TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƢỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2009
Tên cơng trình:
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
XUẤT KHẨU HÀNG NƠNG LÂM THỦY SẢN SANG
THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN
Thuộc nhóm ngành khoa học: XH1b
1. Họ và tên sinh viên: Lê Gia Thăng - Nam/nữ: Nam - Dân tộc: Kinh
Lớp : A3 Khóa: K45
Khoa: Quản trị kinh doanh
Năm
thứ:
3/4
Ngành học: Kinh doanh quốc tế
2. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Tuấn Dương - Nam/nữ: Nam – Dân tộc:
Kinh
Lớp: A1 Khóa: K45
Khoa: Quản trị kinh doanh
Ngành học: Kinh doanh quốc tế
Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn:
PGS.,TS. Bùi Ngọc Sơn – Giảng viên Bộ môn Nghiệp vụ
Năm thứ: 3/4
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Cơng trình gồm 77 trang từ lời mở đầu cho tới phần kết luận, được kết cấu
thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam và
thị trường nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản của Nhật Bản.
Chương này giới thiệu tổng quan về năng lực xuất khẩu (NLXK) của doanh
nghiệp với những chỉ tiêu đánh giá cụ thể như năng lực tài chính của doanh
nghiệp; trình độ cán bộ làm công tác xuất khẩu của doanh nghiệp; khả năng áp
dụng các thành tựu khoa học công nghệ của doanh nghiệp; kinh nghiệm kinh
doanh xuất khẩu; hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và lựa chọn thị
trường mục tiêu; năng lực quản lý và điều hành, tổ chức xuất khẩu; Đồng thời,
chương này cũng trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến NLXK của doanh nghiệp,
các vấn đề cơ bản về thị trường Nhật Bản và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng
nông lâm thủy sản (NLTS) của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản,
những đặc điểm cơ bản về kinh tế kỹ thuật và các chế định pháp lý của thị trường
Nhật Bản mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường
này.
Chương 2: Thực trạng năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật
Bản.
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn dựa theo các nội dung, tiêu chí ở chương 1, đề
tài đã đánh giá thực trạng NLXK của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh để làm căn cứ đưa ra các giải pháp ở chương 3.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu hàng nơng lâm thủy sản sang thị
trường Nhật Bản trong thời gian tới.
Nội dung chương này đề cập đến triển vọng xuất khẩu hàng NLTS sang thị
trường Nhật Bản của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM, từ đó đưa ra kiến
nghị của nhóm nghiên cứu liên quan đến đề tài.
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AJCEP: ASEAN-Japan Closer Economic Partnership: Hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện ASEAN – Nhật Bản
ASEAN: Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
BGĐ: Ban giám đốc
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
GMP: Good Manufacturing Practices
HACCP: Hazard Analysis and Critical Control Point System: hệ thống phân tích
mối nguy và kiểm sốt điểm tới hạn
ISO: International Organization for Standardization – Tiêu chuẩn quốc tế về xây
dựng hệ thống quản lý chất lượng
NLTS: Nông lâm thuỷ sản
NLXK: Năng lực xuất khẩu
SPXK: Sản phẩm xuất khẩu
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TQM: Total Quality Management: Quản lý chất lượng tổng thể
VASEP: Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers: Hiệp hội Chế
biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam
VJEPA: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ THỊ TRƢỜNG NHẬP KHẨU HÀNG
NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA NHẬT BẢN .................................................. 4
I.
Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam ........................... 4
1.
Doanh nghiệp và phân loại các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam .......... 4
1.1. Khái niệm .................................................................................................... 4
1.2. Phân loại doanh nghiệp ................................................................................ 4
2.
Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam ................................. 5
2.1. Khái niệm về năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp .................................. 5
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp ...................... 6
3.
Các nhân tố ảnh hưởng đến NLXK của doanh nghiệp Việt Nam ............. 11
3.1. Nhóm các nhân tố nội tại của doanh nghiệp ............................................. 11
3.2. Nhóm các nhân tố trong nước ................................................................... 13
3.2. Nhóm các nhân tố ngồi nước .................................................................. 14
II.
Thị trường nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản của Nhật Bản ....... 15
1.
Thị trường Nhật Bản và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông lâm
thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ....................... 15
1.1. Tổng quan về thị trường Nhật Bản ............................................................ 15
1.2. Hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của doanh
nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ...................................................... 21
2.
Những đặc điểm cơ bản về kinh tế kỹ thuật và các chế định pháp lý của
thị trường Nhật Bản mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu
sang thị trường này ............................................................................................. 24
2.1. Quy định về kiểm sốt hóa chất, kháng sinh ............................................ 24
2.2. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) .......... 25
2.3. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) ........................ 25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH XUẤT
4
KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG
NHẬT BẢN ....................................................................................................... 27
I.
Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của các doanh
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sang thị trƣờng Nhật Bản ........................ 27
1.
Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nơng sản ............................................ 27
2.
Tình hình xuất khẩu các mặt hàng lâm sản ............................................... 30
3.
Tình hình xuất khẩu các mặt hàng thủy sản ............................................. 31
II.
Báo cáo kết quả điều tra năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang
thị trƣờng Nhật Bản ......................................................................................... 32
1.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp ....................................................... 33
2.
Trình độ cán bộ làm cơng tác xuất khẩu ................................................... 34
3.
Trình độ áp dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp ................... 36
4.
Kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp ............................................. 37
5.
Kết quả điều tra hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và lựa chọn
thị trường mục tiêu của doanh nghiệp ............................................................... 38
6.
Báo cáo khảo sát năng lực quản lý và điều hành, tổ chức xuất khẩu ....... 40
III. Đánh giá thực trạng năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Tp. Hồ
Chí Minh xuất khẩu hàng nơng lâm thuỷ sản sang thị trƣờng Nhật Bản . 41
1.
Đánh giá thực trạng năng lực tài chính của doanh nghiệp ................. 41
2.
Đánh giá thực trạng trình độ cán bộ làm cơng tác xuất khẩu ............ 42
3.
Đánh giá trình độ áp dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp ... 44
4.
Đánh giá kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp ....................... 45
5.
Đánh giá hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và lựa chọn thị
trường mục tiêu của doanh nghiệp ..................................................................... 45
6.
Đánh giá năng lực quản lý điều hành, tổ chức xuất khẩu ................. 47
IV. Đánh giá các nhân tố tác động đến năng lực xuất khẩu của các doanh
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị
trường Nhật Bản ............................................................................................. 48
5
1.
Nhóm nhân tố nội tại tác động đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp 48
2.
Nhóm nhân tố thuộc mơi trường kinh doanh trong nước tác động NLXK của
doanh nghiệp ...................................................................................................... 49
3.
Nhóm nhân tố thuộc mơi trường kinh doanh ngồi nước tác động đến NLXK
của doanh nghiệp ............................................................................................... 50
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI .................................. 53
I.
Triển vọng xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trƣờng Nhật Bản
của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ....................... 53
1.
Dự báo nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng NLTS của Nhật Bản ............... 53
2.
Cơ hội xuất khẩu và ưu thế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh có được so với các địa phương khác khi xuất khẩu các mặt hàng nông
lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản .............................................................. 53
2.1. Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản .............. 53
2.2. Ưu thế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có được
so với các địa bàn khác ...................................................................................... 55
II.
Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành
phố Hồ Chí Minh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang thị trƣờng
Nhật Bản ........................................................................................................... 57
1.
Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................ 57
1.1. Phân tích SWOT ....................................................................................... 57
1.2. Khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy
sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ........................................................... 58
2.
Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản
60
6
2.1. Giải pháp về phía Nhà nước và chính quyền thành phố ........................... 60
2.2. Giải pháp về phía các doanh nghiệp ......................................................... 69
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
vào Nhật Bản liên tục tăng trong gần 20 năm trở lại đây và chỉ xếp thứ hai sau Hoa
Kì, đạt 8,537.9 triệu USD năm 2008. Thị trường Nhật Bản là một trong những thị
trường nhập khẩu chủ đạo của các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, đối với mặt
hàng nông lâm thủy sản (NLTS) – những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thì vấn đề xuất khẩu những mặt hàng này là
một vấn đề đáng được quan tâm.
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) với ưu thế là trung tâm kinh tế và lân
cận với các vùng sản xuất sản phẩm NLTS nên có tiềm năng tập trung nguồn hàng
và xuất khẩu mặt hàng này khá lớn. Đồng thời, Nhật Bản là một thị trường nhập
khẩu lớn đối với các mặt hàng này nhưng cũng là một thị trường khó tính cần phải
nghiên cứu và tìm hiểu cẩn thận.
Việc nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
và nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Tp. HCM xuất khẩu mặt hàng
NLTS sang thị trường Nhật Bản nói riêng là một trong những việc cần thiết trong
cơng cuộc phát triển và bình ổn kinh tế trong giai đoạn hội nhập hiện tại.
Để có thể thực hiện được vấn đề trên một cách hiệu quả cần có một cái nhìn
tổng qt về thực trạng của năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Tp. HCM
xuất khẩu mặt hàng NLTS sang thị trường Nhật Bản trong thời gian gần đây. Để
từ đó có thể thấy được kết quả của vấn đề này cũng như những nguyên nhân của
thực trạng trên. Trên cơ sở những kết quả và ngun nhân đã tìm được, có thể tìm
7
hiểu những giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của
các doanh nghiệp Tp. HCM xuất khẩu mặt hàng NLTS sang thị trường Nhật Bản
trong thời gian tới.
Đề tài “GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH XUẤT KHẨU
HÀNG NƠNG LÂM THỦY SẢN SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN”
sẽ nghiên cứu dưới góc độ và khả năng của những sinh viên khối ngành kinh tế chuyên ngành kinh doanh quốc tế.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu về năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Tp. HCM khẩu các
mặt hàng NLTS trên thị trường Nhật Bản trong thời gian gần đây (2003 – 2008)
Đánh giá thực trạng năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Tp. HCM
xuất khẩu hàng NLTS sang thị trường Nhật Bản.
Từ thực trạng của vấn đề nghiên cứu đưa ra những giải pháp và kiến nghị
với Nhà nước, Cơ quan, Ban ngành có liên quan và các doanh nghiệp để doanh
nghiệp có thể nâng cao năng lực xuất khẩu hàng NLTS sang thị trường Nhật Bản
nói riêng và nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất
khẩu hàng NLTS trên địa bàn Tp. HCM.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2008 và quí I/2009, tập trung vào
các doanh nghiệp xuất khẩu NLTS. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu
của các doanh nghiệp trong thời gian tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu từ sách, báo,
Internet, Báo cáo của ngành, các đề tài nghiên cứu từ trước đó để thu thập, xử lý
và phân tích các thơng tin, số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Sử dụng kết quả khảo sát thực tế, từ đó phân tích và nghiên cứu.
8
5. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra một các nhìn khái qt và tổng quan
của một cơng trình nghiên cứu khoa học của sinh viên về vấn đề năng lực xuất
khẩu của các doanh nghiệp Tp. HCM xuất khẩu hàng NLTS sang thị trường Nhật
Bản hiện tại và đây là một kiến nghị, một tài liệu tham khảo đối với các cơ quan,
ban ngành có liên quan và đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu hàng NLTS để từ đó là cơ sở cho các chính sách và giải pháp
thích hợp. Đề tài này cũng là một tài liệu cho những người đang nghiên cứu các
vấn đề có liên quan đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Tp. HCM sang thị
trường Nhật Bản đặc biệt là các bạn sinh viên khối ngành kinh tế đối ngoại, kinh
doanh quốc tế.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, đề tài nghiên cứu khoa học gồm có 3 chương. Cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam và
thị trường nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản của Nhật Bản.
Chương 2: Thực trạng năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường
Nhật Bản.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu hàng nơng lâm thủy sản sang thị
trường Nhật Bản trong thời gian tới.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các Cán bộ, Giảng
viên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tơi hồn thành cơng trình này.
Chúng tơi nhận thấy rằng đây là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có những kiến
thức sâu rộng cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong khi trình độ kiến thức của nhóm
thực hiện cịn nhiều hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của Ban tổ chức, quý thầy cô và người đọc để đề tài có
thể hồn thiện hơn. Chân thành cảm ơn.
9
Nhóm sinh viên thực hiện.
10
CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM VÀ THỊ TRƢỜNG NHẬP KHẨU HÀNG NÔNG LÂM THỦY
SẢN CỦA NHẬT BẢN
II.
Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
3.
Doanh nghiệp và phân loại các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
1.1. Khái niệm
Có khá nhiều cách hiểu về khái niệm doanh nghiệp dưới góc độ của khoa
học quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và khoa học pháp lý. Doanh nghiệp được
hiểu đơn giản là: là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một
kế hoạch nhất định nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Trên thực tế doanh nghiệp
được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng,..
Dưới góc độ của pháp luật, từ khi thực hiện đổi mới, khái niệm doanh
nghiệp đã được quy định lần đầu tiên trong Luật công ty năm 1990, sau đó tại
Điều 3, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005
định nghĩa về doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo qui
định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
1.2. Phân loại doanh nghiệp
Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi: Doanh nghiệp liên doanh và
cơng ty 100% vốn đầu tư nước ngồi
Doanh nghiệp dân doanh: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)(Công
ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty TNHH một thành viên), Công ty cổ
phần, Công ty hợp danh, Công ty tư nhân,
Doanh nghiệp tập thể
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh
doanh sau đây:
11
Kinh doanh cá thể (sole proprietorship)
Kinh doanh góp vốn (partnership)
Cơng ty (corporation)
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với
quy mơ và trình độ phát triển nhất định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động
với tư cách là công ty. Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, trong phạm vi nghiên cứu có thể coi tất cả các loại hình đó là doanh nghiệp.
Tóm lại, việc phân loại các doanh nghiệp có thể diễn tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Phân loại doanh nghiệp Việt Nam
Doanh nghiệp
Việt Nam
Doanh nghiệp
nhà nƣớc
Doanh nghiệp
có vốn đầu tƣ
nƣớc ngịai
Doanh nghiệp
dân doanh
Cơng ty liên doanh
Công ty TNHH hai
thành viên trở lên
Công ty 100% vốn
đầu tư nước ngịai
Doanh nghiệp
tập thể
Hợp tác xã
Cơng ty TNHH
một thành viên
Công ty cổ phần
Công ty tư nhân
Nguồn: Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005
4.
Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
2.1. Khái niệm về năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp
12
Hiện chưa có khái niệm chính thức về Năng lực xuất khẩu (NLXK), tuy
nhiên nếu căn cứ theo cách hiểu truyền thống và phù hợp với điều kiện thực tế của
các doanh nghiệp Việt Nam thì NLXK của một doanh nghiệp được định nghĩa như
sau: NLXK là khả năng xuất khẩu cao nhất của doanh nghiệp đó ra thị trường
nước ngoài trong một thời gian nhất định.
NLXK của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố cơ bản như: năng lực tài chính,
trình độ cán bộ cơng tác xuất khẩu, năng lực huy động nguồn hàng xuất khẩu,
năng lực tìm kiếm thị trường xuất khẩu, năng lực tổ chức xuất khẩu, năng lực xử
lý các vấn đề phát sinh khi xuất khẩu.
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp
Theo cách tiếp cận trên về NLXK của doanh nghiệp, hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá NLXK của doanh nghiệp được xây dựng như sau:
2.2.1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Các hoạt động trong doanh nghiệp nói chung hay hoạt động xuất khẩu rất
cần thiết phải có các nguồn vốn cả ngắn hạn và dài hạn. Năng lực tài chính của
doanh nghiệp chính là việc lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn
đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và liên tục, tăng cường quy mơ với
chi phí thấp nhất. Việc tổ chức sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả, tiết kiệm, lựa
chọn những hợp đồng tối ưu, những chiến lược kinh doanh hợp lí, sử dụng tối đa
nguồn vốn hiện có tránh ứ đọng vốn, đồng thời giảm bớt nhu cầu vay vốn từ đó
giảm được các khoản tiền lãi vay,…
Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp cũng đóng vai trị
quan trọng trong việc hình thành năng lực tài chính của doanh nghiệp, bên cạnh đó
là việc thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp
qua tình hình thu chi tiền tệ và thực hiện các chỉ tiêu tài chính, phát hiện kịp thời
những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong quá trình kinh doanh để đưa ra những
quyết định điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với thực tế kinh doanh.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu năng lực tài chính của các doanh nghiệp
xuất khẩu hàng NLTS, nhóm nghiên cứu căn cứ trên các tiêu chí sau:
13
Quy mơ vốn của doanh nghiệp: là tồn bộ nguồn vốn dùng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp: đây là khoản đầu tư ban đầu khi
thành lập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn tự có là vốn
đầu tư của ngân sách Nhà nước. Đối với công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm
hữu hạn, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông hoặc thành viên đóng góp để hình
thành cơng ty. Đối với các cơng ty cổ phần vốn kinh doanh có thể huy động thêm
từ việc phát hành cổ phiếu.
Vốn vay: ngoài vốn chủ sở hữu thì vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó có thể đáp ứng các nhu
cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức
thời. Tuy nhiên, sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý đến cơ cấu vốn của doanh
nghiệp, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp lý, đúng mục đích; quản lý tốt
quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ và kỳ thu tiền, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập
bám sát thực tế... nếu không vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng đối với doanh
nghiệp.
Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (tín dụng thương mại): đây cũng là một
nguồn vốn tương đối quan trọng xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền
hàng của nhà cung cấp (trả chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí hoặc
khơng phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp có nguyên vật liệu,
điện, nước,... để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít
hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra để tiến hành sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp có thể
sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác. Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn
này cần lưu ý không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó
vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc
kiện tụng pháp luật, tốt nhất nên có sự thoả thuận về việc chiếm dụng vốn.
Nguồn vốn khác: như lợi nhuận để lại, lương cán bộ cơng nhân viên chậm
thanh tốn…
14
Tình trạng thiếu vốn kinh doanh: là việc doanh nghiệp có thường
xuyên thiếu vốn phục vụ cho hoạt động của mình hay khơng.
Ngun nhân khơng vay được vốn ngân hàng: doanh nghiệp có thể
vay vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như đã đề cập song vốn ngân hàng là
nguồn vốn quan trọng và thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng vốn vay của
doanh nghiệp. Việc tiếp cận nguồn vốn này có thể bị hạn chế do nhiều nguyên
nhân như lãi suất ngân hàng quá cao, thủ tục vay vốn phức tạp, doanh nghiệp
khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ cũ…
2.2.2. Trình độ cán bộ làm cơng tác xuất khẩu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn kinh doanh thành cơng cần có đội ngũ cán bộ cơng
nhân viên chức có trình độ cao và cơ cấu hợp lý. Cơ cấu hợp lý nghĩa là sự phân
bổ cán bộ vào các phòng ban sao cho phù hợp với yêu cầu cơng việc và trình độ
cao được hiểu là trình độ qua đào tạo, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cơng
tác. Trình độ cán bộ cơng tác xuất khẩu của doanh nghiệp được đánh giá qua các
chỉ tiêu sau:
Số lượng cán bộ làm công tác xuất khẩu: là số lượng cán bộ tham gia
trực tiếp vào mọi khâu của hoạt động xuất khẩu, góp phần phản ánh mức độ ưu
tiên, quy mô và mức chuyên sâu của hoạt động xuất khẩu trong doanh nghiệp.
Trình độ học vấn của Ban Giám đốc doanh nghiệp: là trình độ đào tạo
qua hệ thống trường lớp như Trung cấp, Cao đẳng, Đại học hay Trên đại học…
Kinh nghiệm về công tác xuất khập khẩu của Ban Giám đốc: là thời
gian tham gia vào hoạt động xuất khẩu, kinh nghiệm xử lý các vấn đề phát sinh…
Trình độ học vấn và kinh nghiệm cơng tác cho biết mức độ am hiểu của Ban
Giám đốc về quy trình hoạt động của doanh nghiệp đồng thời cho biết khả năng
giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn quá trình sản xuất kinh doanh.
Trình độ ngoại ngữ của lãnh đạo doanh nghiệp: thể hiện qua bằng
cấp, các kỹ năng nghe nói đọc viết về bất cứ ngoại ngữ nào.
15
2.2.3.
Khả năng áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ của doanh
nghiệp
Khả năng áp dụng thành tựu khoa học công nghệ được hiểu là việc đưa
những tiến bộ khoa học công nghệ bao gồm các loại thiết bị hiện đại, hệ thống
thông tin liên lạc, mạng Internet,…vào các hoạt động của cơng ty từ nhà xưởng,
máy móc trang thiết bị, đến quy trình sản xuất như thu mua nguyên vật liệu, chế
biến sản xuất, tiếp cận thị trường, quảng cáo sản phẩm và phân phối sản phẩm…
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, khả năng trên của doanh nghiệp được thể
hiện qua các tiêu chí sau:
Trình độ cơng nghệ, thiết bị sản xuất của doanh nghiệp: phản ánh
công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng, cụ thể là máy móc, thiết bị, nhà xưởng,
dây chuyền sản xuất, cơng cụ, dụng cụ…có trình độ cao hay thấp, có thường
xun đổi mới công nghệ hay không và khoảng cách giữa trình độ cơng nghệ mà
doanh nghiệp đang sử dụng với trình độ trung bình của ngành trong nước và thế
giới.
Thành lập trang Web (Website) doanh nghiệp: Trang web doanh
nghiệp được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như quảng bá hình ảnh doanh
nghiệp, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp… Việc nghiên
cứu website doanh nghiệp cho biết khả năng vận dụng những tiến bộ của Internet
vào hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả mà nó đem lại cho doanh nghiệp.
Áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu
Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các
phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ cơng đoạn nào của tồn bộ
q trình giao dịch, hoặc có thể hiểu đơn giản là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ
thơng qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và
Internet. Ở Việt Nam, tuy mới chỉ mới dừng lại ở giai đoạn thương mại điện tử
thông tin nghĩa là các doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, đàm phán, đặt hàng
song chưa thể tiến hành ký kết hợp đồng qua mạng, tuy nhiên thương mại điện tử
đã có những đóng góp nhất định góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
16
kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu xem một doanh nghiệp có
áp dụng thương mại điện tử hay khơng sẽ phản ánh cụ thể hơn trình độ áp dụng
những tiến bộ của công nghệ thông tin vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.
2.2.4. Kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp
Yếu tố này được thể hiện qua thời gian tham gia vào hoạt động xuất khẩu
của doanh nghiệp, sự am hiểu của doanh nghiệp về thị trường, cách tiếp cận thị
trường mục tiêu, các quy định pháp lý, các chính sách của nước nhập khẩu áp
dụng đối với loại hàng hóa của doanh nghiệp, cách thức tổ chức sản xuất và phân
phối, phương thức thanh toán, các phong tục tập quán của nước nhập khẩu, mối
quan hệ song phương giữa chính phủ nước mình và nước nhập khẩu,…được hình
thành và phát triển trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Kinh nghiệm tham
gia hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu NLTS được đánh giá qua
các tiêu chí:
Kinh nghiệm tham gia hoạt động xuất khẩu các mặt hàng NLTS:
khoảng thời gian tính từ khi doanh nghiệp bắt đầu tham gia xuất khẩu đến thời
điểm được khảo sát.
Lợi thế cạnh tranh nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh: là những lợi
thế được doanh nghiệp tạo ra và sử dụng cho cạnh tranh như lợi thế về giá thành
sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm cao hoặc sản phẩm có những khác biệt vượt
trội hơn so với các đối thủ…
Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm: là tổng giá trị hàng NLTS
xuất khẩu được tính bình qn cho một năm.
2.2.5. Hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm và lựa chọn thị
trƣờng mục tiêu
Hoạt động nghiên cứu thị trường là chỉ tiêu đánh giá NLXK của doanh
nghiệp với việc xác định đúng khả năng của doanh nghiệp đồng thời hiểu rõ tình
hình của thị trường với những quy định về thị trường đó đối với loại hình, mặt
hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Ngồi ra, chỉ tiêu này cịn bao gồm việc am
hiểu về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, lựa chọn đúng phân khúc thị trường…
17
Họat động này thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thị trường xuất khẩu chủ yếu: là thị trường đem lại kim ngạch xuất
khẩu lớn nhất cho doanh nghiệp.
Kênh tìm kiếm thơng tin: là các phương tiện mà thơng qua đó doanh
nghiệp có thể thu thập và tìm kiếm thơng tin cần thiết về khách hàng và thị trường
như Internet, báo chí, hội chợ, triển lãm, sách báo, tạp chí…
Kinh phí nghiên cứu thị trường: là khoản kinh phí mà doanh nghiệp
dùng cho hoạt động nghiên cứu thị trường trong một khoảng thời gian nhất định (ở
đây là một năm).
2.2.6. Năng lực quản lý và điều hành, tổ chức xuất khẩu
Là năng lực đảm bảo cho tất cả các công đoạn trong quy trình xuất khẩu từ
khâu thu mua, chế biến đến làm thủ tục hải quan, giao hàng và thanh toán hợp
đồng diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao. Việc nghiên cứu NLXK của các doanh
nghiệp xuất khẩu hàng NLTS được nhóm nghiên cứu giới hạn qua các chỉ tiêu:
Tiêu chuẩn quản lý chất lượng hàng xuất khẩu: để sản phẩm có thể
thâm nhập một thị trường thì chất lượng sản phẩm cần đáp ứng được yêu cầu của
thị trường đó. Có nhiều hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng khác nhau, trong
đó các doanh nghiệp xuất khẩu NLTS Việt Nam thường quản lý chất lượng hàng
hóa của mình theo các tiêu chuẩn sau: tiêu chuẩn quốc tế ISO, tiêu chuẩn Việt
Nam, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn doanh nghiệp.
Hình thức quảng cáo hàng xuất khẩu: hoạt động quảng cáo xúc tiến
thương mại có một vai trị không nhỏ trong việc chào hàng, bán hàng, thâm nhập
và tìm kiếm thị trường đối với các mặt hàng NLTS xuất khẩu và được thực hiện
bằng nhiều biện pháp khác nhau như sách báo, tạp chí, mạng Internet, truyền
hình… Mỗi hình thức quảng cáo có những ưu nhược điểm riêng cần được nghiên
cứu cụ thể để áp dụng phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp.
18
Hoạt động nghiên cứu thị trường trước khi xuất khẩu: là nghiên cứu
về dung lượng thị trường, phong tục tập quán, đòi hỏi của thị trường đối với sản
phẩm của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, cân phân phối…
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ ¹: “Thương hiệu (Brand) là một cái tên,
chữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế hoặc tập hợp các yếu tố trên
nhằm xác định hoặc phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người, hoặc một
nhóm người bán với hàng hóa hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”. Việc xây
dựng thương hiệu cho doanh nghiệp là một quá trình lâu dài nhưng hết sức quan
trọng vì thương hiệu chính là một tài sản vơ hình, là vũ khí cạnh tranh trên thương
trường đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến NLXK của doanh nghiệp Việt Nam
3.1. Nhóm các nhân tố nội tại của doanh nghiệp
Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố như: Khả năng tài chính; trình độ
cơng nghệ, thiết bị sản xuất; giá thành sản phẩm; khả năng tổ chức xuất khẩu;…
¹ Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association), )
3.1.1. Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Khả năng tài chính của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp chủ động trong
việc huy động nguồn vốn để có thể sản xuất kinh doanh từ đó có thể huy động
nguồn hàng, sử dụng và hiệu quả các nguồn quỹ của doanh nghiệp vào việc đầu tư
và phát triển. Việc sử dụng hợp lí và phát huy khả năng tài chính của doanh nghiệp
sẽ là nhân tố ảnh hưởng đến NLXK của doanh nghiệp rất nhiều. Khả năng tài
chính sẽ là nhân tố quyết định đến những nhân tố khác trong việc xác định NLXK
của doanh nghiệp.
3.1.2. Trình độ cơng nghệ
Trình độ cơng nghệ trong việc sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp
xuất khẩu hàng NLTS ảnh hưởng rất nhiều đến NLXK của doanh nghiệp trong
việc sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm để tạo được lợi thế cạnh tranh. Việc
tiếp cận với các công nghệ hiện đại để đảm bảo chất lượng sản phẩm hạ giá thành
19
sản phẩm,… trình độ cơng nghệ sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo những tiêu chuẩn
của quốc tế về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây cũng là nhân
tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp tiếp cận với thị trường trong và ngồi nước
trong các cơng việc khác liên quan đến việc thực hiện và thanh toán hợp đồng như:
bảo quản, lưu kho sản phẩm, đóng gói, thanh toán.
3.1.3. Thiết bị sản xuất
Thiết bị sản xuất là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm xuất khẩu.
Các thiết bị hiện đại hay lạc hậu sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng của sản
phẩm từ đó sẽ ảnh hưởng đến thời gian thực hiện đơn hàng. Các thiết bị sản xuất
còn là nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài chính của doanh nghiệp trong việc đầu tư,
cải tiến, bảo trì thiết bị sản xuất.
3.1.4. Giá thành sản phẩm
Giá thành của sản phẩm là một trong những yếu tố giúp cho doanh nghiệp
xây dựng được năng lực cạnh tranh. Từ đó, có nhiều ảnh hưởng đến NLXK của
doanh nghiệp. Với một giá thành cạnh tranh và hợp lí doanh nghiệp thu hút được
nhiều bạn hàng từ đó sẽ giúp doanh nghiệp phát triển và xuất khẩu được nhiều
hàng hóa hơn. Giá thành sản phẩm cịn biểu hiện việc doanh nghiệp có chiến lược,
hoạt động kinh doanh hiệu quả và tổ chức hoạt động xuất khẩu hợp lý. Với việc
xuất khẩu được nhiều hàng hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp có được cơ hội để có thể
cải tiến hoạt động, nâng cao được cơ hội cạnh tranh và xuất khẩu được nhiều hàng
hóa hơn.
3.1.5. Khả năng tổ chức xuất khẩu
Sản phẩm sau khi sản xuất có xuất khẩu được hay không phụ thuộc vào nhan
tố này. Khả năng tổ chức xuất khẩu phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của đội ngũ
cán bộ quản lý và nhân viên làm công tác xuất khẩu của doanh nghiệp trong việc
sắp xếp, tổ chức và thực hiện các quy trình xuất khẩu, phân công nhân trách
nhiệm, thực hiện các thủ tục pháp lý, thủ tục hải quan để xuất khẩu được hàng hố.
Sự chủ động trong việc tìm kiếm đối tác và các đơn vị hỗ trợ, tác phong trong quá
trình thực hiện hợp đồng, khả năng cải tiến nâng cao khả năng tổ chức xuất
20
khẩu…cũng là các yếu tố ảnh hưởng. Việc các doanh nghiệp có thể thực hiện cùng
lúc nhiều đơn hàng mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của đối tác cũng đóng vai trị
tác động khá lớn.
3.2. Nhóm các nhân tố trong nƣớc
Nhóm này bao gồm: Chính sách thuế xuất khẩu; cơ sở hạ tầng; các chi phí
như: viễn thơng, vận tải, bảo hiểm; thủ tục hành chính của các Tỉnh, Thành phố,…
3.2.1. Chính sách thuế xuất khẩu
Đây là nhân tố thuộc quản lý của nhà nước, chính sách thuế xuất khẩu đối
với các mặt hàng NLTS trong việc hỗ trợ hay hạn chế các mặt hàng xuất khẩu sẽ
ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Với những ưu đãi về
thuế suất trong xuất khẩu sẽ có tác dụng động viên và hỗ trợ doanh nghiệp. Việc
giảm bớt gánh nặng về thuế xuất khẩu hay có các chính sách ưu đãi về thời gian ân
hạn, mức thuế, miễn thuế hay khai báo thuế sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội đầu tư
vào phát triển những yếu tố khác.
3.2.1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của một quốc gia hay ngành hàng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến
hoạt động của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của một
đất nước. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy và đảm bảo việc hoạt động của
doanh nghiệp và ngược lại khi cơ sở hạ tầng không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng
rất nhiều đến việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố
như điện năng, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cung cấp nước, kho bãi,…sẽ
tác động rất lớn đến NLXK của doanh nghiệp từ việc duy trì sản xuất và vận
chuyển hàng hóa cho đến việc lưu kho, bảo quản.
3.2.2. Các chi phí liên quan nhƣ viễn thông, bảo hiểm,…
Đây là một trong những yếu tố cấu thành nên chi phí của doanh nghiệp. Các
chi phí này trong q trình vận chuyển ảnh hưởng tới việc doanh nghiệp có khả
năng đáp ứng được những yêu cầu từ phía khách hàng và cạnh tranh với các nhà
cung cấp khác. Các khoản chi phí này nếu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp của như khả năng phát triển và hợp tác lâu dài.
21
3.2.3. Thủ tục hành chính của các Tỉnh, Thành phố
Nhân tố này thuộc vào môi trường quản lý của cơ quan nhà nước, các đơn vị
hành chính ở các địa phương. Với việc xuất khẩu mặt hàng NLTS, các doanh
nghiệp sẽ có địa bàn hoạt động hay có mối quan hệ với các đơn vị cung cấp ở
nhiều địa phương, nhiều Tỉnh, Thành phố khác nhau. Các chính sách, quy định về
thủ tục hành chính sẽ ảnh hưởng đến việc huy động hàng, thu mua, sản xuất, lưu
kho, vận chuyển,…của doanh nghiệp. Việc tuân thủ và hoàn thành các thủ tục
hành chí+nh của các địa phương có liên quan một cách nhanh chóng và thuận lợi
là điều kiện hết sức cần thiết trong việc nâng cao NLXK của doanh nghiệp.
3.3. Nhóm các nhân tố ngồi nƣớc
Trong phạm vi đề tài, nhóm nhân tố này gồm: các tiêu chuẩn chất lượng, vệ
sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an tồn, tiêu chuẩn mơi trường và tiêu chuẩn lao
động.
3.3.1. Tiêu chuẩn về chất lƣợng
Việc xuất khẩu các mặt hàng NLTS đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các
tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm một cách nghiêm ngặt. Nhất là khi xuất khẩu
sang thị trường có các quy định về chất lượng sản phẩm chặt chẽ và nghiêm ngặt.
Việc tuân thủ và đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng theo các tiêu chuẩn của các
tổ chức Quốc tế còn giúp doanh nghiệp tạo được lòng tin nơi khách hàng và tạo ra
những cơ hội mới trong việc kinh doanh. Khi đảm bảo được các tiêu chuẩn về chất
lượng sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ chủ động trong hoạt động và nâng cao được
NLXK của mình. Đối với các quốc gia như Nhật Bản những quy định về tiêu
chuẩn chất lượng của sản phẩm rất nghiêm ngặt. Nếu như doanh nghiệp vi phạm
các tiêu chuẩn về chất lượng thì khơng chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của cả ngành hàng đó, đất nước đó.
3.3.2. Vệ sinh thực phẩm
Đây một trong những vấn đề đặc biệt được quan tâm ở các quốc gia trong
việc nhập khẩu hàng NLTS hay các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Các quy
định và điều kiện về vệ sinh thực phẩm là hết sức khắt khe và nghiêm ngặt để đảm
22
bảo quyền lợi của người tiêu dùng và toàn xã hội. Để có được khả năng xuất khẩu
đến các thị trường khác nhau doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và nắm bắt các quy
định về vệ sinh thực phẩm theo quy định của từng quốc gia và khu vực khác nhau.
Việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được lòng tin nơi
khách hàng và nâng cao NLXK của mình.
3.3.3. Tiêu chuẩn an tồn, mơi trƣờng và lao động
Bên cạnh các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm thì các yếu tố
liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc xây dựng NLXK của doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn
lao động, thân thiện với môi trường và quan tâm đến người lao động cũng là
những nhân tố ảnh hưởng lớn đến NLXK của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với doanh nghiệp. Hoạt
động sản xuất kinh doanh hướng ra cộng đồng và xã hội sẽ giúp doanh nghiệp
phát triển bền vững. Việc đánh giá và lựa chọn đối tác trong kinh doanh ngày nay
người ta rất chú ý đến các tiêu chuẩn liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp.
II. Thị trƣờng nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản của Nhật Bản
3. Thị trƣờng Nhật Bản và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông lâm
thủy sản của Doanh nghiệp Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản
3.1. Tổng quan về thị trƣờng Nhật Bản
Nhật Bản là nước có dân số rất đông (128,018,000 người theo số liệu của
Tổng cục thống kê và Bộ Y tế Nhật Bản ngày 31/12/2008), tài nguyên thiên nhiên
nghèo nàn phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ
trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh
chóng phục hồi và trở thành nước có nền kinh tế - cơng nghiệp - tài chính thương
mại - dịch vụ - khoa học kỹ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa
Kỳ). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên
nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và
23
phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đồn tài chính, ngân hàng đứng
hàng đầu thế giới.
Bờ biển có hình dạng răng cưa nên rất thuận lợi cho việc hình thành các
cảng.
Chính vì thế Nhật Bản có nền công nghiệp biển và thương mại bằng đường biển
rất phát triển.
Trong hai năm trở lại đây, do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế
giới, nền kinh tế Nhật Bản cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ Nhật Bản nhận
định nền kinh tế đã chạm đáy với mức giảm kỷ lục 4% trong quý I/2009 và giảm
tới 15,2% so với cùng kỳ năm 2008 trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa cả trong và
ngồi nước đều yếu kém. Xuất khẩu của Nhật Bản quý I/2009 đã giảm 26%, trong
khi đầu tư vốn của các công ty cũng giảm tới 10,4%. Ngoài ra, chi tiêu của người
tiêu dùng (chiếm 55% GDP của Nhật Bản) cũng giảm 1,1%. Tốc độ suy giảm của
nền kinh tế Nhật có vẻ như đã chậm lại. Trong thời gian sắp tới, có thể nhu cầu
tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục yếu đi nhưng sản xuất và xuất khẩu có xu hướng
bắt đầu hồi phục và đầu tư cũng sẽ tăng lên.
3.1.1.
Nhu cầu đối với các mặt hàng nông sản
Dù đã áp dụng nhiều biện pháp và chính sách phát triển sản xuất nông sản
trong nước, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những nước có nhu cầu nhập khẩu
hàng nơng sản cao nhất thế giới. Cụ thể nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng như
sau:
Cà phê: Toàn bộ cà phê tiêu thụ ở Nhật là hàng nhập khẩu và tuy thói quen
uống cà phê của người Nhật khơng thể so được với trà song kim ngạch nhập khẩu
cà phê của Nhật vẫn tăng lên liên tục trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất
khẩu của mặt hàng này đã tăng 18.6% từ 1,131,542 ngàn USD năm 2007 lên lên
1,342,534 ngàn USD trong năm 2008.
Biểu đồ 1.1: Kim Ngạch Nhập Khẩu Cà phê của Nhật Bản
từ năm 2003 - 2007
24
Tấn
Triệu yên
Sản lượng
Giá trị(Triệu Yên)
Nguồn: />Tuy mức tăng này có giảm so với mức tăng kỉ lục của năm 2005 khi kim
ngạch nhập khẩu cà phê tăng 41.57% so với năm 2004 và lượng cà phê nhập khẩu
đã bắt đầu giảm trong năm 2007 xuống còn xấp xỉ 415,000 tấn so với gần 450,000
tấn năm 2006, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung khan hiếm làm giá cà phê
thế giới tăng nhưng lượng cà phê nhập khẩu vẫn giữ ở mức ổn định: 402,739 tấn
năm 2007 và 402,057 tấn trong năm 2008. Dù đang phải đối mặt với những khó
khăn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu buộc phải thắt chặt chi tiêu, sự
ổn định này cho thấy nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Nhật vẫn rất cao. Do đó, thị trường
Nhật thật sự là một thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu cà phê thế giới.
Chè: Nhật bản là nước có truyền thống uống chè từ lâu đời. Uống chè khơng
chỉ có lợi cho sức khỏe mà đã trở thành nghệ thuật và là một nét văn hóa đặc sắc
đối với người Nhật. Mỗi năm, Nhật tiêu thụ khoảng 100,000 tấn chè, chủ yếu là
chè xanh, trong đó có 85% chè xanh là do nội địa cung cấp cịn chè đen và chè
Ơlong hoàn toàn là hàng nhập khẩu. Năm 2004 kim ngạch nhập khẩu chè tăng
16.12% sau đó giảm nhẹ trong hai năm 2005 và 2006, một phần lí do của sự sụt
giảm này là do việc áp dụng Luật vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi của Nhật từ
giữa năm 2006 đã ảnh hưởng trực tiếp tới mặt hàng chè nhập khẩu. Kim ngạch
nhập khẩu chè năm 2007 là 194,726 ngàn USD và năm 2008 là 197,253 ngàn
25