Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

DẠY học TÍCH hợp địa lý 12 bài 15 bảo vệ môi TRƯỜNG và PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.14 KB, 20 trang )

Trường THPT Võ Văn Kiệt

Giáo án Địa lí 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẠC LIÊU
TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT

1. Họ và tên: Nguyễn Hồng Loan
Ngày sinh 17/11/1983; Môn: Địa Lí
Điện thoại: 0983919343; Email:
2. Họ và tên: Đoàn Văn Nhu

Tháng 1- 2015
GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

1


Trường THPT Võ Văn Kiệt

Giáo án Địa lí 12

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
1. Họ và tên: Nguyễn Hồng Loan
Ngày sinh 17/11/1983; Môn: Địa Lí
Điện thoại: 0983919343; Email:
2. Họ và tên: Đoàn Văn Nhu
Sinh 1966, Môn Địa lí
Điện thoại: 0945795498. Email:

GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu



2


Trường THPT Võ Văn Kiệt

Giáo án Địa lí 12

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên dự án dạy học:
DẠY HỌC TÍCH HỢP BÀI 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức
2.1.1: Môn Địa Lí
- Biết được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô
nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).
- HS hiểu được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của môi trường đối với con người. Hiểu được
hiện trạng khai thác và sử dụng, bảo vệ môi trường
- HS biết được hiểm họa về vấn đề môi trường đang đe dọa cuộc sống con người, chính vì vậy
bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại nên hs cần nắm rõ các nguyên nhân, hậu
quả và đưa ra các giải pháp cụ thể và áp dụng vào trong cuộc sống.
- Biết được một số thiên tai chủ yếu và các biện pháp phòng chống
- Hiểu được nội dung chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2.1.2: Môn Giáo dục công dân
- Cuộc sống con người có quan hệ mật thiết với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là yếu tố không tách rời của quá trình phát triển,
là một trong những nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững đất nước.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc
phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
- Nêu được thực trạng tài nguyên, môi trường; phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm bảo

vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ
môi trường.
Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường- lớp 11
2.1.3: Môn Hóa học
- Ô nhiễm môi trường không khí do thiên nhiên và do hoạt động của con người. Tác hại của ô
nhiễm không khí gây ” hiệu ứng nhà kính”, hạn hán, lũ lụt, đến sức khỏe con người....
- Ô nhiễm môi trường nước: do nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao
thông, phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước.
- Ô nhiễm môi trường đất: do ngập úng, đất bị mặn do thủy triều, do sản xuất nông nghiệp, do
con người, do kim loại nặng...
- Hóa học 11: Bài 12: Phân bón hóa học : Phân đạm, lân, kali, phân hỗn hợp, phân vi lượng
sử dụng trong sản xuất nông nghiệp sử dụng quá mức sẽ dẫn đến đất bị chai, bạc màu đất, ô
nhiễm môi trường nước, vệ sinh an toàn thực phẩm
GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

3


Trường THPT Võ Văn Kiệt
Giáo án Địa lí 12
2.1.4: Môn Sinh học
- Biết được các hình thức gây ô nhiễm môi trường: từ ô nhiễm không khí, ô nhiễm chất thải
rắn, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm hóa chất độc, ô nhiễm do sinh vật gây bệnh..
Bài 46: Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên- Sinh học 12
Nêu khái niệm của quang hợp và vai trò của quang hợp môn sinh lớp 11 bài 8: Quang hợp ở
thực vật
2.2- Kĩ năng:
2.2.1: Môn Địa lí
- Hs tham gia giải quyết vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường.

- Phát triển ở hs kĩ năng thu thập thông tin, điều tra, báo cáo, hoạt động cá nhân và tâp thể
trước lớp.
- Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường.
-Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai ở địa phương.
- Viết báo cáo.
2.2.2: Môn Giáo dục công dân
- Bảo vệ môi trường là là quyền và trách nhiệm của mỗi công dân.
- Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết cách đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính
sách bảo vệ tài nguyên, môi trường.
2.2.3: Môn Hóa học
- Nhận biết được khi môi trường bị ô nhiễm: nhận biết môi trường nước, không khí bị ô nhiễm
qua mùi và màu sắc.
- Xác định một số phương pháp xử lí chất thải gây ô nhiễm môi trường.
2.2.4: Môn Sinh học
Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
- Sử dụng bền vững tài nguyên đất thực hiện biện pháp chống xói mòn, khô hạn, ngập úng
và chống mặn cho đất, .. nâng cao độ màu mỡ cho đất.
- Sử dụng bền vững tài nguyên rừng: ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng rừng, vận
động đồng bào sống địanh canh, định cư..
- Sử dụng bền vững tài nguyên nước: là bảo vệ rừng và sử dụng tiết kiệm nguồn nước để
duy trì các quá trình sinh thái bền vững, tạo thuận lợi cho tuần hoàn nước trên Trái Đất.
- Sử dụng bền vững tài nguyên biển và ven biển.
- Duy trì đa dạng sinh học
Giáo dục biến đổi khí hậu
*Nội dung có thể tích hợp: Vấn đề bảo vệ môi trường. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp
phòng chống.
*Mục đích GD: Tìm hiểu các nguyên nhân, đưa ra các giải pháp ứng phó và thích nghi, các
nội dung cần thực hiện nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu từ thiên tai, bảo vệ cuộc sống

và hoạt động sản xuất của con người
GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

4


Trường THPT Võ Văn Kiệt
2.3. Thái độ

Giáo án Địa lí 12

Môn GDCD: - Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của
Nhà nước.
- Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi trường.
- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.
- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc chủ động phòng tránh thiên tai nhằm góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống của con người và bảo vệ môi trường.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phải thực hiện trong nhà trường một cách hệ thống ,
thường xuyên, bằng nhiều biện pháp phù hợp, thái độ tích cực tham gia dự án va xây dựng bài
học.
- Giáo dục về môi trường: nhằm nâng cao hiểu biết của toàn dân về môi trường và các biện
pháp bảo vệ môi trường. Từ đó mỗi người có thái độ và hành động thích hợp bảo vệ môi
trường sống quanh mình.
3. Đối tượng dạy học của dự án
- Đối tượng học sinh lớp 12C3, 12CA2, với 74 em.
Ý nghĩa của dự án
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
- Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều
môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống.
- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để

giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác.
4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
Vấn đề về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường
(nước, không khí, đất). Là vấn đề cấp thiết hiện nay mà các em là chủ nhân tương lai của đất
nước việc bảo vệ nguồn tài nguyên và biện pháp phòng chống khắc phục hậu quả mỗi HS phải
được trang bị đầy đủ.
- Biết được một số thiên tai chủ yếu và các biện pháp phòng chống
- Hiểu được nội dung chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường nên việc cho
học sinh vết bài về vấn đề như ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí nêu hiện trạngnguyên nhân- giải pháp HS sẽ nắm được vấn đề cốt lõi trên ảnh hưởng như thế nào đến môi
sinh và cuộc sống như thế nào.
4. Thiết bị dạy học, học liệu
5.1. Thiết bị dạy học
- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam.
- Atlat địa lí Việt Nam.
-Một số hình ảnh, clip về ô nhiễm môi trường đô thị, mưa đá, lũ quét...ở nước ta.
GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

5


Trường THPT Võ Văn Kiệt
Giáo án Địa lí 12
- Một số hình ảnh, clip về suy thoái tài nguyên, phá hủy cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm MT.
5.2. Học liệu
- Một bài giảng giáo án điện tử có các phần tích hợp rõ ràng, có các hình ảnh trong át lát,
hình ảnh minh họa cụ thể cho các vấn đề, các clip minh họa ô nhiễm môi trường ở đô thị:
TPHCM và clip về hiện tượng mưa đá..
- Một bài giáo án bằng word.
- Hiện trạng môi trường Việt Nam và những lời báo động
Nguyên nhân - Hậu quả ô nhiễm môi trường ở nước ta

+ Dân số tăng quá nhanh: Dân số đông, tăng nhanh, để đáp ứng nhu cầu thiết yếu: ăn, ở, đi lại,
…con người đã tăng cường khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường quá sức.
+ Quá trình đô thị hoá, CNH, HĐH diễn ra rầm rộ: Các nhà máy, xí nghiệp thi nhau mọc và
hoạt động hết công xuất đã thải ra môi trường nhiều chất thải độc hại, gây ô nhiễm bầu không
khí, sông ngòi, nguồn nước, đất đai…
+ Ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được nâng cao: Vì lợi ích trước mắt, vì lợi nhuận
cá nhân, con người đã hành động trái lương tâm, huỷ hoại cuộc sống của chính mình: chặt phá
rừng, buôn gỗ lậu, giết hại động vật trái phép, xả nước thải chưa qua xử lý vào môi trường,...
+ Chưa phát huy mọi nguồn lực tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và sự phát triển kinh tế - XH của đất nước:
+ Hàng năm nước ta có 200.000 người mắc bệnh ung thư có liên quan đến ô nhiễm môi trường,
và nhiều thứ bệnh khác…
+ Hiện nay Việt Nam được tổ chức Liên Hợp Quốc cảnh báo là một trong 05 quốc gia chịu
ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu đang mang tính toàn cầu:
(Trái đất đang nóng lên nhanh chóng, băng tan, nước biển dâng cao, tác động lớn đến đời sống
cư dân ven biển); và là một trong 10 quốc gia bị thiên tai, lũ lụt nặng nề nhất thế giới. Việt
Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề trước những diễn biến thất thường của thiên tai: Rét
đậm, rét hại; bão đến sớm thất thường; mưa lũ phức tạp, sạt lỡ đường xá, cuốn trôi nhà cửa...:
Năm 2006, Đà Nẵng đã hứng chịu cơn bão số 06-bão SanSen; cuối năm 2010, đồng bào miền
Trung phải chống chọi với 2 đợt bão lũ liên tiếp gây thiệt hại lớn về người và của; ở miền
Nam, hiện tượng thuỷ triều dâng cao, ngập nhà dân, đường xá diễn ra càng trầm trọng và
GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

6


Trường THPT Võ Văn Kiệt
Giáo án Địa lí 12
thường xuyên. Nếu chúng ta không ý thức bảo vệ môi trường thì chính chúng ta sẽ lại là người
hứng chịu hậu quả.

Tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại các giống loài, ảnh hưởng
xấu sức khoẻ con người

Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng
chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng.
Các nước khác trong khu vực như Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm,
Trung Quốc 49 điểm, Indonesia 45 điểm,... Còn theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn
đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp
và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe.
Mới đây, hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mỹ thực
hiện báo cáo thường niên khảo sát ở 132 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về ảnh hưởng
của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123/132 quốc gia khảo sát; về ảnh hưởng của
môi trường đến sức khỏe đứng vị trí 77; về chất lượng nước Việt Nam được xếp hạng 80. Tính
theo chỉ số chung EPI, Việt Nam xếp thứ 79. Đó là những đánh giá chung, còn nếu xem xét cụ
thể trên từng khía cạnh thì sẽ càng thấy rõ hơn bức tranh chung của môi trường Việt Nam hiện
nay.
Rừng tiếp tục bị thu hẹp
Trước năm 1945, nước ta có 14 triệu ha rừng, chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nước,
năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29%), đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha
(tương đương 19,7%). Độ che phủ của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động. Chất
lượng rừng ở các vùng còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp. Trên thực tế chỉ còn khoảng 10%
là rừng nguyên sinh.
40 năm trước đây, 400.000 ha đất ven biển nước ta được bao phủ bởi rừng ngập mặn, nhưng
chỉ trong 5 năm, 2006 - 2011, 124.000 ha rừng ngập mặn ven biển đã biến mất để nhường chỗ
GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

7


Trường THPT Võ Văn Kiệt

Giáo án Địa lí 12
cho các ao tôm, ao cá - tương đương diện tích bị mất trong 63 năm trước đó. Rừng ngập mặn
trưởng thành rộng lớn ở vùng châu thổ sông Hồng hầu như đã bị tàn phá. Hệ lụy kéo theo là sự
giảm sút mạnh của năng suất nuôi trồng thủy sản ven biển và sự mất cân bằng môi trường sinh
thái.
Số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy đến hết
năm 2012 có hơn 20.000 ha rừng tự nhiên bị phá để sử dụng vào nhiều mục đích, nhiều nhất là
để làm thủy điện, nhưng chỉ mới trồng bù được hơn 700 ha.
Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Thế giới thừa nhận Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học vào nhóm cao
nhất thế giới. Với các điều tra đã công bố, Việt Nam có 21.000 loài động vật, 16.000 loài thực
vật, bao gồm nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Tổ chức vi sinh vật học châu Á thừa nhận Việt
Nam có không ít loài vi sinh vật mới đối với thế giới.
Thế nhưng, trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị tuyệt chủng và 120
loài thú bị diệt vong. Và, mặc dù có vẻ nghịch lý nhưng có một thực tế là các trang trại gây
nuôi động vật hoang dã như nuôi những loài rắn, rùa, cá sấu, khỉ và các loài quý hiếm khác vì
mục đích thương mại ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á lại không hề làm giảm bớt tình
trạng săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên, mà thậm chí còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ
hơn bởi những trang trại này đã liên quan tới các hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang
dã.
Tiến sĩ Elizabeth L. Bennett, Giám đốc Chương trình Giám sát nạn săn bắt và buôn bán động
vật hoang dã của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã, cho biết: “Thay vì hoạt động nhằm mục
đích bảo tồn, các trang trại gây nuôi động vật hoang dã lại vì mục đích thương mại nên trên
thực tế trở thành mối đe dọa với các loài động vật hoang dã trong tự nhiên. Các phân tích từ
những báo cáo cho thấy tác động tiêu cực của các trang trại này lớn hơn rất nhiều so với
những ích lợi mà chúng có thể đem lại”. Thậm chí, những trang trại gây nuôi các loài sinh
trưởng nhanh với tỷ lệ sinh sản cao cũng tác động tiêu cực đến công tác bảo tồn vì những trang
trại này liên tục nhập khẩu các loài động vật có nguồn gốc tự nhiên.
Hơn 100 loài sinh vật ngoại lai đang hiện diện tại nước ta cũng là mối nguy lớn cho môi trường
sinh thái, như: ốc bươu vàng, cây mai dương, bọ cánh cứng hại dừa, đặc biệt là việc nhập khẩu

40 tấn rùa tai đỏ - một loài đã được quốc tế cảnh báo là một trong những loài xâm hại nguy
hiểm.
Ô nhiễm sông ngòi
GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

8


Trường THPT Võ Văn Kiệt
Giáo án Địa lí 12
Với những dòng sông ở các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng
bị ô nhiễm nặng nề là điều dễ dàng nhận thấy qua thực tế, cũng như qua sự phản ánh trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, sông ở nhiều vùng nông thôn cũng đang phải đối
mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề do rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề, rác thải nông
nghiệp và rác thải từ các khu công nghiệp vẫn đang từng ngày, từng giờ đổ xuống.
Các dòng sông đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề nhất là: sông Cầu, sông Nhuệ
- Đáy, sông Đồng Nai và hệ thống sông Tiền và sông Hậu ở Tây Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu
Long. Những con sông này đã trở nên độc hại, làm hủy hoại nguồn thủy sản và ảnh hưởng trực
tiếp tới môi trường sống, sức khoẻ của cộng đồng.
Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp
Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, nguồn chất thải vào
môi trường từ trồng trọt và chăn nuôi đang có xu hướng gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa
đạt hiệu quả cao. Trong đó, lo ngại nhất là chất thải từ chăn nuôi. Hiện cả nước có 16.700 trang
trại chăn nuôi, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (45%) và Đông Nam Bộ (13%), với
tổng đàn gia súc 37,8 triệu con và trên 214 triệu con gia cầm. Theo tính toán của Vụ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), lượng phân thải của bò
khoảng 10 - 15 kg/con/ngày, trâu là 15 - 20 kg/con/ngày, lợn là 2,5 - 3,5 kg/con/ngày và gia
cầm là 90 gr/con/ngày. Như vậy, tính ra tổng khối lượng chất thải trong chăn nuôi của nước ta
hiện khoảng hơn 73 triệu tấn/năm.
Nuôi trồng thủy sản cũng đang gặp phải vấn đề tương tự. Việc đẩy mạnh các biện pháp thâm

canh, tăng năng suất tại các vùng nuôi tôm tập trung, trong đó chủ yếu là tôm sú đã làm gia
tăng ô nhiễm nguồn nước. Cùng với đó, tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
trong trồng trọt một cách tràn lan, không có kiểm soát đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
Hiện nay, lượng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng, quá hạn sử dụng
còn tồn đọng cần tiêu hủy là hơn 700 kg (dạng rắn) và hơn 3.400 lít (dạng lỏng).
Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy, khu vực nông thôn thải ra khoảng 10 triệu tấn/năm chất
thải rắn sinh hoạt, nhưng đến năm 2010 tăng lên tới 13,5 triệu tấn/năm. Số rác thải này cộng
với lượng chất thải từ sản xuất nông nghiệp đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu
vực nông thôn ngày càng trở nên đáng lo ngại.
- Ô NHIỄM Ở CÁC LÀNG NGHỀ: Một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ
Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, 100% mẫu
nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Riêng Hà Nội,
khảo sát tại 40 xã cho kết quả khoảng 60% số xã bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất.
GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

9


Trường THPT Võ Văn Kiệt
Giáo án Địa lí 12
Ở các làng tái chế kim loại, khí độc không qua xử lý đã thải trực tiếp vào không khí như ở làng
nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên), nồng độ chì vượt quá 2.600 lần tiêu chuẩn cho phép.
Nghề thuộc da, làm miến dong ở Hà Tây cũng thường xuyên thải ra các chất như bột, da, mỡ
làm cho nước nhanh bị hôi thối, ô nhiễm nhiều dòng sông chảy qua làng nghề.
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động gần đây cho biết,
trong các làng nghề, những bệnh mắc nhiều nhất là bệnh liên quan đến hô hấp như viêm họng
chiếm 30,56%, viêm phế quản 25% hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%. Tại làng nghề tái chế
chì Đông Mai, tỷ lệ người dân mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh về đường hô
hấp chiếm khoảng 65,6% và bị chứng hồng cầu giảm chiếm 19,4%. Còn tại làng nghề sản xuất
rượu Vân Hà (Bắc Giang) tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da là 68,5% và các bệnh về đường ruột

là 58,8%.
Khai thác khoáng sản
Cùng với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu, nguồn tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất của nước
ta đã bị khai thác khá mạnh. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2009 - 2011, mỗi
năm Việt Nam xuất khẩu 2,1 - 2,6 triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) với
điểm đến chủ yếu là Trung Quốc, nhưng chỉ mang lại giá trị 130 - 230 triệu USD. Riêng năm
2012, lượng khoáng sản xuất khẩu vẫn gần 800.000 tấn thông qua đường chính ngạch. Nếu
cộng cả số xuất lậu, xuất qua đường biên mậu, số lượng xuất khẩu còn lớn hơn nữa (vào năm
2008, chỉ riêng xuất lậu quặng ti-tan ước tính đã lên đến 200.000 tấn).Và, hậu quả của ô nhiễm
môi trường từ những hoạt động khai thác khoáng sản đã quá rõ ràng. Qua điều tra, cứ 4.000
người dân Quảng Ninh có 2.500 người mắc bệnh, chủ yếu là mắc bệnh bụi phổi, hen phế quản,
tai mũi họng (80%). Kết quả quan trắc của các cơ quan chuyên môn cho thấy nồng độ bụi ở
khu vực Cẩm Phả vượt từ 3 - 4 lần tiêu chuẩn cho phép, gần 0,3 mg/m 3 trong 24 giờ (gồm bụi
lơ lửng, bụi Pb, Hg, SiO2, khí thải CO, CO2, NO2). Mỏ Đèo Nai phải xử lý lượng đổ thải chất
cao thành núi trong mấy chục năm qua. Mỏ Cọc Sáu với biển nước thải sâu 200m chứa 5 triệu
m3 có nồng độ a-xít cao và độ PH 4 - 4,5mgđl/l sẽ phải tìm công nghệ phù hợp để xử lý.
Ô nhiễm không khí
Việt Nam cũng đang bị coi là nước có ô nhiễm không khí cao tới mức báo động.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao
thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 (tức bụi có kích thước bé hơn 10μ)
tăng 1,07 lần. Kênh rạch ở khu vực nội thành bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở mức độ cao. Phần
lớn nước thải sinh hoạt chỉ mới được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại gia đình. Nhiều nhà máy, cơ sở
GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

10


Trường THPT Võ Văn Kiệt
Giáo án Địa lí 12
sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có trang bị thì không vận hành thường

xuyên
Nguồn Red Việt Nam
Đảng, Nhà nước đã đề ra những mục tiêu nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường.
+ Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, nghiêm khắc trừng phạt những cá
nhân, công ty có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: Đối với hành vi xả nước thải độc hại
chưa qua xử lý vào dòng sông Thị Vải của Công ty Veđan, ngoài biện pháp phạt nặng hành
chính, cơ quan chức năng còn buộc công ty này phải bồi thường thiệt hại cho người dân sống
ven sông chịu ảnh hưởng bởi chất thải; hoặc thành lập đường dây điện thoại nóng miễn phí
bảo vệ động vật hoang dã.
+ Đảng, nhà nước ta đã có nhiều chương trình hành động nhằm vận động nhân dân tham gia
bảo vệ tài nguyên, môi trường:
. Thực hiện “giờ Trái đất” với khẩu hiệu: “tắt đèn, bật tương lai!”.
. Triển khai hành động một ngày đi xe đạp để giảm bớt lượng khói thải do xe cộ thải ra.
. Tổ chức hoạt động dọn rác thải trên đường phố, sông ngòi, trường học, ven biển... nhân ngày
Bảo vệ môi trường - 05/06.
+ Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ; mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Chương trình hợp tác với các nước cùng có dòng sông
Mêkông chảy qua.
+ Ví dụ: Xây dựng đê điều chống thuỷ triều dâng, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, đi đôi với cải
tạo, hình thành các khu bảo tồn, vườn quốc gia nhằm bảo vệ và nuôi dưỡng các loại động thực vật quý hiếm. Hiện nay nước ta có khoảng 13 vườn quốc gia trải dài từ Bắc vào Nam.
Trong đó có một số vườn quốc gia tiêu biểu: Vườn quốc gia Cúc Phương(Ninh Bình), vườn
quốc gia Cát Tiên - được UNESCO công nhận là khu bảo tồn sinh quyển thế giới, vườn quốc
gia Bến En (Thanh Hoá), vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp)...
+ Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
+ Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên.
* Vai trò của cây xanh trong quang hợp

GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

11



Trường THPT Võ Văn Kiệt
Giáo án Địa lí 12
Hàng năm thực vật có màu xanh đồng hóa 170 tỉ cacbonic (25% tổng số cacbonic có
trong không khí), quang phân li 130 tỷ tấn nước và giải phóng 115 tỉ tấn oxi tự do cần cho sự
sống trên Trái Đất, duy trì sự cho hoạt động sống của sinh giới .
* Ứng dụng công nghệ thông tin
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003.
- Sử dụng phần mềm Violet.

GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

12


Trường THPT Võ Văn Kiệt
Giáo án Địa lí 12
5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Ngày soạn: 12-9-2014
Tuần: 8
Tiết :16
BÀI 15 - BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô
nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).
- Biết được một số thiên tai chủ yếu và các biện pháp phòng chống
- Hiểu được nội dung chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2- Kĩ năng: Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường.

-Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai ở địa phương.
- Viết báo cáo.
3. Thái độ
Có thái độ tích cực trong bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
Giáo dục biến đổi khí hậu
*Nội dung có thể tích hợp: Vấn đề bảo vệ môi trường. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp
phòng chống.
*Mục đích GD: Tìm hiểu các nguyên nhân, đưa ra các giải pháp ứng phó và thích nghi, các
nội dung cần thực hiện nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu từ thiên tai, bảo vệ cuộc sống
và hoạt động sản xuất của con người
*CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Giao tiếp: Lắng nghe/phản hồi tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng về vấn đề bảo vệ môi
trường & phòng chống thiên tai. Thể hiện sự cảm thông , chia sẻ với những người không may
gặp thiên tai.
-Tư duy:Tìm kiếm & xử lí thông tin về các vấn đề bảo vệ môi trường.
-Làm chủ bản thân: Ứng phó với thiên tai ở nước ta.Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm…
CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Động não.
-Hỏi –đáp.
-Tranh luận
-Nhóm nhỏ.
-Thuyết trình tích cực....
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam.
- Atlat địa lí Việt Nam.
-Một số hình ảnh, clip về ô nhiễm môi trường đô thị, mưa đá, lũ quét...ở nước ta.
- Một số hình ảnh, clip về suy thoái tài nguyên, phá hủy cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm MT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1 /Ổn định lớp. (Thời gian 1 phút )
2 /Kiểm tra bài cũ: (Thời gian 5 phút )

GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

13


Trường THPT Võ Văn Kiệt
Giáo án Địa lí 12
Câu 1:Trình bày hiện trạng, nguyên nhân suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta và đưa ra giải
pháp.
Câu 2:Trình bày hiện trạng, nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta và đưa ra giải
pháp.
3 /Bài mới:
Mở bài: GV đưa ra các hình ảnh về ô nhiễm môi trường
GV: Các loại hình thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, cháy rừng là những mối đe doạ
thường trực đối với môi trường và cuộc sống người Việt Nam, vì vậy chúng ta cần phải chuẩn
bị sẵn sàng và đối phó hiệu quả thiên tai.
Hoạt động của GV và HS .
Nội dung chính
Hoạt động l: Cả lớp.
1. Bảo vệ môi trường:
Bước 1: GV hỏi: Tại sao phải bảo vệ môi
Có 2 vấn đề quan trọng nhất là:
trường? Bảo về môi trường ở nước ta cần chú ý - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi
đến những vấn đề gì?
trường:
- HS: Suy nghĩ, bằng những kiến thức thực tế trả + Biểu hiện: Sự mất cân bằng của các chu
lời.
trình tuần hoàn vật chất.
Bước 2: - GV tiếp tục hỏi: Cân bằng sinh thái + Nguyên nhân: Khai thác quá mức,
môi trường là gì? Mất cân bằng sinh thái dẫn không hợp lí tài nguyên.

đến những hậu quả gì? Ví dụ?
+ Hậu quả: Gia tăng bão, lũ, hạn hán,…
- HS: Tiếp tục trả lời.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường:
Bước 3: Hãy cho biết vấn đề bảo vệ môi trường + Biểu hiện: ô nhiễm nước, không khí, đất
ở vùng núi, vùng đồng bằng và trung du ở nước là vấn đề trầm trọng.
ta?
+ Nguyên nhân: Các chất thải sinh hoạt,
- HS: Trả lời.
công nghiệp, nông nghiệp,…ngày càng
Bước 4: GV Bổ sung và chuẩn kiến thức.
nhiều.
Tích hợp môi trường (THMT) trong môn công → Phải sử dụng hợp lí và đảm bảo sự phát
nghệ lớp 11- Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi
triển bền vững.
Phần I: Khi nấu chảy kim loại có các chất thải
nào thải vào không khí?
Hs trả lời qua quan sát thực tế và gợi ý của GV:
Khí thải từ nhiều chất phụ gia CO , SO gây ô
nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏa con
người và sinh vật.
? Khi hàn nối kim loại có tác động như thế nào
đối với môi trường? HS dựa vào kiến thức đã
học để trả lời-> gây ảnh hưởng môi trường
không khí, môi trường nước..
- THMT môn Hóa học 11: Bài 12: Phân bón
hóa học : ? Khi sử dụng phân bón hóa học quá
mức không hợp lí trong nông nghiệp sẽ gây ra
những vấn đề gì?
->Phân đạm, lân, kali, phân hỗn hợp, phân vi

GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

14


Trường THPT Võ Văn Kiệt
lượng sử dụng trong sản xuất nông nghiệp sử
dụng quá mức sẽ dẫn đến đất bị chai, bạc màu
đất, ô nhiễm môi trường nước, vệ sinh an toàn
thực phẩm
- THMT môn công dân 11: Bài 12: Chính sách
tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- GV: Cho HS xem hình ảnh và hỏi: Em có nhận

Giáo án Địa lí 12

xét gì về thực trạng tài nguyên, môi trường nước
ta hiện nay?
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tài nguyên,
môi trường trên là gì?
Thực trạng này gây nên hậu quả gì?
- THMT môn sinh học bài 8: Quang hợp ở thực
vật- lớp 11
? Việc khai thác tài nguyên rừng không hợp lí sẽ
gây nên những hậu quả gì?
Hoạt động 2: Nhóm
Bước 1: GV yêu cầu học sinh: Dựa vào nội
dung SGK và hình 9.3: Khí hậu, trang 43 hãy
hoàn thành phiếu học tập 1 (phần phụ lục)
Bước 2: HS: Tìm hiểu SGK, vận dụng kiến thức

phân tích lược đồ để trả lời các nội dung trên.
Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày.
Bước 3: GV: Bổ sung bằng các câu hỏi:
Dựa vào lược đồ Khí hậu Việt Nam (hình 9.3,
SGK Địa lí 12) và kiến thức đã học, hãy:
+ Xác định hướng di chuyển của bão, tần suất,
phạm vi ảnh hưởng của bão ở nước ta.
+ Giải thích tại sao mùa bão ở nước ta lại chậm
dần từ Bắc vào Nam.
+ Hãy kể tên các cơn bão gần đây đổ bộ vào
nước ta mà em biết.
+ Vì sao chống bão phải đi đôi với chống ngập
úng, lũ lụt ở đồng bằng và xói mòn ở miền núi?
Sau đó GV tổng kết nội dung bằng bảng.
GV cho hs xem 1 đoạn clip về tình hình diễn

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp
phòng chống
a. Bão
- Hoạt động của bão
+ Trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ
tháng VI đến tháng XI.
+ Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX,
X, VIII. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào
Nam.
+ Trung bình mỗi năm có 3 – 4 cơn bão đổ
bộ vào vùng bờ biển nước ta.
- Nơi thường xảy ra nhiều nhất là vùng
ven biển miền Trung.
- Hậu quả: + Trên biển: Lật úp tàu

thuyền.
+ Làm mực nước biển dâng cao gây ngập
mặn cho vùng ven biển.
+ Làm đổ nhà, lũ lụt trên diện rộng.
+ Gây ảnh hưởng đến sx nhất là đời sống
vùng ven biển.

GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

15


Trường THPT Võ Văn Kiệt
biến 1 cơn bão ở Việt Nam.

Giáo án Địa lí 12
- Biện pháp phòng chống bão:
- Làm tốt công tác dự báo bão.
- Sơ tán dân, thông báo cho tàu thuyền về
nơi trú ẩn.
- Củng cố đê điều.
- Chống bão kết hợp chống lụt, úng và
chống lũ, xói mòn.

Bước 1: - GV yêu cầu học sinh: Dựa vào nội
dung SGK và Atlat Địa lí Việt Nam, hãy hoàn
thành phiếu học tập 2 (phần phụ lục)
- HS: Các nhóm trình bày.
Bước 2:
- GV: Bổ sung bằng các câu hỏi:

Hãy kể các thiên tai thường xảy ra ở địa
phương em. Nêu các biện pháp phòng tránh
thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
- GV: Nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
Ngoài ra ở nước ta còn một số thiên tai như:
động đất, lốc, mưa đá, sương muối
THMT:môn sinh Bài 8: Quang hợp ở thực vật
-lớp 11
? Tại sao để ngăn chặn và giảm bớt thiên tai
chúng ta phải tăng cường trồng rừng?

b. Ngập lụt
- Nơi thường xảy ra: ĐBSH nghiêm trọng
nhất và ĐBSCL, các vùng trũng ở BTB và
đồng bẳng hạ lưu các sông lớn ở NTB.
- Nguyên nhân:
+ Châu thổ sông Hồng: Diện mưa bão
rộng, lũ tập trung, đất thấp, lại có đê bao
bọc và mật độ xây dựng cao.
+ Ngập lụt ở ĐBSCL do mưa lớn và do
triều cường.
+ Ngập lụt ở miền Trung do mưa lớn,
nước biển dâng và lũ về.
- Hậu quả: Gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến vụ hè thu ở đồng bằng.
- Biện pháp phòng chống: Làm các công
trình thoát lũ và ngăn thủy triều.
c. Lũ quét
- Nơi thường xảy ra:
+ Những lưu vực sông suối miền núi có

địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất
lớp phủ thực vật…
+ Trung du miền núi phía Bắc tập trung
vào các tháng VI – X, dải miền Trung vào
các tháng X - XII.
- Hậu quả: Gây thiệt hại rất lớn về người
và tài sản.
- Biện pháp phòng chống: + Cần quy
hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có
thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử
dụng đất đai hợp lí.
+ Thủy lợi, trồng rừng nhằm hạn chế dòng
chảy và chóng xói mòn.
d. Hạn hán
- Nơi thường xảy ra:

GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

16


Trường THPT Võ Văn Kiệt

Hoạt động 3: Cả lớp.
Bước 1: - GV giới thiệu khái quát về nguyên tắc
chung xây dựng Chiến lược.
- HS: Trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
Bước 2: - GV: Dựa vào nội dung sgk và kiến
thức của mình → hãy nêu các nhiệm vụ Chiến

lược quốc gia về bảo vệ môi trường và tài
nguyên.
- HS: Trả lời.
- GV: có thể cho HS về nhà tự nghiên cứu.
THMT bài 12-lớp 11 môn công dân:
- GV đặt câu hỏi: Trước thực trạng tài nguyên,

Giáo án Địa lí 12
+ Miền Bắc, ở các thung lũng khuất gió,
mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng.
+ Đồng bằng Nam Bộ, vùng thấp Tây
Nguyên kéo dài 4 – 5 tháng.
+ Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ là từ
6 – 7 tháng.
- Hậu quả: Mất mùa, cháy rừng, thiếu
nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Biện pháp phòng chống:
+ Xây dựng hệ thuỷ lợi hợp lí.
+ Trồng cây chịu hạn.
đ. Các thiên tai khác
- Động đất:
+ Nơi thường xảy ra: Tây Bắc, Đông Bắc.
+ Hiện nay, việc dự báo trước thời gian
xảy ra động đất rất khó nên đây vẫn là
thiên tai bất thường, khó phòng tránh.
3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài
nguyên và môi trường
* Nguyên tắc: Chiến lược bảo vệ đi đôi
với sự phát triển bền vững.
* Các nhiệm vụ chiến lược:

+ Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình
sinh thái chủ yếu.
+ Đảm bảo sự giàu có về vốn gen của các
loài.
+ Sử dụng hợp lí các nguồn TNTN.
+ Đảm bảo chất lượng môi trường sống.
+ Ổn định dân số.
+ Chống ô nhiễm và cải tạo môi trường.

môi trường trên, Đảng, Nhà nước đã đề ra
những mục tiêu gì nhằm bảo vệ tài nguyên, môi
trường?
- GV đặt câu hỏi: Em đã làm những gì để góp
phần bảo vệ tài nguyên và môi trường?
- HS trả lời:
- GV kết luận:
GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

17


Trường THPT Võ Văn Kiệt
+ Giữ gìn vệ sinh nhà ở, trường lớp, nơi công

Giáo án Địa lí 12

cộng.(Không xả rác bừa bãi).
+ Tích cực tham gia các hoạt động vì môi
trường xanh - sạch - đẹp do trường lớp, địa
phương tổ chức: Trồng cây xanh, thu gom rác

thải, tham gia công tác tuyên truyền, xây dựng
cho người dân ý thức bảo vệ tài nguyên, môi
trường…
+ Sử dụng tiết kiệm nước sinh hoạt, năng lượng
điện,…
+ Lên án, phê phán những hành vi khai thác, sử
dụng tài nguyên không hợp lý, những việc làm
gây ô nhiễm môi trường…
Thông tin phản hồi
Nội dung 2. b, c, d. Phần trên đã trình bày
4. ĐÁNH GIÁ (Thời gian 3 phút )
* GV cho HS chơi trò chơi giải đáp ô chữ gồm 8 câu, trả lời 2 câu hỏi 1,2 trong sgk
5.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (Thời gian 2 phút)
* Về nhà các em sưu tầm tranh ảnh báo có liên quan đến vấn đề môi trường để viết một báo
cáo ngắn (khoảng 2 trang) về các thiên tai xảy ra ở địa phương em, nêu nguyên nhân và biện
pháp giải quyết
Học bài theo câu hỏi 3, 4 SGK/65 , chuẩn bị bài 16
PHỤ LỤC:
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy hoàn thành Phiếu học tập sau
Thời gian hoàn thành 5 phút, kết hợp trả lời các câu hỏi của mỗi nhóm trong sgk
Phiếu học tập 1
Nội dung
Đặc điểm
Hoạt động của bão
Hậu quả
Biện pháp phòng chống
Thông tin phản hồi
Nội dung 2. a. Phần trên đã trình bày


GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

18


Trường THPT Võ Văn Kiệt
Phiếu học tập 2
Nội dung
Nơi thường xảy ra
Hậu quả
Biện pháp phòng
chống

Giáo án Địa lí 12
Ngập lụt

Lũ quét

Hạn hán

IV.RÚT KINH MGHIỆM............................................................................………
.........................................................................................................................………
.........................................................................................................................………
Kí duyệt của tổ trưởng
Ngày 14/ 9 /2014

Đoàn Văn Nhu

6. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
• Cách thức kiểm tra:

+ Giáo viên đưa câu hỏi cho HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
+ Giáo viên giao nhiệm vụ sưu tầm tranh hình ảnh về các vấn đề về môi trường cho HS
chuẩn bị trước ở nhà.
+ GV giao các nội dung: viết bài viết và sưu tầm các hiện tượng cho các HS cần nêu hiện
trạng, nguyên nhân, biện pháp ở địa phương – đây là vấn đề HS dễ dàng trả lời và vận dụng
vào thực tiễn sau này.
+ Gv sẽ chấm các phần bài làm của các HS và cho điểm để khích lệ tinh thần.
7. Các sản phẩm của học sinh
Kết quả học tập của HS qua dự án: các HS được nâng cao nhận thức và đứng trước một
vấn đề nào liên quan đến vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường đều có thể nêu hiện trạng,
phân tích nguyên nhân và biện pháp cụ thể.
Có khả năng thu thập và xử lí thông tin.
Sử dụng kiến thức của nhiều môn để giải quyết vấn đề.
Phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo cho HS.
Các HS trao đổi thảo luận làm cho tiết học sôi nổi và sinh động hơn nhiều.

GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

19


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Nguyễn Hồng Loan - Đoàn Văn Nhu

Giáo án Địa lí 12

20




×