Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

chi phí và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.33 KB, 29 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN



MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CHI PHÍ
&

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ

Gíao viên hướng dẫn

: Phạm Cao Khanh

Sinh viên thực hiện

: Nhóm 9 – TC13M

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 9 năm 2011


DANH SÁCH NHÓM THUYẾT TRÌNH – NHÓM 9 - TC13M
1. Trần Thị Minh Hoàng – Nhóm trưởng.
2. Hứa Thị Phượng.
3. Lê Hồng Tuyền.
4. Trần Thị Kim Chi.
5. Cao Nữ Trang Anh.
6. Đoàn Thị Mỹ Linh.


7. Nguyễn Hoàng Kim.
8. Đặng Hà Ngọc Tuyền.


MỤC LỤC
I. Chi phí.
1. Khái niệm.
2. Công thức tính chi phí.
II. Phân loại chi phí.
1. Căn cứ vào quá trình kinh doanh.
2. Căn cứ vào mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh.
3. Căn cứ vào nội dung kinh tế của doanh nghiệp.
4. Căn cứ vào cách ứng xử của chi phí.
5. Căn cứ vào tính chất kiểm soát của chi phí.
6. Căn cứ vào khả năng quy nạp của chi phí.
7. Các loại chi phí khác.
III. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí.
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí.
IV. Biện pháp kiểm soát chi phí.


Chủ đề 2:
CHI PHÍ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ

I. CHI PHÍ:
1. Khái niệm:
■ Chi phí: Trong từ điển kinh tế, người ta đã định nghĩa: “mọi sự tiêu phí tính bằng
tiền của một doanh nghiệp được gọi là chi phí hay còn có thể khái niệm rõ ràng hơn,
chẳng hạn như: “ chi phí là một khái niệm của kế toán, có chi phí giới hạn trong xí

nghiệp, gắn với các mục tiêu của xí nghiệp và chi phí ngoài xí nghiệp, có cơ sở ở các
hoạt động khác hoặc các nguyên nhân khác”. Như thế, chi phí là một khái niệm mang
tính cơ bản và khái quát cao của bộ môn kế toán, của việc kinh doanh và trong kinh tế
học, là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ
thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là biểu hiện về giá
trị của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã
thật sự tiêu dùng để phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo ra doanh thu
và thu nhập khác của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì chi phí của doanh nghiệp thương mại bao gồm toàn
bộ các khoản chi trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh ở doanh
nghiệp và được bù đắp bằng doanh thu và thu nhập khác trong kỳ (chứ không phải bằng
các nguồn vốn tương ứng như: nguồn vốn kinh doanh, vốn viện trợ, các quỹ chuyên
dùng,…).
Khái niệm chi phí đã được phát triển thành các khái niệm cụ thể là chi phí kinh doanh
và chi phí tài chính.
Chi phí kinh doanh: Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, có thể định nghĩa chi phí
kinh doanh như sau: “chi phí kinh doanh là sự tiêu phí giá trị cần thiết có tính chất xí
nghiệp về vật phẩm và dịch vụ để sản xuất ra sản phẩm của xí nghiệp”.
Khái niệm chi phí kinh doanh chỉ ra 3 đặc trưng có tính chất bắt buộc sau đây:
- Chi phí kinh doanh phải là sự hao phí vật phẩm và dịch vụ.
- Sự hao phí vật phẩm và dịch vụ phải liên quan đến kết quả, điều này có nghĩa là
không phải mọi sự hao phí vật phẩm đều là đối tượng của tính chi phí kinh doanh, mà chỉ
những hao phí nào liên quan đến mục tiêu tạo ra và thực hiện kết quả hoặc duy trì năng
lực sản xuất cần thiết của doanh nghiệp mới nằm trong khái niệm chi phí kinh doanh.


- Những hao phí vật phẩm liên quan đến kết quả của doanh nghiệp phải được đánh
giá, nghĩa là phải được đo bằng đơn vị tiền tệ.
Cần phân biệt chi phí kinh doanh với các khái niệm chi phí tài chính và chi ra, vì
quản trị chi phí kinh doanh được xây dựng trên cơ sở sử dụng số liệu của kế toán tài

chính nên chi phí kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với hai khái niệm khác của cùng một
phạm trù chi phí là chi phí tài chính và chi ra (chi trả).
Chi phí tài chính: bao gồm những hao phí vật phẩm theo thực tế và quy định liên
quan đến việc tạo ra kết qủa của một thời kỳ, nói cách khác “chi phí tài chính của một
thời kỳ xác định là sự chi ra gắn với kết quả của thòi kỳ đó. Nó là sự hao phí hoặc tiêu
phí giá trị của một thời kỳ tính toán nhất định được tập hợp ở kế toán tài chính và có mặt
trong tính lãi lỗ cuối năm.
Chi ra là “mọi khoản tiền đã trả của xí nghiệp”. Theo khái niệm này, chi ra là sự giảm
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tăng tổn thất dưới các dạng nợ, vay ngắn hạn, giảm nợ của
người khác. Chi ra là một khái niệm hoàn toàn mang bản chất tài chính, nó mô tả hành
động “phải bỏ tiền ra” dưới mọi hình thức nhằm một mục đích nào đó.
2. Công thức tính chi phí:
Tổng chi phí là tổng hợp của tất cả các chi phí. Bằng cách phân chia tổng chi phí của số
lượng sản xuất, người ta có chi phí trung bình bao nhiêu đơn vị chi phí sản xuất ("chi phí đơn
vị").
Chi phí trung bình có thể được so sánh trực tiếp với giá để tính toán lợi nhuận: nếu giá cao
hơn chi phí trung bình, sản xuất có lợi nhuận.
Tổng lợi nhuận sẽ được đưa ra bằng cách nhân lợi nhuận trung bình với số lượng sản xuất
và bán.
Giống nhau, tổng lợi nhuận có thể có được là tổng doanh thu trừ tổng chi phí.
Mối quan hệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí tùy thuộc vào trình độ sản xuất được phân
tích bằng cách "phân tích, ngay cả cái gọi là".
Chúng ta hãy xem toán học những gì thành phần quan trọng ảnh hưởng đến chi phí trung
bình ở hai cấp độ rất khác nhau sản xuất.
Trong tình hình đơn giản của một quá trình sản xuất đặc trưng bởi một chi phí cố định (F)
cộng với chi phí tương ứng biến ngày càng tăng (biến phí - VC), tổng chi phí (TC) được mô tả
bằng công thức đơn giản dưới đây:
TC = F + VC×q
trong đó q là sản lượng tốt nhất có thể.
Chi phí trung bình (AC) do đó sau đây:



AC= TC/q = F/q + VC
Thời hạn đầu tiên phía bên phải (F / q) giảm hệ thống cao hơn trình độ sản xuất (q). Ở mức
độ sản xuất thấp, mức giảm này là số lượng có liên quan wherease cho một q cao. Trong thực
tế, q cao, chi phí trung bình thực tế bằng chi phí biến đổi VC.
Một ví dụ số cố định, chi phí biến đổi và tổng số:
F = 100
VC = 5
- Trường hợp đầu tiên: q = 10
TC = 100 + 5x10 = 150
AC = 150/10 = 15 = 100/10 + 5
- Trường hợp thứ hai: q = 100
TC = 100 + 5x100 = 600
AC = 600/100 = 6
Đối với các mức thấp của sản xuất, chi phí cố định là yếu tố quyết định lớn của chi phí
trung bình trong khi mức độ sản xuất cao, chi phí biến đổi chiếm ưu thế.
Các thành phần tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí trong ví dụ trên như sau:
Chi phí thành phần
q = 10
q = 100
F
66%
16%
VC
34%
84%
Tổng cộng
100%
100%

Để điều tra những gì xảy ra nếu nhiều công ty đang cạnh tranh với các kết hợp khác
nhau của chi phí cố định và biến.

II. PHÂN LOẠI CHI PHÍ:
Chi phí phát sinh trong một thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp là một giá trị duy
nhất. Các cách phân loại khác nhau sẽ phân ra các loại chi phí khác nhau, nhưng tổng số
các loại chi phí theo mỗi cách phân loại thì như nhau và bằng với chi phí phát sinh trong
thời kỳ.
Có 7 cách để phân loại chi phí như sau:
1. Căn cứ vào quá trình kinh doanh:


Căn cứ vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thì chi phí hoạt động kinh doanh
thương mại bao gồm: Gía vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp.
a. Gía vốn hàng bán:
Gía vốn hàng bán trong doanh nghiệp thương mại được xác định là tổng giá trị của 2
khoản chi phí liên quan tạo ra giá trị gốc của số hàng hóa bán ra trong kỳ, đó là:
- Trị giá mua của hàng hóa bán ra (giá mua hàng bán) trong kỳ.
- Các chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa (chi phí mua hàng) phân bổ cho hàng
hóa bán ra trong kỳ như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, tiền thuê kho bãi, tiền lương nhân
viên thu mua,..vv..

Gía vốn hàng
bán trong kỳ

=

Gía mua hàng
bán trong kỳ


Chi phí mua hàng phân
bổ cho hàng bán trong kỳ

+

■ Gía mua của hàng bán ra trong kỳ:
Hàng hóa mua nhập kho ở những thời điểm khác nhau hoặc mua của những nhà cung
cấp khác nhau có thể có giá mua khác nhau. Gía mua của hàng hóa bán ra (giá xuất kho)
được xác định theo một trong những phương pháp sau:
- Nhập trước xuất trước (First in, First out – FIFO): Gía trị của hàng hóa nào nhập
đầu tiên sẽ được xuất đầu tiên và nhập cuối cùng sẽ xuất cuối cùng.
- Nhập sau xuất trước (Last in, First out – LIFO): Gía trị của hàng hóa nào nhập sau
cùng sẽ được xuất đầu tiên và nhập đầu tiên sẽ xuất sau cùng.
- Bình quân gia quyền: đơn giá bình quân hàng xuất kho được tính theo công thức
sau:
Đơn giá xuất
bình quân

Trị giá hàng
hóa xuất kho
Hoặc:

=

=

Trị giá hàng tồn đầu
kỳ
Số lượng hàng tồn

đầu kỳ
Tổng sản lượng hàng
hóa xuất kho

+

Trị giá hàng nhập trong kỳ

+

Số lượng hàng nhập trong
kỳ

x

Đơn giá bình quân hàng xuất
kho


Trị giá hàng
hóa tồn kho

=

Tổng trị giá
hàng hóa trong
kỳ

=


Tổng trị giá hàng hóa trong
kỳ

Trị giá hàng hóa tồn
kho đầu kỳ

+

-

Trị giá hàng hóa xuất kho

Trị giá hàng hóa mua vào
trong kỳ

Ví dụ về phương pháp FIFO và LIFO:
Tại doanh nghiệp BH có tài liệu nhập xuất hàng hóa A như sau:
Ngà
y

Diễn
giải

Số
lượng

Đơn
giá

01/3

03/3
07/3

Tồn đầu
Nhập
Xuất

50
30
40

2.000
2.040

10/3
12/3
17/3

Nhập
Nhập
Xuất

20
60
70

2.030
2.050

19/3


Xuất

30

Trị giá hàng xuất theo
FIFO
Kết
Cách tính
quả

Trị giá hàng xuất
theo LIFO
Kết
Cách tính
quả

40 x 2000

80.000

30 x 2.040
+ 10 x
2000

81.200

10 x 2000 + 30
x 2.040 + 20 x
2.030 + 10 x

2.050
30 x 2.050

142.30
0

60 x 2.050
+ 10 x
2.030

143.300

61.500

10 x 2.030
+ 20 x
2000

60.300

Tổng

283.80
0

Trị giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là:
=

Đơn giá xuất BQ


(50 x 2000) + (30 x 2.040) + (20 x 2.030) + (60 x 2.050)
= 2.030
50 + 30 + 20 + 60

Trị giá hàng xuất kho = 2.030 x (40 + 70 + 30) = 284.200

284.800


Qua ví dụ trên, có thể rút ra nhận xét sau: Với phương pháp áo dụng khác nhau sẽ có
kết quả về trị giá hàng hóa xuất kho khác nhau.
- Thực tế đích danh (nhận diện): chỉ áp dụng khi doanh nghiệp nhập, xuất hàng theo
lô hàng hoặc kiện hàng mà doanh nghiệp theo dõi chính xác giá trị cụ thể của lô hoặc
kiện hàng xuất kho.
■ Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra:
Các doanh nghiệp thương mại thường luôn có hàng hóa dự trữ (hàng tồn kho, hàng
đang đi đường,…) nhất định. Vì vậy, chi phí mua hàng sẽ liên quan đến cả hàng hóa xuất
bán trong kỳ và hàng hóa dự trữ.
Doanh nghiệp thương mại cần phải căn cứ vào tiêu thức phân bổ hợp lý để phân bổ
chi phí mua hàng cho hàng hóa xuất bán trong kỳ và hàng hóa dự trữ.
Chi phí
mua hàng
phân bổ
cho hàng
tồn cuối
kỳ

=

Chi phí mua

hàng phân
bổ cho hàng =
bán ra trong
kỳ

Chi phí mua
hàng phân bổ
cho hàng tồn
đầu kỳ
Trị giá hàng tồn
đầu kỳ

Chi phí mua
hàng phân bổ
cho hàng tồn
đầu kỳ

+
+

+

Chi phí mua hàng
phát sinh trong kỳ

x

Trị giá mua hàng
tồn cuối kỳ


Trị giá hàng nhập
trong kỳ

Chi phí mua hàng
phát sinh trong kỳ

Chi phí mua hàng
phân bổ cho hàng
tồn cuối kỳ

b. Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh từ hoạt động bán hàng của doanh
nghiệp thương mại bao gồm:
- Chi phí nhân viên bán hàng.
- Chi phí vật liệu, bao bì đóng gói hàng hóa.
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bán hàng.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bán hàng.
- Chi phí bảo hành.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.


- Chi phí khác bằng tiền.
c. Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Các khoản phát sinh ở bộ máy quản lý tại doanh nghiệp thương mại bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý.
- Chi phí đồ dùng văn phòng.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý.
- Thuế, phí và lệ phí.
- Chi phí dự phòng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.

- Chi phí khác bằng tiền.
2. Căn cứ vào mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh:
Chi phí kinh doanh được chia thành hai loại:
- Chi phí hàng hóa: là những chi phí gắn liền với hàng hóa mua vào và chúng được
kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh ở thời kỳ mà chúng được tiêu thụ.
- Chi phí thời kỳ: là những chi phí gắn liền với thời kỳ mà chúng phát sinh, là những
chi phí làm giảm lợi nhuận và được kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh ở thời kỳ
mà chúng phát sinh
Có hai quan điểm để xác định chi phí hàng hóa và chi phí thời kỳ như sau:
- Quan điểm chi phí trực tiếp:



- Quan điểm chi phí toàn bộ:



3. Căn cứ vào nội dung kinh tế của doanh nghiệp:
Chi phí kinh doanh thương mại bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu là toàn bộ các chi phí phát sinh để mua sắm các đối tượng
lao động cần thiết cho họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ xem xét.
- Chi phí nhân công là các chi phí liên quan đến nguồn lực lao động mà doanh
nghiệp sử dụng trong kỳ xem xét bao gồm lương và các khoản kèm theo lương (thưởng,
bảo hiểm…)
- Chi phí khấu hao TSCĐ là khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng các TSCĐ của
doanh nghiệp trong kỳ xem xét. Khoản này được khấu trừ khỏi thu nhập của doanh
nghiệp trước khi tính thuế thu nhập, nhưng là khỏan chi phí “ảo”. Lý do là khoản này
không phải là khoản thực chi của doanh nghiệp và được xem như một thành phần tạo ra
tích lũy cho doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản thanh toán cho các yếu tố mua ngoài

mà doanh nghiệp thực hiện như : chi phí nhiên liệu, năng lượng, thuê ngoài sửa chữa,
kiểm toán…
- Chi phí bằng tiền khác bao gồm các khoản thuế, lệ phí phải nộp, chi phí họat động
tài chính, họat động bất thường…
- Chi phí kinh doanh không trùng với chi phí tài chính bao gồm:
+ Chi phí khấu hao kinh doanh hay khấu hao quản trị . Khấu hao quản trị hoàn
toàn khác về bản chất với khấu hao tài chính (như đã nêu trong phần phương pháp khấu
hao).
+ Tiền trả lãi vốn kinh doanh bao gồm cả tiền trả lãi cho vốn tự có và vốn đi vay.
+ Chi phí rủi ro, tổn thất trong kinh doanh.
+ Tiền thuê mượn tài sản.
+ Tiền công của chủ doanh nghiệp nhỏ.
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài và các khoản phải nộp.
Việc phân loại chi phí kinh doanh theo tiêu thức này làm cơ sở cho việc theo dõi và
tập hợp các chi phí và hình thành bước tính chi phí kinh doanh theo loại.


4. Căn cứ vào cách ứng xử của chi phí:
Chi phí hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm:
- Chi phí bất biến (Fix cost) (còn gọi là chi phí cố định): là những khoản chi phí cố
định, không phụ thuộc vào số lượng hàng hóa bán ra hay doanh thu trong kỳ. Khi số
lượng hàng hóa bán ra hoặc doanh thu tăng hay giảm thì chi phí này vẫn giữ nguyên,
không thay đổi.
Chi phí bất biến bao gồm một số khoản như: chi phí thuê mặt bằng, chi phí khấu hao
tài sản cố định, tiền lương nhân viên quản lý hoặc chi phí nhân công trả theo thời gian
làm việc,…
- Chi phí khả biến (Variable cost) (còn gọi là biến phí): là những khoản chi phí thay
đổi phụ thuộc vào sự biến động của sản lượng hàng hóa bán ra hay doanh thu trong kỳ.
Khi sản lượng hàng hóa tiêu thụ hay doanh thu trong kỳ tăng thì chi phí này cũng tăng
theo và ngược lại. Đây là chi phí có tính chất đồng biến với sản lượng hàng hóa tiêu thụ

hay doanh thu.
Chi phí khả biến bao gồm một số khoản như: trị giá mua của hàng hóa bán ra, hoa
hồng bán hàng, chi phí bao bì vật liệu đóng gói, chi phí bốc dỡ, chi phí vận chuyển,
lương nhân viên bán hàng trực tiếp hay chi phí nhân công theo sản lượng,..
- Chi phí hỗn hợp: là những chi phí vừa mang tính bất biến vừa mang tính khả biến.
5. Căn cứ vào tính chất kiểm soát của chi phí:
Chi phí kinh doanh được phân thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm
soát được.
- Chi phí kiểm soát được ở một cấp quản lý: là khoản chi phí mà cấp quản lý đó có
thẩm quyền quyết định. Ví dụ: chi phí vận chuyển,…
- Chi phí không kiểm soát được ở một cấp quản lý: là khoản chi phí mà cấp quản lý
đó không có thẩm quyền quyết định. Ví dụ: chi phí tiền lương của Phòng Kế toán là
khoản chi phí không kiểm soát được cửa bộ phận bán hàng.
6. Căn cứ vào khả năng quy nạp của chi phí:
Chi phí kinh doanh thương mại bao gồm:
- Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí chỉ liên quan đến một đối tượng duy nhất
nào đó, là chi phí có thể chuyển dịch ngay vào giá trị một sản phẩm hoặc một đối tượng
cụ thể. Vì vậy chỉ duy nhất đối tượng đó phải gánh chịu toàn bộ chi phí này.


- Chi phí gián tiếp: là những khoản chi phí liên quan đến nhiều đối tượng được tính
chung cho các đối tượng đó, vì vậy cần phải phân bổ chúng vào giá trị các đối tượng có
liên quan.
7. Các loại chi phí khác:
- Chi phí chênh lệch: Trước khi ra quyết định, nhà quản lý cần phải so sánh nhiều
phương án khác nhau, mỗi phương án sẽ phát sinh các chi phi liên quan, chi phí phát sinh
ở phương án này có thể chỉ xuất hiện một phần hoặc biến mất ở phương án khác, loại chi
phí như vậy gọi là chi phí chênh lệch.
Chi phí chênh lệch là một khái niệm rộng, bao gồm cả chi phí tăng và chi phí giảm
giữa các phương án khác nhau; chi phí chênh lệch có thể là khả biến hoặc bất biến.

- Chi phí cơ hội: Mọi phương án hoạt động trước mắt nhà quản lý đều bao gồm
những nét đặc trưng tốt và xấu, khi bỏ một phương án đang theo thì những điểm tốt có
thể bị mất đi cùng với những điểm xấu; điểm tốt mất đi đó sẽ trở thành chi phí cơ hội của
phương án mới được chọn lựa. Nói các khác, chi phí cơ hội chính là phần lợi nhuận tiềm
tàng bị mất đi khi chọn một phương án này để thay thế một phương án khác.
- Chi phí chìm: là chi phí đã xảy ra trong quá khứ mà doanh nghiệp vẫn phải chịu và
không thể thay đổi được bởi bất kỳ quyết định nào trong hiện tại và tương lai. Bởi tính
không thể thay đổi nên nó không phải là chi phí khác biệt.
Theo nguyên tắc về quyết định khi cân nhắc, so sánh chi phí, chỉ có chi phí khác biệt
là quan trọng trong việc ra quyết định nên chi phí chìm có thể bỏ qua.

III. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ:
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí:
a. Nhân tố chủ quan:
■. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp:
Thông thường ta thấy khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng lên sẽ làm cho chi
phí bình quân giảm vì những nguyên nhân sau:
- Làm giảm tương đối các chi phí cố định.
- Tăng cường chuyên môn hóa trong sản xuất.
- Tận dụng lợi thế của máy móc, thiết bị.
Trong kỹ thuật, người ta nói đến quy tắc “hai phần ba”. Nói cách khác là chi phí cho
việc xây dựng một nhà máy chỉ tăng lên 2/3 so với mức tăng sản lượng của nhà máy hoặc


công suất máy móc. Quy tắc này có cơ sở vật chất của nó. Chẳng hạn, khi so sánh thể tích
hai thùng dầu với diện tích bề mặt của nó, ta thấy: khi thể tích tăng lên 6 lần thì diện tích
bề mặt chỉ tăng lên 4 lần (bằng 2/3).
Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không phải lúc
nào tăng quy mô cũng làm cho chi phí bình quân giảm và mang lại lợi ích kinh tế. Một
khi doanh nghiệp phát triển với quy mô lớn, chi phí quản lý tăng lên, những khó khăn

trong điều hành, phối hợp sẽ phát sinh, mối quan hệ giữa các thành viên sẽ lỏng lẻo hơn,
sự phân bố xa nhau về địa lý cũng sẽ làm tăng thêm nhiều loại chi phí,…
Tóm lại, doanh nghiệp cần tính toán tỉ mỉ, thận trọng khi xác định quy mô sản xuất
sao cho đạt được lợi ích tốt nhất.
■. Đơn giá hàng bán ra:
Đơn giá cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh, đơn
giá chính là giá thành sản phẩm, là toàn bộ các chi phí bỏ ra để tạo ra sản phẩm, bằng với
giá trị nguyên liệu cấu thành sản phẩm mà nhà đầu tư bỏ tiền ra để mua cộng với chi phí
nhân công, chi phí hao mòn máy móc, các chi phí phụ và thuế. Nếu đơn giá hàng bán ra ở
mức thấp thì doanh thu cũng thấp. Khi đó, doanh thu có thể không đủ để bù đắp cho chi
phí hoặc nếu đủ để bù đắp thì phần lợi nhuận còn lại cũng không nhiều. Ngược lại, khi
đơn giá bán ra ở mức cao, sẽ bù đắp được chi phí ban đầu.
■. Lượng hàng bán ra:
Dễ dàng nhận thấy rằng, khi lượng hàng bán ra càng lớn thì doanh thu càng lớn; đồng
thời chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển, chi phí bao bì, đóng gói, chi phí đặt hàng, gia
dịch,…cũng tăng lên. Có thể nói các chi phí này tăng tỷ lệ thuận với doanh thu.
Ta xem ví dụ đơn giản sau:
- Bán được 10 lô hàng, chi phí vận chuyển là 20.000đ/lô hàng, do đó tổng chi phí vận
chuyển là 20.000đ x 10 = 200.000đ.
- Nhưng khi lượng hàng bán tăng thêm 3 lô hàng thì chi phí tăng thêm là: 20.000 x
(10 + 3) = 260.000đ.
Tuy nhiên, lượng hàng bán ra còn ảnh hưởng tới các chi phí khác như chi phí lưu kho,
chi phí bảo quản,…Lượng hàng bán ra càng lớn thì lượng tồn kho sẽ càng giảm, do đó
các chi phí để quản lý lượng tồn kho này như chi phí lắp đặt thiết bị kho, chi phí hoạt
động, chi phí lưu trữ, chi phí nhân viên quản lý,…sẽ giảm.
■. Kết cấu hàng bán ra:
Đối với hàng hóa có kết cấu đơn giản, quy trình sản xuất đơn giản (ví dụ như mũ nón,
sách vở,…) thì chi phí đầu vào (chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận
chuyển,…) và chi phí bán ra cũng không cao. Ngược lại, những hàng hóa có kết cấu phức



tạp, quy trình sản xuất, gia công phải qua nhiều công đoạn, nguyên vật liệu thuộc loại đắt
tiền,…(như ti vi, tủ lạnh, máy vi tính,…) thì chi phí sẽ cao hơn như chi phí bảo hành, chi
phí nhân công, chi phí quản lý,…
■. Các nhân tố khác thuộc chất lượng quản lý của doanh nghiệp:
- Dự trữ chủ động hàng tồn kho: duy trì hàng tồn kho không hợp lí sẽ làm gia tăng
các chi phí liên quan đến tồn kho như: chi phí lưu giữ bảo quản, chi phí cơ hội sử dụng
vốn, chi phí trả lương thêm giờ, chi phí lắp đặt kho và thiết bị kho, chi phí giao dịch đặt
hàng,…
- Cơ chế bộ máy doanh nghiệp không hợp lí, rườm rà sẽ làm gia tăng các chi phí như
chi phí nhân viên quản lý, tiền lương cho nhân viên, chi phí giao dịch,…
- Môi trường làm việc tốt, chế độ quản lý, đãi ngộ nhân viên hợp lí,…sẽ khuyến khích
người lao động thực hành tiết kiệm, có nhiều cải tiến, sáng kiến trong kinh doanh. Từ đó,
giúp tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Các nhân tố khác.
■. Không gian và thời gian thực hiện:
- Không gian thực hiện việc kinh doanh cũng có ảnh hưởng đến chi phí. Ví dụ như vị
trí địa lí hưởng đến chi phí vận chuyển, môi trường, điều kiện làm việc có ảnh hưởng đến
năng suất làm việc của nhân viên, từ đó ảnh hưởng đến chi phí quản lý, chi phí phụ cấp,...
- Tương tự với nhân tố thời gian. Tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường, thị hiếu của
người tiêu dùng, phải hoạch định kế hoạch rõ ràng từ khâu ý tưởng cho đến khâu sản xuất
và tung sản phẩm ra thị trường. Nguyên vật liệu và phân loại, hình thức, giá cả,...của sản
phẩm ít nhiều đều phụ thuộc vào yếu tố thời gian. Ví dụ, vào mùa nắng thì không thể
nghĩ đến việc sản xuất và bán áo mưa,...
b. Nhân tố khách quan:
- Tình hình kinh tế, giá cả và lạm phát, các chính sách kinh tế của Nhà nước, thuế, lãi
suất, tỷ lẹ dự trữ bắt buộc,…
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí:
Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí được thực hiện qua hai chỉ tiêu: số
tiền chi phí và tỉ suất chi phí.

a. Số tiền chi phí:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền chi phí được thực hiện cho từng khoản
mục yếu tố chi phí cụ thể.
b. Tỉ suất chi phí:


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thường được thể hiện qua biểu thức sau:

c. Vận dụng phân tích của các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh:
Ta sẽ phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí bằng các ví dụ cụ thể dưới
đây.
Ta có bảng sau:
Bảng 1:
BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ KINH DOANH
Năm……………
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Gía vốn hàng bán ra
- Gía mua hàng hóa
- Chi phí mua hàng hóa
Lãi gộp
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
Chi phí kinh doanh
Lãi trước thuế
Và bảng 2:

KH


TH

50.400
37.600
36.490
1.110
12.800
1.800
1.200
40.600
9.800

66.000
50.560
48.980
1.580
15.440
2.200
1.400
54.160
11.840

Chênh lệch
Số tiền
Tỉ lệ
15.600
30,95%
12.960
34,46%
12.490

34,22%
470
42,34%
2.640
20,62%
400
22,22%
200
16,66%
13.560
33,39%
2.040
20,81%

BẢNG TỔNG HỢP
Khoản mục chi
phí
Chi phí hàng hóa
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
Chi phí kinh
doanh

∆C
+12.96
0
+400
+200
+13.56
0


∆C%

∆P

∆P%

E

+34,46%

+2,00%

+2,68%

+1.320

+22,22%
+16,66%

-0,24%
-0,26%

-6,72%
-10,92%

-158,4
-171,6

+39,39%


+1,50%

+1,86%

+990

c1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí hàng hóa:
Khi doanh thu tăng thì tỉ suất chi phí giảm:


∆C = 50.560 – 37.600 = +12.960
∆P = 76,60% - 74,60% = +2,00%
P=

C
x100
S

P : Tỉ suất chi phí
C : Số tiền chi phí
S : Doanh thu

Khi doanh thu tăng từ 50.400 đến 66.000 thì tỉ suất chi phí giảm là:
56,96% =

37.600
x100
66.000


56,96% - 74,60% = - 17,64%
Khi số tiền chi phí tăng từ 37.600 đến 50.560 thì tỉ suất chi phí tăng là:
76,60% =

50.560
x100
66.000

76,60% - 56,96% = +19,64%
Ta được kết quả:

Nhân tố ảnh hưởng
- Doanh thu
- Số tiền chi phí hàng hóa
- Tỉ suất chi phí hàng hóa

Mức ảnh hưởng
Số tiền
Tỉ suất
- 17,64%
+ 12.960
+ 19,64%
+2,00%

c2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí bán hàng:
∆C = 2.200 – 1.800 = + 400
∆P = 3,33% - 3,57% = -0,24%
P=

C

x100
S


Khi doanh thu tăng từ 50.400 đến 66.000 thì tỉ suất chi phí giảm là:
2,73% =

1.800
x100
66.000

2,73% - 3,57% = - 0,84%

C

Khi số tiền chi phí tăng
từ 1.800 đến 2.200 thì tỉ suất chi phí tăng là:
a
hi
m
ph

2.200
x100
íua
3,33% = 66.000
ki

củ
th

m

qu
nh
ang
ời
nua
ản

3,33% - 2,73% =lýhà
do 0,60%

kỳ
Ta được bảng sau:

aan
ng
h

kh
bấ
tảa

Nhân tố ảnh hưởng
bi

- Doanh thu
ến
- Số tiền chi phí bán hàng
- Tỉ suất chi phí bán hàng


Mức ảnh hưởng
Số tiền
Tỉ suất
-0,84%
+400
+0,64%
-0,24%

c3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí quản lý:
∆C = 1.400 – 1.200 = +200
∆P = 2,12% - 2,38% = -0,26%
P=

C
x100
S

Khi doanh thu tăng từ 50.400 đến 66.000 thì tỉ suất chi phí giảm là:
1,81 % =

1.200
x100
66.000

1,81% - 2,38% = -0,57%
Khi số tiền chi phí tăng từ 1.200 đến 1.400 thì tỉ suất chi phí tăng là:
2,12% =

1.400

x100
66.000

2,12% - 1,81% = 0,31%


Nhân tố ảnh hưởng
- Doanh thu
- Số tiền chi phí quản lý
- Tỉ suất chi phí quản lý

Mức ảnh hưởng
Số tiền
Tỉ suất
-0,57%
+200
+0,31%
-0,26%

c4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh:
Đơn vị tính: triệu đồng
Nhân
tố ảnh
hưởng
-Doanh
thu
- Số
tiền chi
phí
- Tỉ

suất chi
phí

Chi phí hàng hóa
Số tiền

Tỉ suất
%

Mức ảnh hưởng
Chi phí bán
Chi phí quản lý
hàng
Tỉ suất
Tỉ suất
Số tiền
Số tiền
%
%

-17,64%
+12.96
0

+19,64
%
+2,00

-0,84
+400


+0,60
-0,24

Chi phí kinh
doanh
Tỉ suất
Số tiền
%

-0,57
+200

+0,31
-0,26

-19,05
+13.56
0

+20,55
+1,50

Qua phân tích bảng trên ta thấy số tiền chi phí kinh doanh thực hiện so với kế hoạch
trong kỳ tăng 13.560, tỉ suất chi phí tăng 1,50% do tác động của các nhân tố sau:
- Do tăng doanh thu từ 50.400 lên 66.000 ảnh hưởng đến tỉ suất chi phí kinh doanh
giảm là 19,05%.
- Do số tiền chi phí kinh doanh tăng từ 40.600 đến 54.160 ảnh hưởng đén tỉ suất chi
phí kinh doanh tăng là 20,55%.
Số tiền chi phí kinh doanh trong kỳ tăng do cả ba khoản mục chi phí hàng hóa, chi phí

bán hàng, chi phí quản lý đều tăng, trong đó số tiền chi phí hàng hóa tăng lớn nhất.
Để đánh giá chính xác, doanh nghiệp cần tìm hiểu các nguyên nhân cụ thể đến các
nhân tố, ảnh hưởng đến các khoản mục, yếu tố chi phí có liên quan.

IV. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHI PHÍ:


1. Sự cần thiết phải kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh. Khác với các tổ chức không vì lợi nhuận
như cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tôn giáo,...Doanh nghiệp được thành lập với
mục đích thu lợi nhuận. Có nhiều lại doanh nghiệp khác nhau như doanh nghiệp sản xuất,
doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp dịch vụ,…Dù cung cấp những sản phẩm hay
dịch vụ khác nhau, song hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là chuyển hóa các dạng
khác nhau của nguồn lực kinh tế thành các dạng khác có giá trị hơn để đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng. Vấn đề tiêu hao các nguồn lực kinh tế ban đầu của doanh nghiệp
được xem là chi phí. Như vậy, chi phí là khoản tiêu hao của các nguồn lực đã sử dụng
cho một mục đích và được biểu hiện bằng tiền.
Đối với nhà quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu
được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Do đó, kiểm soát
chi phí là vấn đề quan trọng và mang tính sống còn đối với doanh nghiệp.
2. Vai trò của kiểm soát chi phí:
Kiểm soát chi phí là việc tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các
nguồn vốn và chi phí, từ đó đưa ra những quyết định về các chi phí ngắn hạn cũng như
dài hạn của doanh nghiệp. Quản lý chi phí là một hoạt động quan trọng của kiểm soát chi
phí. Đối với nhà quản lý, để kiểm soát được chi phí phát sinh hàng ngày, điều quan trọng
là phải nhận diện ra các loại chi phí, đặc biệt là nhà quản lý nên nhận dạng những chi phí
kiểm soát được để đề ra biện pháp kiểm soát chi phí thích hợp và nên bỏ qua những chi
phí không thuộc phạm vi kiểm soát của mình, nếu không việc kiểm soát sẽ không mang
lại hiệu quả so với công suất, thời gian bỏ ra.
Chi phí cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có những biến động nhất định

trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý chi phí là
xem xét, lựa chọn cơ cấu chi phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất. Quản lý chi phí bao
gồm:
- Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ câu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho
doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận hợp lí đối với
doanh nghiệp.
- Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng
phí, sai mục đích.
3. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp:
Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp có thể thực hiện các công việc sau:


- Tăng doanh thu: do nỗ lực chủ quan nhưng bị tác động của những yếu tố khách
quan.
- Giảm chi phí để tăng lợi nhuận hoặc tăng chi phí để tăng sản lượng tiêu thụ: việc
tăng giảm chi phí chủ yếu do sự nỗ lực chủ quan.
- Giảm giá bán để tăng lợi thế cạnh tranh: muốn giảm gí bán thì phải giảm chi phí,
chủ yếu do nỗ lực chủ quan.
Do đó, để tăng lợi nhuận, người quản lý phải luôn quan tâm đến kiểm soát chi phí:
- Trước khi chi tiêu: định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí.
- Trong khi chi tiêu: kiểm soát để chi tiêu trong định mức.
- Sau khi chi tiêu: phân tích sự biến động của chi phí để biết nguyên nhân tăng, giảm
chi phí mà tìm biện pháp tiết kiệm cho kỳ sau.
Sau đây là một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí cho doanh nghiệp
mình.
a. Xây dựng định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí:
Định mức chi phí là khoản chi phí được định trước bằng cách lập ra những tiêu chuẩn
gắn với từng trường hợp hay từng điều kiện làm việc cụ thể. Đinh mức chi phí không
những chỉ ra được những khoản chi dự kiến mà còn xác định nên chi trong trường hợp

nào. Tuy nhiên, trong thực tế chi phí luôn thay đổi vì vậy các định mức cần phải được
xem xét lại thường xuyên để đảm bảo tính hợp lý của chúng.
Doanh nghiệp cần định mức cả về giá lẫn về lượng vì sự biến đổi của hai yếu tố này
đều tác động đến sự thay đổi của chi phí:
- Định mức giá: định mức giá được ước lượng bằng cách tổng cộng tất cả cac khoản
chi phí liên quan đến việc mua hàng hay nguyên vật liệu (đối với dịnh mức giá nguyên
vật liệu) hay lương và các chi phí liên quan (đối với định mức chi phí lao động hay còn
gọi là định mức lương).
- Định mức lượng: để xây dựng và thực hiện hệ thống định mức lượng, doanh nghiệp
cần phải quyết định:
+ Số lượng, chủng loại và thành phần kết hợp các nguyên vật liệu để tạo ra từng
loại sản phẩm.
+ Lượng và loại lao động để sản xuất bất kì một loại sản phẩm hay thực hiện một
dịch vụ nào đó.
b. Phân tích biến động chi phí thực tế so với định mức:


Chi phí phát sinh thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn định mức ban đầu, đây chính
là sự biến động chi phí. Việc phân tích các biến động này nhằm làm rõ mức tiết kiệm hay
vượt chi của từng khoản mục phát sinh. Biến động này có thể chi tiết hóa như sau:


C
a
hi
m
ph
íua
ki


củ
m
th

qu
nh
ang
ua
nời
ản
do

kỳ


aan
ng
h

a


×