Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển đào tào nghề lao động nông thôn huyện gia bình tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ TUẤN HỒNG

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN
ĐÀO TẠO NGHỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
HUYỆN GIA BÌNH - TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ TUẤN HỒNG

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN
ĐÀO TẠO NGHỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
HUYỆN GIA BÌNH - TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS BÙI MINH VŨ

THÁI NGUYÊN, 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lê Tuấn Hồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




ii

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm
giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức.

Cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
- Giáo sƣ, Tiến sỹ Bùi Minh Vũ, ngƣời hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn;
- Lãnh đạo Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái
Nguyên, Khoa Sau Đại học, các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và PTNT,
Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.
- UBND tỉnh Bắc Ninh, lãnh đạo và chuyên viên các sở: Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
- Huyện ủy, UBND huyện Gia Bình, Phòng Lao động - Thƣơng binh và
Xã hội, Phòng Tài nguyên - Môi trƣờng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Phòng Công thƣơng, Trung tâm dạy nghề, các phòng, ban chức
năng của huyện, UBND các xã, thị trấn, các cơ sở dạy nghề và các HTX tiểu
thủ công nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan ở huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời
thân đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng 8 năm 2013

Tác giả luận văn

Lê Tuấn Hồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu





iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4
4. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................. 5
5. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ............................... 7
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về nông thôn và LĐNT ................................................ 7
1.1.2. Khái niệm về đào tạo nghề, phân loại và các hình thức đào
tạo nghề ...................................................................................... 14
1.1.3. Khái niệm và quan điểm về phát triển đào tạo nghề lao động
nông thôn.................................................................................... 20
1.1.4. Quan điểm về chất lƣợng đào tạo nghề và các yếu tố ảnh
hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề ............................................ 22
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 29
1.2.1. Kinh nghiệm đào tạo nghề ở một số nƣớc trên thế giới ................ 29
1.2.2. Đào tạo nghề (ĐTN) ở Việt Nam ................................................. 34
1.2.3. Đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh ...................................................... 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu





iv
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 49
2.1. Cách tiếp cận và các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu có liên quan
đến đề tài .............................................................................................. 49
2.1.1. Cách tiếp cận .............................................................................. 49
2.1.2. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................... 49
2.2. Về phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 50
2.2.1. Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.................... 50
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu ......................................... 50
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý tài liệu .......................................................... 52
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích ................................................................ 52
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..................................... 53
2.4. Dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Gia Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ....................... 53
2.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở
huyện Gia Bình............................................................................. 53
2.4.2. Dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ở huyện Gia Bình ............... 54
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LĐNT Ở HUYỆN GIA BÌNH TRONG 5
NĂM QUA (2008 - 2012) ....................................................... 55
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................. 55
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Gia Bình ........................ 55
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xă hội của huyện Gia Bình ........................ 56
3.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan
đến công tác phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở
huyện Gia Bình..................................................................................... 62

3.2.1. Thuận lợi ..................................................................................... 62
3.2.2. Khó khăn ..................................................................................... 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




v
3.3. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Gia Bình ......... 63
3.3.1. Khái quát chung về các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn
huyện Gia Bình........................................................................... 63
3.3.2. Quy mô đào tạo nghề ở huyện Gia Bình ...................................... 64
3.3.3. Phân tích các yếu tố cơ bản của các đơn vị đào tạo nghề ............. 65
3.3.4. Phân tích số lƣợng lao động, nhu cầu học nghề của ngƣời
lao động trên địa bàn huyện Gia Bình ......................................... 73
3.3.5. Một số kết luận rút ra qua điều tra, khảo sát các CSDN trên
địa bàn huyện Gia Bình .............................................................. 83
3.3.6. Tổng hợp và sử dụng công cụ phân tích ma trận SWOT để
tìm ra các giải pháp chủ yếu phát triển đào tạo nghề lao động
nông thôn ở huyện Gia Bình ....................................................... 86
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO
NGHỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN GIA BÌNH,
TỈNH BẮC NINH .................................................................... 88
4.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông
thôn huyện Gia Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ................ 88
4.1.1. Một số quan điểm và định hƣớng chủ đạo................................... 88
4.1.2. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Gia
Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 .......................... 89
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển đào tạo nghề lao động
nông thôn ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ......................................... 92

4.2.1. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn.......................................... 92
4.2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề ............ 93
4.2.3. Phát triển, đổi mới giáo trình, nội dung và hình thức đào tạo,
tăng cƣờng cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề............................ 94
4.2.4. Kiểm soát, đảm bảo chất lƣợng dạy nghề, gắn kết giữa dạy
nghề với thị trƣờng lao động và sự tham gia của doanh nghiệp ....... 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 109
PHỤ LỤC.................................................................................................. 113
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
ASEM
ASEAN
CBQLDN
CĐN

CTMTQG
CMKT
CSDN
CSVC-TTB
CCB
CNH
ĐTN
GVDN
GDP
GCĐ 1994
GHH
HTX
HĐH
KĐCLDN
KNNQG
LĐTBXH
LĐNT
LLLĐ
NNL
NSNN
SCN
TTLĐ
TCKNNQG
TCN
TTDN
TH
THCS
THPT
WB


Ngân hàng phát triển Châu Á
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Cán bộ quản lý dạy nghề
Cao đẳng nghề
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia
Chuyên môn kỹ thuật
Cơ sở dạy nghề
Cơ sở vật chất - trang thiết bị
Cựu chiến binh
Công nghiệp hóa
Đào tạo nghề
Giáo viên dạy nghề
Tổng sản phẩm quốc dân
Giá cố định năm 1994
Giá hiện hành
Hợp tác xã
Hiện đại hóa
Kiểm định chất lƣợng dạy nghề
Kỹ năng nghề quốc gia
Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
Lao động nông thôn
Lực lƣợng lao động
Nguồn nhân lực
Ngân sách nhà nƣớc
Sơ cấp nghề
Thị trƣờng lao động
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Trung cấp nghề
Trung tâm dạy nghề

Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ngân hàng Thế giới (World Bank)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thành thị .......... 8
Bảng 1.2. Kinh phí đầu tƣ cho xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị
đào tạo nghề giai đoạn 2007 - 2012 ở tỉnh Bắc Ninh .................. 43
Bảng 1.3. Kết quả đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2012 ..... 46
Bảng 3.1. Số lƣợng các CSDN trên địa bàn huyện Gia Bình giai đoạn
2007 - 2012 ................................................................................ 64
Bảng 3.2. Năng lực, ngành nghề đào tạo của các CSDN ở huyện Gia Bình ..... 65
Bảng 3.3. Cán bộ công nhân viên chức dạy nghề ở huyện Gia Bình .......... 67
Bảng 3.4. Tình hình lao động của huyện Gia Bình giai đoạn 2008 - 2012 ....... 74
Bảng 3.5. Trình độ văn hoá của lực lƣợng lao động ở huyện Gia Bình
giai đoạn 2008 - 2012 ................................................................. 75
Bảng 3.6. Các nghề có nhu cầu đào tạo trên địa bàn huyện Gia Bình.......... 77
Bảng 3.7. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Gia
Bình giai đoạn 2007 - 2012......................................................... 79
Bảng 4.1. Mục tiêu đào tạo nghề lao động nông thôn huyện Gia Bình
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030....................................... 90
Bảng 4.2. Số lƣợng lao động và các ngành, nghề tập trung đào tạo............. 91

Bảng 4.3. Dự kiến kinh phí đầu tƣ công tác đào tạo nghề lao động nông
thôn huyện Gia Bình giai đoạn 2012 - 2020 ................................ 96
Bảng 4.4. Nhu cầu nguồn vốn từ nguồn ngân sách của Trung ƣơng và
tỉnh đầu tƣ cho đào tạo nghề lao động nông thôn huyện Gia
Bình đến năm 2020 ..................................................................... 97
Bảng 4.5. Nhu cầu nguồn vốn từ nguồn ngân sách của huyện đầu tƣ
cho đào tạo nghề lao động nông thôn huyện Gia Bình đến
năm 2020 .................................................................................... 97
Bảng 4.6. Mối quan hệ liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp ...... 99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố đến chất lƣợng đào tạo nghề .......... 23
Sơ đồ 1.2: Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề .................. 24
Sơ đồ 1.3: Các yếu tố bên trong ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề .... 28
Sơ đồ 1.4. Các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề.... 29
Hình 3.1. Biến động cơ cấu kinh tế huyện Gia Bình giai đoạn 2005 - 2012 .... 56
Hình 3.2. Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Gia Bình năm 2005 ............... 58
Hình 3.3. Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Gia Bình năm 2012 ............... 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu





1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt
Nam, vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vô cùng quan trọng.
Với nền văn minh lúa nƣớc hàng ngàn năm lịch sử và những ngƣời nông dân
cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo đã đƣa nền nông nghiệp của Việt Nam
trở thành chỗ đứng nhất định trên trƣờng quốc tế. Qua các giai đoạn cách
mạng của nƣớc ta, nông dân luôn là lực lƣợng hùng hậu nhất đi theo Ðảng,
đóng góp vô cùng to lớn về tinh thần và sức lực, tính mạng và của cải, vƣợt
qua muôn vàn hy sinh, gian khổ, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang
của dân tộc. Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng nhƣ quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa đều
khẳng định tầm vóc chiến lƣợc của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Chính vì vậy, Ðảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí
chiến lƣợc quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lƣợng để phát triển kinh tế - xã
hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
Ba trụ cột cơ bản để tăng trƣởng kinh tế bền vững, đó là: (i) Áp dụng công
nghệ mới, (ii) Phát triển kết cấu hạ tầng và (iii) Nâng cao chất lƣợng NNL, trong
đó có nhân lực qua ĐTN. Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định nâng cao chất
lƣợng NNL là một trong ba khâu đột phá để thực hiện Chiến lƣợc phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Do vậy, phát triển và nâng cao chất lƣợng
ĐTN là yêu cầu, là đòi hỏi của đất nƣớc, nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng
NNL và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung.
Theo Mục tiêu Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020 nƣớc
ta trở thành nƣớc công nghiệp có trình độ phát triển trung bình (tỷ trọng các
ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP; tỷ lệ lao động
nông nghiệp còn khoảng 30% trong lao động xã hội). Cùng với quá trình công



2
nghiệp hoá (CNH) - hiện đại hoá (HĐH) nền kinh tế, cơ cấu LĐNT nƣớc ta đã
có sự dịch chuyển theo hƣớng tích cực. Tính đến thời điểm 1/10/2012, dân số
cả nƣớc có 68,7 triệu ngƣời từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 53,1 triệu ngƣời từ
15 tuổi trở lên thuộc LLLĐ (bao gồm 52,1 triệu ngƣời có việc làm và gần 1
triệu ngƣời thất nghiệp). LLLĐ của khu vực nông thôn là chủ yếu và chiếm
69,4%; Cơ cấu lao động có việc làm trong nhóm ngành nông - lâm - ngƣ
nghiệp chiếm 47,5%, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 21,0%,
nhóm ngành dịch vụ chiếm 31,5% [1].

, làm
cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp đáng kể. Điều này dẫn đến số lƣợng lao
động bình quân trên một diện tích canh tác tăng lên. Hiện tƣợng đất chật,
ngƣời đông đang là xu hƣớng chung của các vùng nông thôn nƣớc ta, đặc biệt
là ở Vùng đồng bằng sông Hồng và các địa phƣơng có tốc độ đô thị hoá cao.
Nhƣ vậy, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá dẫn đến “dƣ thừa” một
lƣợng lao động nông nghiệp và đã tạo ra cầu về lao động phi nông nghiệp.
Một lƣợng lao động nông nghiệp buộc phải chuyển sang các nghề khác tại
nông thôn hoặc trở thành lao động công nghiệp.
Mặt khác, để đảm bảo an ninh lƣơng thực, nuôi sống 99 triệu dân vào
năm 2020 và giữ vững vị trí “cƣờng quốc” về xuất khẩu lƣơng thực và hàng
nông sản, Việt Nam phải áp dụng mạnh mẽ tiến bộ của khoa học và công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất lao động và nâng cao chất
lƣợng sản phẩm hàng hoá. Điều này đòi hỏi ngƣời nông dân phải trở thành
những “chuyên gia” giỏi trong nông nghiệp hiện đại. Trong hiện tại, tỷ lệ
LĐNT qua ĐTN ở nƣớc ta còn rất thấp, đến nay mới đạt 18,7%. Theo đánh
giá của WB, chất lƣợng NNL của Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm (thang điểm
10), xếp thứ 11 trong 12 nƣớc ở châu Á đƣợc tham gia xếp hạng. Nƣớc ta còn

thiếu nhiều chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề; chỉ số kinh tế


3
tri thức (KEI) còn thấp (đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia đƣợc phân
loại); LĐNT chủ yếu chƣa đƣợc ĐTN, nên năng suất lao động trong nông
nghiệp còn thấp. Đây là nguyên nhân làm cho năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam thấp (năm 2006 xếp thứ 77 trong 125 quốc gia và nền kinh
tế tham gia xếp hạng, đến năm 2009 xếp thứ 75 trong 133 nƣớc xếp hạng,
năm 2012 xếp thứ 75 trong 144 nƣớc xếp hạng, là nƣớc có thứ hạng thấp thứ
hai trong số 8 thành viên ASEAN đƣợc khảo sát [3].
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra, cần
thiết phải có một chiến lƣợc đẩy mạnh ĐTN cho LĐNT, giúp họ có một nền
tảng kỹ thuật cơ bản và một nghề nghiệp trong tay để "lập thân, lập nghiệp",
làm giàu chính đáng cho bản thân và xã hội.
Huyện Gia Bình là một huyện thuần nông, có nền văn minh canh tác
lúa nƣớc ở tỉnh Bắc Ninh, nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng
- khu vực có vai trò, vị trí chiến lƣợc vô cùng quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội của đất nƣớc. Trong những năm qua, huyện đã tập trung khai thác
thế mạnh từ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn bằng việc quy hoạch
các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các làng nghề, ngành nghề
truyền thống của địa phƣơng, bên cạnh đó huyện cũng tạo điều kiện thuận lợi
để thu hút các doanh nghiệp bên ngoài vào sản xuất trên địa bàn, tạo ra nhiều
công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng, đặc biệt là những lao động trẻ,
khoẻ, năng động. Tuy nhiên, chất lƣợng nguồn lao động hiện nay trên địa bàn
huyện phần lớn vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động.
Một trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng trên là công tác ĐTN
của huyện, bao gồm cả hệ thống CSDN, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giáo
viên, ngành nghề, hình thức đào tạo, chất lƣợng ĐTN còn nhiều hạn chế, chƣa
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thực tế đòi hỏi phải có giải pháp phát triển, nâng

cao đƣợc chất lƣợng ĐTN để góp phần giải quyết việc làm cho LĐNT nói
chung trên địa bàn huyện. Giải quyết có hiệu quả đƣợc vấn đề này, cũng là


4
góp phần thực hiện Nghị quyết "Tam nông" trong quá trình CNH - HĐH nông
nghiệp, nông thôn mà Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành TW Đảng khoá X
đã đề ra, đồng thời cũng nhằm cụ thể hoá chủ trƣơng ĐTN cho 1 triệu LĐNT
mỗi năm, để đến năm 2020 sẽ có 12 triệu LĐNT đƣợc qua ĐTN, hƣớng tới
nâng tỷ lệ LĐNT đƣợc đào tạo từ 20% năm 2010 lên 50% vào năm 2020,
cũng là góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới đang đƣợc các địa
phƣơng đẩy mạnh thực hiện.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: "Giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển đào tạo nghề lao động nông thôn huyện Gia Bình - tỉnh
Bắc Ninh" để làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế nông
nghiệp. Đây là sự cần thiết khách quan có giá trị về mặt lý luận cũng nhƣ thực
tiễn sâu sắc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện Gia
Bình trong những năm gần đây; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển ĐTN
cho LĐNT huyện Gia Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiến
về ĐTN cho LĐNT;
- Đánh giá thực trạng hoạt động ĐTN cho LĐNT huyện Gia Bình;
- Phân tích, làm rõ những yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến ĐTN cho
LĐNT huyện Gia Bình;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ĐTN cho LĐNT
huyện Gia Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 đến dƣới 60 tuổi,
nữ từ đủ 15 đến dƣới 55 tuổi) có khả năng lao động thực tế thƣờng trú tại hộ;


5
- Cơ sở dạy nghề (CSDN), bao gồm Trung tâm dạy nghề (TTDN) và
các cơ sở có chức năng dạy nghề tham gia ĐTN cho LĐNT trên địa bàn
huyện, không phân biệt cấp quản lý và hình thức sở hữu;
- Cơ sở sản xuất - kinh doanh hiện đang hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp hoặc có đăng ký kinh doanh tại địa phƣơng đóng trên địa bàn huyện,
không phân biệt cấp quản lý và hình thức sở hữu;
- Cơ chế và các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT huyện Gia Bình,
tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện trong 5 năm qua (2008 - 2012).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu thực trạng công tác ĐTN LĐNT ở huyện Gia Bình trong 5
năm gần đây (2008 - 2012).
3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Trong đó sẽ lựa chọn 3 xã của huyện, đại diện cho 3 vùng địa lý và 3 nhóm:
xã khá, xã trung bình và xã nghèo; mỗi xã chọn 2 thôn, mỗi thôn chọn 30 hộ
có liên quan đến công tác ĐTN (tổng số chọn 180 hộ).
3.2.3. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ĐTN đối với
LĐNT. Các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ĐTN đối với
LĐNT trên địa bàn huyện Gia Bình. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

4. Những đóng góp mới của luận văn
- Tổng hợp có hệ thống các văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
về ĐTN cho LĐNT trong thời gian qua và chiến lƣợc đến năm 2020;


6
- Đánh giá tổng quát, có hệ thống thực trạng công tác ĐTN LĐNT trên
địa bàn huyện Gia Bình hiện nay: những mặt đƣợc, tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân của nó.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công tác ĐTN LĐNT
của huyện Gia Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, giúp cho các nhà
lãnh đạo, các nhà quản lý của huyện Gia Bình thuận lợi hơn trong các quyết sách
phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này gồm 4 chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTN cho LĐNT
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
- Chƣơng 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ĐTN cho LĐNT
ở Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.


7
Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về nông thôn và LĐNT
1.1.1.1. Khái niệm về nông thôn

Các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đều phân các vùng
lãnh thổ của mình thành hai khu vực là thành thị và nông thôn. Các nhà xã
hội học đã đƣa ra một số tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực
thành thị nhƣ: thành phần xã hội của dân số, các di sản văn hoá, sự phồn
thịnh, sự phân hoá xã hội của dân cƣ, mức độ phức tạp của cấu trúc và đời
sống xã hội, cƣờng độ và sự đa dạng của mối liên hệ xã hội…. Sự khác nhau
căn bản giữa nông thôn và đô thị đƣợc phản ánh rõ nét trong những nguyên
lí của xã hội học nông thôn - đô thị. Trong đó, những tiêu chí quan trọng
giúp việc phân biệt khu vực nông thôn và khu vực đô thị bao gồm: sự khác
nhau về nghề nghiệp, về môi trƣờng, quy mô cộng đồng, mật độ dân số, tính
hỗn tạp và thuần nhất của dân số, hƣớng di cƣ, sự khác biệt xã hội và phân
tầng xã hội, hệ thống tƣơng tác trong từng vùng (bảng 1) [2].
Nhƣ vậy, khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tƣơng đối, thay đổi
theo không gian, thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các
quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dƣới
góc độ quản lý, có thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân,
trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động
kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định
và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác [2].


8
Bảng 1.1. Tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thành thị
Tiêu chí

Khu vực nông thôn

Khu vực thành thị

Nghề


Những ngƣời sản xuất nông Những ngƣời sản xuất công

nghiệp

nghiệp, một số ít phi nông nghiệp. nghiệp, dịch vụ.

Môi trƣờng
Kích cỡ
cộng đồng

Môi trƣờng tự nhiên ƣu trội, quan Môi trƣờng nhân tạo ƣu
hệ trực tiếp với tự nhiên.

trội, ít dựa vào tự nhiên.

Cộng đồng làng bản nhỏ, văn Kích cỡ cộng đồng lớn hơn,
minh nông nghiệp.

Mật độ

Mật độ dân số thấp, tính nông thôn

dân số

tƣơng phản với mật độ dân số.

văn minh công nghiệp.
Mật độ dân số cao, tính đô
thị và mật độ dân số tƣơng

ứng với nhau.

Đặc điểm

Cộng đồng thuần nhất hơn về các Không đồng nhất về chủng

cộng đồng

đặc điểm chủng tộc và tâm lý.

Phân tầng

Sự khác biệt và phân tầng xã hội Sự khác biệt và phân tầng xã

xã hội
Di động
xã hội

ít hơn so với đô thị.

tộc và tâm lý.
hội nhiều hơn nông thôn.

Di động xã hội theo lãnh thổ, theo Cƣờng độ di động lớn hơn, có
nghề nghiệp không lớn, di cƣ cá biến động xã hội mới có di cƣ
nhân từ nông thôn ra thành thị.

từ thành thị về nông thôn.

Tác động xã hội tới từng cá nhân Tác động xã hội tới từng cá

Tác động
xã hội

thấp hơn. Quan hệ xã hội sơ cấp, nhân lớn hơn. Quan hệ xã
láng giềng, huyết thống.

hội thứ cấp, phức tạp, hình
thức hoá.

Một số đặc điểm riêng của nông thôn Việt Nam, đó là:
- Ở vùng nông thôn, các cư dân chủ yếu là nông dân và làm nghề nông,
đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất nông, lâm,
ngư nghiệp và các ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp.
Trong các làng xã truyền thống, sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ chốt và


9
là nguồn sinh kế chính của đại bộ phận nông dân. Cùng với sự phát triển và
tiến bộ của đất nƣớc, đặc điểm này có sự thay đổi. Các vùng nông thôn trong
tƣơng lai sẽ không phải chủ yếu có các nông dân sinh sống và làm nông
nghiệp, thay vào đó là các cƣ dân cƣ trú và tiến hành nhiều hoạt động kinh tế
khác nhau, gồm cả sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và thƣơng mại
dịch vụ. Theo đó, tỷ trọng lao động và GDP của các ngành kinh tế ở nông
thôn cũng thay đổi theo hƣớng gia tăng cho công nghiệp và dịch vụ.
- Nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi
trường sinh thái. Các vùng nông thôn quản lý một lƣợng tài nguyên thiên
nhiên to lớn, phong phú và đa dạng, bao gồm các tài nguyên đất, nƣớc, khí
hậu, rừng, sông suối, ao hồ, khoáng sản, hệ động thực vật gồm cả tự nhiên và
cả do con ngƣời tạo ra.
- Cư dân nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với

những quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình. Ở nông thôn, có nhiều gia
đình trong một dòng họ cùng sinh sống và gắn bó với nhau gần gũi, khăng
khít lâu đời. Những ngƣời ngoài dòng họ cùng chung sống, góp sức phòng
tránh thiên tai, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống tạo nên tình làng
nghĩa xóm lâu bền.
- Nông thôn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hoá của quốc gia nhƣ
các phong tục, tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp và
ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hoá, các danh lam thắng
cảnh... Ðây chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hoá dân tộc, đồng thời là khu
vực giải trí và du lịch sinh thái phong phú và hấp dẫn đối với mọi ngƣời.
Tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, ở Việt Nam chia ra: nông
thôn miền núi, nông thôn miền trung du, nông thôn đồng bằng, nông thôn
vùng ven biển. Từ đó có sự khác biệt về nhận thức, về truyền thống, về văn
hóa làng bản… của nông thôn từng vùng có sự khác nhau.


10
1.1.1.2. Vai trò của nông thôn
- Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho
tiêu dùng của cả xã hội. Ngƣời nông dân ở nông thôn sản xuất lƣơng thực,
thực phẩm để nuôi sống họ và cung cấp cho nhân dân cả nƣớc. Sự gia tăng
dân số là sức ép to lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong việc cung ứng đủ
lƣơng thực, thực phẩm cho toàn xã hội. Vì vậy, sự phát triển bền vững nông
thôn sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu lƣơng thực và thực phẩm tiêu dùng cho
toàn xã hội và nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng này cho quốc gia.
- Với trên 70% số dân sống bằng nông nghiệp, khu vực nông thôn thực
sự là NNL dồi dào cho khu vực thành thị. Sự thâm nhập của lao động vào thành
thị cũng nhƣ sự gia tăng dân số đều đặn ở các vùng thành thị là không đủ để
đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế quốc gia. Nếu việc di chuyển
nhân công ra khỏi nông nghiệp sang các ngành khác bị hạn chế thì sự tăng

trƣởng sẽ bị ảnh hƣởng và việc phát triển kinh tế sẽ phiến diện. Vì vậy, phát
triển bền vững nông thôn sẽ góp phần làm ổn định kinh tế của quốc gia.
- Nông thôn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của khu vực
thành thị hiện đại. Trƣớc hết nông thôn là địa bàn quan trọng tiêu thụ các sản
phẩm của công nghiệp. Nếu thị trƣờng rộng lớn ở nông thôn đƣợc khai thông,
thu nhập ngƣời dân nông thôn đƣợc nâng cao, sức mua của ngƣời dân tăng
lên, công nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm sản xuất của toàn
ngành không chỉ hàng tiêu dùng mà cả các yếu tố đầu vào của nông nghiệp.
Phát triển nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và những
ngành sản xuất khác trên phạm vi toàn xã hội.
- Nông thôn có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồm nhiều
tầng lớp, nhiều thành phần khác nhau. Mỗi sự biến động dù tích cực hay tiêu
cực đều sẽ ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an
ninh quốc phòng của cả nƣớc. Do đó, sự phát triển và ổn định nông thôn sẽ
góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định tình hình của cả nƣớc.


11
- Nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng sản,
động thực vật, rừng, biển. Nên nông thôn có ảnh hƣởng to lớn đến việc bảo vệ
môi trƣờng sinh thái.
- Nông thôn còn là nơi có cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng,
mang tính truyền thống, là nơi nghỉ ngơi, an dƣỡng, nâng cao tuổi thọ và sức
khỏe của con ngƣời.
1.1.1.3. Quan hệ của nông nghiệp, nông dân và nông thôn
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà
con ngƣời phải dựa vào quy luật sinh trƣởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra
sản phẩm nhƣ lƣơng thực, thực phẩm... để thoả mãn các nhu cầu của
mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngƣ nghiệp.
Nhƣ vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập, phụ thuộc rất

nhiều vào tự nhiên. Những điều kiện tự nhiên nhƣ đất đai, nhiệt độ, độ ẩm,
lƣợng mƣa, bức xạ mặt trời... trực tiếp ảnh hƣởng đến năng suất, sản lƣợng
cây trồng vật nuôi. Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động
rất thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là ngành
sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó
khăn. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta thƣờng gắn liền với những
phƣơng pháp canh tác, lề thói, tập quán... đã có từ hàng nghìn năm nay.
Ở các nƣớc nghèo, nông nghiệp thƣờng chiếm tỷ trọng rất lớn trong
GDP và thu hút một bộ phận quan trọng lao động xã hội.
Nông dân là những ngƣời lao động cƣ trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vƣờn, sau đó đến các
ngành nghề mà tƣ liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời
kì lịch sử, ngƣời nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình
thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.
Trong lịch sử, nhiều nền văn minh lấy nông nghiệp làm nền tảng đã
phát triển giai cấp nông dân, đƣợc tổ chức chặt chẽ. Nhìn chung, nông dân là
những ngƣời nghèo, bị phụ thuộc vào các tầng lớp trên. Ngƣời nông dân lao
động nặng nhọc nhƣng hiệu quả công việc và năng suất lao động thấp.


12
Trong xã hội nông thôn, nông dân là chủ thể chính, sinh sống bằng
nông nghiệp, tạo ra quần thể nông thôn rộng lớn, vừa đa dạng, vừa phức tạp.
Ở Việt Nam, giải quyết có hiệu quả mối quan hệ nông nghiệp, nông dân và
nông thôn sẽ góp phần cực kỳ quan trọng vào sự ổn định và phát triển của xã
hội. Do vậy, Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ƣơng Đảng khóa X đã ban hành
Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ƣ "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, đây là sự
ghi nhận xứng đáng và thể hiện sự quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nƣớc ta. Nghị
quyết T.Ƣ 7 "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn" đƣợc ban hành vào lúc

nông nghiệp, nông dân, nông thôn nƣớc ta đứng trƣớc nhiều thời cơ thuận lợi,
nhƣng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức cả ở trong nƣớc
và từ kinh tế thế giới dội vào.
Nghị quyết T.Ƣ 7 "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn" đã nêu quan
điểm, mục tiêu, giải pháp đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai
đoạn mới, trong đó nhấn mạnh: Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng
như trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có vị trí chiến lược
quan trọng, là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn
định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong mối quan hệ mật thiết nông
nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp
với điều kiện từng vùng và cả nước.
Ba mục tiêu tổng quát, gồm:
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông
thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn
nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với


13
các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm
chủ nông thôn mới.
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,
bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả
trước mắt và lâu dài.
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại;

cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi
trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh
đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên
minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội
và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.1.1.4. Khái quát về lao động nông thôn
- Lao động nông thôn là những ngƣời trong độ tuổi lao động không
phân biệt giới tính và những ngƣời trên độ tuổi, dƣới độ tuổi có thể tham gia
lao động ở khu vực nông thôn, bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp và phi nông
nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam quy định độ tuổi lao động từ 15 - 60 tuổi đối
với nam và từ 15 - 55 tuổi đối với nữ.
- Phân loại lao động nông thôn:
+ Lao động phổ thông: là lao động thuần túy, chƣa đƣợc đào tạo qua hệ
thống trƣờng lớp một cách bài bản, kỹ năng lao động của họ chủ yếu là kinh
nghiệm đƣợc học hỏi từ những ngƣời đi trƣớc và qua thực tiễn sản xuất.
LLLĐ này hiện chiếm phần lớn ở khu vực nông thôn.
+ Lao động có kỹ thuật: ngƣợc lại với lao động phổ thông, lao động có
kỹ thuật là lao động đã đƣợc đào tạo một cách bài bản, kỹ năng lao động của


14
họ đƣợc nâng cao do đƣợc học tập, trau dồi qua trƣờng lớp kết hợp với thực
tiễn. Hiện lực lƣợng này vẫn còn chiếm tỷ lệ hạn chế trong LLLĐ ở khu vực
nông thôn.
1.1.2. Khái niệm về đào tạo nghề, phân loại và các hình thức đào tạo nghề
1.1.2.1. Khái niệm nghề và nghề nghiệp
- Khái niệm nghề:

Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm nghề. Chung nhất,
nghề là một dạng xác định của hoạt động lao động trong hệ thống phân công
lao động xã hội; là tổng hợp những kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng trong lao
động mà con ngƣời tiếp thu đƣợc do kết quả của đào tạo chuyên môn và tích
lũy kinh nghiệm trong công việc.
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ đƣợc đào
tạo, con ngƣời có đƣợc những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản
phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng đƣợc những nhu cầu của xã hội.
Các đặc trƣng cơ bản của nghề:
+ Là một công việc chuyên làm;
+ Là phƣơng tiện sinh sống gắn với cả cuộc đời hoặc phần lớn cuộc đời
ngƣời lao động;
+ Bao gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay;
+ Phù hợp với yêu cầu của xã hội…
Nhƣ vậy, nghề gắn liền với những kiến thức và kỹ năng. Những kiến
thức và kỹ năng này không phải tự nhiên có đƣợc mà là do kết quả của đào
tạo chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm.
- Khái niệm nghề nghiệp:
Nghề nghiệp theo chữ Latinh (profession) có nghĩa là công việc chuyên
môn đƣợc hình thành một cách chính thống là dạng lao động đòi hỏi một trình
độ học vấn nào đó, là hoạt động cơ bản giúp con ngƣời tồn tại.
Theo tác giả E.A.Klimốp thì: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng
sức mạnh vật chất và tinh thần của con ngƣời một cách có giới hạn, cần thiết


×