Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.72 KB, 5 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI
GS.TS. Nguyễn Đình Hương, P.Chủ nhiệm Uỷ ban VHGDTTNNĐ Quốc hội
1. Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều
rất quan tâm đến sự phát triển bền vững. Phát triển bền vững đòi hỏi tất cả các quốc gia trong quá trình phát triển cần có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa
giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng để phát triển bền vững đất
nước trong tương lai ở nước ta.
2. Nhờ sự quan tâm của Đảng, của nhân dân nền giáo dục nước ta đã đạt được những thành quả đáng kể trong thời gian qua. Những thành tựu đó là:


Sự phát triển vượt bậc về quy mô ở tất cả các cấp học và đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, tăng trưởng kinh tế. Giáo dục, đào tạo đã
đào tạo được một lực lượng lao động có chuyên môn, kỹ thuật, khoảng 8 triệu người chiếm 18,3% trong tổng số 43,8 triệu lao động hiện nay.



Hệ thống giáo dục nghề nghiệp được phát triển từ thấp đến cao.



Dạy nghề sau phổ thông cơ sở, Trung học chuyên nghiệp. Bên cạnh chương trình đào tạo chính quy còn có các chương trình đào tạo không chính
quy như tại chức, chuyên tu... đã thu hút đông đảo cán bộ, nhân viên và nhân dân tham gia. Một xã hội học tập đang hình thành và mở rộng ở khắp
tất cả các địa phương.



Quy mô học sinh, sinh viên tăng nhanh, số cơ sở giáo dục đào tạo cũng được mở rộng, đặc biệt là các trường cao đẳng và đại học. Năm 1998 1999 cả nước có 139 trường Đại học, Cao đẳng, thì 2003 - 2004 có 214 trường, trong đó lại có thêm 23 trường ngoài công lập.



Giáo dục nghề nghiệp và Đại học đã tạo ra nhiều ngành nghề mới như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, quản trị kinh doanh...




Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế theo cơ chế thị trường và bắt kịp công nghệ hiện đại, việc học tập ngoại ngữ, tiếng Anh, tin học đã xâm nhập
vào các trường học nhanh chưa từng thấy. Cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng đã chuyển dịch mềm dẻo theo quan hệ cung cầu thị trường lao động. Nhờ
chuyển biến mau lẹ, lớp thanh niên trẻ trong thời kỳ đổi mới đã chuyển mình nhanh chóng. Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được mở ra không chỉ bằng chương trình
trong nước, du học tại chỗ qua các dự án và đi học nước ngoài. Nhiều con em chúng ta đã thành đạt trên con đường học tập, nghiên cứu ở các trường Đại
học, viện nghiên cứu các nước trong khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.



Việc đầu tư xây dựng cơ sở trường sở, huy động tài chính cho giáo dục được cải thiện khá.



Tuy nguồn ngân sách hạn hẹp, ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đào tạo ngày một tăng, năm 1998 chi cho giáo dục là 13,6% ngân sách, năm 2000 là
15%, năm 2004 dự toán phân bổ là 17,1%.




Ngoài ngân sách thường xuyên, Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo bằng các chương trình mục tiêu quốc gia, huy động trái phiếu
và chủ động vay tiền nước ngoài đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Nhiều nước đã viện trợ không hoàn lại cho giáo dục, đào tạo Việt Nam. Nhân dân
đóng góp cho giáo dục, đào tạo bằng học phí, xây dựng trường sở cũng rất đáng kể.



Nhờ huy động đầu tư cho giáo dục, đào tạo từ nhiều nguồn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học một số trường Đại học, cao đẳng, dạy
nghề đã được sửa chữa, tu bổ, mở rộng xây dựng mới.

Nguyên nhân của những thành tựu và kết quả của giáo dục trong những năm qua là do Đảng, Nhà nước quan tâm, quốc tế hỗ trợ, nhân dân ủng hộ và sự cố
gắng nỗ lực của toàn ngành giáo dục.

Bên cạnh những thành tựu, giáo dục, đào tạo của ta còn bộc lộ một số yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội, chưa theo kịp những chuẩn mực tiên tiến
trong khu vực và quốc tế. Những yếu kém trong giáo dục, đào tạo hiện nay ở nước ta là:


Cơ cấu, chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo nhìn chung còn thấp so với yêu cầu xã hội, sự cố gắng của nhân dân và yêu cầu hội nhập quốc tế.
Còn thiếu nhiều các điều kiện bảo đảm chất lượng như: đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, cơ cấu không đồng bộ, chất lượng thấp và một số bộ
phận không theo kịp trình độ. Phương pháp giáo dục lạc hậu, thiết bị giảng dạy vừa cũ vừa thiếu, cơ sở vật chất nghèo nàn. Hiệu quả giáo dục, đào
tạo thấp, chưa tương xứng với chi phí và kết quả.



Năng lực hội nhập, liên thông trong hệ thống giáo dục của ta với các nước trong khu vực và quốc tế bị hạn chế về ngôn ngữ, trình độ và cơ cấu
ngành nghề đào tạo. Nhiều ngành nghề cần cho nền kinh tế hiện đại của ta trong sự nghiệp CNH, HĐH nhưng năng lực đào tạo của ta còn hạn chế.



Một số hiện tượng bức xúc trong giáo dục như học thêm, dạy thêm tràn lan, thi cử nặng nề, văn bằng và những tiêu cực, gian dối trong giáo dục kéo
dài chưa có giải pháp ngăn chặn quyết liệt, gây hậu quả xấu.

Nguyên nhân của những yếu kém trên có mặt do xã hội, do môi trường, có mặt do khách quan, có mặt do chủ quan, do bản thân sự quản lý buông lỏng vì
chưa dự báo hết tính phức tạp và qui luật vận động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
Tình trạng quá tải và chưa hợp lý ở phần lớn các chương trình đào tạo của ta so với các nước chậm đổi mới. Sức ép của quy mô đào tạo ngày càng gia tăng
trong khi khả năng của các cơ sở đào tạo còn nhiều hạn chế.
Việc đổi mới chương trình Đại học, cao đẳng, dạy nghề theo hướng gọn nhẹ, tăng cường thực hành, phát huy tính chủ động của người học còn chưa phổ biến.
Chương trình chưa đảm bảo tính liên thông giữa các cấp trình độ, các loại hình đào tạo. Chương trình đào tạo của các nước tiên tiến, nhất là một số ngành kinh tế,


kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại của khu vực và thế giới đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước trong nền kinh tế hội nhập đang ở giai đoạn đầu thực hiện qua một
số dự án quốc tế.
Phương pháp và quy trình đào tạo, công nghệ đào tạo của chúng ta còn lạc hậu, chưa phát huy được khả năng sáng tạo, tư duy độc lập và năng lực học tập

của sinh viên. Tài liệu tham khảo còn hạn chế, sinh viên lên lớp nghe thầy giảng là chủ yếu. Số giờ tự học, thảo luận, thực nghiệm còn chiếm tỷ lệ ít (chưa
đến 1/3) trong quỹ thời gian đào tạo.
Nguồn tài chính chi cho giáo dục còn thấp xa so với nhiều nước trong khu vực và quốc tế, sử dụng lại chưa hiệu quả. Tài chính cho giáo dục của ta được
huy động từ ngân sách, đóng góp của người học qua học phí, viện trợ, đầu tư của nước ngoài. Nguồn từ ngân sách mỗi năm tăng lên, nhưng quy mô học
sinh, sinh viên tăng nhanh hơn, giá cả tiêu dùng lại hay bị trượt giá, nên mức tăng ngân sách không trang trải đủ cho việc tăng quy mô và trượt giá.
Công tác quản lý giáo dục từ Trung ương, địa phương, cơ sở đào tạo có nhiều đầu mối, cắt khúc, thiếu đồng bộ. Giáo dục Trung học chuyên nghiệp, dạy
nghề, cao đẳng là điển hình về sự quản lý phân tán.
Sự phân cấp quản lý Nhà nước với quản lý giáo dục cơ sở chưa rõ ràng. Bộ làm nhiều công việc cụ thể, đáng lẽ giao cho cơ sở. Các cơ sở giáo dục thiếu
năng động, quản lý nặng theo cơ chế hành chính. Mối quan hệ giữa các trường lỏng lẻo, quan hệ giữa các trường với các cơ quan, viện nghiên cứu, các
doanh nghiệp rời rạc. Sinh viên, học sinh thiếu chỗ thực tập, đi thực tế và nghiên cứu khoa học.
Chính sách đối với giáo viên, cơ chế sử dụng người lao động được đào tạo, việc thu hút nhân tài chưa khuyến khích và ổn định. Đa số thầy giáo, cô giáo giữ vững
phẩm chất, trau dồi chuyên môn, cống hiến hết trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục nhưng chính sách khuyến khích chưa hấp dẫn. Những người được đào tạo thạc sỹ,
tiến sỹ ở trong và ngoài nước khi ra công tác không được chú ý về lương bổng, nhà ở, nghiên cứu khoa học nên chưa thu hút những người có năng lực thực sự
phát huy và cống hiến.
Trong quá trình đổi mới chúng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn đối với giáo dục. Nhờ những tư tưởng có tầm chiến lược này mà nhân dân
rất phấn khởi, đầu tư cho giáo dục bằng mọi hình thức.
Tuy nhiên, một số giải pháp khi thực hiện không được nghiên cứu thấu đáo và đưa vào cuộc sống nửa vời. Ví dụ, đại học đại cương, đào tạo hai giai đoạn ở
đại học, học theo tín chỉ, thi theo trắc nghiệm, Đại học, cao đẳng cộng đồng, Đại học quốc gia, điều kiện ra đời các trường dân lập, tư thục... chưa thật chín
mùi.
3. Để thực hiện các mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước, cần có những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, hiện đại hóa giáo dục trước mắt và lâu dài:




Trước mắt là chấn chỉnh, xoá bỏ những bức xúc trong giáo dục mà xã hội quan tâm như dạy thêm, học thêm tràn lan, mua bằng, bán điểm, thi cử,
đánh giá học sinh, sinh viên không đúng thực chất, chạy theo thành tích.



Nghiên cứu giảm tải chương trình, nội dung giáo dục, đào tạo trong toàn hệ thống, tăng thời gian vui chơi, thể thao, ngoại khoá cho học sinh, sinh viên. Cải tiến

cách dạy, cách học không còn phù hợp, không phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh.



Sắp xếp, tổ chức lại việc quản lý giáo dục ở tầm vĩ mô và vi mô. Quản lý Nhà nước phải tập trung, thống nhất và chủ yếu là xây dựng chiến lược đề ra
chính sách, thanh tra, kiểm tra chất lượng. Các địa phương có trách nhiệm với các trường đặt trên địa bàn và tạo mọi điều kiện để có một môi trường
giáo dục chuẩn mực. Phân cấp mạnh mẽ cho các trường và cơ sở giáo dục, giám sát trực tiếp chất lượng dạy và học.



Phân loại các cơ sở giáo dục, đào tạo để có kế hoạch đầu tư tập trung, xây dựng các trường Đại học quốc gia, các trường trọng điểm, các ngành
trọng điểm trong các trường khác. Những cơ sở này phải đi đầu trong quản lý chất lượng đồng bộ để sớm có trường, có ngành đào tạo ngang với
khu vực và quốc tế.



Nghiên cứu sửa đổi Luật giáo dục phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu hội nhập và hiện đại hóa . Trong đó những
nội dung cần được quan tâm là đổi mới hệ thống chương trình, nội dung đào tạo liên thông được với các chương trình đào tạo với các trường tương
tự trong nước và nước ngoài. Tổ chức các cơ sở giáo dục nhiều mô hình đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp để mỗi cơ sở giáo dục là điểm sáng
tin cậy của nhân dân theo chủ trương xã hội hoá, học tập suốt đời.



Lựa chọn sớm hiện đại hóa một số cơ sở giáo dục, đào tạo. Theo mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp trong tiến
trình CNH, HĐH thì giáo dục đào tạo phải đi trước một bước. Đất nước chúng ta phải có một số cơ sở giáo dục đào tạo hiện đại ngang tầm với các
nước trong khu vực và quốc tế. Chỉ có như vậy, chúng ta mới theo kịp và sánh vai với các cường quốc năm châu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.



Cần phải xây dựng các cơ sở giáo dục quốc tế ở Việt Nam. Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh cần sớm có các cơ sở đào tạo quốc tế để có

các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế ở Việt Nam.

Những giải pháp cụ thể đối với giáo dục và đào tạo để phát triển bền vững là:


Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học, với khả năng tiếp cận trình độ
giáo dục ở các nước trong khu vực và thế giới.



Nhanh chóng tập trung đào tạo nhân lực cho thanh niên nông thôn, tạo điều kiện cho thanh niên có việc làm và tăng thu nhập bằng cách xây dựng
mạng lưới đào tạo nghề xây dựng chương trình đào tạo nghề và cung cấp giáo viên dạy nghề rộng khắp ở nông thôn và các vùng khó khăn. phát


triển hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động để thu ngoại tệ và tạo việc làm. Phát triển giáo dục các vùng dân tộc ít
người và các vùng khó khăn, đảm bảo tính công bằng trong giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo giáo viên cho miền núi, vùng dân tộc;
thực thi chính sách phân bổ và hỗ trợ tài chính hợp lý từ ngân sách Nhà nước trung ương và địa phương.


Thực hiện xã hội hoá giáo dục, huy động dân đóng góp xây dựng nền giáo dục, đa dạng hóa các loại hình giáo dục và đào tạo, mở rộng các nguồn
tài chính, khai thác mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục.



Cuối cùng là việc tuyên truyền và phổ cập kiến thức về phát triển bền vững trong nhà trường để nâng cao nhận thức cho mọi người dân tham gia
thực hiện phát triển bền vững./.




×