Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Giải pháp quản lý hiệu quả thuế nhà thầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ HỒNG QUY

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ
THUẾ NHÀ THẦU NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

ớng dẫ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

: TS. Vũ Bá Thể




ii
THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




i



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là hoàn toàn trung thực chưa hề được sử dụng và công bố trong bất kỳ một
công trình khoa học nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã
được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lê Hồng Quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu đến nay học viên đã hoàn thành luận
văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Giải pháp quản lý hiệu quả thuế nhà thầu nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu viết luận văn, được sự giúp đỡ của
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, các thầy giáo, cô giáo, các tổ
chức, đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh đã tạo điều kiện về vật chất, thời gian
và cung cấp tài liệu giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo,
các tổ chức, đồng nghiệp và người hướng dẫn khoa học TS. Vũ Bá Thể đã hết
lòng hướng dẫn và giúp đõ tôi rất nhiều trong nghiên cứu khoa học và thực
hiện hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Lê Hồng Quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
5. Những đóng góp của đề tài ......................................................................... 3
6. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ
NHÀ THẦU NƢỚC NGOÀI ....................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận thuế nhà thầu nước ngoài ................................................... 5

1.1.1. Sự hình thành thuế nhà thầu nước ngoài ............................................... 5
1.1.2. Khái niệm thuế nhà thầu nước ngoài .................................................... 6
1.1.3. Vai trò của thuế nhà thầu nước ngoài ................................................... 7
1.1.4. Đặc điểm thuế nhà thầu nước ngoài .................................................... 10
1.1.5. Nội dung cơ bản thuế NTNN tại Việt Nam hiện nay ....................... 13
1.1.6. Cách tính thuế NTNN theo phương pháp ấn định tỷ lệ ....................... 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




iv
1.1.7. Quy định về đăng ký, kê khai, quyết toán thuế ................................... 24
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 25
1.2.1. Thuế NTNN ở một số nước trên thế giới ............................................ 25
1.2.2. Thuế nhà thầu của một số tỉnh trong cả nước ..................................... 29
1.2.3. Nhận xét chung và một số bài học kinh nghiệm ................................. 31
1.3. Một số chủ trương, chính sách của Đảng về công tác thuế và các văn bản
về thuế NTNN tại Việt Nam ......................................................................... 32
1.3.1. Một số chủ trương, chính sách của Đảng về công tác thuế .................. 32
1.3.2. Hệ thống các văn bản về thuế nhà thầu nước ngoài ở Việt Nam ........ 34
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 35
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết ............................................ 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 35
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 35
2.2.2. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin ................................................ 36
2.2.3. Phương pháp phân tích ....................................................................... 37
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 39
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ........................................................................... 41

3.1. Thực trạng công tác quản lý và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản
lý thuế nhà thầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .............................. 41
3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ............................................. 41
3.1.2. Cơ cấu bộ máy Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc ............................................ 43
3.1.3. Kết quả thu NSNN từ năm 2009 đến năm 2012 .................................. 43
3.1.4. Thực trạng công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc .................................................................................................... 45
3.2. Đánh giá chung công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoài ................... 58
3.2.1. Đặc điểm chung về thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .............. 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




v
3.2.2. Hạn chế .............................................................................................. 76
3.2.3. Nguyên nhân hạn chế ......................................................................... 84
3.2.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý thuế NTNN .................. 85
CHƢƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ THUẾ NHÀ
THẦU NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ................ 87
4.1. Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của công tác quản lý thuế nhà thầu nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................ 87
4.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 87
4.1.2. Mục tiêu, yêu cầu ............................................................................... 87
4.2. Giải pháp ............................................................................................... 88
4.2.1. Giải pháp chung.................................................................................. 89
4.2.2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................... 91
4.2.3. Các giải pháp hỗ trợ.......................................................................... 101
4.3. Kiến nghị và đề xuất ............................................................................ 103
4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước.............................................................. 103

4.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế ............................ 103
KẾT LUẬN ............................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 108

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTC
CNTT
DDI
DN
DNNN
DTA
FCT
FCWT
FDI
FII
GTGT

HTKK
MST
NHTM
NNT
NSNN
NTK
NTNN
ODA
OECD
PE
RM
TCT
TNCN
TNDN
TTĐB
UBND
UN
USD

Bộ Tài chính
Công nghệ thông tin
Đầu tư trong nước
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Thuế nhà thầu nước ngoài
Thuế nhà thầu nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
Giá trị gia tăng

Hỗ trợ kê khai
Mã số thuế
Ngân hàng thương mại
Người nộp thuế
Ngân sách nhà nước
Nhận tờ khai
Nhà thầu nước ngoài
Hỗ trợ phát triển chính thức
(Official Development ssistance)
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Cơ sở thường trú
Đồng tiền Ringgit của Malaysia
Tổng Cục thuế
Thu nhập cá nhân
Thu nhập doanh nghiệp
Tiêu thụ đặc biệt
Uỷ ban nhân dân
Liên hợp quốc
Đồng đô la Mỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




viii
XNK
WTO

Xuất nhập khẩu

Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các loại thuế áp dụng .................................................................. 14
Bảng 1.2: Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu tính thuế ............................. 18
Bảng 1.3: Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế .................... 21
Bảng 1.4: Số thu thuế NTNN của một số tỉnh trong cả nước ....................... 29
Bảng 1.5: Hệ thống văn bản về thuế NTNN ở Việt Nam ............................. 34
Bảng 3.1: Kết quả thu NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ........................... 43
Bảng 3.2: Kết quả thu thuế NTNN tỉnh Vĩnh Phúc ....................................... 59
Bảng 3.3: Bảng phân tích số thu thuế NTNN theo thời gian ......................... 61
Bảng 3.4: Bảng thống kê chi tiết thuế NTNN theo từng sắc thuế .................. 63
Bảng 3.5: Bảng thống kê chi tiết thuế NTNN theo từng nước ...................... 66
Bảng 3.6: Số thu thuế NTNN thu được từ các loại hình dịch vụ ................... 67
Bảng 3.7: Thống kê DN quản lý và tình hình kê khai thuế NTNN ................ 70
Bảng 3.8: Thống kê tình hình nợ thuế NTNN ............................................... 72
Bảng 3.9: Số thuế NTNN truy thu qua thanh tra, kiểm tra ............................ 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tổng số thu NSNN về thuế NTNN của tỉnh Vĩnh Phúc ............ 60
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu số thu thuế NTNN theo từng sắc thuế trong 05 năm ..... 64
Biểu đồ 4.1: Mô hình Incoterms 2010 .......................................................... 99


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ
quốc tế của Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng. Kể
từ khi Việt Nam tham gia nhập WTO (tháng 01/2007), nguồn vốn FDI đầu tư
vào Việt Nam đã tăng đột biến, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
trong 3 năm từ 2009 - 2011, nước ta đã thu hút được 4.098 dự án FDI với vốn
đăng ký đã đạt 114,15 tỷ USD, bằng 4,5 lần so với mục tiêu đề ra cả cho giai
đoạn 5 năm 2006-2010. Đây là nguồn lực rât quan trọng thúc đẩy nền kinh tế
phát triển nhanh chóng. Với quy mô như vậy, việc thực hiện và quản lý các
khoản thuế phát sinh trong quá trình đầu tư và quá trình sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp trên là hết sức cần thiết và đặc biệt là các khoản thuế
đối với những đối tượng không hiện diện tại Việt Nam, trong đó thuế nhà thầu
là một khoản thuế quan trọng cần phải xem xét theo nhiều chiều và tính toán
kỹ lưỡng về đối tượng nộp thuế, trường hợp chịu thuế, cách xác định số thuế
phai nộp đối với các loại hình dịch vụ vì tính chất phức tạp và mới mẻ của nó.
Ở Vĩnh Phúc, các doanh nghiệp FDI hiện nay có hơn 140 đơn vị trong
tổng số hơn 6000 doanh nghiệp trong toàn tỉnh, nhưng số thuế nộp ngân sách
nhà nước của các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 85% số thu ngân sách nhà
nước của toàn tỉnh, trong đó thuế nhà thầu nước ngoài đóng góp một phần
đáng kể (chiếm khoảng 3%) vào tổng số nộp ngân sách hàng năm.
Tuy nhiên, việc quản lý, theo dõi chi tiết từng hợp đồng đối với từng
nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn, bởi hợp đồng có thời hạn khác nhau, nhà

thầu nước ngoài thường không hiện diện tại Việt Nam, cách xác định thu nhập
chịu thuế các hàng hóa, dịch vụ thường phức tạp, tại cơ quan thuế không có
bộ phận chuyên trách theo dõi tổng thể từ khi ký kết hợp đồng cho đến khi kết
thúc hợp đồng với nhà thầu nước ngoài. Xuất phát từ những lý do này, tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




2
đã chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp quản lý hiệu quả thuế nhà thầu nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng, phân tích những vấn đề còn hạn chế, tìm hiểu
nguyên nhân của công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc trong những năm gần đây. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý
có hiệu quả hơn đối với thuế nhà thầu nước ngoài, tăng nguồn thu cho ngân
sách nhà nước và đạt đươc mục tiêu của công tác quản lý thuế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế
nhà thầu nước ngoài.
- Đánh giá thực trạng của công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoài
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua. Qua đó, chỉ ra những hạn
chế, bất cập trong công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoài ở Vĩnh Phúc,
làm rõ những nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nhà
thầu nước ngoài ở Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đảm bảo nguyên tắc thu
đúng, thu đủ, kịp thời vào NSNN.
3. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý thuế nhà thầu nước ngoài
nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT và nộp thuế
TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu quản lý thuế nhà thầu nước ngoài
được thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Về thời gian: Để phục vụ nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành thu thập
số liệu từ năm 2008 đến năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




3
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích công tác quản lý
thuế nhà thầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thuế đối
với nhà thầu nước ngoài trong thời gian tới.
5. Những đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế nhà
thầu nước ngoài; phân tích thực tiễn thuế nhà thầu nước ngoài của một số
nước trong khu vực và rút ra một số kinh nghiệm cụ thể cho Việt Nam
Khảo sát, đánh giá thực trạng thuế nhà thầu nước ngoài trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây, làm rõ những hạn chế, bất cập và
chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế đó.
Đề xuất những giải pháp cụ thể để giúp Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc quản
lý tốt hơn thuế nhà thầu nươc ngoài trên địa bàn, thu đúng, thu đủ, kịp thời,
góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của thu NSNN.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có

4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế nhà thầu
nước ngoài
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý thuế nhà thầu trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc
Chƣơng 4: Các giải pháp quản lý hiệu quả thuế nhà thầu nƣớc
ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




5
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
THUẾ NHÀ THẦU NƢỚC NGOÀI
1.1. Cơ sở lý luận thuế nhà thầu nƣớc ngoài
1.1.1. Sự hình thành thuế nhà thầu nước ngoài
Sự ra đời và phát triển của thuế là một tất yếu khách quan của lịch sử,
gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước và Pháp luật. Sự xuất hiện
Nhà nước đòi hỏi cần phải có của cải vật chất cần thiết chi cho hoạt động

thường xuyên của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho Nhà nước tồn tại,
duy trì quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Và để
duy trì sự tồn tại thì cần thiết phải có những nguồn tài chính để chi tiêu,
chính vì vậy, sự hình thành nguồn thu từ thuế là tất yếu và khách quan.
Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện nay đang
chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua các
mạng lưới công nghệ thông tin. Từ cuối thế kỷ XX trở lại đây, sự chuyển
dịch hàng hóa, dịch vụ và các nguồn vốn đầu tư giữa các nước gia tăng
ngày càng nhanh, tạo ra sự biến đổi về chất so với trước đây. Động lực của
toàn cầu hóa chính là lợi ích mà các lực lượng tham dự có thể thu được
nhờ vào sự mở rộng thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). Quá trình toàn cầu hóa còn được diễn ra bằng quá trình mở rộng
hoạt động đến các quốc gia thông qua các hoạt động đầu tư vào các ngành
đa dạng và phong phú. Quá trình đầu tư của các quốc gia chính là quá trình
thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại các nước khác. Các nước sẽ
đem vốn của mình đến đầu tư thông qua các hình thức khác nhau, trong đó
có hình thức các tổ chức, cá nhân thể hiện qua tư cách là các nhà thầu để
tham gia quá trình này. Từ đó, các quốc gia sẽ phải suy nghĩ đến quá trình
quản lý các hoạt động nêu trên, mà trong đó công cụ chủ yếu chính là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




6
chính sách thuế. Và các nước này sẽ phải đưa ra các quy định về thuế đối
với các nhà thầu nước ngoài khi đến nước mình thực hiện kinh doanh nhằm
đem lại nguồn thu ngân sách cho quốc gia đó, đảm bảo cạnh tranh công
bằng giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Đây
cũng là việc thực hiện nguyên tắc lãnh thổ của thuế: Trong phạm vi chủ

quyền của mình, mỗi quốc gia sẽ có quyền đánh thuế đối với các sự kiện
pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế xảy ra trên lãnh thổ đó, ví dụ như sự
kiện phát sinh thu nhập, sự kiện tọa lạc tài sản hay chuyển dịch tài sản,
việc tiến hành các hoạt động kinh doanh thương mại v.v… Do vậy, hình
thành nên chính sách về thuế đối với nhà thầu nước ngoài.
1.1.2. Khái niệm thuế nhà thầu nước ngoài
Như tên gọi của nó, thuế nhà thầu nước ngoài là loại thuế đánh vào
hoạt động kinh doanh của các nhà thầu nước ngoài. Nhà thầu nước ngoài ở
đây là các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát
sinh tại một nước trên cơ sở hợp đồng hoặc thoả thuận bằng văn bản giữa
họ với tổ chức, cá nhân của nước đó mà không hình thành nên một pháp
nhân tại nước có thu nhập phát sinh. Như vậy, nhà thầu nước ngoài thực
hiện các hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân nước ngoài khác
biệt với các hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp nước ngoài. Đầu
tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là
FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào
nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay
công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Còn đầu tư gián tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Indirect Investment,
viết tắt là FII) là hình thức đầu tư vốn của cá nhân hay công ty nước này
vào nước khác mà nhà đầu tư không trực tiếp điều hành cơ sở sản xuất kinh
doanh, thường là qua thị trường tài chính như thị trường trái phiếu, thị
trường chứng khoán. Còn nhà thầu nước ngoài chỉ hoạt động theo các hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




7
đồng đã ký với bên ký hợp đồng của nước sở tại. Sau khi kết thúc hợp đồng,

hoạt động của nhà thầu nước ngoài cũng chấm dứt.
Trong các quy định về thuế của các nước, thuế NTNN thường được gọi
là Foreign Contractor Tax (FCT), Foreign Contractor Withholding Tax
(FCWT). Nó còn được gọi là thuế khấu trừ tại nguồn (withholding tax), do
cách thu chủ yếu là được bên ký hợp đồng khấu trừ tiền thuế phải nộp của nhà
thầu nước ngoài trước khi trả tiền cho nhà thầu. Từ điển Oxford Dictionaries
định nghĩa: “Thuế NTNN là loại thuế được khấu trừ tại nguồn, do các quốc
gia đánh trên tiền lãi vay hoặc cổ tức của người cư trú bên ngoài nước đó”.
Các nước thường không có một định nghĩa riêng về thuế đối với nhà thầu
nước ngoài. Các điều khoản về thuế đối với nhà thầu nước ngoài thường được
quy định trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuộc phần thuế khấu trừ tại
nguồn. Chẳng hạn, Luật thuế Malaysia định nghĩa thuế NTNN như sau: “Thuế
NTNN là một khoản tiền được bên chi trả khấu trừ lại đối với thu nhập của
người được trả tiền không cư trú và nộp cho Cục thu nội địa Malaysia. Bên trả
tiền là cá nhân/tổ chức hoạt động kinh doanh tại Malaysia. Bên trả tiền phải
giữ lại thuế NTNN đối với các khoản chi trả cho dịch vụ, tư vấn kỹ thuật, tiền
thuê hoặc các khoản chi trả khác thực hiện dưới bất kỳ hình thức thỏa thuận
nào đối với việc sử dụng bất kỳ động sản nào trả cho người nhận tiền không
cư trú. Người nhận tiền là cá nhân/tổ chức không cư trú tại Malaysia nhận các
khoản chi trả trên”. Theo Luật quản lý thuế của Australia năm 2004 (Taxation
Administration Amendment Regulations 2004) thì thuế nhà thầu là loại thuế
đánh vào các khoản chi trả cho các tổ chức nước ngoài thường trú tại nước
này được hình thành từ các hợp đồng thầu xây dựng.
Như vậy, với tên gọi của mình, có thể thấy thuế nhà thầu nước ngoài
thuộc loại thuế thu theo đối tượng, mà ở đây là các nhà thầu nước ngoài.
1.1.3. Vai trò của thuế nhà thầu nước ngoài
- Huy động nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của các nhà thầu
nước ngoài:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu





8
Khi nhà thầu nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh tại một nước,
đồng thời xuất hiện nghĩa vụ nộp thuế của họ. Các nước đều có quy định về
việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài tại nước
mình. Đối với các nước phát triển, số thuế thu từ hoạt động của các nhà thầu
nước ngoài không lớn, do các lý do sau:
Các nước phát triển đã đạt tới trình độ cao về các lĩnh vực, khả năng
của các doanh nghiệp trong nước đáp ứng được các nhu cầu về xây dựng,
cung cấp máy móc thiết bị;
Trình độ về công nghệ cao, ít phải nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài,
do vậy ít xuất hiện thuế nhà thầu nước ngoài đối với tiền bản quyền;
Lượng vốn đầu tư trong nước lớn, đáp ứng được nhu cầu đầu tư, do vậy
ít xuất hiện thuế nhà thầu nước ngoài đối với lãi vay.
Ngược lại với các nước phát triển, đối với các nước đang phát triển như
Việt Nam, số thu thuế nhà thầu nước ngoài đóng góp một phần khá quan
trọng trong tổng thu của ngân sách nhà nước từ thuế, do các nguyên nhân sau:
Các nước đang phát triển cần một nguồn vốn rất lớn trong quá trình đầu
tư của mình, do vậy cần vay từ các nguồn bên ngoài, làm xuất hiện thuế nhà
thầu nước ngoài đối với lãi vay;
Trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, cần nhập khẩu khoa học công
nghệ, do vậy xuất hiện thuế nhà thầu nước ngoài đối với tiền bản quyền;
Khả năng của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, do vậy cần các
nhà thầu nước ngoài cung cấp nhiều dịch vụ, hàng hóa trong nước chưa sản
xuất được, đặc biệt đối với việc xây dựng các nhà máy, công trình trọng
điểm. Do vậy xuất hiện thuế nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực cung cấp
hàng hóa dịch vụ, xây dựng;
Các nước đang phát triển thường áp dụng mô hình Hiệp định tránh đánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




9
thuế hai lần của UN, trong khi các nước phát triển thường áp dụng mô hình
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của OECD. Mô hình UN áp dụng nguyên
tắc đánh thuế tại nguồn, ưu tiên cho các nước đang phát triển quyền được
đánh thuế đối với các thu nhập có nguồn phát sinh từ nước mình;
- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong
và ngoài nước:
Trong quá trình hội nhập, xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các nước
thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức FDI, các công ty
nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không hình thành pháp
nhân đòi hỏi phải được đối xử bình đẳng về nhiều lĩnh vực, trong đó có thuế.
Chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài cũng dựa trên một mặt bằng
chung như đối với các doanh nghiệp trong nước, xây dựng một sân chơi
chung cho các doanh nghiệp hoạt động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
- Ðiều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định
hướng phát triển kinh tế.
Thuế NTNN, cũng như các loại thuế đánh vào đối tượng khác, có vai
trò điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các NTNN, xây dựng các
quy định quản lý hoạt động của các NTNN, định hướng phát triển nền kinh
tế. Bên cạnh vai trò chung của thuế, thuế NTNN còn có vai trò riêng, thể hiện
ở các điểm sau:
Điều chỉnh hoạt động của NTNN theo hướng: tạo điều kiện thuận lợi
cho NTNN hoạt động, tuy nhiên vẫn đảm bảo cho các doanh nghiệp trong
nước hoạt động và phát triển tốt;

Trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, thuế suất đối với tình
loại hình sản xuất, kinh doanh có thể được điều chỉnh nhằm thực hiện chức
năng điều chỉnh kinh tế của thuế, mà cụ thể là điều chỉnh thuế suất các loại
hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của NTNN cho phù hợp với yêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




10
cầu của nền kinh tế từng thời điểm.
1.1.4. Đặc điểm thuế nhà thầu nước ngoài
Thuế NTNN là loại thuế đánh vào đối tượng là nhà thầu nước ngoài. Nó
bao gồm nhiều loại thuế khác nhau: thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN,
thuế XNK v.v… tương tự như đối với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên,
thuế NTNN có các đặc điểm chính sau:
- Về lĩnh vực thu: Thuế NTNN chỉ xuất hiện chủ yếu ở một số loại hình
hoạt động sau:
Đầu tư dự án mới hoặc mở rộng đầu tư phải nhập khẩu máy móc, thiết
bị loại trong nước chưa sản xuất, chế tạo được, kèm theo dịch vụ đào tạo, lắp
đặt, chạy thử, bảo hành, …
Chuyển giao công nghệ, mua bản quyền công nghệ từ nước ngoài (ví
dụ: qu i định hợp đồng chuyển giao công nghệ dây chuyền sản xuất sản phẩm:
trả phí cho bên chuyển giao trên giá bán tịnh của sản phẩm; hoặc tiền chuyển
giao công nghệ dạng nhãn hiệu thương mại tính phần trăm trên doanh thu
thuần…); trả tiền bản quyền xuất bản phẩm.
Vay ngân hàng nước ngoài (lãi tiền vay)
Quảng cáo (tiền bản quyền) hoặc dịch vụ
Cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện công nghiệp, thiết bị khoa học,
thiết bị thương mại, phương tiện vận tải và các động sản khác dưới mọi hình

thức, kể cả các phần mềm đi kèm như phần mềm điều khiển, thiết bị phụ trợ
Tư vấn, thiết kế (kể cả thiết kế qua Internet)
Dịch vụ thuê/mua dịch vụ
- Về thời gian hoạt động của nhà thầu nước ngoài:
Đặc điểm lớn nhất của NTNN là hoạt động kinh doanh chỉ trong một
thời gian ngắn, theo các hợp đồng ký với các doanh nghiệp hoặc cá nhân của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




11
nước sở tại. Các hợp đồng này thường là ngắn hạn, phần lớn dưới một năm,
có hợp đồng chỉ trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên cũng có những hợp đồng
kéo dài vài năm, đặc biệt là các hợp đồng trong lĩnh vực dầu khí: thuê giàn
khoan, tàu chứa dầu v.v…; trong lĩnh vực xây dựng: xây nhà máy điện, xi
măng, nhà máy đường, nhà máy chế biến thực phẩm v.v…; các hợp đồng vay
để thực hiện các dự án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị vv…, các hợp đồng
về tiền bản quyền, thương hiệu.
- Về sự hiện diện của NTNN tại nước ký hợp đồng:
Khác với các công ty nước ngoài hoạt động đầu tư trực tiếp (FDI), các
NTNN có thể có hiện diện hoặc không có hiện diện tại nước ký kết hợp đồng.
Đối với các hợp đồng thuộc dạng sau có thể không có sự hiện diện của
NTNN ở nước ký kết hợp đồng:
Hợp đồng vay;
Hợp đồng bản quyền, chuyển giao công nghệ;
Hợp đồng tư vấn v.v…
Tuy không hiện diện tại nước ký kết hợp đồng, NTNN vẫn có thể phải
nộp thuế tại nước ký hợp đồng, và thuế NTNN trong trường hợp này thường
là thuế TNDN.

- Về cách thu: Do đặc điểm hoạt động của các NTNN chủ yếu là ngắn
hạn, có thể không có hiện diện tại nước ký kết hợp đồng đã dẫn tới cách thu
thuế NTNN cũng khác biệt. Thuế NTNN được thu chủ yếu tại bên ký hợp
đồng nước sở tại, đó cũng là đặc điểm dẫn tới tên gọi của thuế NTNN là thuế
khấu trừ tại nguồn, trong đó nguồn được hiểu là nguồn thu nhập, tức là thu tại
đơn vị chi trả thu nhập. Cách thu này đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế,
hiệu quả, tiết kiệm chi phí thu thuế. Tuy nhiên, cách thu này cũng có nhược
điểm là ràng buộc nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của đối tượng nộp thuế - các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




12
NTNN - sang bên ký hợp đồng nước sở tại. Các chế tài về thuế: phạt vi phạm
kê khai, khai sai, khai thiếu, nộp chậm tờ khai v.v… chuyển qua bên ký hợp
đồng. NTNN khi ký hợp đồng có thể chỉ cần biết số tiền mình nhận được khi
cung cấp hàng hóa, dịch vụ, còn các vấn đề về nghĩa vụ thuế do bên ký hợp
đồng nước sở tại chịu trách nhiệm.
- Về thuế suất: Do đặc điểm của NTNN chỉ hoạt động trong thời gian
ngắn, không thực hiện chế độ sổ sách kế toán như các doanh nghiệp trong
nước nên việc kê khai, tính thuế không áp dụng như đối với các doanh
nghiệp trong nước. Để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hành thu, thuế
suất đối với các hoạt động kinh doanh của NTNN thường được gộp lại theo
từng nhóm có hoạt động kinh doanh tương tự. Cũng do không thực hiện chế
độ sổ sách kế toán, việc xác định thuế TNDN thường theo tỷ lệ % trên doanh
thu NTNN nhận được. Tỷ lệ này cũng được xác định theo từng nhóm hoạt
động kinh doanh tương tự nhau, chẳng hạn: hoạt động dịch vụ; hoạt động xây
dựng, hoạt động thương mại v.v…
- Quan hệ với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần: Thuế NTNN có quan

hệ chặt chẽ với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Các quy định về thuế đối
với NTNN đều đề cập đến quan hệ giữa thuế NTNN và Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần. Quan hệ giữa thuế NTNN và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
thể hiện ở các điểm sau:
Về nghĩa vụ nộp thuế: Trong các quy định về thuế NTNN đều khẳng
định việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với hoạt động của
NTNN. Trường hợp NTNN hoạt động tại nước ký kết hợp đồng hình thành
một Cơ sở thường trú theo định nghĩa tại từng Hiệp định tránh đánh thuế
hai lần (Permanent Establishment - PE), các NTNN sẽ nộp thuế như các
doanh nghiệp trong nước. Ngược lại, các NTNN có thể chỉ phải nộp thuế
tại nước đăng ký kinh doanh mà không phải nộp thuế tại nước ký hợp đồng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




13
do sự thỏa thuận giữa các bên về các điều khoản đối với từng hoạt động sản
xuất kinh doanh cụ thể quy định trong Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Về loại thuế áp dụng: Như trên đã phân tích, thuế NTNN bao gồm
nhiều loại thuế khác nhau (GTGT, TNDN, TNCN v.v…). Tuy nhiên, đối
với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần chỉ áp dụng đối với thuế thu nhập. Đó
là các loại thu nhập như: thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu
nhập từ vận tải quốc tế, thu nhập từ tiền lãi cổ phần, thu nhập từ tiền cho
vay, thu nhập từ tiền bản quyền, thu nhập từ hoạt động dịch vụ kỹ thuật, thu
nhập từ hoạt động cá nhân phụ thuộc v.v… Các loại thuế gián thu như: thuế
GTGT, TTĐB v.v… áp dụng theo nội luật.
Về thứ tự áp dụng quy định Luật đối với NTNN: Trường hợp có sự
khác nhau giữa các quy định tại Hiệp định và các quy định tại luật thuế trong
nước thì sẽ áp dụng theo các quy định của Hiệp định. Như vậy, thường là

có sự ưu tiên áp dụng quy định tại Hiệp định hơn là áp dụng quy định nội
luật đối với thuế NTNN. Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác
hoặc nặng hơn so với luật thuế trong nước. Ví dụ: Trường hợp tại Hiệp
định có các quy định theo đó Việt Nam có quyền thu thuế đối với một loại
thu nhập nào đó nhưng Luật thuế Việt Nam chưa có quy định thu thuế đối
với thu nhập đó hoặc quy định thu với mức thấp hơn thì áp dụng theo quy
định của Luật thuế Việt Nam.
1.1.5. Nội dung cơ bản thuế NTNN tại Việt Nam hiện nay
Văn bản pháp quy hiện nay hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp
dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có
thu nhập tại Việt Nam là Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12/04/2012 của
Bộ Tài chính.
1.1.5.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc
không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




14
đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam
(sau đây gọi chung là NTNN, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt
Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thoả
thuận, hoặc cam kết giữa NTNN với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa
NTNN với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của
Hợp đồng nhà thầu.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá tại Việt Nam theo
hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên
cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp

tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá
nhân nước ngoài) hoặc cung cấp hàng hoá theo điều kiện giao hàng DDP,
DAT, DAP (Các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms).
1.1.5.2. Đối tượng và phạm vi không áp dụng
Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định
của Luật Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hoá cho tổ chức,
cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam
dưới các hình thức: Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài và giao hàng tại cửa
khẩu Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và
tiêu dùng ngoài Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho
tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài.
1.1.5.3. Các loại thuế áp dụng
Bảng 1.1: Các loại thuế áp dụng
Đối tƣợng
Tổ chức nước ngoài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Các loại thuế áp dụng
Thuế GTGT và thuế TNDN



×