Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tại sao tài trợ bằng nợ rẻ hơn vốn cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.84 KB, 8 trang )

Tại sao tài trợ bằng nợ rẻ hơn vốn cổ phần?
Trong trường hợp này, “chi phí” được đề cập ở đây chính là
chi phí có thể đo lường được cho việc huy động vốn tài trợ
cho hoạt động của doanh nghiệp. Với nợ, đó chính là chi
phí lãi vay mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay của
mình. Với vốn cổ phần, chi phí sử dụng vốn được hiểu như
là quyền đối với thu nhập phải đủ thỏa mãn được các cổ
đông khi họ quyết định góp vốn vào công ty.

Ví dụ, nếu bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ và cần tài
trợ khoảng $40,000, bạn có thể hoặc là đi vay ở ngân hàng
số tiền $40,000 với lãi suất 10% hoặc bạn có thể bán 25%
cổ phần doanh nghiệp cho người hàng xóm với giá
$40,000.

Giả sử trong năm sau đó, doanh nghiệp của bạn có thể tạo
ra được lợi nhuận hoạt động là $20,000. Nếu ban đầu bạn
quyết định đi vay ở ngân hàng với chi phí lãi vay (hay còn
gọi là chi phí tài trợ của nợ) sẽ là $4,000, bạn còn lại lợi
nhuận $16,000. Ngược lại, nếu bạn đã sử dụng tài trợ vốn


cổ phần, nghĩa là bạn không hề có nợ và dĩ nhiên là không
có chi phí lãi vay nhưng bạn chỉ được nắm giữ 75% lợi
nhuận của doanh nghiệp thôi (25% khác thuộc sở hữu của
người hàng xóm nhà bạn). Do đó, lợi nhuận của bạn bây
giờ chỉ có $15,000 (tức 75%*$20,000)

Từ ví dụ này, bạn có thể thấy nợ rẻ hơn vốn cổ phần là như
thế nào, do đó cũng rất dễ hiểu khi các cổ đông sáng lập
của công ty quyết định lựa chọn phát hành nợ chứ không


phải vốn cổ phần. Thuế cũng là một yếu tố giúp cho tình
huống phát hành nợ trở nên tốt hơn. Nếu doanh nghiệp của
bạn sử dụng nợ, bởi vì chi phí lãi vay được khấu trừ ra khỏi
thu nhập hoạt động trước khi thu nhập bị đánh thuế, do đó
chính hành động đã đem đến cho doanh nghiệp lợi ích tấm
chắn thuế từ nợ.

Dĩ nhiên, lợi ích của tài trợ nợ với lãi suất cố định đôi khi
lại có thể là điểm bất lợi. Bởi vì nợ được xem là
257643.jpgchi phí tài chính cố định, dù doanh nghiệp của
bạn có hoạt động ra sao, thu nhập nhiều hay thậm chí đang
thua lỗ thì doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo việc trả lãi vay


đúng kỳ hạn và trả nợ gốc khi đáo hạn, do vậy một sự gia
tăng nợ của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc gia
tăng thêm rủi ro tài chính.

Quay trở lại ví dụ trên, giả sử trong năm sau, công ty của
bạn chỉ tạo ra được có $5,000. Với tài trợ nợ, bạn có thể
vẫn có cùng $4,000 lãi vay phải trả và vì vậy lợi nhuận của
bạn chỉ còn lại $1,000 ($5,000 -$4,000). Trong trường hợp
tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần, tức là bạn không hề
phải trả một đồng lãi vay nào hết, thì bạn vẫn có 75% lợi
nhuân tương đương với $3,750 (75% x $5,000).

Do vậy, đối với một công ty được kỳ vọng làm ăn tốt thì tài
trợ nợ có thể được sử dụng thường xuyên với mức chi phí
thấp hơn so với tài trợ bằng vốn cổ phần. Tuy nhiên, nếu
giai đoạn nào công ty không thể vận hành tốt để tạo ra tiền

lượng tiền mặt đủ lớn, thì chi phí lãi vay lúc này có thể là
một gánh nặng. Đây chính là mặt trái của việc tài trợ hoạt
động doanh nghiệp bằng nợ. Từ đây có thể thấy, dù nợ có
chi phí rẻ hơn vốn cổ phần, doanh nghiệp nào cũng có thể
hiểu được điều này, nhưng thời điểm nào thì sử dụng nợ là


hợp lý? Hợp lý ở đây có nghĩa là tận dụng được tối đa lợi
ích của nợ, tận dụng tối đa lợi ích từ đòn bẩy tài chính từ
nợ. Khi nào thì doanh nghiệp nên vay nợ và vay nợ bao
nhiêu là thích hợp? Qúa trình đi tìm lời giải cho bài toán
trên có lẽ sẽ vô cùng thú vị và cũng không ít” đau đầu” cho
các nhà quản trị.

Dễ thấy, các doanh nghiệp không bao giờ có thể chắc chắn
100% về lượng thu nhập trong tương lai (mặc dù họ có thể
có những dự đoán hợp lý) và khi thu nhập tương lai của các
doanh nghiệp càng không ổn định thì rủi ro càng tăng lên.
Do đó, các doanh nghiệp trong ngành có rủi ro kinh doanh
thấp, có dòng tiền ổn định thường sử dụng nợ nhiều hơn là
các doanh nghiệp trong các ngành nhiều rủi ro
leverage.gifhơn. Các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bắt đầu
hoạt động, đang trong giai đoạn khởi nghiệp cũng sử dụng
nợ rất ít, nếu không muốn nói là không có sử dụng nợ. Các
doanh nghiệp mới với sự không chắc chắn cao có thể phải
trải qua một thời gian đầy khó khăn để tìm được tài trợ
bằng nợ vay, nên thường thì các hoạt động của chúng hầu
hết được tài trợ bằng vốn cổ phần.



Ở Việt Nam, nhắc đến nợ, người ta thường có tâm lý e dè,
nhất là đối với các doanh nghiệp đang trong thời kỳ “sung
mãn”, lượng tiền mặt vô cùng dư thừa thì dường như họ lại
càng không quan tâm đến nợ. “Tiền tôi có, tại sao phải
vay?” Cũng vậy, sau 7 năm TTCKVN ra đời, đi vào hoạt
động và đạt được sự phát triển như hôm nay thì để giải
quyết bài toán thiếu vốn, doanh nghiệp niêm yết thường
chọn giải pháp vốn cổ phần chứ không mấy mặn mà với
việc sử dụng tài trợ bằng nợ. Các doanh nghiệp dường như
đã quên đi lợi ích từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Hi
vọng trong tương lai không xa, vấn đề tài trợ bằng nợ sẽ
được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm thỏa đáng và
đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng nợ. Cũng cần
nhắc lại là, phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng là một
hình thức vay nợ của doanh nghiệp.

kienthuctaichinh.com cũng xin đăng lại ý kiến của 1
bạn độc giả có nick: longplt tại trang saga.vn, đây là 1 ý
kiến rất hay.


Sorry, nhưng bài viết của tác giả thực sự có tính thuyết
phục chưa cao.

Tác giả chỉ nhìn nhận vấn đề qua đòn bẩy tài chính, chỉ
nhìn thấy explicit cost (khả năng tạo tiền của doanh nghiệp
nhằm cover chi phí lãi vay) mà chưa thấy được implicit
cost. Khi doanh nghiệp phát hành nợ thay vì vốn cổ phần,
financial risk của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Điều này dẫn
tới, cổ đông hiện hữu sẽ đỏi hỏi rate of return cao hơn, và

thậm chí khi vay vượt quá một ngưỡng nào đó thì credit
risk của doanh nghiệp tăng khiến cho ngay cả debtholders
cũng sẽ đòi hỏi một mức rate of return cao hơn.

Chi phí huy động vốn ở đây, tác giả đã quyên mất chi phí
phát hành, chi phí phát hành nợ thường thấp hơn phát
hành vốn chủ.

Ví dụ 1 tác giả đưa ra nhằm chứng minh luận đề là rất
thiếu thuyết phục, do nó không bao quát được tất cả các chi
phí do việc phát hành nợ tạo ra.


Bàn thêm một chút về cấu trúc vốn, như trên đã nói, phát
hành nợ sẽ tạo ra financial risk và có thể credit risk. Từ đó
phát sinh chi phí liên quan đến các rủi ro này (cost of
financial distress). M&M model cho rằng, giá trị doanh
nghiệp không phụ thuộc vào cấu trúc vốn của nó trong điều
kiện ko có ảnh hưởng của thuế và một số điều kiện liên
quan khác. tuy nhiên, thực tế thuế luôn có tác động đến giá
trị doanh nghiệp có sử dụng nợ do chi phí nợ được giảm
trừ thuế (tax shield). Cấu trúc vốn tối ưu được xác định khi
Present value of tax shield = PV of cost of financial
distress đối với bất kỳ khoản vay thêm nào. Đây là Tradeoff theory về cấu trúc vốn tối ưu.

Do đó, không thể khẳng định phát hành nợ rẻ hơn phát
hành vốn chủ chỉ thông qua việc xem xét đòn bẩy tài chính
và tác động của nó. Nếu chỉ có thế, thì doanh nghiệp nên
vay vốn càng nhiều càng tốt để maximize shareholders'
rate of return. Cho dù pecking order theory (trong bài nào

đó của Lamminhchanh đã đề cập) cho rằng doanh nghiệp
sẽ phát hành nợ thay vì vốn chủ nếu không thể tự tài trợ


bằng nguồn nội lực, nhưng lúc này đã chuyển sang vấn đề
khác.



×