Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.81 KB, 8 trang )

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

Họ và tên: Hoàng Thu Hồng

“ QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC”
Tiểu luận kết thúc môn: Kinh tế học giáo dục
Lớp cao học QLGD, khoá 2008 – 2010

Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2008
1


Kinh tế học là môn học ra đời cách đây hơn 2 thế kỷ; xuất hiện khá nhiều
định nghĩa nhưng định nghĩa thông dụng được nhiều nhà kinh tế thống nhất:
“Kinh tế học là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài
nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá cần thiết và phân phối cho các
thành viên của xã hội”.
Kinh tế học giáo dục là một môn khoa học thuộc phạm trù Khoa học Xã
hội, mới được hình thành từ những điểm chung của 2 môn khoa học là Giáo dục
học và Kinh tế học. Bởi vậy, về nội dung nó dựa trên tri thức của 2 môn khoa
học trên, tổng hợp lại và tách ra theo chủ đề, làm cho các tri thức này hoà quyện,
xâm nhập, trao đổi lẫn nhau hình thành nên môn khoa học mới mang tính liên
ngành.
I/ Quá trình lập kế hoạch giáo dục:
Có 2 cách tiếp cận trong quá trình Lập kế hoạch giáo dục:
Cách tiếp cận 6 bước
Cách tiếp cận 9 bước
Cả 2 cách tiếp cận này đều cho chúng ta biết mục đích của lập kế hoạch
giáo dục là:
- Tổ chức đang ở đâu?
- Tổ chức muốn đi đến đâu trong tương lai?


- Làm thế nào để đến đó?
- Và làm thế nào để đo được bước tiến lên?
Không có một định nghĩa quốc tế chuẩn cho thuật ngữ lập kế hoạch giáo
dục. Chủ đề lập kế hoạch giáo dục trong môn Kinh tế giáo dục sử dụng những
thuật ngữ kỹ thuật được dùng phổ biến nhất và chúng cũng đang được sử dụng
rộng rãi ở nước ta, tuy nhiên trên thực tế có sự khác biệt nhất định.
Chính sách:
- Chính sách có nghĩa là một quyết định hoặc một tập hợp các quyết định
đề ra định hướng chung để chỉ dẫn các quyết định và hành động tiếp theo.
- Tiến trình đề ra chính sách (tiến trình chuẩn bị các chính sách) gồm: a)
phân tích thực trạng/phân tích tổng thể ngành; b) xác định các vấn đề; c) hình
thành cách ứng phó đối với các vấn đề; d) và đánh giá tính khả thi.
2


-

Việc đề ra các chính sách và tiến trình lập kế hoạch có mối liên hệ qua

lại với nhau.
Một bản kế hoạch là kết quả của một quá trình lập kế hoạch. Kế hoạch mô
tả chi tiết cách thức để theo đuổi đạt được các mục đích/mục tiêu/chỉ tiêu. Kế
hoạch mang tính cụ thể về việc: phải đạt được cái gì, vào lúc nào, bằng cách gì,
ai là người chịu trách nhiệm, nguồn lực yêu cầu (đầu vào: cơ sở vật chất, tài
chính, nguồn lực con người); những nguồn lực cần thiết có khả năng cung cấp
và quản lý, tổ chức việc thực hiện kế hoạch.
Các loại kế hoạch khác nhau được thiết kế tuỳ theo từng giai đoạn nhất
định và mức độ chi tiết của kế hoạch:
- Các kế hoạch dài hạn thường kéo dài 10 năm hoặc hơn, chứa đựng
những mục đích và mục tiêu chung, tổng quát.

- Các kế hoạch trung hạn, thường kéo dài ba đến năm năm, hình thành nên
các chiến lược thực hiện bằng cách đề ra những mục tiêu và chỉ tiêu có thể đo
lường được, đề ra các ưu tiên và phác thảo cách thực hiện.
- Các kế hoạch ngắn hạn, thường kéo dài từ 1 đến 3 năm, được gắn liền
với chu kỳ ngân sách công và đề ra các chương trình hoặc kế hoạch hành động
cụ thể (kể cả các kế hoạch tài trợ chi tiết).
Soạn thảo một kế hoạch giáo dục là một quá trình nhằm xác định các hành
động thích hợp để giải quyết các vấn đề, đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu, và tạo cơ
sở để phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả về mặt chi phí. Quá trình lập kế
hoạch gồm 6 khâu, trong đó 4 khâu đầu tiên liên quan tới việc soạn thảo một văn
bản kế hoạch.
Khâu 1: tìm hiểu thực tế về tình hình hoạt động hiện tại của ngành/cơ sở
ra sao và xác định những vấn đề cần giải quyết trong tương lai, cũng như thế
mạnh cần duy trì hoặc củng cố trong tương lai, và tiến hành phân tích tổng thể
ngành/cơ sở hoặc một phân tích tình hình trên diện hẹp hơn;
Khâu 2: vạch hướng cho tương lai, tức là soạn thảo kế hoạch, bằng cách
đề ra các mục đích chính sách và mục tiêu, hình thành các chương trình thực
hiện, đề ra các chỉ tiêu, đánh giá yêu cầu nguồn lực, đề ra ưu tiên và thiết kế
chiến lược thực hiện;
3


Khâu 3: thiết kế hành động bằng cách phác thảo các kế hoạch thực hiện
(các chương trình hành động/dự án/giải pháp thực hiện). Bước này trong những
năm gần đây đã được đưa vào quá trình lập kế hoạch, nhất là trong việc soạn
thảo kế hoạch trung hạn. Phác thảo các kế hoạch hành động chi tiết không phải
là một phần của việc soạn thảo kế hoạch dài hạn hoặc trung hạn. Các kế hoạch
hành động hoặc thực hiện chi tiết được soạn thảo sau khi kế hoạch trung hạn đã
được Chính phủ/chính quyền và các cơ quan lập pháp liên quan phê chuẩn, và
những kế hoạch hành động này tương ứng với bước thực hiện đầu tiên của kế

hoạch trung hạn.
Khâu 4: phê chuẩn kế hoạch như là một văn bản chính thức của chính
phủ/chính quyền với tư cách chuẩn mực, định hướng các chương trình hành
động. các quyết định theo luật định, và ngân sách. Theo nguyên tác thì kế hoạch
được phê chuẩn là văn bản có giá trị ràng buộc về pháp lý, cũng giống như các
văn bản pháp quy khác.
Khâu 5: thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch. Lập kế hoạch là một
quá trình liên tục, cũng bao gồm cả việc giám sát thực hiện kế hoạch, thường
xuyên cập nhật thông tin phân tích tình hình ngành/cơ sở, đánh giá kết quả và
tác động của việc thực hiện và trên cơ sở thông tin phản hồi đó hình thành việc
điều chỉnh về mặt chính sách và giải pháp thực hiện trong suốt thời gian thực
hiện kế hoạch.
Khâu 6: đánh giá kế hoạch, bao gồm cả việc đánh giá những gì đạt được
liên quan tới các mục tiêu và chỉ tiêu về chất lượng hay số lượng đã đề ra, đem
lại kết quả và tác động mong đợi đối với các nhóm đối tượng ưu tiên, cũng như
về hiệu quả chi phí của kế hoạch. Kết quả đánh giá được sử dụng để cải tiến quá
trình lập kế hoạch và đề ra chính sách trong các kế hoạch nối tiếp nhau.
II/ Lập kế hoạch giáo dục cho một cơ sở:
Khái quát về lịch sử phát triển Trường Đại học Điện lực:
Tiền thân của Trường Đại học Điện lực là Trường kỹ nghệ thực hành do
người Pháp thành lập năm 1898. Sau ngày Hoà bình lập lại, Nhà nước đã tách
Trường Kỹ nghệ thực hành thành Trường Kỹ thuật I và Trường Kỹ thuật II.
Tháng 8/1962 Trường Kỹ thuật I được đổi tên thành Trường Trung cao Cơ điện.
4


Ngày 8/02/1966 Trường Trung cao Cơ điện được tách ra thành Trường Trung
học Điện (về sau được gọi là Trường Trung học Điện I) và Trường Trung học
Cơ khí (nay là Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội).
Thực hiện chủ trương sắp xếp lại mạng lưới các trường thuộc Tổng Công

ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN), tháng
4/2000 Bộ Công Nghiệp quyết định hợp nhất Trường Bồi dưỡng tại chức với
Trường Trung học Điện I và lấy tên là trường Trung học Điện I thuộc Tập đoàn
Điện lực Việt Nam. Địa điểm chính của trường tại số 235 Hoàng Quốc Việt, Từ
Liêm, Hà Nội và Cơ sở 2 đóng tại Xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngày
26/10/2001 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định nâng cấp Trường Trung học
Điện I thành Trường Cao đẳng Điện lực. Sau 5 năm ngày 19/5/2006 Thủ tướng
Chính phủ ra quyết định thành lập Trường Đại học Điện lực trên cơ sở Trường
Cao đẳng Điện lực.
Sứ mạng Trường Đại học Điện lực:
Trường Đại học Điện lực là cơ sở đào tạo đa cấp, đa ngành, nghiên
cứu khoa học và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao theo hướng công
nghệ. Đại học Điện lực là nơi đào tạo ra những con người có kiến thức, kỹ
năng, thái độ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao
động. Đại học Điện lực phấn đấu trở thành Trung tâm đào tạo hiện đại, năng
động, hội nhập với nền giáo dục trong khu vực và thế giới. Sinh viên tốt
nghiệp của trường là người làm chủ và sử dụng sáng tạo kiến thức phục vụ
cộng đồng và xã hội.
Trường Đại học Điện lực là một trường đại học công lập đa cấp, đa ngành
có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao ở các bậc đào
tạo cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng như phục vụ nhu cầu xã hội, đồng
thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ hàng đầu của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam.
Trường Đại học Điện lực hiện có 9 khoa chuyên môn, 01 bộ môn, 01
Xưởng thực hành, 9 phòng ban chức năng và 3 Trung tâm. Tổ chức đào tạo 11
ngành Đại học, 9 chuyên ngành Cao đẳng, 5 ngành Trung cấp chuyên nghiệp và
đào tạo nghề cho các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu.
5



Tổng số cán bộ nhân viên của trường là 313 trong đó: giảng viên là 208,
chuyên viên và nhân viên là 105.
Trong tổng số 313 cán bộ, nhân viên có:
- 7 PGS (chiếm tỷ lệ 2%)
- 14 TS (chiếm tỷ lệ 4,4%)
- 96 Th.S (chiếm tỷ lệ 30,7%)
- 131 ĐH (chiếm tỷ lệ 41,9%)
- Trình độ khác (CĐ, TC, SC, PTTH) 65 chiếm tỷ lệ 20,7%
Như vậy tổng số cán bộ, viên chức có trình độ sau đại học là 117 người
(chiếm 37,1%), trong đó số PGS, TS là 21 người (chiếm 6,4%), thạc sỹ 96 người
(chiếm 30,7%). Theo quy định thì số giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sỹ của
nhà trường quá thấp (Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ thì đến năm
2010 số giảng viên có trình độ tiến sĩ phải đạt 25%, thạc sỹ đạt 40%).
Chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên
Định hướng phát triển:
Tính khả thi của đề án chiến lược đến năm 2015 được quyết định phần lớn
từ công tác tổ chức cán bộ, do vậy việc xác định chiến lược phát triển đội ngũ
cán bộ chính là công tác trọng tâm trong mọi kế hoạch phát triển. Những năm
tới, nhà trường quyết tâm phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ đạt chuẩn hoá vào
năm 2015 về cả chất lượng lẫn số lượng.
- Về chất lượng: trong vòng 3 đến 5 năm tới, phấn đấu để hầu hết các
chuyên ngành đào tạo đều có giảng viên có trình độ cao.
- Về số lượng: bám sát nhu cầu thực tế để dự báo kế hoạch đào tạo và
nghiên cứu khoa học cho từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất
nước, trên cơ sở đó có kế hoạch xây dựng quy mô đội ngũ cán bộ của trường.
Xác định hợp lý nhu cầu về đội ngũ cán bộ:
Năm 2015 số lượng đào tạo thường xuyên của trường là khoảng 9.000
sinh viên cho cả 2 cơ sở, do vậy dự kiến số lượng cán bộ công chức của trường
khoảng 600 người, bao gồm:


6


- Đội ngũ giảng viên, giáo viên thực hành là 470 người có nghiệp vụ
chuyên môn trình độ cao (70% có trình độ trên đại học) để phát huy hơn nữa
hiệu quả của nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và phục vụ 130 người, trong đó đại học và trên
đại học là 80%. Số còn lại tối thiểu 15% có trình độ Cao đẳng hoặc tương
đương.
Chiến lược đầu tư phát triển và chính sách cán bộ:
- Có kế hoạch đào tạo liên tục và thường xuyên đội ngũ cán bộ hiện có.
Sử dụng hợp lý năng lực chuyên môn. Bố trí cán bộ theo hướng chuyên sâu,
nhưng đồng thời vẫn có khả năng triển khai và thực hiện tốt các công việc của
đơn vị khi cần thiết (đặc biệt là đội ngũ giảng viên).
- Xây dựng chính sách ưu đãi chuyên gia giỏi. Đặc biệt coi trọng chính
sách thu hút các chuyên gia hàng đầu, tạo sự chuyển biến mạnh về chất của đội
ngũ giảng viên, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
- Xây dựng kế hoạch và chính sách đầu tư cho các sinh viên giỏi để đào
tạo đội ngũ cán bộ kế cận.
- Tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập, nghiên cứu khoa học trong và ngoài
nước để nâng cao trình độ và khả năng hội nhập.
- Cụ thể hoá các tiêu chuẩn tuyển dụng, đồng thời có chính sách đề bạt
hợp lý tạo điều kiện cho mọi cán bộ công chức phấn đấu và phát triển.
Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên:
Để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng và số lượng
hợp lý, trường thực hiện các giải pháp sau:
- Cử giảng viên đi học tập về chuyên môn nghiệp vụ và chính trị theo
chiến lược quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ của trường.
- Tạo mọi điều kiện cần thiết về thời gian, kinh phí cho giảng viên và cán
bộ quản lý đi học trong nước để đạt trình độ chuẩn hoá theo qui định.

- Thực hiện chế độ tuyển giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài theo kế
hoạch và đào tạo bồi dưỡng giảng viên theo phương thức kết hợp giữa nhà nước,
nhà trường và cá nhân.
7


- Thường xuyên tuyển chọn và có kế hoạch bồi dưỡng, giữ lại trường
những sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt và thành tích học tập xuất sắc để đào
tạo thành giảng viên.
- Kiên quyết thực hiện chế độ sàng lọc, tuyển chọn cán bộ công chức
nhằm đảm bảo đội ngũ có phẩm chất, có năng lực, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
- Đối với giảng viên đã nghỉ hưu theo chế độ, nhà trường chủ trương hợp
đồng giao trách nhiệm theo khả năng của họ trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ
trẻ trên cơ sở kinh nghiệm đã tích luỹ.
Một số chỉ tiêu cụ thể:
- Đến năm 2015 tổng số cán bộ công chức của trường là 600 người, trong
đó có 470 giảng viên (chiếm 78% số cán bộ công chức toàn trường)
- Đội ngũ giảng viên đạt 70% có trình độ trên đại học.
- (10 – 15% có trình độ tiến sĩ), trong đó tỉ lệ Giáo sư, Phó giáo sư đạt 5
đến 10%. Giảng viên chính trên 20%.
- Chủ nhiệm bộ môn các môn chuyên ngành phải có trình độ Tiến sĩ. Các
bộ môn cơ bản chủ nhiệm bộ môn phải có trình độ Thạc sỹ.
- 100% cán bộ công chức có trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ B.
Riêng giảng viên 80% sử dụng được ngoại ngữ chuyên môn, đọc sách chuyên
môn, giao tiếp thông thường.
- 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ theo chức danh
đảm nhận; 100% nhân viên được đào tạo đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn
đảm trách.


8



×