn, phát triển vốn và nguồn lực được giao. Được phép huy động
vốn kể cả vốn vay để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Công ty có
trách nhiệm nộp ngân sách nhà nước các loại thuế doanh thu, thuế lợi
tức,thuế đất nộp lợi nhuận cho tổng công ty theo quy định của nhà
nước và của Tổng công ty.
- Về kinh doanh bán điện: công ty điện lực Nghệ An mua điện lực của
tổng công ty điện lực Việt Nam với giá nội bộ, tổ chức linh doanh bán
điện cho khách hàng thông qua hợp đồng bán điện với giá căn cứ vào
mục đích sư dụng điện. Tổ chức hợp đồng mua bán điện với khách
hàng, gải quyết trannh chấp hợp đông mua bán điện. Quản lý chặt chẽ
khách hàng mua bán điện, điện năng thương phẩm mua và bán, cố
gắng thu hết tiền điện phát sinh giảm sự nợ, thực hiện đúng gía bán
do nhà nước quy định. Lập chương trình biện pháp và tổ chức thực
hiện công việc giảm tổn thất điện năng kĩ thuật và thương mại.
- Về quản lý kỹ thuật và an toàn: thực hiện công tác vận hành an toàn
liên tục đảm bảo chất lượng điện của hệ thống, của lưới điện. Nghiên
cứu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, xây dựng kế
hoạch, biện pháp đảm bảo an toàn cho người, thiết bị vận hành trên
lưới và các thiết bị sản xuất khác.
- Về mặt thiết bị vật tư: công ty được phép mua và bán các loại vật tư,
thiết bị với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phục vụ cho
3
nhiệm vụ của mình, được nhận uỷ thác xuất nhập khẩu vật tư thiết bị
cho các đơn vị khác theo đúng tiêu chuẩn phù hợp với pháp luật và
quy định phân cấp của công ty. Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị các
công trình và các tài sản khác mà Công ty giao, tiến hành bảo dưỡng,

sữa chữa thường xuyên và định kỳ các phương tiện vận tải, máy móc
thiết bị, các hệ thống đường dây, lưới điện nhanh chóng và kịp thời,
đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao. Đảm bảo đường dây vận
hành an toàn, liên tục nhằm hoàn thành kế hoạch được giao.
3 – Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ cơ sở :
Để hoàn thành các nhiệm vụ và đảm bảo kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế,
bộ máy quản lý điều hành Điện lực Nghệ An được tổ chức theo cơ cấu chức năng,
mỗi bộ phận được giao nhiệm vụ, quyền hạn nhất định.
3.1 – Bộ phận quản lý :
Ban lãnh đạo công ty gồm :
+ 1 Giám đốc : Trần Phong.
Được Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ nhiệm là người chỉ huy cao
nhất trong Điện lực Nghệ An, : chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc chung của công
ty, về mọi mặt hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo các
Phó giám đốc
XDCB
19 chi
nhánh
điện
05 phân
xưởng
sản xuất
Phó giám đốc
kinh doanh
Phó giám đốc
kỹ thuật
Giám đốc
14 phòng
chức
năng

4
phòng: Phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao động, phòng tài chính kế toán, phòng vật
tư, phòng điều độ, phòng quản lý XDCB, phòng kinh doanh điện năng,..
+ 3 Phó giám đốc: Là người được Giám đốc Công ty Điện lực I bổ nhiệm để
giúp việc cho Giám đốc Điện lực Nghệ An, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công
ty Điện lực I và Giám đốc Điện lực Nghệ An về các hoạt động trong các lĩnh vực
công tác chuyên môn được Giám đốc Điện lực phân công phụ trách. Là người thay
mặt Giám đốc quyết định cuối cùng về các biện pháp chuyên môn trong lĩnh vực đó
nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được Công ty giao, cải
thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống CBCNV theo đúng pháp luật, đúng quy
định của ngành.
Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề về kỹ
thuật lưới điện, an toàn trong vận hành và các mặt sản xuất khác. Phó giám đốc kỹ
thuật trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật, trung tâm điều độ thông tin, xưởng công tơ ,
xưởng vật tư, xưởng 110KV, xưởng thiết kế, xí nghiệp xây lắp.
Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo mọi công việc về công tác kinh doanh bán
điện mà Điện lực Nghệ An đã và đang thực hiện, chỉ đạo trực tiếp tới Phòng kinh
doanh và các chi nhánh điện về việc kinh doanh bán điện, thu tiền điện và nộp tiền
điện về Công ty Điện lực I. Tổ chức chỉ đạo công tác tuyên truyền việc sử dụng
điện an toàn, tiết kiệm . Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo trực tiếp các phòng sau:
Phòng kinh doanh bán điện, phòng quản lý điện nông thôn và trung tâm máy tính.
Phó giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản: là người chỉ đạo, điều hành các
công tác quản lý đầu tư và xây dựng công trình điện, Phó giám đốc đầu tư xây dựng
cơ bản chỉ đạo trực tiếp các phòng ban sau: phòng quản lý dự án, phòng quản lý đầu
tư, trung tâm thiết kế điện, xí nghiệp xây lắp điện. Có chức năng và nhiệm vụ cụ
thể:
- Điều hành công tác đầu tư, xây dựng cơ bản.
- Trực tiếp điều hành kế hoạch đầu tư, xây dựng, cải tạo phát triển hệ thống
điện và công trình phục vụ sản xuất kinh doanh của Điện lực.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm về công tác đầu tư, cải tạo,

xây dựng mới cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh của Điện lực theo định
hướng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực I, theo quy hoạch phát
triển hệ thống điện của tỉnh.
5
- Làm chủ nhiệm điều hành các dự án đầu tư xây dựng theo phân cấp của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực I, phối hợp với các đơn vị quản lý (A)
của Công ty trên địa bàn tỉnh Nghệ An (nếu có).
- Chỉ đạo các công tác chuyên môn về hoạt động hành chính theo quy định của
Công ty Điện lực I và Điện lực Nghệ An.
Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng
ban : có 14 phòng ban chức năng :
- Phòng hành chính quản trị (P1): Tổ chức công tác hành chính, văn thư, lưu
trữ, in ấn tài liệu, tiếp khách, quảng cáo và tổ chức khâu quản trị...
- Phòng kế hoạch (P2): Là phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc quản lý công tác
kế hoạch hoá về hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng trong công ty, hướng
dẫn các đơn vị lập kế hoạch sản xuất ngắn và dài hạn. Tổng hợp, cân đối xây dựng
kế hoạch tổng thể cho toàn công ty. Sau khi có kế hoạch sản xuất kinh doanh phòng
kế hoạch có nhiệm vụ cân đối các nguồn vốn của công ty tham mưu cho Giám đốc
để sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực. Phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ giao
kế hoạch cho các phòng ban và các đơn vị trực thuộc, đôn đốc kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch và cùng với các đơn vị này tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt kế
hoạch được giao.
- Phòng tổ chức lao động và tiền lương (P3) : có nhiệm vụ tham mưu cho
Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ tổ chức sản xuất và quản lý lao động, tiền
lương, đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong toàn công ty. Dựa vào kế hoạch sản xuất
kinh doanh của phòng kế hoạch để xây dựng kế hoạch về nhân lực đảm bảo đủ lao
động cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
- Phòng kỹ thuật (P4) : là đơn vị quản lý về kỹ thuật trong khâu quy hoạch,
xây dựng, vận hành, sữa chữa và cải tạo lưới điện của công ty. Phòng kỹ thuật có
nhiệm vụ giám sát kỹ thuật, đôn đốc các đơn vị sản xuất vận hành trong công ty

thực hiện các quy trình, quy tắc, các tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành nghiên cứu
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tham gia bồi dưỡng, đào tạo
cán bộ công nhân kỹ thuật.
- Phòng tài chính kế toán (P5) : Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý
tài chính, thu thập số liệu và phản ánh toàn bộ hoạt động tài chính của công ty. Tổ
chức bộ máy kế toán và thực hiện chế độ hạch toán, quyết toán cho phù hợp với tình
hình sản xuất, kinh doanh cũng như quy định của nhà nước về chế độ kế toán.
6
- Phòng vật tư (P6): Có nhiệm vụ lập kế hoạch mua sắm quản lý và cấp phát
vật tư cho toàn đơn vị trong phạm vi kế hoạch được giao.
- Phòng điều độ ( P7): Có nhiệm vụ chỉ huy vận hành lưới điện cao thế 24/24
giờ. Ngoài chức năng điều độ lưới điện vận hành an toàn, liên tục và hiệu quả
phòng còn đảm nhiệm chức năng thông tin cho toàn bộ hệ thống điện của Điện lực,
đặc biệt là mang thông tin nội bộ của ngành.
- Phòng quản lý XDCB (P8): Có nhiệm vụ lập kế hoạch, dự toán các công
trình thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB, thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản theo chế độ của Nhà nước ban hành.
- Phòng kinh doanh điện năng (P9): Có nhiệm vụ phát triển và quản lý khách
hàng, chống tổn thất, kinh doanh điện năng, theo dõi tình hình kinh doanh.
- Phòng điện nông thôn (P10): Có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận và quản lý
lưới điện trung áp nông thôn, phát triển lưới điện về các xã vùng sâu vùng xa của
tỉnh Nghệ An .
- Phòng an toàn - lao động (P11): Có chức năng bồi huấn kiểm tra việc thực
hiện quy trình quy phạm về an toàn điện, phòng chống cháy nổ.
- Phòng thanh tra pháp chế (P12): Có nhiệm vụ thanh tra, bảo vệ, an ninh
quốc phòng và thực hiện công tác pháp chế.
- Phòng thẩm định (P13): Có nhiệm vụ thấm định các công trình thuộc Điện
lực Nghệ An quản lý.
- Phòng máy tính (P14): : Giúp cung cấp các dữ liệu việc quản lý tài
chính , báo cáo các kế hoạch của Công ty.

3.2 – Bộ phận sản xuất:
* 19 chi nhánh điện có chức năng quản lý, vận hành và kinh doanh bán điện trên
địa bàn được phân cấp quản lý nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định cho khách
hàng và thuận tiện cho việc kinh doanh bán điện.
Chi nhánh điện Vinh
Chi nhánh điện huyện Anh Sơn
Chi nhánh điện huyện Con Cuông
Chi nhánh điện thị xã Cửa Lò
Chi nhánh điện huyện Diễn Châu
Chi nhánh điện huyện Đô Lương
7
Chi nhánh điện huyện Hưng Nguyên
Chi nhánh điện huyện Kỳ Sơn
Chi nhánh điện huyện Nam Đàn
Chi nhánh điện huyện Nghĩa Đàn
Chi nhánh điện huyện Nghi Lộc
Chi nhánh điện huyện Quỳnh Lưu
Chi nhánh điện huyện Quỳ Hợp
Chi nhánh điện huyện Quỳ Châu
Chi nhánh điện huyện Quế Phong
Chi nhánh điện huyện Tân Kỳ
Chi nhánh điện huyện Thanh Chương
Chi nhánh điện huyện Tương Dương
Chi nhánh điện huyện Yên Thành.
* 5 phân xưởng:
- Phân xưởng vận tải: Có nhiệm vụ quản lý xe ô tô cơ giới phục vụ cho việc
đi lại làm việc công tác kiểm tra lưới điện chuyên chở vật tư phục vụ cho sản
xuất với đội ngũ xe 29 chiếc lớn nhỏ, phân xưởng có 30 người.
- Phân xưởng Xây lắp điện có nhiệm vụ đại tu, làm mới các công trình theo
quyết định của Giám đốc. Phân xưởng có 29 người là đơn vị ngoài dây chuyền

sản xuất chính.
- Phân xưởng thí nghiệm điện với chuyên môn là thí nghiệm, hiệu chỉnh và sửa
chữa các thiết bị, khí cụ máy biến áp phân xưởng có 21 người.
- Phân xưởng cơ khí chuyên gia công sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ
lưới điện trong và ngoài kế hoạch sản xuất là đơn vị sản xuất chính, phân xưởng
có 20 người.
- Phân xưởng thí nghiệm công tơ có nhiệm vụ thí nghiệm công tơ phục vụ cho
việc lắp mới và thay định kỳ. Phân xưởng có 18 người
Bộ máy tổ chức của Điện lực Nghệ An là một bộ phận máy kiểu trực tuyến
chức năng. Giám Đốc là người lãnh đạo toàn quyền quyết định mọi hoạt động và
vấn đề sản xuất kinh doanh của đơn vị, trong phạm vi thuộc quyền đã được Giám
Đốc Công ty Điện lực I uỷ nhiệm.
8

×