Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

phân tích những mặt được và chưa được về phân cấp quản lý hiện nay ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.07 KB, 8 trang )

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
LỚP CAO HỌC CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOÁ 2008 – 2011

Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 2009
Giảng viên: GS.TSKH Vũ Ngọc Hải
BÀI KIỂM TRA
Môn: 1) Lý luận về Quản lý
2) Quản lý nhà nước về giáo dục
Họ và tên học viên: Hoàng Thu Hồng
I/ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
Câu hỏi 1)
Thế nào là Phân cấp quản lý? Anh (chị) hãy phân tích những mặt được và
chưa được về phân cấp quản lý hiện nay ở địa phương hay ở một cơ sở và đề xuất ý
tưởng phân cấp của mình.
Bài làm:
1) Thế nào là phân cấp quản lý?
Phân cấp quản lý được hiểu như là sự chuyển đổi quyền ra quyết định trách
nhiệm và nhiệm vụ từ cấp cao xuống cấp thấp hơn hoặc giữa các tổ chức.
2) Phân tích những mặt được và chưa được về phân cấp quản lý ở cơ sở
Trường Đại học Điện lực là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tập đoàn Điện lực
việt Nam; được thành lập theo Quyết định số 111QĐ/TTg ngày 19/5/2006 của Thủ
tướng Chính phủ và được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho
hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
Theo Quyết định số 703/QĐ-EVN-HĐQT ngày 4/12/2006 của Hội đồng
quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy chế tổ chức và
hoạt động của Trường Đại học Điện lực, “Nhà trường được quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm theo quy định của Pháp luật và Quy chế này về quy hoạch, kế hoạch
phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài
chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự” (Trích Chương II.điều 6. Quyền hạn và
trách nhiệm của Nhà trường).


Sứ mạng Trường Đại học Điện lực: là Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho ngành Điện lực Việt
Nam và các ngành kinh tế, kỹ thuật khác, phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.


Mục tiêu Trường Đại học Điện lực:
- Xây dựng Trường Đại học Điện lực thành Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đa
ngành, đa hệ đạt tiêu chuẩn và có chất lượng cao, cung cấp nguồn nhân lực cho
ngành Điện và các ngành kinh tế, kỹ thuật khác của cả nước.
- Xây dựng trường thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật năng lượng và một số lĩnh vực khoa
học kỹ thuật và kinh tế xã hội khác.
- Mở rộng, hợp tác, liên doanh liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước,
các đơn vị trong và ngoài ngành Điện lực.
- Xây dựng trường có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy có đủ số lượng, đạt
chuẩn cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo với các trang
thiết bị hiện đại, đồng bộ và đầy đủ để khi học viên tốt nghiệp ra trường đáp ứng
được nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Căn cứ vào quyền hạn được giao Ban Lãnh đạo đã phân cấp quản lý cho
từng đơn vị cụ thể đảm bảo thực hiện tốt 4 chức năng:
- Lập kế hoạch
- Tổ chức
- Lãnh đạo và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch
- Kiểm tra, đánh giá và báo cáo các hoạt động về việc thực hiện các mục tiêu đề ra.
Những mặt được về phân cấp quản lý:
- Giao quyền cho các Khoa, Xưởng, Trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch phát
triển cho từng giai đoạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn).
- Giao quyền cho các phòng, ban xây dựng những kế hoạch phát triển tổng thể của
trường.

- Các đơn vị được chủ động xây dựng Định hướng kế hoạch phát triển theo từng
giai đoạn; đề xuất về nhân sự trên cơ sở kế hoạch tuyển dụng chung của nhà trường
vào đầu năm học; xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập
trên cơ sở chương trình khung do nhà nước ban hành; đề xuất ý kiến thành lập các
Bộ môn thuộc Khoa.
- Các đơn vị chủ động tổ chức kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn nâng cao trình
độ nghiệp vụ chuyên môn đối với các cán bộ, giảng viên trên cơ sở kế hoạch chung
của trường.


- Các đơn vị đã chủ động phối hợp, mở rộng quan hệ đối ngoại trong lĩnh vực
Nghiên cứu khoa học để tiếp nhận các đơn đặt hàng, đấu thầu, nghiên cứu đề tài,
chương trình, đề án và các dự án khoa học.
- Các dự án đầu tư về cơ sở vật chất đã được triển khai thực hiện một cách có hiệu
quả (EVN là chủ đầu tư, EPU là đơn vị quản lý thực hiện dự án).
Như vậy, Trường Đại học Điện lực đã thực hiện việc phân cấp quản lý. Tuy
nhiên, việc phân cấp mới dừng lại ở hình thức giao nhiệm vụ nhưng không giao
quyền do vậy công tác quản lý của Nhà trường tuy đạt được một số những hiệu qủa
nhất định nhưng vẫn gặp phải một số bất cập (những mặt chưa được về phân cấp
quản lý):
- Giao quyền còn mang tính ban phát, nhỏ giọt dẫn đến các đơn vị bị động, thiếu
sáng tạo, và thiếu linh hoạt.
- chưa tạo động lực và cơ chế để các đơn vị tự phát triển và cống hiến hết mình
- Thiếu sự chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc các đơn vị thực hiện quyền tự chủ
- Xử lý công việc còn mang tính sự vụ
- Cơ chế làm việc không có sự thống nhất, chồng chéo, không có hệ thống
- Không có quy hoạch tổng thể phát triển Trường
- Không có sự phối hợp giữa các phòng ban trong nội bộ Trường
- Cán bộ công nhân viên không năng động, thiếu tính sáng tạo và thiếu linh hoạt
- Báo cáo còn mang nặng hình thức, thành tích.

Một số giải pháp sau:
- Đổi mới tư duy trong quản lý
- Đặc biệt trong công tác quy hoạch, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra giám
sát các hoạt động của hệ thống
- Phân cấp chức năng, nhiệm vụ, tăng quyền tự chủ của các đơn vị phải đi liền với
phân cấp trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với cấp trên, đối với xã hội, tránh hiện
tượng khi có vấn đề, vụ việc xảy ra thì không có cá nhân và đơn vị nào chịu trách
nhiệm.
- Đơn vị được phân cấp có đủ điều kiện và năng lực thực hiện các quyền theo chức
năng, nhiệm vụ được phân cấp và năng lực chịu trách nhiệm, trước hết đối với tập
thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của đơn vị, trách nhiệm đối với cộng
đồng, xã hội, đối với cấp trên.
- Tăng quyền phân cấp không có nghĩa làm giảm vai trò của nhà quản lý mà ngược
lại các nhà quản lý phải tăng cường vai trò quản lý của mình, tập trung vào 3 lĩnh


vực: Chiến lược, kế hoạch và quy hoạch tổng thể; Ban hành hệ thống các văn bản
về quy định, quy chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động; Kiểm
tra và giám sát các hoạt động của các đơn vị cấp dưới.
- Phân cấp cho một đơn vị cấp dưới phải đảm bảo công bằng giữa các đơn vị cấp
dưới, trực thuộc, sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh của các đơn vị để cùng nhau
phát triển.
Câu hỏi 2)
Phân tích mối quan hệ giữa Lãnh đạo và Quản lý?
Bài làm:
Có rất nhiều các định nghĩa về công tác lãnh đạo. Evans (1994:4) miêu tả các
đặc tính quan trọng của lãnh đạo nhà trường, bao gồm:
1. Đưa ra tầm nhìn
2. Tư vấn để phát triển một mục đích chung
3. Tạo điều kiện để đạt được các mục tiêu về giáo dục và tổ chức

4. Biết đáp ứng những nhu cầu và tình huống khác nhau
5. Có một định hướng cho tương lai
6. Cung cấp dịch vụ giáo dục
7. Tạo điều kiện để nhà trường trở thành một địa điểm giáo dục sinh động
8. Làm việc sáng tạo với mọi người và trao quyền hạn cho họ
9. Đảm bảo rằng quá trình và nội dung của chương trình giáo dục là hiện đại
và thích hợp.
Việc liệt kê như trên phản ánh nhiều hơn bản chất tổng quát của lãnh đạo; trong
danh mục này lãnh đạo liên quan đến tương lai cũng như việc dự đoán và thích
nghi với những thay đổi trong môi trường, đồng thời lãnh đạo cũng có quan hệ hữu
cơ với những gì mang tính sáng tạo, phòng ngừa, phản ứng và tiến triển.
Trong các tài liệu nói về sự lãnh đạo, thường có sự phân biệt giữa lãnh đạo
và quản lý. Donaldson (1991:3) đã chỉ ra rằng quản lý và lãnh đạo là hai việc khác
nhau và việc quản lý mọi khía cạnh từ ngày này qua ngày khác có thể làm cho công
tác lãnh đạo bị ngừng trệ. Kotter (1990:6) và Egan (1998: trích trong Louis và
Miles, 1991:92) cả hai đều phân biệt giữa quản lý và lãnh đạo.
Cả Kotter và Egan đều nhấn mạnh rằng sự lãnh đạo bao gồm việc thiết lập
tầm nhìn hay định hướng và liên kết mọi người vào đó. Họ cũng nhấn mạnh rằng
quản lý là việc đảm bảo cho tầm nhìn đó được thực hiện thành công và hiệu quả.
Như vậy, lãnh đạo và quản lý là hai việc khác nhau và bổ trợ cho nhau (Louis và


Miles, 1991: 92); bổ trợ vì chúng đều hướng tới những lĩnh vực tương tự như lập kế
hoạch, nhưng khác biệt ở chỗ chúng tập trung vào các phạm vi khác nhau, chẳng
hạn, để lập đề án trong tương lai đến mức độ nào thì lãnh đạo có cái nhìn lâu dài là
quản lý. Trong khi lãnh đạo và quản lý được xem là khác biệt thì chúng cũng không
thể tách rời nhau và một số nhà nghiên cứu lập luận rằng trong bối cảnh giáo dục
hiện tại và tương lai, nhà trường cần những người biết cả lãnh đạo và quản lý.
(Bolman và Deal,1994), mặc dù lãnh đạo được nhấn mạnh hơn quản lý vì lãnh đạo
phù hợp hơn đối với những thay đổi về mặt tổ chức (Kotter, 1990:12). Holgkínon

(1991:51) cho rằng sự lãnh đạo có thể đặt ngang bằng với hành chính còn quản lý
là một phần của khái niệm rộng hơn về hành chính, mặc dù cả hành chính và quản
lý đều không thể tách rời nhau. Tất cả các nhà nghiên cứu đều cho rằng lãnh đạo và
quản lý là hai hiện tượng tách rời nhưng liên quan đến nhau và khác nhau về kỹ
năng và trọng tâm. Để chứng tỏ rằng phân biệt lãnh đạo với quản lý là rất khó, cần
sử dụng đến công tác trong lĩnh vực giáo dục.
Các đặc trưng của công tác quản lý nhà trường bao gồm:
1. Đảm bảo công tác quản lý phản ánh đúng các hành động của lãnh đạo
2. Tiến hành sắp xếp lại để tổ chức nhà trường có hiệu lực và hiệu quả hơn
3. Bằng cách hợp tác thiết kế và tiến hành các kế hoạch chiến lược
4. Đáp ứng các yêu cầu giải trình
5. Đảm bảo mọi việc được hoàn thành
6. Đảm bảo cho tổ chức hoạt động trôi chảy
7. Làm việc có hiệu quả với mọi người
8. Biết quản lý tài chính có hiệu quả
9. Tiếp thị và quảng cáo cho nhà trường
Trong khi các đặc trưng về quản lý có vẻ thực tế hơn, thì thường là vẫn rất
khó phân biệt giữa quản lý và lãnh đạo bởi có nhiều đặc tính của công tác lãnh đạo
được Evan kể ở trên trùng lặp với đặc tính của công tác quản lý.
Liệu công tác lãnh đạo có khác với công tác quản lý?
Ba mươi năm trước, nhà nghiên cứu hành chính giáo dục Andrew Halpin đã
phát biểu về tình trạng hành chính già nua:
“…cho tới nay có quá nhiều hiệu trưởng để cho trách nhiệm của mình trở
nên mơ hồ bởi những việc vặt vãnh, và kết quả là họ từ bỏ vai trò lãnh đạo của
mình và biến thành những công chức bình thường. Các hoạt động chiếu lệ đều đều
có sức hấp dẫn đặc biệt bởi chúng thường làm dịu đi những nỗi lo âu vốn có ở vai


trò lãnh đạo của người hiệu trưởng. Song chúng ta cần tránh sai lầm nhầm lẫn giữa
hoạt động thường nhật đơn thuần với hiệu suất và tính sang tạo đòi hỏi ở một sự

lãnh đạo hiệu quả”.
Ngày nay tình trạng vẫn còn như vậy. Để tồn tại, nhiều quan chức hành
chính ở nhà trường trốn tránh và chìm đắm vào việc điều hành nhà trường một cách
đều đều. Họ tập trung vào việc duy trì và các hoạt động “chống cháy” đôi khi diễn
ra để giữ cho họ khỏi chết đuối. Các vấn đề về tác động và định hướng tương lai
thường bị che khuất bởi những yêu cầu hành chính như phát triển hiến chương nhà
trường, tìm hiểu “Các trường hợp” và ngân sách toàn cầu, thực hiện các sang kiến
theo hệ thống. Song, để dám thay đổi, các quan chức hành chính cần phải xem xét
rộng hơn: để tạo dựng cho mình tầm nhìn, để tập trung vào việc lãnh đạo và không
được từ bỏ công việc quản lý. Sự thật là hầu hết các trường đang “quá tải quản lý”
và “thiếu hụt lãnh đạo”.
Chính vì vậy, xác định vai trò của bạn với tư cách là nhà lãnh đạo và quản lý
là một trong những vấn đề quan trọng đối với các quan chức hành chính nhà
trường.
Cuộc tranh luận về sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý đã làm các nhà lý
luận, nhà nghiên cứu về tổ chức phải bận tâm trong nhiều năm qua: một số lập luận
rằng lãnh đạo và quản lý là hai mặt của một đồng tiền; số khác lại cho rằng lãnh
đạo và quản lý là hai khái niệm tách rời nhưng bổ trợ cho nhau; tuy nhiên có một
trường phái khác lại lý luận rằng lãnh đạo chỉ là một khía cạnh của quản lý. Cho dù
sự khác biệt là không thể tranh luận được thì hiện cũng đang có một nhu cầu là phải
cân bằng giữa công tác quản lý và công tác lãnh đạo. Vấn đề là ở chỗ cán cân
thường bị nghiêng về phía công tác quản lý làm bất lợi cho công tác lãnh đạo.
II/ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
Câu hỏi 3)
Phân tích yếu tố hình thành và ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về giáo dục?
a) Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật có vai trò duy trì xã hội được ổn định, giữ vững chế độ
chính trị, xã hội, thực hiện một nền dân chủ rộng rãi, một nền kinh tế phát triển;
phát huy nhân tố con người. Hệ thống pháp luật có đặc trưng là nó được thực hiện
bằng công cụ pháp luật, tức là bằng sự điều chỉnh của các quy tắc pháp lý có tính

bắt buộc chung, thông qua cơ chế điều chỉnh để tác động lên ý thức và hành vi của


con người, định hướng hành vi đó phù hợp với mục tiêu điều chỉnh đã được xác
định.
Hệ thống pháp luật được phân ra theo từng loại trên cơ sở các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội, song có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hệ thống pháp luật
về quản lý giáo dục có quan hệ mật thiết với các bảo đảm trong các lĩnh vực khác
của giáo dục, được thực hiện bởi các hoạt động của nhà nước, trong đó có các hoạt
động lập pháp, thi hành và bảo vệ pháp luật trên lĩnh vực giáo dục. Nói cách khác,
pháp luật về quản lý giáo dục trực tiếp phụ thuộc vào hệ thống các văn bản pháp
luật qui định về đào tạo và nghiên cứu khoa học; về quản lý tài chính; về tổ chức,
nhân sự và về hợp tác quốc tế; các qui định về tự chịu trách nhiệm trong việc thực
hiện các quyền tự chủ và việc thi hành các qui định này.
b) Yếu tố nhà nước
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do Đảng cộng
sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Do
vậy, phát triển nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã được Đảng
cộng sản Việt Nam xác định là quốc sách hàng đầu, là nền giáo dục xã hội chủ
nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấp chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Đây chính là nhân tố chính trị có ý nghĩa quyết
định sự phát triển và định hướng của hệ thống pháp luật về giáo dục. Các cơ quan
quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục đều phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải
căn cứ vào chính sách và định hướng phát triển giáo dục của Đảng để xây dựng
phương hướng phát triển, cách thức đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo; cách
thức tổ chức quản lý. Trong đó có việc định ra và thực hiện quản lý nhà nước về
giáo dục.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, thực hiện quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật. Quá trình
đổi mới nhà nước là một quá trình không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản

lý nhà nước trên cơ sở dân chủ hoá, thực hiện xã hội hoá một số lĩnh vực mà Nhà
nước không nhất thiết phải quản lý hoặc quản lý không có hiệu quả. Chính theo xu
hướng phát triển này của quản lý nhà nước mà Nhà nước đóng vai trò quan trọng
trong việc xác lập và thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục, cụ thể là:
- Nhà nước qui định bằng pháp luật về các lĩnh vực quản lý của các cơ sở giáo dục;
- Nhà nước tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục thực hiện được
các qui định đó;


- Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm cho việc thực hiện
các qui định đó đúng với mục tiêu, chính sách của nhà nước.
c) Yếu tố kinh tế
Một nền kinh tế tự chủ, ổn định và không ngừng phát triển theo đúng định
hướng xã hội chủ nghĩa bảo đảm kinh tế, bởi nó tạo ra những điều kiện để ổn định
và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của con người, hiện thực hoá các vấn
đề liên quan đến quản lý giáo dục. Trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay,
phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống nhân dân là
yêu cầu cơ bản và cấp thiết để thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục
đào tạo giai đoạn 2001 – 2010, Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2005 – 2020, trong đó có việc quản lý các cơ sở giáo dục, đúng với nguyên lý của
Chủ nghĩa Mác Lê Nin “quyền không bao giờ được cao hơn trình độ phát triển kinh
tế, văn hoá của xã hội…”
d) Các chính sách xã hội
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội của
Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định:”Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc
của con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Như vậy, chính sách xã hội vừa chi
phối nội dung quản lý nhà nước về giáo dục, vừa tạo ra những điều kiện, môi
trường, hoàn cảnh thuận lợi cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ.




×