Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG dẫn học SINH THỰC HIỆN bài tập NGHIÊN cứu địa lí địa PHƯƠNG lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.51 KB, 20 trang )

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

MỤC LỤC
MỤC LỤC…………………………………………………………………………Trang 1
MỞ ĐẦU……..........................................................................................................Trang 2
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................Trang 2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tái.........................................................................Trang 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài........................................................................Trang 2
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...........................................................................Trang 3
5. Tính mới của đề tài............................................................................................Trang 3
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài...................................................................Trang 3
NỘI DUNG...............................................................................................................Trang 4
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC
HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12
1. Địa lí địa phương trong chương trình lớp 12....................................................Trang 4
2. Tầm quan trọng của địa lí địa phương trong giảng dạy địa lí...........................Trang 4
3. Đặc điểm tâm sinh lí và trình trình độ nhận thức của học sinh lớp 12...............Trang 5
B. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT
1 Thực trạng về tài liệu giảng dạy địa lí địa phương...........................................Trang 5
2. Thực trạng giảng dạy địa lí địa phương của giáo viên.....................................Trang 5
3. Thực trạng học tập địa lí địa phương của học sinh..........................................Trang 5
C. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN
CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12
1. Các bước hướng dẫn học sinh thực hiện bài nghiên cứu địa lí địa phương.....Trang 7
2. Phương pháp hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa phương
lớp 12...................................................................................................................Trang 8
2.1. Phương pháp hướng dẫn học sinh thu thập thơng tin địa lí địa
phương............................................................................................................Trang 8
2.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh viết báo cáo bài tập nghiên cứu địa lí địa
phương..........................................................................................................Trang 12
2.3. Ví dụ minh họa Hướng dẫn HS nghiên cứu trong chủ đề 4 “Đặcđiểm KT - XH


của tỉnh thành phố”.......................................................................................................Trang 13
D. HIỆU QUẢ........................................................................................................Trang 17
KẾT LUẬN............................................................................................................Trang 17
1. Kết quả đạt được và những hạn chế của đề tài....................................................Trang 17
1.1. Kết quả đạt được của đề tài.......................................................................Trang 17
1.2. Hạn chế.....................................................................................................Trang 18
2. Một số kiến nghị..................................................................................................Trang 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................Trang 19

GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 1


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong dạy học địa lí thì việc giảng dạy địa lí địa phương là một hình thức liên
hệ kiến thức với thực tiễn hiệu quả nhất. Hiểu rõ vai trị rất quan trọng của địa lí
địa phương cho nên Bộ GD & ĐT đã yêu cầu dạy địa lí địa phương trong chương
trình nội khóa từ nhiều năm nay.
Tuy nhiên, việc giảng dạy địa lí địa phương của nhiều giáo viên cịn qua loa
mang tính hình thức. Có nhiều giáo viên sau khi biết trong các mơn thi tốt nghiệp
có mơn địa lí thì bỏ hẳn phần địa lí địa phương. Cho nên cần đặt ra một cách
nghiêm túc cẩn thận việc giảng dạy và học tập địa lí địa phương.
Hiểu biết địa lí địa phương là một yêu cầu thiết yếu học sinh phổ thông cần
phải đạt được vì đây là lượng kiến thức sẽ gắn chặt với các em trong quá trình học
tập và làm việc sau này. Hiểu địa lí địa phương là một yêu cầu rất cần thiết, trong đó
cần phải hiểu rõ thiên nhiên con người, tình hình kinh tế xã hội, các ngành sản xuất,
các vùng sản xuất của địa phương. Vì vậy nếu khơng hiểu biết địa lí địa phương thì

làm sao các em có thể góp phần đưa địa phương trở nên giàu mạnh cùng đất nước tiến
lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Một yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay là làm sao để học sinh thoát khỏi cách
học truyền thống? Làm sao để học sinh tự nâng cao q trình học tập mơn địa lí và
khả năng ứng dụng kiến thức địa lí vào vào thực tiễn cuộc sống?
Thông qua việc cho học sinh thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa phương,
tạo cho việc học tập mơn địa lí khơng cịn nặng về mặt lý thuyết, đồng thời tập
dượt cho các em tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học. Việc cho học sinh
thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa phương, giúp học sinh trưởng thành hơn về
mặt xã hội thông qua việc làm cụ thể, các em sẽ mạnh dạn sáng tạo, sáng kiến và
tiến đến kỹ năng giải quyết thành công những vấn đề của tiến bộ xã hội.
Với mục đích góp một phần nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng trong
dạy học địa lí bài địa lí địa phương lớp 12 THPT, tơi chọn thực hiện sáng kiến
“Phương pháp hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa
phương lớp 12”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Xây dựng được hệ thống bài tập nghiên cứu địa lí địa phương cho HS lớp 12.
- Xác định được những phương pháp hướng dẫn thực hiện bài tập nghiên cứu
địa lí địa phương cho học sinh lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy địa lí
địa phương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh thực hiện
bài tập nghiên cứu địa lí địa phương lớp 12.
GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 2


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

- Khảo sát thực tế việc dạy học địa lí địa phương ở trường phổ thông .

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập nghiên cứu địa lí địa phương.
- Xác định phương pháp hướng dẫn HS thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa
phương lớp 12.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Địa lí địa phương lớp 12 ở trường THPT Dầu Giây – Thống Nhất – Tỉnh
Đồng Nai
5. Tính mới của đề tài
- Đây là một vấn đề tương đối mới chưa có tài liệu khoa học hay sách nào viết
cụ thể về vấn đề hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa phương
cho học sinh phổ thông.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp sưu tầm tài
liệu, phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp thống kê tốn học,
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát,
phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp phỏng vấn.

GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 3


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH
THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12
1. Địa lí địa phương trong chương trình lớp 12
a. Mục tiêu giảng dạy địa lí địa phương trong chương trình lớp 12
- Hiểu và nắm vững được một số đặc điểm nổi bât về vị trí địa lí, đặc điểm tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, một số ngành kinh tế
chính của tỉnh (thành phố) nơi học sinh đang sống.

- Phát triển các kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê.
- Biết cách thu thập, xử lí các thơng tin, viết và trình bày báo cáo về một vấn đề
của địa lí địa phương.
- Bước đầu biết tổ chức hội thảo khoa học.
- Tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.
b. Nội dung địa lí địa phương trong chương trình 12
Chương trình địa lí địa phương lớp 12 khơng dạy lại địa lí địa phương một
cách có hệ thống mà tập trung vào việc hình thành ở học sinh kỹ năng tìm hiểu,
viết và trình bày báo cáo một vấn đề của địa lí địa phương.
Chương trình địa lí địa phương lớp 12 trong sách giáo khoa yêu cầu học sinh
viết báo cáo về địa lí tỉnh và thành phố với 5 nhóm chủ đề gợi ý sau:
+ Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
+ Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh hoặc thành
phố.
+ Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư và lao động của tỉnh hoặc thành phố.
+ Chủ đề 4: Đặc điểm KT – XH của tỉnh hoặc thành phố.
+ Chủ đề 5: Địa lí một số ngành kinh tế chính.
2. Tầm quan trọng của địa lí địa phương trong giảng dạy địa lí
- Giảng dạy địa lí địa phương là một u cầu nội khóa của chương trình địa lí
mà do Bộ GD&ĐT đã quy định.
- Địa lí địa phương còn là một nội dung quan trọng mà khoa học địa lí nghiên
cứu, tổng hợp các tài liệu, số liệu lên các bản đồ địa lí các loại. Cuối cùng nhằm
mục đích đóng góp cho cả nước làm sáng tỏ thêm những đặc trưng của từng địa
phương đồng thời cũng làm nổi bật thêm những sắc thái riêng của từng địa phương
minh họa rõ các quy luật địa lí chung diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.

GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 4



PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

- Địa lí địa phương là một nội dung quan trọng để quy hoạch phân vùng tự
nhiên tổng hợp tiến tới phân vùng kinh tế. Từ việc hiểu rõ địa lí địa phương giúp
học sinh có cơ sở để nắm vững kiến thức địa lí.
- Hiểu rõ địa lí địa phương, học sinh sẽ có trách nhiệm hơn trong khai thác và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường của địa phương.
- Địa lí địa phương gắn chặt với đời sống học sinh, cho học sinh nhận biết
được tình hình kinh tế, cách bố trí sản xuất của địa phương, học sinh phát hiện
được những mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của địa phương.
3. Đặc điểm tâm sinh lí và trình trình độ nhận thức của học sinh lớp 12
- Học sinh phổ thông đặc biệt là học sinh lớp 12 tuổi từ 17-19 đã có sự hồn
thiện về mặt thể chất, sự phát triển ổn định của bộ não và chức năng thần kinh.
Điều đó tạo nên những điều kiện cho sự phát triển hoạt động nhận thức của các em,
làm cơ sở cho sự chọ lựa và sử dụng những phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực học tập của học sinh. Các em đã trưởng thành về nhiều mặt, đặc
biệt là năng lực nhận thức. Các em có khao khát mở rộng tri thức, mong muốn hiểu
biết, say mê giải quyết các nhiệm vụ học tập. Đây là những cơ sở thuận lợi để cho
học sinh thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa phương.
B. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG
THPT
1. Thực trạng về tài liệu giảng dạy địa lí địa phương
Hiện nay tài liệu để giảng dạy địa lí địa phương rất ít nhiều giáo viên giảng dạy
chỉ dựa vào tài liệu chủ yếu là sách địa lí địa phương, trong khi đó sách địa lí địa
phương lại được biên soạn lâu năm khơng chỉnh sửa số liệu không cập nhập kịp
thời, thông tin lạc hậu gây khó khăn cho giáo viên khi giảng dạy địa lí địa phương .
2. Thực trạng giảng dạy địa lí địa phương của giáo viên
- Giảng dạy địa lí địa phương là một yêu cầu trong nội khóa chương trình địa
lí 12 mà Bộ GD&ĐT quy định từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc giảng dạy địa lí
địa phương chưa được sự quan tâm đúng mức của giáo viên, thiếu chuẩn bị và

không đào sâu suy nghĩ về nội dung và phương pháp. Do đó, giáo viên lúng túng
khi dạy địa lí địa phương, nhiều giáo viên bỏ việc dạy địa lí địa phương lấy các tiết
địa lí địa phương làm việc khác như ôn tập hoặc làm các chuyện khác.
- Nhiều giáo viên dạy địa lí địa phương chỉ mang tính chất đối phó làm sao đủ
tiết chương trình và phù hợp với yêu cầu do Bộ GD & ĐT đặt ra.
- Chất lượng giảng dạy địa lí địa phương chưa được cao, nhiều giáo viên cho
rằng giảng dạy địa lí địa phương là dạy thêm học sinh biết được bao nhiêu thì hay
bấy nhiêu miễn sao giới thiệu khái quát cho học sinh biết những nét lớn về địa
phương, khơng cần đi sâu nâng lên lí luận và trách nhiệm đóng góp vào việc xây
dựng quê hương giàu đẹp thơng qua kiến thức Địa lí tự nhiên cũng như KT - XH
địa phương.
GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 5


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

3. Thực trạng học tập địa lí địa phương của học sinh
- Do các em chưa nhận thức đúng đắn về địa lí địa phương, các em không
nhận thấy sự cần thiết của địa lí địa phương mà các em chỉ coi trọng ở việc thi cử.
Cho nên các em học địa lí địa phương chỉ mang tính đối phó và khơng chủ động
tích cực để nắm kiến thức.
- Hầu như đa số học sinh chỉ xem sơ lược địa lí địa phương khơng quan tâm
lắm đến việc nắm kiến thức địa lí địa phương.
- Đa số học sinh không nắm vững được một số đặc điểm nổi bật về vị trí địa
lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm KT - XH, một số ngành
kinh tế chính của tỉnh.
- Học sinh chưa biết cách thu thập thông tin, viết và trình bày báo cáo về một
vấn đề của địa lí địa phương.
- Học sinh chưa biết cách thức tổ chức hội thảo khoa học.

- Hiện nay đa số học sinh hiểu biết rất ít về địa lí địa phương nên việc phục vụ
địa phương còn rất hạn chế. Các em rất lúng túng khi giải quyết các vấn đề địa lí
địa phương đang đặt ra.

GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 6


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

C. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP
NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12
1. Các bước hướng dẫn học sinh thực hiện bài nghiên cứu địa lí địa phương
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ thể hiện quy trình hướng dẫn học sinh (HS) thực hiện bài tập nghiên
cứu địa lí địa phương (ĐLĐP)
GVchuẩn bị
hướng dẫn HS
thực hiện bài tập
nghiên cứu
ĐLĐP.

- Giải thích ý nghĩa mục tiêu bài tập nghiên cứu ĐLĐP.
- Hướng dẫn HS xác định vấn đề nghiên cứu ĐLĐP.
- Hướng dẫn HS xây dựng dàn bài nghiên cứu ĐLĐP.
- Hướng dẫn HS thu thập thông tin ĐLĐP.
- Hướng dẫn HS ứng dụng công nghệ thông tin thực
hiện bài tập nghiên cứu ĐLĐP
- Hướng dẫn HS khảo sát điều tra ĐLĐP

HS tiến hành

nghiên cứu
ĐLĐP.

Tổng kết đánh
giá bài tập.
nghiên cứu
ĐLĐP

- Hướng dẫn HS viết báo cáo bài tập nghiên cứu ĐLĐP
- Hướng dẫn HS tổ chức nhóm tiến hành nghiên
cứu ĐLĐP
GV giám sát HS nghiên cứu ĐLĐP.

- Tổ chức cho HS trình bày báo cáo bài tập nghiên
cứu ĐLĐP.
- Cho các nhóm khác tham gia chất vấn .
- GV đánh giá nhận xét bài tập nghiên cứu ĐLĐP.
- GV đánh giá nhận xét bài tập nghiên cứu ĐLĐP.

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH
Trang 7


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

2. Phương pháp hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí
địa phương lớp 12
2.1. Phương pháp hướng dẫn học sinh thu thập thơng tin địa lí địa phương
* Ý nghĩa phương pháp hướng dẫn học sinh thu thập thông tin địa lí địa
phương

- Trong việc nghiên cứu địa lí địa phương, học sinh thường không đủ tài liệu,
không đủ điều kiện về thời gian, kinh phí và trình độ chuyên môn chuyên sâu về
điều kiện tự nhiên cũng như KT - XH của địa phương được. Vì thế việc thu thập tài
liệu của học sinh là một khâu hết sức quan trọng quyết định tới chất lượng bài tập
nghiên cứu địa lí địa phương.
- Xuất phát từ mục tiêu bài tập nghiên cứu địa lí địa phương của học sinh,
giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành điều tra, thu thập các tư liệu cần thiết, sau
đó xử lí tư liệu phục vụ cho việc thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa phương của
mình.
- Sau khi chọn đề tài nghiên cứu học sinh cần phải lên kế hoạch để tiến hành
thu thập thông tin, học sinh cần đặt ra các câu hỏi như: những tài liệu nào có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu? có thể tìm được ở đâu? tìm bằng cách nào?
- Thơng tin về địa lí địa phương rất phong phú và đa dạng, với nhiều nguồn
thơng tin khác nhau. Nếu khơng có phương pháp hướng dẫn cho học sinh cụ thể thì
các em sẽ không biết thu thập như thế nào cho hợp lí và đạt hiệu quả cao khi thực
hiện bài tập nghiên cứu.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh có thể tìm thấy thơng tin địa lí địa phương
qua các loại tài liệu sau: sách địa lí địa phương, SGK địa lí và các sách khác có liên
quan đến vấn đề mà các em nghiên cứu; Báo chí; Những website có thơng tin về
địa lí địa phương; Văn kiện của các cơ quan hành chính.
* Nguyên tắc hướng dẫn học sinh thu thập thơng tin địa lí địa phương
- Giáo viên phải biết các nguồn tư liệu nào mang tính hợp pháp và nguồn tư
liệu nào không hợp pháp để hướng dẫn các em tham khảo cho đúng.
- Giáo viên phải biết nhiều nguồn tư liệu về địa lí địa phương, phải phân biệt
được nguồn tư liệu nào đáng tin cậy, nguồn tư liệu nào không đáng tin cậy; phải
hiểu biết sâu sắc về địa lí địa phương, tốt nhất là đã nghiên cứu nhiều tư liệu địa lí
địa phương.
- Học sinh phải chủ động thu thập nguồn tư liệu, giáo viên chỉ hướng dẫn học
sinh thu thập thông tin, giáo viên không nên làm thay học sinh.
- Nguồn tư liệu đối với học sinh không nên yêu cầu phải thu thập được quá

nhiều tư liệu và phải mang tính phổ biến.
* Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin từ sách địa lí địa phương
GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 8


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

- Nguồn tư liệu mang tính phổ biến nhất mà các em dễ dàng có là sách địa lí
địa phương các tỉnh và thành phố .
- Bài tập nghiên cứu địa lí địa phương của học sinh rất đa dạng, do đó trước
tiên giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết phương pháp thu thập thơng tin từ
sách địa lí địa phương.
- Những thơng tin trong sách địa lí địa phương khơng đi cụ thể vào vấn đề mà
học sinh nghiên cứu, cho nên học sinh chỉ xem nguồn thông tin từ sách địa lí địa
phương là nguồn minh họa. Từ đó tùy theo vấn đề mà các em nghiên cứu đi sâu
đối chiếu với tình hình thực tế. Ví dụ: Như các em nghiên cứu tình hình giáo dục
của một xã, như vậy trong sách địa lí địa phương khơng có thơng tin cụ thể từ đó
các em phải biết kết hợp với tình hình thực tiễn với những thơng tin trong sách địa
lí địa phương để diễn đạt cho bài tập nghiên cứu của mình.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược cấu tạo nội dung của
sách địa lí địa phương bằng nột hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước, có thể là
như sau:
+ Sách địa lí địa phương có bao nhiêu chương ?
+ Những chương đó có tên là gì ?
+ Sau các chương, cịn có những phần nào khác (phần phụ lục, bảng mục lục).
+ Các phần này có cơng dụng gì ?
+ Mỗi chương được chia làm nhiều phần nhỏ, những phần nhỏ đó có tên gì ?
+ Mỗi bài gồm có phần hình và phần chữ. Phần chữ gồm những bộ phận nào?
Phần hình bao gồm những gì? (hình vẽ, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, lát cắt địa hình…)

* Hướng dẫn học sinh kết hợp sách địa lí địa phương với sách giáo khoa địa lí
- Sách địa lí địa phương tuy khái qt tồn bộ địa lí địa phương nhưng chưa
thể làm sáng tỏ các vấn đề mà học sinh đang muốn tìm hiểu. Do đó, học sinh cần
phải biết khai thác sách địa lí địa phương kết hợp với SGK Địa lí .
- Khi tham khảo sách địa lí địa phương về phần nào học sinh nên so sánh đối chiếu
với SGK, sau đó lựa chọn thơng tin chính xác nhất để thể hiện cho bài tập nghiên cứu địa
lí địa phương của mình.
* Hướng dẫn học ghi chép lại khi tham khảo sách địa lí địa phương
- Sách địa lí địa phương về cấu trúc cũng tương tự như SGK Địa lí 12. Do đó,
khi thập thu thập thông tin từ học sinh cần chọn cụ thể vấn đề mà mình tìm hiểu
sau đó đọc kĩ phần đó, sau đó học sinh lấy tập viết ghi lại.
- Thực tế có nhiều học sinh khơng cần ghi lại vì ỷ lại rằng có sẵn trong sách
địa lí địa phương khi nào cần thì lấy ra ghi chép, nhưng khi đến giai đoạn viết lại
báo cáo bài tập nghiên cứu địa lí địa phương nhiều học sinh rất lúng túng khi so
sánh đối chiếu, tổng hợp lại tư liệu gây trở ngại rất lớn cho việc hoàn thành bài tập
nghiên cứu địa lí địa phương.
GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 9


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

- Đặc biệt là việc ghi chép lại sẽ hình thành cho học sinh tác phong cẩn thận
trong nghiên cứu.
* Hướng dẫn học sinh tham khảo theo đúng chuyên mục mình cần tìm
- Thơng tin trong sách địa lí địa phương rất nhiều nhưng mang tính khái quát
tổng thể về địa lí địa phương, khi học sinh khai thác sách địa lí địa phương chú ý
cần khai thác theo đúng chủ đề nói về vấn đề mà mình đang nghiên cứu.
- Khi hướng tham khảo sách địa lí địa phương, học sinh phải tham khảo theo
đúng chuyên mục mình cần tham khảo, phần nào học sinh cảm thấy cần thiết cho bài

tập nghiên cứu địa lí địa phương của mình các em ghi cụ thể lại hoặc photo ra để sau
này dễ dàng ghi chép vào.
- Thường các em nghiên cứu những vấn đề mang tính chi tiết về địa lí địa
phương, trong khi đó sách địa lí địa phương chỉ nêu khái quát những đặc trưng cơ
bản về địa lí địa phương. Cho nên, học sinh phải biết vận dụng sách địa lí địa
phương khi xây dựng dàn bài khi tiến hành thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa
phương.
- Giáo viên chỉ cho học sinh biết muốn làm việc với phần chính mình đang
nghiên cứu có hiệu quả thì phải làm những gì ? làm như thế nào ? Có thể theo quy
trình như sau:
+ Trước hết, đọc tên bài và lướt qua xem có những tiểu mục gì ?
+ Tìm hiểu cho rõ nghĩa những từ hoặc thuật ngữ khó, những câu chưa hiểu,
nếu cần thì tra bảng từ vựng ở phần phụ lục của sách (nếu có), hoặc từ điển, hoặc
nhờ sự giúp đỡ của giáo viên.
+ Nếu gặp những câu hỏi xen kẽ trong phần mình đang nghiên cứu, học sinh
cần dừng lại suy nghĩ tìm câu trả lời hoặc làm theo gợi ý, như vậy sẽ hiểu thấu đáo
và nắm được chắc kiến thức mình đang nghiên cứu.
+ Sau khi hiểu và nắm được nội dung phần mình đang nghiên cứu, trình bày
lại những điều mình đã tiếp thu vào bài tập nghiên cứu địa lí địa phương.
* Hướng dẫn học sinh xử lí số liệu thống, biểu đồ từ sách địa lí địa phương
- Khi thu thập thơng tin từ sách địa lí địa phương, học sinh cần chú ý các số
liệu trong sách địa lí địa phương, các biểu đồ để làm tư liệu chứng minh trong bài
tập nghiên cứu địa lí địa phương.
- Trong sách địa lí địa phương có rất nhiều bảng số liệu thống kê, biểu đồ.
Học sinh muốn nắm rõ thông tin cần phải biết khai thác bảng số liệu thống kê, biểu
đồ cho hợp lí.
- Đọc kĩ các số liệu trong bảng theo cột dọc và theo hàng ngang.
- Phân tích, đối chiếu so sánh các số liệu và rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 10


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

- Nếu vấn đề mà các em nghiên cứu có hình vẽ, bản đồ, biểu đồ… thì cần
nghiên cứu, phân tích để hiểu rõ và lĩnh hội được sâu sắc các khái niệm được trình
bày bằng kênh chữ trong sách địa lí địa phương.
- Học sinh có thể triển khai từ bảng số liệu thống kê trong sách địa lí địa
phương thành những biểu đồ, và từ biểu đồ học sinh triển khai thành bảng số liệu
thống kê để làm rõ nội dung tùy thuộc vào vấn đề mà học sinh đang nghiên cứu.
* Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu khác
- Để có thêm tài liệu, giáo viên nên hướng dẫn học sinh thu thập thêm từ sách
vở, báo chí, từ báo cáo về tự nhiên, KT - XH của địa phương, từ tài liệu của các cơ
quan hữu quan của địa phương (số liệu thống, kế hoạch lao động việc làm, sản xuất
nông nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, y tế, văn hóa, giáo dục…)
- Những tài liệu này là nguồn bổ sung quý giá, hỗ trợ việc điều tra thực tế rút
ra những kết luận xác thực cho đề tài. Học sinh cần đọc lướt qua những gì ghi chép
được để chọn lọc và giữ lại những tài liệu nào thật sự cần thiết.
a. Hướng dẫn học sinh phân loại tài liệu tham khảo
Tùy thuộc ở nguồn gốc xuất phát được chia thành hai loại và có giá trị khác
nhau như sau:
+ Tài liệu tham khảo chủ yếu
Tài liệu tham khảo chủ yếu đối với học sinh khi nghiên cứu địa lí địa
phương: Sách, báo, văn kiện, Website (phải được nhà nước cấp phép)…. Đây là
nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất, vì vậy cũng là nguồn tư liệu có giá trị cao nhất để
học sinh tham khảo, nghiên cứu trước hết nên dựa vào nguồn tài liệu này.
+ Tài liệu tham khảo bổ trợ
Là loại dựa trên tài liệu tài liệu gốc để viết lại. Trong đó những ý kiến được
trình bày lại thường khơng có dẫn chứng hoặc khơng ghi rõ ràng xuất xứ. Những

tài liệu này tính chất sơ lược. Vì vậy, giáo viên cần phải giải thích cho học sinh
nghiên cứu thận trọng khi dùng những tài liệu này.
Học sinh nghiên cứu địa lí địa phương phải dựa trên tài liệu chủ yếu để làm
bài tập nghiên cứu địa lí địa phương của mình. Học sinh có thể lấy những thơng
tin từ tài liệu tham khảo bổ trợ nhưng phải được chọn lọc nhằm không phản ánh sai
lệch thông tin.
b. Hướng dẫn học sinh tập hợp thông tin từ tài liệu tham khảo
- Khi lượng thông tin mà học sinh thu thập được đáp ứng tương đối đầy đủ
một số yêu cầu của dàn bài đặt ra. Điều quan trọng ở đây là học sinh phải tính tốn
và ghi chép những số liệu tập về tập hợp chung thích hợp.
- Học sinh phải xác định được giá trị thông tin. Sau đó, học sinh tập hợp thơng
tin phải tn thủ theo nguyên tắc thông tin quan trọng phải thu thập trước.
GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 11


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

- Học sinh phải so sánh đối chiếu những số liệu, thông tin từ những nguồn tài
liệu khác nhau để tập hợp thành một nguồn thơng tin chính thức cho bài tập nghiên
cứu địa lí địa phương của mình.
- Dựa vào sự phân loại tài liệu học sinh sẽ ưu tiên những thông tin từ tài liệu
chủ yếu sau đó mới đến tài liệu bổ trợ.
- Học sinh tập hợp các thông tin, số liệu dựa trên sự thống nhất của tập thể
nhóm. Nếu có q nhiều thơng tin nhưng học sinh khơng thể nhận định được thơng
tin nào chính xác nhất cần liên hệ nhờ giáo viên giúp đỡ.
- Chú ý: Để tập hợp tốt thơng tin và sử dụng có hiệu quả chúng khi thực hiện
bài tập nghiên cứu địa lí địa phương không phải thu thập được nhiều số liệu là tốt
nhất, mà chủ yếu là sử dụng một lượng số liệu ít có thể chấp nhận được nhưng có
giá trị.

c. Hướng dẫn học sinh đọc và ghi chép tài liệu
- Sau khi thu thập tài liệu, học sinh bắt tay vào công việc đọc và ghi chép. Ở
giai đoạn này học sinh cần có tập (phiếu) để ghi khi đọc được đến phần nào có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu của mình, học sinh phải ghi lại cụ thể hoặc photo lại.
- Từ những ghi chép đó học sinh cho ý kiến của mình về những tài liệu đã đọc
hoặc cách giải quyết của mình đối với vấn đề đang được nghiên cứu.
- Chú ý khi đọc ghi chép xong một tài liệu nào đó, nếu học sinh có ý kiến
riêng : đồng ý hay khơng đồng ý, nhất trí, hoặc có bổ sung…
- Sau khi ghi tồn bộ các tài liệu tham khảo, học sinh sắp xếp lại những ghi
chép đó và chọn lọc những ghi chép nào cần được trình bày trong bài tập nghiên
cứu địa lí địa phương của mình.
2.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh viết báo cáo bài tập nghiên cứu địa lí
địa phương
* Ý nghĩa việc hướng dẫn viết báo cáo bài tập nghiên cứu địa lí địa phương
Báo cáo trong dạy học có vai trị quan trọng, nó rèn luyện cho học sinh các kỹ
năng như:
- Nói, giao tiếp và trình bày quan điểm của mình trước người khác.
- Thu thập những thông từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tài liệu
tham khảo, số liệu điều tra, khảo sát trên thực địa…
- Hiểu được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, dù là đơn giản.
- Hiểu những vấn đề được trình bày một cách kỹ lưỡng theo hướng “học qua làm”.
- Đối đáp hoặc thảo luận, tranh luận với người khác một cách lôgic.
- Hợp tác với các bạn nhóm, tổ, lớp.
* Nội dung báo cáo bài tập nghiên cứu địa lí địa phương
GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 12


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12


- Nội dung báo cáo nghiên cứu địa lí địa phương rất phong phú. Đó là các vấn
đề về tự nhiên, KT - XH của địa phương.
- Báo cáo nghiên cứu địa lí địa phương được tiến hành sau khi học sinh tiến
hành thực hiện khảo sát điều tra để hoàn thành bài tập nghiên cứu địa lí địa
phương, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, dân cư, KT XH của địa phương (xã, huyện, tỉnh).
- Báo cáo nghiên cứu địa lí địa phương được tiến hành trước lớp nằm trong chương
trình nội khóa.
* Hướng dẫn học sinh thực hiện viết báo cáo bài tập nghiên cứu địa lí địa
phương
- Dựa vào chủ đề học sinh đã chọn và đăng ký với giáo viên, giáo viên hướng dẫn
học sinh xây dựng dàn bài báo cáo trước khi bắt đầu vào công việc thực hiện bài tập
nghiên cứu địa lí địa phương.
- Dàn bài báo cáo nghiên cứu địa lí địa phương có thể học sinh linh động thay
đổi cho phù hợp trong quá trình viết báo cáo nghiên cứu địa lí địa phương.
- Dàn bài báo cáo nghiên cứu địa lí địa phương của học sinh phải thể hiện rõ
những nội dung sau:
Lời mở đầu
+ Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
+ Khái quát sơ lược vấn đề nghiên cứu
Nội dung bài tập nghiên cứu địa lí địa phương.
+ Giới thiệu chung về địa phương cấp lớn nhất (tỉnh), nếu vấn đề học sinh tìm hiểu
phạm vi nhỏ hơn phải giới thiệu khái quát về địa phương cấp tiếp theo (huyện, xã ).
+ Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân học sinh và địa phương.
+ Khái quát phần nội dung vấn đề nghiên cứu địa lí địa phương.
+ Khái quát thực trạng vấn đề mà học sinh đang nghiên cứu.
+ Trình bày những tồn tại của vấn đề học sinh đang nghiên cứu.
+ Hướng khắc phục.
Kết luận
+ Hành động của học sinh trong quá trình học tập và làm việc sau này.
+ Kết luận và đề nghị.

2.3. Ví dụ minh họa Hướng dẫn HS nghiên cứu trong chủ đề 4 “Đặc điểm KT XH của tỉnh thành phố”

a. Bước 1: Chuẩn bị hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập nghiên cứu chủ đề
“Đặc điểm KT - XH của tỉnh thành phố”.
GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 13


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

* Nhiệm vụ 1: Giải thích cho học sinh hiểu ý nghĩa và mục tiêu bài tập nghiên
cứu “Đặc điểm KT - XH của tỉnh thành phố”.
+ Cho học sinh nghiên cứu Địa lí KT - XH địa phương nhằm kích thích HS
tìm hiểu sâu sắc tình hình KT - XH của địa phương. Đồng thời qua đó học sinh
hiểu rõ ràng về tình hình KT - XH của địa phương.
+ Thơng qua quá trình nghiên cứu “Đặc điểm KT - XH của tỉnh thành phố”.
Học sinh sẽ cũng cố các kĩ năng phân tích, nhận xét những vấn đề KT - XH của đất
nước.
+ Tập dượt cho học sinh nghiên cứu một vấn đề cụ thể của KT - XH địa
phương.
* Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn học sinh xác định vấn đề nghiên cứu trong chủ đề
“Đặc điểm KT - XH của tỉnh thành phố”.
Tên bài tập nghiên cứu địa lí địa phương: Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 - 2007.
- Giáo viên giải thích cho học sinh biết khi xác định vấn đề mà các em sẽ
nghiên cứu cần chú ý tới những u cầu sau:
- Tính thực tiễn của việc tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai
từ năm 1997 - 2007.
- Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 – 2007
đối với bản thân các em và địa phương có ý nghĩa như thế nào ?

- Học sinh có thích việc tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 2007?
- Tài liệu tham khảo về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai từ năm
1997 - 2007.
- Học sinh cần xác định khi nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh
Đồng Nai từ năm 1997 – 2007 có làm được không ?
* Nhiệm vụ 3: Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài nghiên cứu “Tìm hiểu sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 - 2007”.
+ Giáo viên cho học sinh đăng ký tên bài tập nghiên cứu, điều chỉnh tên đề
tài cho khoa học và phù hợp với trình độ năng lực các em.
+ Tên bài tập nghiên cứu “Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng
Nai từ năm 1997 - 2007”
+ Giáo viên cho học sinh về nhà tự xây dựng dàn bài nghiên cứu “Tìm hiểu
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 - 2007”
- Sau đó giáo viên kiểm tra dàn bài học sinh đã xây dựng và điều chỉnh cho
hợp lí
GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 14


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

- Giáo viên cần có quyển sổ ghi lại hoặc coppy dàn bài nghiên cứu của học
sinh.
- Nhưng cụ thể dàn bài của học sinh gồm các phần sau:
Lời mở đầu:
- Học sinh nêu khái quát về tình hình KT – XH của tỉnh Đồng Nai trong những năm
1997 – 2007.
- Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu “Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 - 2007”.
Nội dung bài tập nghiên cứu

- Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh Đồng Nai.
+ Tình hình phát triển kinh tế các ngành kinh tế của tỉnh Đồng Nai.
- Phân tích cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 - 2007.
- Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 - 2007.
- Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 - 2007.
Kết luận
- Khi nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 –
2007 học sinh rút được bài học gì.
- Tác động của việc nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến hành động
bản thân trong học tập và làm việc sau này.
* Nhiệm vụ 4: Hướng dẫn HS thu thập thông tin về sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 - 2007.
+ Học Sinh thu thập thông tin chủ yếu qua sách địa lí tỉnh Đồng Nai.
+ Học sinh cần phải thu thập thêm những thơng tin có liên quan đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai từ các văn kiện, báo cáo của các cơ quan
hữu quan, báo Đồng Nai…
* Nhiệm vụ 5: Hướng dẫn HS ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện bài tập nghiên
cứu địa lí địa phương.
+ HS sử dụng phần mềm Microsoft Word trình bày văn bản, phải trình bày
văn phong cho hợp lí.
+ Trong bài tập có bảng thống kê, bảng số liệu cần chú ý: nhan đề của bảng
thống kê có mục đích gì ? Số dịng, số cột phải phù hợp hay không ? số liệu thống
kê theo đơn vị nào ?
+ Nếu có xử dụng phần mềm Microsoft Excel để vẽ biểu đồ cần phải nhập
đúng số liệu, tính tốn thì cần phải chú ý nhập đúng cơng thức.
GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 15



PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

+ Nên sử dụng Internet để thu thập thông tin về sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế tỉnh Đồng Nai.
* Nhiệm vụ 6: Hướng dẫn học sinh khảo sát điều tra địa lí địa phương.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh không yêu cầu học sinh phải tiến hành
khảo sát điều tra.
* Nhiệm vụ 7: Hướng dẫn học sinh viết báo cáo bài tập nghiên cứu “Tìm hiểu
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 - 2007”.
+ Học sinh dựa vào dàn bài để viết báo cáo bài tập nghiên cứu .
+ Học sinh cần lập một dàn bài báo cáo bài tập nghiên cụ thể hơn trong đó
những mục nhỏ hơn.
* Nhiệm vụ 8: Hướng dẫn học sinh tổ chức nhóm tiến hành nghiên cứu “Tìm
hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 - 2007”.
+ Cả nhóm có 8 -10 học sinh, trước nhất cần nên bầu ra nhóm trưởng hoặc
giáo viên giao nhiệm vụ.
+ Có thể chia nhóm ra làm 2 - 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ từ 2 – 5 học sinh.
+ Cần giao việc cụ thể cho từng nhóm: nhóm nào trình bày văn bản, nhóm
nào thu thập thơng tin nhóm nào xử lí số liệu, nhóm nào truy cập Internet để khai
thác thơng tin.
+ Sau đó cả nhóm thống nhất lại để chọn những thơng tin chính xác nhất để
trình bày cho vấn đề nghiên cứu “Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh
Đồng Nai từ năm 1997 - 2007”.
b. Bước 2: HS tiến hành nghiên cứu và viết báo cáo bài tập nghiên cứu “Tìm
hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 - 2007”.
* Nhiệm vụ: Giám sát học sinh nghiên cứu “Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 - 2007”.
- Giáo viên nên kiểm tra nhật ký làm việc của nhóm trưởng.
- Quan sát cách làm việc của học sinh đôn đốc làm việc cho đúng thời hạn.
- Sau khi hồn thành bài tập nghiên cứu “Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh

tế tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 - 2007” cần xem xét thảo luận thống nhất mới đem
nộp.
c. Bước 3: Tổng kết đánh giá bài tập nghiên cứu “Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 - 2007”
* Nhiệm vụ 1:
Tổ chức cho học sinh trình bày báo cáo bài tập nghiên cứu “Tìm hiểu sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 - 2007”
- Cho nhóm trình bày khoảng 5-10 phút
GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 16


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

- Sau đó cho các nhóm khác tham gia chất vấn
* Nhiệm vụ 2: Đánh giá nhận xét bài tập nghiên cứu “Tìm hiểu sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai từ năm 1997 - 2007”.
- Giáo viên nhận xét về phần trình bày của nhóm và chấm điểm.

GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 17


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

D. HIỆU QUẢ

Qua quá trình thực nghiệm phương pháp hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập
nghiên cứu địa lí địa phương lớp 12, cho thấy :
- Khi vừa phổ biến cho học sinh, các em cảm thấy bỡ ngỡ, vướng mắc, khó

khăn trong việc hồn thành bài tập nghiên cứu địa lí địa phương. Nhưng sau khi
giáo viên giải thích mục tiêu, ý nghĩa, cách tổ chức, quy trình làm việc khi thực
hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa phương, học sinh cảm thấy thích thú, các em hiểu
được các em tự tin, tranh nhau hỏi giáo viên về các vấn đề liên quan đến việc thực
hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa phương .
- Khi cho học sinh tiến hành phương pháp hướng dẫn học sinh thực hiện bài
tập nghiên cứu địa lí địa phương các em rất tích cực, nghiêm túc trong nghiên cứu,
hoàn thành đúng thời hạn và đem lại kết quả tốt .
- Có thể nói khi cho học sinh thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa phương,
giúp học sinh vận dụng các kỹ năng Địa lí một cách linh hoạt, học sinh nắm vững
các thao tác tư duy vận dụng kiến thức để giải thích, phân tích...Như thế tăng
cường tính chủ động, độc lập tư duy dần dần bồi dưỡng cho học sinh khả năng tìm
hiểu, nghiên cứu khoa học.
- Tuy nhiên qua quan sát thực vẫn cịn một số ít em vẫn thờ ơ chưa quan tâm đúng
mức đến việc thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa phương lớp 12, cho nên hiệu
quả bài tập những em này không cao.

KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được và những hạn chế của đề tài
1.1. Kết quả đạt được của đề tài
- Nêu lên được cơ sở lí luận, quy trình thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa
phương, một số phương pháp hướng dẫn học sinh khi thực hiện bài tập nghiên cứu
địa lí địa phương.
- Xây dựng được hệ thống bài tập nghiên cứu địa lí địa phương, nguyên tắc
xây dựng hệ thống bài tập nghiên cứu địa lí địa phương.
- Xác định quy trình, nguyên tắc khi sử dụng phương pháp hướng dẫn học
sinh thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa phương.
- Xác định các phương pháp khi thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa
phương lớp 12.
- Xác định các phương pháp cụ thể khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập

nghiên cứu địa lí địa phương.
- Qua q trình thực hiện bài tập nghiên địa lí địa phương cứu học sinh phát
huy nhiều ưu điểm tạo cơ sở cho quá trình nâng dần chất lượng học tập mơn địa lí
ở phổ thơng, học sinh tự nâng cao kiến thức ngoài nội dung cơ bản. Trong quá
trình thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa phương giúp học sinh phát huy tính
GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 18


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

tích cực, chủ động, sáng tạo rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Bài tập nghiên cứu địa lí địa phương phần nào tác động đến tình cảm
đem lại miền vui hứng thú học tập cho học sinh.
1.2 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả thu được, đề tài còn gặp phải một số hạn chế sau :
- Việc hướng dẫn cho học sinh, chấm điểm cần rất nhiều thời gian nhưng lại
rơi vào cuối học kì II rất khó khăn cho giáo viên.
- Do nội dung ơn thi THPT khơng có phần địa lí địa phương nên giáo viên
cũng ít quan tâm đến việc cho học sinh làm bài nghiên cứu địa lí địa phương.
- Học sinh mới thực hiện công việc nghiên cứu lần đầu tiên nên rất khó khăn
trong tổ chức nhóm, phân cơng cơng việc, khảo sát điều tra, viết báo báo cáo…
2. Một số kiến nghị
- Việc áp dụng phương pháp hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập nghiên cứu
địa lí địa phương ở trường THPT Dầu Giây bước đầu cho thấy những dấu hiệu
đáng mừng, đã thể hiện tính hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng học tập, kích
thích hứng thú học tập cho học sinh, học sinh năng động sáng tạo hơn…
- Để nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học và khả năng áp dụng đề tài, tôi xin có
một số đề xuất, ý kiến như sau :
+ Cần phải hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa phương

một cách nghiêm túc.
+ Giáo viên tuân thủ đúng quy trình, sử dụng đúng kĩ thuật, vận dụng đúng
phương pháp khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa
phương .
Thống Nhất, ngày 20 tháng 4 năm 2013
(Người thực hiện)

Đoàn Ngọc Kính

GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 19


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn An (1996), Lý luận dạy học, Trường ĐHSP HCM
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo khoa địa lí 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo viên địa lí 12, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
4. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lí dạy học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội
5. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học địa lí theo
hướng tích cực, NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.
6. Nguyễn Trọng Đức, Phạm Thị Sen (2008), Câu hỏi và bài tập địa lí 12, NXB
Hà Nội.
7. Nguyễn Kim Hồng, Trần Văn Thắng (1996), Giáo trình, Phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu Địa lí kinh tế - x hội, ĐHSP Huế.
8. Đỗ Ngọc Tiến (2009), Tư liệu địa lí Việt Nam, NXB Hà Nội
9. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (2004), Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở
PTTH, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Vũ (2007), Kĩ thuật dạy học địa lí, NXB Giáo dục, HCM.

GVTH: ĐỒN NGỌC KÍNH
Trang 20



×