Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong các khu chế xuất khu công nghiệp thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 111 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH

BAN QUẢN LÝ CÁC
KHU CHẾ XUẤT – KHU CÔNG NGHIỆP
TP.HCM

Báo cáo tổng kết

Đánh giá trình độ công nghệ của
các Doanh nghiệp trong các
Khu chế xuất – Khu công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM, tháng 11/2008


Danh sách cán bộ tham gia đề án
TT

Chức danh – Họ và tên

Đơn vị

Vai trò

1

PGS. TS. Phan Minh Tân

Sở KH&CN TP.HCM



Chủ nhiệm

2

PGS. TS. Lê Hoài Quốc

Sở KH&CN TP.HCM

P.Chủ nhiệm

3

Lê Anh Tuấn

P.Chủ nhiệm

4

Khuất Duy Vĩnh Long

BQL các KCX-KCN
TP.HCM
Sở KH&CN TP.HCM

5

ThS. Đỗ Nam Trung

Sở KH&CN TP.HCM


Thành viên

6

ThS. Đoàn Xuân Huy Minh

Sở KH&CN TP.HCM

Thành viên

7

Đặng Thanh Danh

Sở KH&CN TP.HCM

Thành viên

8

Nguyễn Tấn Phong

Thành viên

9

TS. Phạm Văn Phú

BQL các KCX-KCN

TP.HCM
Hội Điện Tử và CNTT

10

TS. Đỗ Quang Minh

Khoa Vật liệu - ĐHBK

11

PGS-TS. Nguyễn Văn Chánh

Khoa Xây dựng ĐHBK

12

Nguyễn Thu Thảo

Chi cục TĐC TP.HCM

13

Đặng Thị Kiều Nguyệt

14

Đỗ Minh Đạo

Công ty

Giấy Sài Gòn
Hiệp Hội gốm Xây dựng VN

Thành viên

Chuyên gia
trọng số
Chuyên gia
trọng số
Chuyên gia
trọng số
Chuyên gia
trọng số
Chuyên gia
trọng số
Chuyên gia
trọng số

i


Mục lục

Danh sách cán bộ tham gia đề án .......................................................................................... i
Mục lục ................................................................................................................................ii
Danh mục bảng .................................................................................................................... v
Danh mục hình ...................................................................................................................vii
Các chữ viết tắt .................................................................................................................viii
Chương 1. Giới thiệu đề án ............................................................................................... 1
I. Các KCX-KCN trên địa bàn TP.HCM ................................................................. 1

II. Mục tiêu của dự án .............................................................................................. 2
2.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu ................................................................................................ 2
III. Đối tượng được khảo sát đánh giá TĐCN ......................................................... 2
3.1. Quy mô khảo sát ................................................................................... 3
3.2. Chất lượng mẫu khảo sát Doanh nghiệp ............................................... 5
3.3. Phương pháp khảo sát và đánh giá ........................................................ 6
IV. Các nghiên cứu liên quan .................................................................................. 8
Chương 2. Phương pháp đánh giá TĐCN ....................................................................... 9
I. Công nghệ và trình độ công nghệ ......................................................................... 9
II. Phương pháp đánh giá trình độ công nghệ ........................................................ 10
III. Tiêu chí và thang đo ......................................................................................... 10
IV. Xác định trọng số theo phương pháp chuyên gia ............................................ 11
Chương 3. Trình độ công nghệ các DN và các ngành trong KCX-KCN ................... 13
I. Trình độ công nghệ các Doanh nghiệp trong các KCX-KCN ............................ 13
1.1. Đánh giá chung ................................................................................... 13
1.2. Đánh giá công nghệ và thiết bị trong các DN ..................................... 15
1.2.1. Về hiện trạng và tuổi thọ thiết bị ......................................... 15
1.2.2. Về xuất xứ và chế độ vận hành ............................................ 16
1.3. Đánh giá thành phần thông tin ............................................................ 17
1.3.1. Về nguồn thông tin kỹ thuật................................................. 17
1.3.2. Về nguồn thông tin sản xuất kinh doanh ............................. 18
1.4. Đánh giá lực lượng lao động trong các DN ........................................ 20

ii


1.4.1. Về chất lượng đội ngũ quản lý và lao động kỹ thuật ........... 20
1.4.2. Về năng lực của đội ngũ lao động ....................................... 22
1.4.3. Mức độ phụ thuộc vào chuyên gia bên ngoài ...................... 23

1.4.4. Về hoạt động nghiên cứu ứng dụng ..................................... 24
1.5. Đánh giá về tổ chức sản xuất kinh doanh ........................................... 25
1.5.1. Về mức độ quan tâm đến các yếu tố sản xuất kinh doanh ... 25
1.5.2. Về hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường .......................... 27
1.5.3. Về các hệ thống quản lý và biện pháp nâng cao năng suất .. 28
II. Trình độ công nghệ các ngành công nghiệp trong các KCX-KCN ................... 29
2.1. Đánh giá chung về TĐCN các ngành ................................................. 29
2.2. Đánh giá chung về TĐCN các ngành trong nước ............................... 32
2.3. Đánh giá thiết bị, dây chuyền trong các ngành ................................... 33
2.3.1. Tuổi thọ của thiết bị ............................................................. 34
2.3.2. Chế độ vận hành................................................................... 37
2.3.3. Nguồn gốc xuất xứ của các thiết bị, dây chuyền chính ....... 38
2.3.4. Mức độ đồng bộ của thiết bị ................................................ 39
2.3.5. Mức độ tác động đến môi trường ......................................... 41
2.3.6. Nhận xét chung về thành phần thiết bị trong các ngành ...... 43
2.4. Đánh giá thành phần thông tin ............................................................ 43
2.4.1. Thông tin sản xuất kinh doanh ............................................. 44
2.4.2. Thông tin thiết bị, công nghệ ............................................... 47
2.5. Đánh giá thành phần nhân lực ............................................................ 49
2.5.1. Về chất lượng của lực lượng lao động ................................. 49
2.5.2. Về năng lực của đội ngũ lao động ....................................... 51
2.5.3. Về tình hình đầu tư nghiên cứu ứng dụng ........................... 52
2.5.4. Nhận xét chung về thành phần nhân lực .............................. 53
2.6. Đánh giá thành phần tổ chức .............................................................. 53
2.6.1. Về việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý ............................... 54
2.6.2. Về các tiêu chuẩn quản lý môi trường ................................. 55
2.6.3. Về các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sản xuất .... 57
III. So sánh kết quả đánh giá TĐCN trong các đợt khảo sát.................................. 60
Chương 4. Nhu cầu đổi mới công nghệ của các Doanh nghiệp Việt Nam .................. 62
I. Xu hướng đổi mới CN của các DN .................................................................... 62

1.1. Xu hướng đổi mới và phát triển .......................................................... 62
1.2. Hoạt động ĐMCN thực tế của DN ..................................................... 64

iii


II. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình ĐMCN ...................................... 65
2.1. Các yếu tố thúc đẩy quá trình ĐMCN ................................................ 65
2.2. Những khó khăn trong hoạt động ĐMCN trong DN .......................... 67
Chương 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 69
I. Kết luận về trình độ công nghệ các DN và các ngành ............................ 69
II. Kiến nghị của các DN ........................................................................... 69
III. Kết luận về đề án đánh giá TĐCN các DN thuộc KCX-KCN ............. 70
3.1. Kết quả thu đư

..................................................... 70

........................................................................... 71
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 73

Phụ lục
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi khảo sát ......................................................................................... 1
Phụ lục 2. Thang điểm đánh giá TĐCN ............................................................................. 16
Phụ lục 3. Trọng số chuyên gia .......................................................................................... 26

iv


Danh mục bảng
Bảng 1. Các KCX-KCN trên địa bàn thành phố .................................................................. 1

Bảng 2. Các KCX-KCN và số lượng DN được khảo sát ..................................................... 3
Bảng 3. Các ngành được phân loại và số lượng DN trong các ngành ................................. 4
Bảng 4. Đánh giá chất lượng phiếu thu được từ các đợt khảo sát ....................................... 5
Bảng 5. Chất lượng phiếu khảo sát – sau khi khảo sát lại ................................................... 6
Bảng 6. Kết quả đánh giá TĐCN theo các KCX-KCN...................................................... 13
Bảng 7. Tỷ lệ DN ở các mức đánh giá TĐCN ................................................................... 14
Bảng 8. So sánh các mức TĐCN giữa 2 loại hình đầu tư trong và ngoài nước ................. 14
Bảng 9. Thống kê tuổi của thiết bị và dây chuyền sản xuất chính trong các DN (đến năm
2008) .................................................................................................................................. 15
Bảng 10. Tình trạng máy, thiết bị trong các DN ................................................................ 16
Bảng 11. Các nguồn thông tin kỹ thuật được sử dụng tại các DN ..................................... 18
Bảng 12. Các nguồn thông tin sản xuất kinh doanh chính được sử dụng tại các DN ........ 18
Bảng 13. Mức độ sử dụng tư vấn trong các yếu tố quản lý và sản xuất của các DN ......... 19
Bảng 14. Trình độ học vấn của lực lượng lao động ........................................................... 21
Bảng 15. Năng lực của đội ngũ lao động trong các DN trong và ngoài nước ................... 22
Bảng 16. Mức độ phụ thuộc chuyên gia bên ngoài trong các hoạt động DN .................... 23
Bảng 17. Số lượng DN có hoạt động nghiên cứu ứng dụng .............................................. 24
Bảng 18. Kinh phí nghiên cứu ứng dụng trong các DN (đvt: triệu VNĐ)......................... 25
Bảng 19. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN ................... 26
Bảng 20. Tỷ lệ DN áp dụng các hệ thống quản lý và các biện pháp nâng cao năng suất .. 28
Bảng 21. Kết quả đánh giá điểm TĐCN của các ngành công nghiệp ................................ 30
Bảng 22. Tỷ lệ DN trong các ngành công nghiệp ở các mức TĐCN ................................ 31
Bảng 23. Tỷ lệ DN trong nước trong các ngành ................................................................ 32
Bảng 24. Kết quả đánh giá điểm TĐCN các ngành công nghiệp trong nước .................... 33
Bảng 25. Đánh giá thiết bị, công nghệ của các ngành trong KCX-KCN TP.HCM........... 33
Bảng 26. Thống kê tỷ lệ thiết bị có tuổi thọ cao (trên 10 năm) trong các ngành ............... 35
Bảng 27. Tuổi thọ của dây chuyền, thiết bị tại các DN trong nước ................................... 36
Bảng 28. Tỷ lệ tuổi thọ thiết bị trong các ngành ưu tiên phát triển của thành phố ............ 36
Bảng 29. Thống kê chế độ vận hành của thiết bị trong các ngành .................................... 37
Bảng 30. Thiết bị dây chuyền ở các mức vận hành trong các DN trong nước .................. 38

Bảng 31. Xuất xứ thiết bị, dây chuyền chính trong các ngành (theo số lượng DN) .......... 39

v


Bảng 32. Thống kê mức độ đồng bộ của thiết bị trong các ngành .................................... 40
Bảng 33. Thống kê mức độ đồng bộ của các thiết bị trong các DN trong nước................ 41
Bảng 34. Thống kê tình hình xử lý chất thải của các ngành sản xuất ................................ 42
Bảng 35. Đánh giá mức độ tác động môi trường của các ngành công nghiệp................... 42
Bảng 36. Nguồn cung cấp thông tin cho sản xuất kinh doanh trong các ngành ................ 44
Bảng 37. Nguồn thông tin sản xuất kinh doanh của các DN trong nước........................... 45
Bảng 38. Thông tin về nguồn cung cấp máy - thiết bị trong các ngành ............................ 47
Bảng 39. Các nguồn thông tin về thiết bị và công nghệ của các DN trong nước .............. 48
Bảng 40. Tỷ lệ trình độ học vấn của lực lượng lao động trong các ngành ........................ 50
Bảng 41. So sánh trình độ học vấn của lao động trong nước và trình độ chung ............... 51
Bảng 42. Năng lực của đội ngũ lao động trong các ngành ................................................ 52
Bảng 43. Số DN đầu tư NCUD trong các ngành ............................................................... 52
Bảng 44. Tỷ lệ DN áp dụng các tiêu chuẩn quản lý .......................................................... 54
Bảng 45. Tình hình triển khai các tiêu chuẩn quản lý của các DN trong nước ................. 55
Bảng 46. Các tiêu chuẩn và chứng nhận quản lý môi trường ............................................ 56
Bảng 47. Tình hình triển khai các tiêu chuẩn QLMT trong các DN trong nước ............... 56
Bảng 48. Tình hình triển khai các biện pháp nâng cao năng suất chất lượng.................... 57
Bảng 49. Tình hình triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý .......................... 59
Bảng 50. Tình hình áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất của các DN trong nước .. 60
Bảng 51. So sánh một số kết quả đánh giá TĐCN............................................................. 61
Bảng 52. Các hoạt động ưu tiên đổi mới công nghệ trong các DN ................................... 63
Bảng 53. Số lượng DN có hoạt động ĐMCN trong 3 năm 2004-2006 ............................. 64
Bảng 54. Kinh phí ĐMCN trung bình 3 năm 2004-2006 (triệu VNĐ).............................. 64
Bảng 55. Kết quả hoạt động ĐMCN của các DN trong 5 năm trở lại đây ........................ 65
Bảng 56. Các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐMCN tại DN ................................................... 66

Bảng 57. Các hình thức hỗ trợ DN của Nhà nước ............................................................. 66
Bảng 58. Những yếu tố cản trở quá trình ĐMCN trong DN ............................................. 67
Bảng 59. Nhu cầu hỗ trợ của các DN (trong và ngoài nước) trong các KCX-KCN.......... 69

vi


Danh mục hình
Hình 1. Tỷ lệ các ngành kinh tế được đánh giá ................................................................... 4
Hình 2. Quá trình thực hiện đề án ........................................................................................ 7
Hình 3. So sánh tỷ lệ TĐCN giữa các hình thức đầu tư .................................................... 15
Hình 4. Giá trị kỹ thuật thiết bị lúc đầu tư và tình trạng hiện tại ....................................... 16
Hình 5. Tỷ lệ mức độ tự động hóa và xuất xứ thiết bị ....................................................... 17
Hình 6. Nguồn thông tin kỹ thuật và thông tin kinh doanh của các DN............................ 19
Hình 7. Mức độ sử dụng chuyên gia tư vấn về quản lý và sản xuất của các DN .............. 20
Hình 8. Chất lượng đội ngũ quản lý và lao động kỹ thuật trong các DN .......................... 21
Hình 9. Khả năng sửa chữa thiết bị của DN và sự phụ thuộc chuyên gia bên ngoài ......... 24
Hình 10. Các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN ........ 26
Hình 11. Tình hình quản lý môi trường và xử lý các loại chất thải trong các DN ............ 28
Hình 12. Phân bố kết quả điểm đánh giá TĐCN của các nhóm ngành............................. 29
Hình 13. Hiện trạng TĐCN các ngành công nghiệp trong KCX-KCN TP.HCM ............. 31
Hình 14. Tương quan các nguồn thông tin sản xuất kinh doanh của các DN trong nước . 46
Hình 15. Tương quan nguồn thông tin thiết bị và công nghệ của các DN trong nước ...... 49
Hình 16. Đánh giá chất lượng đội ngũ quản lý và lao động kỹ thuật trong các ngành ...... 50
Hình 17. Phương hướng phát triển sản xuất, ĐMCN của các DN trong và ngoài nước ... 62
Hình 18. Lựa chọn ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất của các DN .................................... 63
Hình 19. Mức độ ưu tiên ĐMCN trong thời điểm hiện tại của DN ................................... 64

vii



Các chữ viết tắt
APCTT: Trung tâm Chuyển giao công nghệ Châu Á – Thái Bình Dương
Bộ KHCN: Bộ Khoa học và Công nghệ
CGCN: Chuyển giao công nghệ
CNTT: Công nghệ Thông tin
CP:
CPSX: C

DN:
ERP: Enterprise Resource Planning – Hệ thống quản lý DN
TP.HCM
ĐTNN: (công ty) 100% vốn đầu tư nước ngoài

GMP: Good Manufacturing Practices – tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất thuốc"
theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
HACCP: Hazard Analysis Critical Control Point – Phân tích mối nguy và kiểm
soát điểm tới hạn (áp dụng trong ngành thực phẩm)
KCN: Khu công nghiệp
KCX: Khu chế xuất
KHCN: Khoa học Công nghệ
LD:

(công ty) liên doanh

LLLĐ: lực lượng lao động
NCUD: n
NL:
NVL:


Khoa

)

SHTT: Sở hữu trí tuệ

SPCL:

viii


SPCN
SXCB: sản xuất chế biến
TB-Khá: (mức TĐCN) trung bình khá
TĐCN: t

ix


Chương 1. Giới thiệu đề án
I. Các KCX-KCN trên địa bàn TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một thành phố năng động với một
nền tảng chính trị-xã hội ổn định, các ngành kinh tế phát triển nhanh chóng và lực
lượng lao động dồi dào có chất lượng chuyên môn cao. Đến nay, thành phố đóng
góp 21,5% về GDP, 30% giá trị sản xuất công nghiệp, 40% về kim ngạch xuất
khẩu của cả nước và tổng thu ngân sách đạt 91.305 tỷ đồng, đứng đầu về mức bình
quân GDP trên đầu người, gấp gần 3 lần mức bình quân cả nước.
Tính đến 6 tháng đầu năm 2008, 3 KCX và 12 KCN đã thu hút được 1.131
dự án đầu tư, trong đó có 463 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư

là hơn 4,076 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu tính đến nay trên 14 tỉ USD với các thị
trường chủ yếu có tỉ trọng lớn là Nhật Bản, châu Âu và Đài Loan; sản phẩm xuất
đi trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng thời thu hút 255.203 lao động.
Bảng 1. Các KCX-KCN trên địa bàn thành phố

TT

KCX/KCN

1
2
3
4
5
6
7
8
9

KCN Bình Chiểu
KCN Cát Lái II
KCN Đông Nam Củ Chi
KCN Hiệp Phước (giai đoạn 1)
KCN Lê Minh Xuân
KCN Phong Phú
KCN Tân Bình (giai đoạn 1)
KCN Tân Phú Trung
KCN Tân Tạo

10

11
12
13
14
15

KCN Tân Thới Hiệp
KCN Tây Bắc Củ Chi
KCN Vĩnh Lộc (giai đoạn 1)
KCX Linh Trung 1
KCX Linh Trung 2
KCX Tân Thuận
(Nguồn: www.hepza.com.vn)

DIỆN TÍCH
(hecta)
27,34
111
(không có thông tin)
311,4
100
148,60
109
543
- Giai đoạn 1: 181
- Mở rộng: 262
215,4
220
207
62

61,7
300

TỶ LỆ LẤP ĐẦY
(%)
100%
100%
(không có thông tin)
100%
100%
0%
100%
1%
- Giai đoạn 1: 100%
- Mở rộng: 96%
100%
96,63%
100%
100%
100%
88%

Theo Quyết định 188/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về qui hoạch
phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến 2010 có tính đến 2020, xác
định quỹ đất khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung là 7.000 ha trong đó đã khai
thác 4.000 ha, diện tích đất còn lại là 3.000 ha. Hiện nay, định hướng phát triển
khu chế xuất, khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chú trọng thu hút các

1



nhà đầu tư vào các lĩnh vực kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến – đặc biệt là các
ngành cơ khí, điện-điện tử và hóa chất.
II. Mục tiêu của dự án

2.1. Cơ sở pháp lý
Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg, ngày 01/11/2004 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố
đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Quyết định số 115/2006/QĐ-UBND ngày 21/7/2006 của UBND
TP.HCM về Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006
– 2010
Quyết định số 164/2006/QĐ-UBND ngày 10/11/2006 của UBND
TP.HCM về phê duyệt Đề cương Chương trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế công nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 – 2010
Quyết định số 2425/2007/QĐ-UBND ngày 01/6/2007 của UBND
TP.HCM về phê duyệt Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế công
nghiệp – phát triển công nghiệp hiệu quả cao trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2006 – 2010
Biên bản ghi nhớ Chương trình phối hợp hoạt động giữa Ban Quản
lý các KCX và CN TP.HCM và Sở Khoa học và Công nghệ
TP.HCM, giai đoạn 2006 – 2010, ký ngày 26/7/2006.
2.2. Mục tiêu
Khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng công nghệ của các doanh
nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn
TP.HCM;
Xác định những điểm mạnh, điểm yếu trong các thành phần công
nghệ (thiết bị, con người, tổ chức, thông tin) của các DN nói riêng và
đánh giá tiềm lực các ngành công nghiệp trong các KCX-CN nói
chung.

Thông qua điều tra, giúp các cơ quan quản lý nhà nước xác định
được trình độ công nghệ , các yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp,
tạo cơ sở cho các đề án xây dựng những biện pháp, giải pháp thúc
đẩy quá trình chuyển dịch cơ cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ
trong các KCX-KCN nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
Cung cấp thông tin về kết quả đánh giá và hoàn thiện công cụ hỗ trợ
để các DN tự đánh giá và phục vụ cho định hướng hoàn thiện TĐCN
của DN.

III. Đối tượng được khảo sát đánh giá TĐCN

2


3.1. Quy mô khảo sát
3.1.1. Về số lượng DN tham gia đánh giá
Đợt khảo sát thông tin đánh giá TĐCN các DN trong KCX-KCN được bắt
đầu từ tháng 7 đến tháng 10/2007. Số lượng DN dự kiến sẽ khảo sát là 900 DN
trong 15 KCX-KCN trên địa bàn thành phố.
Sau khi triển khai gửi phiếu khảo sát xuống các DN trong các KCX-KCN,
số phiếu thu được là 830 phiếu trong 12 KCX-KCN (3 KCX và 9 KCN) trên địa
bàn thành phố. Các KCN Đông Nam Củ Chi, Tân Phú Trung và Phong Phú không
thu được phiếu do rất nhiều DN trong các khu vực này chưa đi vào hoạt động hoặc
mới hoạt động nên chưa tổng hợp số liệu.
Trong 830 phiếu thu về, chỉ có 204 phiếu (chiếm 25%) có thông tin tương
đối đầy đủ. Để đảm bảo số lượng mẫu khảo sát, nhóm khảo sát phải tiến hành khảo
sát lại lần thứ hai từ tháng 2 đến tháng 4/2008. Số phiếu thu về lần thứ 2 là 630
phiếu, trong đó 429 phiếu có chất lượng. Các phiếu khảo sát được phân loại gồm
17 ngành, thuộc 3 KCX và 8 KCN (tổng cộng là 11 KCX-KCN, thiếu KCN Tân
Thới Hiệp so với đợt 1, vì không DN nào trong KCN này phản hồi). Trong số 429

DN sẽ được đánh giá, có 55% là DN trong nước và 45% là DN có yếu tố nước
ngoài.
Bảng 2. Các KCX-KCN và số lượng DN được khảo sát

TT

KCX-KCN

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Bình Chiểu
Cát Lái
Củ Chi
Hiệp Phước
Lê Minh Xuân
Tân Bình
Tân Tạo
Vĩnh Lộc
Tân Thuận*
Linh Trung 1*

Linh Trung 2*
TỔNG CỘNG

Số lượng DN
Trong nước Nước ngoài
0
4
16
1
12
12
22
1
49
19
60
25
42
13
34
22
0
73
0
7
0
17
235
194


Tỷ lệ DN trong Khu (%)
Trong nước Nước ngoài
0
100
94
6
50
50
96
4
72
28
71
29
76
24
61
39
0
100
0
100
0
100
55%
45%

(*) Các Khu chế xuất
– Thống kê ở Bảng 2 cho thấy số lượng DN trong nước ở các KCN thường
chiếm đa số. Tuy nhiên tại KCN Bình Chiểu, số lượng DN được đánh giá vừa ít,

vừa không có đại diện của DN trong nước. (cả 5/5 phiếu của DN trong nước và 1/5
phiếu của DN nước ngoài không khai đủ thông tin)
– Tỷ lệ các DN thuộc các KCX-KCN tham gia đợt đánh giá không đồng
đều. Các KCX-KCN có tỷ lệ DN phản hồi thông tin khảo sát nhiều nhất là KCN
Lê Minh Xuân (18% tổng số phiếu), KCN Tân Bình và KCN Tân Tạo (cùng 17%),
KCX Tân Thuận (16%), KCN Vĩnh Lộc (12%). Các KCX-KCN khác chiếm các tỷ
lệ khá khiêm tốn (dưới 5%).

3


3.1.2. Quy mô các ngành được đánh giá
Các DN được phân nhóm ngành theo Quyết định số 10/2005/QĐ-TT, ngày
23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các ngành kinh tế
Việt Nam. Để đảm bảo số lượng mẫu đánh giá, một số nhóm ngành cùng cấp phân
loại được ghép chung với nhau theo cấp phân loại cao hơn để hình thành nên nhóm
ngành ghép (ví dụ như nhóm các DN thuộc 2 ngành Cao su và Nhựa; nhóm ngành
Hóa chất và Dược phẩm…).
Bảng 3. Các ngành được phân loại và số lượng DN trong các ngành

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17

Số lượng DN
Tỷ lệ
Bao bì
17
4%
Cao su - Nhựa*
47
11%
Cơ khí*
51
12%
Da - Giày
10
2%
Dệt - Nhuộm
31
7%
Điện tử*
14
3%
Gia công kim loại

36
8%
Giấy
10
2%
Gỗ
21
5%
Hóa - Dược*
51
12%
In ấn
5
1%
May
62
14%
Nữ trang
6
1%
Thiết bị điện
11
3%
Thực phẩm*
43
10%
Thủy tinh
6
1%
VLXD

8
2%
Tổng cộng
429
100%
(*) các ngành ưu tiên phát triển của thành phố
Ngành

Đồ thị thể hiện phân bố các DN được khảo sát trong các ngành:

Hình 1. Tỷ lệ các ngành kinh tế được đánh giá

4


Trong số các ngành và nhóm ngành được đánh giá, ngành May có tỷ lệ DN
tham gia cung cấp thông tin nhiều nhất (62 DN, chiếm tỷ lệ 14% tổng số DN). Các
ngành mũi nhọn của thành phố đều có tỷ lệ DN được khảo sát khá cao: ngành Cơ
khí (12%), Hóa – Dược (12%), nhóm Cao su – Nhựa (11%), ngành Thực phẩm
(10%). Riêng ngành Điện tử, với tỷ lệ DN tham gia là 3%, lại không có DN nào
của Việt Nam được khảo sát đánh giá trong đợt này.
Chính vì phân bố các DN trong các ngành và trong các KCX-KCN không
đồng đều, nên các nội dung phân tích dưới đây sẽ tập trung nhiều đến các ngành có
tỷ lệ DN tham gia tương đối lớn để có được một bức tranh cơ bản về TĐCN. Các
ngành và các KCX-KCN có ít DN sẽ được sử dụng như những thông tin bổ sung.
3.2. Chất lượng mẫu khảo sát Doanh nghiệp
Đợt khảo sát đầu tiên được tiến hành vào tháng 7/2007, triển khai đồng thời
với đợt khảo sát thông tin hàng năm của Cục Thống kê TP.HCM tại 12 KCX-KCN
trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, vì các DN chưa thực sự quan tâm đến việc đánh
giá TĐCN và chưa nhận thức rõ nhu cầu đổi mới công nghệ nên chất lượng thông

tin cung cấp rất thấp: chỉ 11% phiếu khai báo đầy đủ thông tin và 14% phiếu khai
báo tương đối đầy đủ.
Với mục tiêu cải thiện chất lượng thông tin để có đủ cơ sở đánh giá, các DN
đã tham gia khảo sát được gửi trả lại phiếu điều tra để bổ sung thông tin. Thời gian
tiến hành đợt điều tra bổ sung thông tin này kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5/2008.
Trong đợt 2 này, đại diện lãnh đạo của các DN được mời tham gia các hội thảo
phổ biến tầm quan trọng của việc đánh giá TĐCN và hướng dẫn điền thông tin.
Nhờ sự nỗ lực của nhóm khảo sát, cộng với sự hỗ trợ tích cực của Ban quản lý
HEPZA, số lượng phiếu thu được ở đợt 2 tuy có ít hơn đợt 1, nhưng chất lượng
phiếu tốt hơn.
Bảng 4. Đánh giá chất lượng phiếu thu được từ các đợt khảo sát

Loại A (đủ các thông tin quan trọng)

Đợt 1
(tháng 7/2007)
91 phiếu (11%)

Đợt 2
(tháng 2/2008)
284 (45%)

Loại B (thiếu dưới 2 thông tin quan trọng)

113 phiếu (14%)

145 (23%)

Loại C (thiếu hơn 2 thông tin quan trọng)


627 phiếu (75%)

128 (20%)

Phiếu không đánh giá (do các lý do khác)

-

73 (12%)

831 phiếu

630 phiếu

Tổng cộng

Số phiếu đạt chất lượng loại A (đầy đủ các thông tin) ở đợt khảo sát tháng
2/2008 là 284 phiếu, chiếm tỷ lệ 45%. Loại B là các phiếu chỉ thiếu 1 hoặc 2 thông
tin quan trọng, chiếm tỷ lệ 23% (145 phiếu). Số phiếu không đủ điều kiện đánh giá
là 201 phiếu, chiếm tỷ lệ 32%. Trong đó lý do khách quan chỉ chiếm 9%, còn lại là
các phiếu do DN khai thiếu dữ kiện.

5


Bảng 5. Chất lượng phiếu khảo sát – sau khi khảo sát lại

STT

Phân loại phiếu


1

Số phiếu thu được

2

Số phiếu đủ điều kiện đánh giá (loại A, B)

Số lượng
phiếu
630

Tỷ lệ
%
100%

429

68%

2.1

DN trong nước

235

37%

2.2


DN có yếu tố nước ngoài

194

31%

Số phiếu không đủ điều kiện đánh giá

3
3.1

Phiếu loại C

3.2

3.3
3.4

201

32%

128

20%

DN thuộc lĩnh vực dịch vụ, thương mại,
không khai báo sản phẩm, không phân loại
ngành

Phiếu trùng lặp (do photocopy)

50

8%

6

1%

Phiếu không đạt chất lượng nhập liệu, được
lọc lại trong quá trình nhập liệu

17

3%

3.3. Phương pháp khảo sát và đánh giá
Nhằm đáp ứng các mục tiêu đã đề ra, công tác khảo sát và đánh giá TĐCN
được triển khai theo các nội dung sau:
1. Thực hiện các công tác chuẩn bị, bao gồm: các thủ tục hành chính,
xây dựng và phê duyệt đề cương kèm phương án tài chính, chuẩn bị
nhân sự, lập Ban điều hành đề án với thành phần là các cán bộ
chuyên gia có kinh nghiệm về quản lý công nghệ, quản lý sản xuất
chuyên ngành. Ban điều hành xây dựng kế hoạch chi tiết, thu thập
các dữ liệu cơ bản có sẳn về doanh nghiệp (danh sách, thông tin
chung, công nghệ sản xuất,…), thành lập và tổ chức tập huấn các Tổ
công tác nhằm triển khai rộng ra các doanh nghiệp, và lựa chọn/sắp
xếp các doanh nghiệp theo nhóm ngành và theo từng Khu công
nghiệp/Khu chế xuất nhằm thuận tiện bố trí cán bộ tham gia khảo sát

cụ thể tại cơ sở.
2. Xây dựng nội dung Phiếu khảo sát hiện trạng công nghệ của doanh
nghiệp gồm có 5 phần chính:
a. Thông tin chung về doanh nghiệp và nhu cầu đổi mới công
nghệ của doanh nghiệp
b. Khảo sát thành phần Thiết bị (T)
c. Khảo sát thành phần Nhân lực (H)
d. Khảo sát thành phần Thông tin (I)
e. Khảo sát thành phần Tổ chức quản lý (O)
3. Các tổ công tác tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp được chọn về
kiến thức đánh giá trình độ công nghệ và hướng dẫn nội dung Phiếu

6


khảo sát và thống nhất quy trình thu thập số liệu nhằm đảm bảo lấy
thông tin chính xác và đúng tiến độ.
4. Các tổ công tác (do các Công ty Phát triển hạ tầng KCX-KCN đề
xuất) gửi Phiếu khảo sát đến doanh nghiệp; tổ chức hỗ trợ, hướng
dẫn (trực tuyến hoặc tại cơ sở) và trả lời mọi thắc mắc của doanh
nghiệp trong quá trình điền thông tin vào Phiếu khảo sát.

Hình 2. Quá trình thực hiện đề án

5. Thống kê, tổng hợp và phân tích các số liệu khảo sát (định lượng và
định tính) trên cơ sở ứng dụng phương pháp luận của đề tài “Đánh
giá trình độ công nghệ một số ngành công nghiệp chủ lực trên địa
bàn thành phố” (đánh giá theo bốn thành phần của công nghệ kết hợp
với các trọng số). Giá trị các trọng số được điều chỉnh tuỳ theo đặc
trưng của từng nhóm ngành công nghiệp và được xác định bằng

phương pháp chuyên gia.
6. Tính toán giá trị điểm trình độ công nghệ (TĐCN) của từng doanh
nghiệp theo số liệu đã khảo sát và các trọng số đã xác định và tổng

7


hợp thành giá trị TĐCN theo các nhóm ngành. Công cụ hỗ trợ xử lý
và lưu trữ số liệu gồm MS Excel (để tổng hợp dữ liệu thô) và phần
mềm tính toán.
7. Kiểm tra và so sánh kết quả: song song với các hoạt động khảo sát,
Tổ công tác lập tổng quan tài liệu, thu thập các kết quả khảo sát –
nghiên cứu trong nước có liên quan để kiểm tra tính phù hợp của kết
quả phân tích -tính toán. Các kết quả của Đề tài “Đánh giá trình độ
công nghệ một số ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố”
là nguồn tham khảo chính để kiểm tra tính phù hợp của kết quả tính
toán.
8. Căn cứ kết quả tính toán kết hợp với những đánh giá định tính có
được từ các khảo sát cụ thể tại doanh nghiệp, đề án sẽ rút ra các đánh
giá chung và cụ thể về trình độ công nghệ của doanh nghiệp theo
nhóm ngành, và bổ sung hoàn chỉnh kết quả theo góp ý của chuyên
gia tại các buổi họp chuyên đề.
9. Viết báo cáo tổng kết kết quả khảo sát và đánh giá chung, các báo
cáo chi tiết theo từng ngành (phục vụ cho doanh nghiệp) và các báo
cáo chuyên đề (phục vụ cho cơ quan quản lý).
10. Nghiên cứu xây dựng công cụ web cập nhật dữ liệu và tính toán trực
tuyến nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tự đánh giá hiện trạng trình độ công
nghệ, so sánh với mức độ ưu tiên phát triển sản xuất kinh doanh và
mặt bằng công nghệ chung của ngành; để từ đó phát hiện những ưu/
khuyết điểm của từng thành phần H,T,I,O và đề ra chiến lược phát

triển, đổi mới công nghệ phù hợp.

IV. Các nghiên cứu liên quan

Đề tài Điều tra đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về
năng lực công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (TT Nghiên cứu và tư
vấn về quản lý, ĐH Bách khoa Hà Nội, 11/2005)
Đề tài đánh giá trình độ công nghệ một số ngành công nghiệp chủ
lực trên địa bàn TP.HCM (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM,
12/2005)
Đề tài đánh giá trình độ công nghệ một số ngành công nghiệp chủ
yếu trên địa bàn tỉnh Gia Lai (ĐH Bách khoa TP.HCM, 6/2006).
Đề tài Đánh giá thực trạng TĐCN của các cơ sở sản xuất thuộc tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu và đề xuất phương án đổi mới trong giai đoạn
2005-2010 (Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu
hoạch, 8/2006).
Đề tài Điều tra đánh giá TĐCN một số ngành sản xuất chủ yếu tỉnh
Bình Dương (ĐH Bách khoa Tp.HCM, 12/2006).
Đề án đánh giá trình độ công nghệ các DN tham gia chương trình
Sản phẩm công nghiệp chủ lực của Tp.HCM (Sở Khoa học và Công
nghệ TP.HCM, 2/2007).

8


Chương 2. Phương pháp đánh giá TĐCN
I. Công nghệ và trình độ công nghệ

Theo Luật Khoa học và Công nghệ, định nghĩa công nghệ là tập hợp các
phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi

các nguồn lực thành sản phẩm.
Theo Atlas công nghệ của Trung tâm Chuyển giao công nghệ Châu Á –
Thái Bình Dương (APCTT, 1997), công nghệ gồm bốn thành phần:
 Kỹ thuật/Thiết bị (Technoware - T), gồm mọi phương tiện vật chất
như: công cụ, trang bị, máy móc, vật liệu, phương tiện vật chất,…..;
 Con người (Humanware - H), gồm năng lực của con người như: kỹ
năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, kinh nghiệm lãnh đạo,……;
 Thông tin (Inforware - I), gồm các dữ liệu/tư liệu sử dụng trong công
nghệ, kỹ thuật, thị trường, tổ chức,….;
 Tổ chức (Organware - O), gồm trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ
- liên kết trong/ngoài,…
Đánh giá TĐCN là quá trình xem xét, phân tích nhằm chỉ ra điểm mạnh,
điểm yếu của các thành phần hoặc tổng thể công nghệ của một doanh nghiệp hoặc
một ngành công nghiệp theo một phương pháp nào đó. Hiện nay có 6 phương pháp
đánh giá TĐCN được đề xuất và áp dụng trên thế giới. Mỗi phương pháp có ưu,
nhược điểm khác nhau với những ứng dụng khác nhau(1).
Phương pháp phân tích đánh giá hàm lượng công nghệ được áp dụng trong
đề tài là định lượng mức độ đóng góp của bốn thành phần T-H-I-O theo phương
pháp luận Atlas công nghệ của APCTT. Đây là phương pháp đã được áp dụng
trong các đề tài đánh giá trình độ công nghệ trước đây của thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh Gia Lai, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang......
Sau khi đánh giá, doanh nghiệp sẽ thấy được thực trạng trình độ công nghệ:
mặt mạnh/yếu của đơn vị mình và từ đó, đề ra giải pháp thích hợp đổi mới công
nghệ tạo động lực phát triển sản xuất; có DN cần đổi mới công nghệ theo hướng tự
động hóa dây chuyền thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao hoặc có DN
cần tăng cường đào tạo lại đội ngũ kỹ thuật, quản lý và tiếp thị,…..
Nên lưu ý, đầu tư cho một thành phần nào đó, sẽ dẫn đến yêu cầu thành
phần khác cũng được đầu tư phát triển tương ứng, thì hoạt động sản xuất mới đạt
hiệu quả cao. Ví dụ: khi đầu tư đổi mới công nghệ bằng hiện đại hóa dây chuyền
thiết bị thì đòi hỏi phải đào tạo nhân lực để làm chủ công nghệ, sử dụng thành thạo

thiết bị; nếu không thì đổi mới công nghệ sẽ không hiệu quả.

1

Theo tài liệu tham khảo của Khoa QLCN, Trường ĐH Bách khoa; sáu phương pháp đó là: (1)
đánh giá CN qua các chỉ tiêu kinh tế, (2) đánh giá CN qua các chỉ số đầu vào và đầu ra của công nghệ, (3)
phương pháp dùng chỉ số kết hợp với đo lường phân lập các thành tố công nghệ, (4) phương pháp đo lường
công nghệ học, (5) phương pháp Atlas công nghệ, và (6) đánh giá CN theo quan điểm quản trị chiến lược.

9


II. Phương pháp đánh giá trình độ công nghệ

Phương pháp luận Atlas công nghệ phân tích đánh giá các chỉ số công nghệ
ở 3 quy mô khác nhau là cấp độ doanh nghiệp, cấp độ ngành công nghiệp và cấp
độ quốc gia. Các nội dung đánh giá bao gồm: hàm lượng công nghệ, môi trường
công nghệ, trình độ công nghệ, năng lực công nghệ, và nhu cầu công nghệ.
Ở cấp độ doanh nghiệp, các chỉ số công nghệ được xem xét là các thành
phần T-H-I-O. Kết quả đánh giá là đóng góp trực tiếp của bốn thành phần này vào
hàm lượng công nghệ gia tăng. Đó là cơ sở để đánh giá trình độ công nghệ và năng
lực công nghệ và từ đó, xây dựng chiến lược công nghệ.
Đề tài “Đánh giá TĐCN một số ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn
TP.HCM” (Sở KH&CN TP.HCM, 2005) đã xây dựng được một hệ thống tiêu chí
đánh giá trên cơ sở phương pháp luận Atlas công nghệ. Kế thừa thành quả đó, hệ
thống tiêu chí đánh giá đã được sử dụng với một số điều chỉnh phù hợp với quy
mô khảo sát và các điều kiện của doanh nghiệp trong các KCX-KCN.
Điểm đánh giá trình độ công nghệ (TĐCN) được xác định bằng phương
pháp trung bình có trọng số theo công thức:
Trong đó:

T, I, H, O là điểm số trình độ công nghệ của các thành phần
công nghệ tương ứng.
 wT, wI, wH, wO là các trọng số cấp 1 của bốn thành phần công
nghệ (phụ thuộc vào tính đặc thù từng ngành)
Mỗi thành phần công nghệ (cấp 1 - T, H, I, O) bao gồm nhiều tiêu chí (cấp
2); mỗi tiêu chí cũng được xác định bằng một trọng số chuyên gia cấp 1 tương
ứng. Giá trị trọng số (cả trọng số cấp 1 và trọng số cấp 2) sẽ được xác định bằng
phương pháp phỏng vấn chuyên gia và có giá trị tương ứng đặc trưng cho mỗi
ngành (hoặc cho DN thuộc một ngành).
Điểm số của mỗi tiêu chí được xác định dựa trên kết quả tính toán, thống kê
số liệu từ Phiếu khảo sát. Dựa trên các tài liệu tham khảo, nhóm đề tài đã thiết lập
một thang điểm quy đổi số liệu khảo sát thành điểm số. Các giá trị khảo sát (có thứ
nguyên) được chuyển thành điểm quy đổi (không có thứ nguyên), sau đó căn cứ
vào trọng số chuyên gia để tính điểm thành phần công nghệ theo công thức cơ bản
sau:


X=

∑ xi× w i

với X là điểm số của thành phần cần tính toán, xi là điểm quy đổi của tiêu
chí thứ i và wi là trọng số chuyên gia tương ứng của tiêu chí đó.
III. Tiêu chí và thang đo

– Tiêu chí: TĐCN của DN được xác định dựa trên 4 nhóm thành phần đánh
giá: Thiết bị (T), Con người (H), Thông tin (I) và Tổ chức (O). Mỗi nhóm thành
phần lại được đánh giá dựa trên một số tiêu chí nhất định. Có tổng cộng 22 tiêu chí
được sử dụng để đánh giá TĐCN, trong đó thành phần T được đánh giá bởi 7 tiêu
chí, H được đánh giá bởi 6 tiêu chí, I được đánh giá bởi 4 tiêu chí, O được đánh

giá bởi 5 tiêu chí.

10


– Thang đo: Điểm trình độ công nghệ có mức tối đa là 100, thấp nhất là 0.
Trình độ công nghệ và các tiêu chí cấp 1 của Doanh nghiệp được phân loại theo
các khoảng điểm đánh giá như sau:
Tiên tiến:
100 – 85 điểm
Khá:
≤ 85 – 70 điểm
Trung bình khá:
≤ 70 – 60 điểm
Trung bình:
≤ 60 – 50 điểm
Yếu (dưới trung bình):
≤ 50 điểm
Các khoảng thang đo trên đã được các chuyên gia thống nhất áp dụng trong
các đề án đánh giá TĐCN năm 2005 và 2007. Cần lưu ý là mức đánh giá này chỉ
có ý nghĩa quy đổi tương đương điểm số TĐCN được đánh giá theo phương pháp
và thang điểm của đề án này. Sự so sánh đối chiếu với các mức TĐCN được đánh
giá theo các đề án, đề tài khác chỉ có ý nghĩa tương đối.
Các tiêu chí cấp 2 cũng có thang điểm đánh giá là 0-100, nhưng điểm đánh
giá các tiêu chí cấp thấp không được phân loại xếp hạng mà chỉ mang ý nghĩa mô
tả định lượng.
IV. Xác định trọng số theo phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia thường được sử dụng để xác định tầm quan trọng
của các tiêu chí đánh giá. Thông qua nhận định của các chuyên gia, là những người

rất am hiểu về ngành đang khảo sát, đang công tác tại doanh nghiệp hoặc có nhiều
công trình nghiên cứu, nhóm đề tài sẽ xác định tỷ lệ quan trọng tương đối (trọng
số) giữa các thành phần công nghệ, từ đó đánh giá trình độ công nghệ thực tế của
DN và xây dựng các giải pháp đổi mới công nghệ phù hợp.
Phương pháp chuyên gia bao gồm 2 nhóm chính: nhóm các phương pháp
định tính và nhóm các phương pháp định lượng. Các phương pháp định tính giúp
thu thập nhận định của các chuyên gia một cách đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên,
do không thể lượng hóa các vấn đề, các phương pháp định tính không có tính
thuyết phục cao. Ngược lại, các phương pháp định lượng có thể lượng hóa các
thông tin đó theo mô hình toán học để đưa ra lời giải đúng cho bài toán ra quyết
định, nhưng lại có thể bị thiếu thông tin trong mô hình.
Từ việc nghiên cứu các phương pháp chuyên gia đã được áp dụng trong các
đề tài đánh giá trình độ công nghệ tại Việt Nam, nhóm đề tài đã chọn phương pháp
SMART để xây dựng bộ trọng số của các yếu tố tác động đến trình độ công nghệ
của doanh nghiệp.
– Giới thiệu phương pháp SMART:
SMART là phương pháp so sánh tất cả các tiêu chí ngang cấp và cho điểm
tương ứng với tầm quan trọng của từng tiêu chí. Trọng số của các tiêu chí chính là
tỉ số giữa điểm của các tiêu chí và tổng số điểm.
* Ưu điểm:
Phương pháp cho điểm dựa trên thang chuẩn (Ví dụ: thang điểm 10
hoặc 100) giúp chuyên gia dễ dàng đánh giá tầm quan trọng của các
thành phần.
Các chuyên gia làm việc độc lập, không bị các chuyên gia khác ảnh
hưởng trong quá trình cho điểm.

11


Có thể tiến hành độc lập với quá trình khảo sát doanh nghiệp.

Thời gian phỏng vấn nhanh, tiết kiệm thời gian.
* Nhược điểm: Độ chính xác có thể không cao vì các lý do
Không thể kiểm soát mức độ tập trung của chuyên gia khi đánh giá.
Không thể kiểm soát vấn đề cho điểm tuyến tính của chuyên gia.
Tuy nhiên, các nhược điểm này cũng đã được hạn chế bằng cách cho điểm
hai lần cho cùng một hệ tiêu chí.
*
: Giả sử có 5 tiêu chí cần đánh giá, bao gồm TC1, TC2,
TC3, TC4 và TC5.
Các chuyên gia sẽ đánh giá mức độ quan trọng theo 2 bước:
 Bước 1: lựa chọn tiêu chí có mức độ quan trọng cao nhất, cho điểm
100, và đánh giá điểm tương quan của các tiêu chí còn lại.
 Bước 2: lựa chọn tiêu chí có mức độ quan trọng thấp nhất, cho điểm
10, và đánh giá điểm tương quan của các tiêu chí còn lại.
Giả sử kết quả thu được như sau:
TC1

TC2

TC3

TC4

TC5

Tổng

Điểm 1

50


80

100

90

60

380

Điểm 2

10

40

80

60

30

220

Trọng số của tiêu chí TC2 sẽ được tính như sau:

12



Chương 3. Trình độ công nghệ các
Doanh nghiệp và các ngành trong KCX-KCN
I. Trình độ công nghệ các Doanh nghiệp trong các KCX-KCN

1.1. Đánh giá chung
* Kết quả đánh giá trình độ công nghệ cho thấy các DN công nghiệp trong
các KCX-KCN có TĐCN ở mức trung bình. Điểm đánh giá TĐCN của các DN tập
trung trong khoảng 40-60 điểm, rất ít DN đạt được mức điểm trên 80.
– Trong số 429 DN được khảo sát, có 235 DN trong nước (55%) và 194 DN
nước ngoài (45%) cho thấy: DN có TĐCN trung bình trở xuống chiếm đến 87% và
trên trung bình chỉ có 13%.
Tỷ lệ DN đạt mức tiên tiến chỉ chiếm 1% (3 DN trong nước);
Tỷ lệ DN đạt mức trung bình khá và khá là 12%,
Tỷ lệ DN có điểm đánh giá ở mức yếu là 51%.
– Trong các KCX Tân Thuận, Linh Trung 1 và Linh Trung 2, tỷ lệ các DN
được đánh giá dưới trung bình khá cao. Trong đó, KCX Tân Thuận có tỷ lệ cao
nhất (61%).
– Trong các KCN, số DN có TĐCN yếu ở KCN Củ Chi là nhiều nhất
(67%) và ở KCN Cát Lái là ít nhất (31%).
– Số DN có TĐCN trung bình khá và khá ở KCX Linh Trung II (28%) và
KCN Bình Chiểu (25%) là nhiều nhất. Ít nhất là KCX Tân Thuận chỉ có 1% DN
được đánh giá ở mức trung bình – khá.
– Các KCN Tân Bình, Tân Tạo, Vĩnh Lộc, mỗi KCN có 01 DN được đánh
giá tiên tiến, chiếm tỷ lệ 1-2% DN trong khu.
Bảng 6. Kết quả đánh giá TĐCN theo các KCX-KCN

Tỷ lệ theo số DN trong KCX-KCN
KCX-KCN
Bình Chiểu
Cát Lái

Củ Chi
Hiệp Phước
Lê Minh Xuân
Linh Trung 1
Linh Trung 2
Tân Bình
Tân Tạo
Tân Thuận
Vĩnh Lộc
Tỷ lệ chung

Yếu
31%
67%
48%
59%
57%
41%
43%
49%
63%
58%
51%

Trung
bình
75%
54%
24%
43%

33%
14%
41%
48%
32%
36%
35%
36%

Tr-bình
- Khá
25%
15%
10%
10%
8%
14%
18%
8%
11%
1%
4%
8%

Khá
14%
6%
2%
4%


Tiên
tiến
1%
2%
2%
1%

13


* Trong bốn thành phần công nghệ T-H-I-O, đánh giá ở Bảng 7 cho thấy
điểm yếu của các DN là ở hai thành phần Tổ chức (83% DN yếu) và Nhân lực
(78% DN yếu). Thành phần Thông tin và Thiết bị được đánh giá ở mức trung bình
khá đến khá. Từ kết quả đánh giá này, có thể nhận thấy thực trạng hiện nay là các
DN đầu tư khá mạnh vào thiết bị và theo dõi thông tin tốt, nhưng công tác tuyển
dụng, đào tạo nhân lực và tổ chức sản xuất kinh doanh chưa đạt hiệu quả tương
xứng.
Bảng 7. Tỷ lệ DN ở các mức đánh giá TĐCN

Thành phần
TĐCN chung
Thiết bị (T)
Thông tin (I)
Nhân lực (H)
Tổ chức (O)

Yếu
51%
17%
19%

78%
83%

Tỷ lệ trên tổng số DN
Trung
TB
Khá
bình
- Khá
36%
8%
4%
24%
34%
20%
18%
25%
29%
13%
4%
3%
11%
3%
3%

Tiên tiến
1%
4%
9%
0%

0%

– So sánh các DN trong nước và nước ngoài cho thấy điểm số đánh giá
TĐCN các DN có vốn đầu tư nước ngoài là không chênh lệch so với các DN trong
nước.
Bảng 8. So sánh các mức TĐCN giữa 2 loại hình đầu tư trong và ngoài nước

TĐCN
Tiên tiến
Khá
TB-Khá
Trung bình
Yếu

DN
DN
nước ngoài trong nước
3
3
14
13
22
62
94
116
102

Tổng số
3
17

35
156
218

Tỷ lệ % so với tổng thể
Nước ngoài Trong nước
1%
2%
6%
7%
9%
32%
40%
60%
43%

Cụ thể, khi so sánh tỷ lệ DN đạt các mức điểm đánh giá tương ứng, tỷ lệ
DN nước ngoài có điểm đánh giá dưới trung bình là 60%, tỷ lệ các DN trong nước
là 43%. Ở các mức trung bình, trung bình – khá thì các tỷ lệ gần như tương đương
nhau (32-40% và 7-9%). Nhưng ở các mức TĐCN khá trở lên, tỷ lệ chênh lệch khá
rõ: 7% DN trong nước đạt mức khá so với 2% DN nước ngoài; 1% DN trong nước
có mức tiên tiến, trong khi không có DN nước ngoài nào đạt mức này.

14


Tr bình Khá
7%

Khá

2%

Tr bình Khá
9%

Khá
6%

Tiên tiến
1%

Yếu
43%

Trung bình
32%
Yếu
60%

Trung bình
40%

TĐCN của DN nước ngoài

TĐCN của DN trong nước

Hình 3. So sánh tỷ lệ TĐCN giữa các hình thức đầu tư

Các phân tích dưới đây sẽ xem xét cụ thể các thành phần công nghệ của các
DN, phân nhóm theo hình thức đầu tư trong và ngoài nước.

1.2. Đánh giá công nghệ và thiết bị trong các DN
Thực trạng công nghệ và thiết bị trong các DN sẽ lần lượt được xem xét
theo các số liệu thống kê về hiện trạng sửa dụng, chế độ vận hành và xuất xứ thiết
bị công nghệ của các DN.
1.2.1. Về hiện trạng và tuổi thọ thiết bị
Các thiết bị và dây chuyền sản xuất chính trong các DN tương đối mới, đa
số các DN sử dụng thiết bị được sản xuất trong khoảng 10 năm gần đây. Cụ thể:
Tỷ lệ máy thiết bị có tuổi thọ dưới 3 năm là 21%, trong đó DN trong
nước sử dụng khoảng 24% và DN nước ngoài là 18%.
Tỷ lệ máy thiết bị có tuổi thọ dưới 10 năm trong các DN trong nước
là 86% và trong DN nước ngoài là 74%.
Thiết bị thuộc thế hệ có tuổi thọ từ 10-20 năm chiếm khoảng 12%
trong các DN trong nước và 23% trong các DN nước ngoài.
Rất ít DN sử dụng thiết bị có tuổi thọ cao hơn 20 năm, tỷ lệ chung
chỉ chiếm 2% tổng số DN.
Bảng 9. Thống kê tuổi của thiết bị và dây chuyền sản xuất chính trong các DN
(đến năm 2008)

Thế hệ
Nước ngoài
Trong nước
Tỷ lệ chung

Trên 20 năm
2%
2%
2%

10-20 năm
23%

12%
17%

3-10 năm
56%
62%
60%

<3 năm
18%
24%
21%

Thống kê về tình trạng thiết bị cho thấy dưới 50% DN đầu tư thiết bị mới
hoàn toàn, chưa qua sử dụng. Đa phần các DN trong KCX-KCN lựa chọn giải
pháp mua lại thiết bị đã sử dụng khi còn khoảng 50-90% giá trị về mặt kỹ thuật. Cá
biệt có đến 10% DN nước ngoài và 5% DN trong nước đầu tư với thiết bị và công
nghệ khi giá trị kỹ thuật chỉ còn dưới 50%.
Vì vậy, chỉ 73% DN đánh giá thiết bị của mình hiện nay đang ở mức vận
hành tốt. Khoảng 25% DN cho rằng thiết bị cần được đại tu và nâng cấp. Đây là cơ

15


×