Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phương pháp mô tả khoa học Phương pháp đối chiếu so sánh Phương pháp phát triển mô hình hoá và thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.03 KB, 3 trang )

1/ Phương pháp mô tả khoa học:
Khi xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật giáo dục 1998
các nhà làm luật đã nghiên cứu hệ thống giáo dục các nước như Hoa Kỳ, Anh,
Nhật bản, Pháp; các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, các nước trong khu vực có
điều kiện tương đồng như VN, TQ, Singapore, thái Lan; đồng thời phân tích
những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống gd quốc dân theo NĐ 90 từ đó đề
xuất hệ thống GDQD phù hợp với hòan cảnh điều kiện thực tế của VN mà vẫn
tiệm cận với HTGD của khu vực và trên thế giới vd: thực hiện chính sách gd
phổ thông 12 năm; thực hiện chương trình đào tạo ĐH ở 4 trình độ: CĐ, ĐH,
ThS và TS đồng thời vẫn duy trì HTGD không chính quy để bảo đảm việc đào
tạo nguồn nhân lực cho quốc gia.
2/ Phương pháp phân tích giáo dục:
Để xây dựng khung học phí và đề xuất khung học phí mới áp dụng cho các
trường CĐ, cần phải phân tích thực trạng của việc thu - chi sử dụng ngân sách,
kinh phí theo khung học phí hiện hành, cụ thể với mức thu 180.000đ/ tháng /sinh
viên, vơi mức thu này 1 sv học trong 10 tháng/1 năm học thì nhà trường thu
được 1.800.000đ đồng thời với 1 sv nhà nước phải hỗ trợ từ 6 đến 7 triệu đồng
như vậy tổng thu của 1 sv khỏang dưới 10tr đồng/1 năm (tương đương 500usd)
đối với tất cả các ngành học. Nếu đem so sánh với mức thu học phí của một số
nước với mức học phí trung bình là 15.000usd mỹ thì đây là một mức học phí
quá thấp không thể giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo vì vậy đề xuất
phải tăng học phí gd ĐH là rất cần thiết. Để bảo đảm cho sv có thể theo học nhà
nước đã thực hiện chính sách cho vay tín dụng để sv vay kinh phí cho việc học
tập; đối với các đối tượng chính sách nhà nước đã thực hiện chính sách miễn
giảm học phí theo nguyên tắc không để 1sv nào vì thiếu tiền mà không đi học
được.
3/ Phương pháp đối chiếu – so sánh:
Trong điều kiện hội nhập hiện nay việc cạnh tranh xếp hạng các trường là một
tất yếu vừa qua Moet đã ban hành bộ tiêu chí kiểm định chất lượng gd Đh. Để
đưa ra bộ tiêu chí này, moet đã phải thu thập tư liệu của các nước, các hệ thống



gd trên thế giới, cách đánh giá của một số hệ thống tin cậy trên thế giới như tạp
chí giao thông thượng hải, viện khảo thí hoa kỳ - ITS … , đối chiếu với thực
trạng gd ĐH về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, các công trình nghiên cứu
khoa học, bài báo quốc tế, chất lượng sv ra trường, mức độ có việc làm và chất
lượng việc làm của sv ; sự đánh giá của DN, người sử dụng lao động đối với sv
từ đó đề xuất 21 tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học, trong mỗi tiêu
chuẩn lại có những tiêu chí để giúp các trường tự đánh giá (tự đánh giá trong) và
các cơ quan kiểm định độc lập đánh giá (đánh giá ngoài).
4/ Phương pháp tổng quát hoá:
Khi đát nước ta chuyển từ cơ chế tập trung kế họach hóa sang cơ chế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý các trường ĐH, CĐ cũng có
sự chuyển đổi tương ứng. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đánh giá tổng kết những
ưu điểm và rút ra những nhược điểm của từng mô hình quản lý; căn cứ vào điều
kiện hiện có của VN và xu thế quản lý các trường ĐH trên thế giới nhà nước đề
xuất ra cơ chế quản lý các trường đh CĐ trên các lĩnh vực: tổ chức nhân sự, kế
họach tài chính, đào tạo và nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, trong điều
kiện hiện nay chúng ta chưa thể giao cho các trường hòan tòan có quyền tự trị
đh bởi vì đa số nguồn kinh phí của các trường công lập đều do nhà nước tài trợ
mặt khác trình độ quản lý cũng như đội ngũ quản lý gd ĐH của chúng ta còn yếu
và thiếu. Trong tương lai việc phân cấp sẽ được diễn ra mạnh mẽ hơn theo
hướng các trường có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm tối đa về các mặt.
5/ Phương pháp phát triển (mô hình hoá và thực nghiệm):
Năm 2009 moet phát động phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực.
Mô hình được moet học tập nghiên cứu theo mô hình của các trường học ở Nhật
Bản. Đây là một mô hình rất tốt giúp cho xây dựng nhà trường theo hướng văn
minh hiện đại mà vẫn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống bảo tồn và duy
trì các di tích công trình lịch sử văn hóa của dân tộc. Đồng thời, gắn chặt giữa gd
gia đình và nhà trường và xã hội giúp các em học sinh không chỉ được gd trên
ghế nhà trường mà cả ngoài xã hội và gia đình. Mô hình này được thí điểm ở

một vài trường của Hà Tây, sau một thời gian tổng kết rút kinh nghiệm đã thấy


được tính ưu việt và hiệu quả của nó. Do vậy moet đã đưa vào thực hiện đại trà
trong năm học 2008 - 2009.
6/ Các phương pháp bổ trợ khác: Phương pháp Xã hội học:
để xây dựng phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2009 theo hình thức thi theo
cụm và chấm chéo moet đã tiến hành pp xã hội học trong việc điều tra xin ý kiến
về từng phương án: tập trung, theo cụm, thi ở từng trường, thi hỗn hợp (thi theo
cụm và có thể thi từng trường đối với các trường có đk khó khăn…) đối với các
loại đối tượng sau: các nhà quản lý gd ở địa phương: (cấp Sở - cấp phòng); các
thầy cô giáo; các bậc phụ huynh, các em học sinh của các vùng miền khác nhau :
các thành phố lớn có đk thuận lợi; các địa phương khó khăn về đk kinh tế xã
hội; vùng núi, hải đảo… trên cơ sở phân tích số liệu điều tra xã hội học moet đã
đưa ra phương án được đa số các đối tượng trên đồng tình. Kết quả kỳ thi vừa
qua đã CM điều đó: số thí sinh bỏ thi đã giảm, số giám thị, học sinh vi phạm quy
chế giảm rõ rệt, an tòan và trật tự trường thi được đảm bảo không có hiện tượng
phụ huynh ném bài tụ tập quanh trường thi…



×