Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GIÁO DỤC BẢO vệ môi TRƯỜNG VÀ xây DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.73 KB, 5 trang )

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
HỌC SINH TÍCH CỰC
I.
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. MỤC TIÊU GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON:
Giáo dục BVMT cho trẻ ở trường MN là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu
biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến các vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, thể hiện qua
kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi với MTXQ.
Mục tiêu GDBVMT cho trẻ trong trường mầm non:
• Về kiến thức:
- Trẻ có kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân.
- Trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống con người, về mối quan hệ giữa con người với môi
trường, về mối quan hệ giữa động vật, thực vật, về cách chăm sóc bảo vệ cây cối và bảo vệ con vật, bảo
vệ môi trường trẻ sinh sống.
- Trẻ có kiến thức đơn giản về một số nghề về văn hóa, phong tục tập quán của địa phương nơi trẻ sinh
sống.
• Về kỹ năng:
- Biết vệ sinh cá nhân
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, vệ sinh nhà ở, tham gia trồng cây, tưới cây, cho các
con vật ăn……
- Tiết kiệm, chia sẻ hợp tác với bạn bè và những người xung quanh.
- Có phản ứng đúng với các hành vi làm bẩn MT, phá hoại MT, vứt rác bừa bãi, bẻ cành, dẫm lên cỏ.
• Về thái độ:
- Yêu quý gần gũi thiên nhiên, có ý thức gìn giữ và bảo vệ những phong cảnh, địa danh nổi tiếng của quê
hương.
- Quan tâm và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Nội dung GDBVMT cho trẻ MN:
a. Nội dung 1: Con người với môi trường.
* Nhận biết môi trường:
- MT mầm non gồm: ( phòng, nhóm, lớp, rau xanh, con vật…)
- MT ở gia đình gồm: ( phòng ngủ, bếp, sân vườn………)


* Hiểu biết về môi trường xung quanh:
- Phân biệt MT sạch, MT bẩn
- Nguyên nhân làm MT bẩn ( rác, bụi….)
- Các hoạt động làm cho MT sạch( Chăm sóc, bảo vệ môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định…)
* Quan tâm bảo vệ môi trường xung quanh:
- Tiết kiệm trong sinh hoạt( tiết kiện điện,…)
- Tham gia bảo vệ môi trường.
- Chăm sóc vật nuôi, cây trồng.
- Bảo vệ môi trường: cất gọn đồ dùng, lau chùi đồ dùng….
b. Nội dung 2: Con người với động vật, thực vật:
* Mối quan hệ giữa động vật với con người, động vật và môi trường.
* MQH giữa thực vật với con người, thực vật và môi trường.
* MQH giữa con người với động vật, thực vật và môi trường.
c. Nội dung 3: Con người với một số hiện tượng thiên nhiên:
- Gió:
+ Lợi ích của gió
+ Tác hại của gió
+ Biện pháp tránh gió
- Nắng và mặt trời
- Mưa
1


-

Bão lũ
d. Nội dung 4: Con người với tài nguyên:
- Lợi ích của đất:
+ Nguyên nhân đất bị ô nhiễm
+ Biện pháp bảo vệ( Trồng cây chống sói mòn)

- Lợi ích của nước, nguyên nhân nước ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước
- Tác dụng của rừng, biện pháp bảo vệ rừng
- Danh lam thắng cảnh, tác dụng của các danh lam thắng cảnh, biện pháp bảo vệ
3. NHIỆM VỤ CỦA GV TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MT:
a. Đảm bảo vệ sinh trường lớp gọn gàng sạch sẽ ngăn nắp:
- Vệ sinh trong lớp theo định ky
- Đồ dùng trong lớp sạch, sắp xếp gọn gàng, thuận tiện
- Đặt thùng đựng rác ở nhiều chỗ để phụ huynh và trẻ bỏ rác thuận tiện. Thùng đựng rác phải có nắp đậy
và được đổ rác hàng ngày.
b. Xây đựn nề nếp sống lành mạnh cho trẻ:
- Có nước sạch, đồ dùng phục vụ cho chăm sóc vệ sinh của trẻ
- Có ý thức giữ vệ sinh chung: Không vứt rác bừa bãi, không nhổ bậy, không bẻ cành, không hái hoa, đi
tiểu tiện đúng nơi quy định….
- Tiết kiệm trong tiêu dùng: tiết kiệm điện nước, tích cực làm đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên, các nguyên
vật liệu phế thải.
c. Thực hiện NDGDBVMT đầy đủ, nghiêm túc:
- Có ý thức tích hợp ND GDBVMT vào trong các HĐ chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.
- Tận dụng các cơ hội để GDBVMT cho trẻ.
- Là tấm gương cho trẻ noi theo trong việc thực hiện BVMT.
d. Phối hợp với gia đình và cộng đồng:
- Tuyên truyền cho gia đình và cộng đồng các nội dung GDBVMT.
- Tổ chức các HĐ cụ thể để gia đình và cộng đồng tham gia tổng vệ sinh ngõ xóm, thu gom rác, tròng cay
quanh trường.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
1. Phương pháp thực hành, trải nghiệm:
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp dùng tình huống có vấn đề
2. Phương pháp trò chuyện:
3. Phương pháp thí nghiệm:
4. Phương pháp dùng tinh cảm và khích lệ

II.
1.
-

5 TIÊU CHÍ XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC”:
Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:
Khuôn viên trường học đảm bảo an toàn vệ sinh và đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.
Phòng học an toàn, thoáng mát, đủ ánh sáng. Bàn ghế đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi mầm non.
Sân chơi vườn trường được quy hoạch hợp lí, có cây xanh bóng mát, đảm bảo môi trường xanh, sạch,
đẹp gần gũi với trẻ.
- Các thiết bị vệ sinh được đánh dấu kí hiệu phù hợp, thuận tiện và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Có đủ
nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt với trẻ. Hệ thống nước, rác thải được xử lí.
- Tổ chức bữa ăn cho trẻ đảm bảo vệ sinh và thực hiện đầy đủ các quy định về giáo dục dinh dưỡng và
VSATTP.
2. Giáo viên thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm lí
của trẻ MN.
- GV gần gũi yêu thương và đối xử công bằng với trẻ đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ.
2


-

GV luôn rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đạo đức nhà giáo, tự học nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ.
- GV tích cực đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- GV tích cực sưu tầm, tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, một số hoạt động truyền thống phù hợp.
- GV biết sử dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Trẻ hoạt động tích cực trong môi trường thân thiện.
- Trẻ chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập, tham gia vào các trò chơi dân gian,
hát làn điệu dân ca.

- Trẻ tự tin, biết bày tỏ tình cảm và ý kiến cá nhân. Đoàn kết với bạn bè.
- Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với người lớn.
- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
- Trẻ quan tâm chăm sóc bảo vệ cây xanh, vật nuôi. Có ý thức chấp hành tốt những quy định về an toàn
giao thông.
4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh.
- GV thực hiện kế hoạch cá nhân đảm bảo tiến độ kế hoạch của nhà trường và tổ chức hoạt động văn nghệ
vui chơi theo từng tháng, từng học ky, năm học phù hợp với điều kiện địa phương.
- GV tổ chức cho trẻ làm quen với truyền thống văn hóa của địa phương.
- Phổ biến và sử dụng các trò chơi dân gian, các bài ca dao, bài hát dân ca phù hợp với trẻ trong các hoạt
động vui chơi tập thể.
5. Huy động sự tham gia của cộng đồng.
- GV với nhà trường tham mưu với chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức đoàn thể: Văn hóa,
đoàn thanh niên tăng cường công tác tuyên truyền, hưởng ứng tham gia các phong trào.
- Huy động tham gia của cộng đồng dân cư, các tổ chức đoàn thể, cá nhân trong việc đàu tư nguồn lực,
xây dựng cơ sỏ vật chất, tạo môi trường giáo dục lành mạnh an toàn cho trẻ.
- GV kết hợp với gia đình động viên trẻ đến trường, phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ
1. TÍCH HỢP NỘI DUNG BVMT CHO TRẺ VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC:
Đồng chí hãy tích hợp nội dung GDBVMT vào các thời điểm trong 1 ngày ở trường mầm non?
Gồm có 5 hoạt động:
- Đón trẻ – chơi tự chọn
- Trò chuyện sáng
- HĐ học tập
- HĐ dạo chơi
- Vệ sinh trước khi vào lớp.
a. Đón trẻ- chơi tự chọn:
- GV đến sớm mở thông thoáng phòng, nhóm lớp.
- GV quan sát nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân và bỏ rác đúng nơi quy định.
b. Trò chuyện sáng:
- Cô và trẻ trao đổi về sự ô nhiễm môi trường và các nguyên nhân gây ra ô nhiễm MT: PT giao thông, khí

thải…..và con người cần làm gì để tránh ô nhiễm môi trường.
VD: Đeo khẩu trang, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông….
c. HĐ học tập:
- Ví dụ ở HĐ Tạo hình:
+ Trẻ cắt dán ô tô từ hình chữ nhật, hình vuông.
+ Hướng dẫn trẻ có thể tạo ra hình vuông, hình chữ nhật từ tạp chí cũ để tiết kiệm giấy, quệt hồ dán đủ dính,
không quệt nhiều để tiết kiệm.
+ Nhắc nhở trẻ không nói to, không kéo lê bàn ghế trên sàn nhà tránh gây ra tiếng ồn, tránh làm bàn ghế
hỏng.
+ Sau khi cắt dán xong cần cất đồ dùng, vật liệu gọn gàng đúng nơi quy định.
d. HĐ Dạo chơi:
3


-

Quan sát các PTGT chạy trên đường và các PTGT ở sân trường để phát hiện khói sả ra từ xe ô tô, xe gắn
máy.
- Đàm thoại với trẻ về chất thải các PTGT: Khí ô tô xe máy chạy trên đường cái gì gây ô nhiễm môi
trường? Vì sao?
- Quan sát nhận xét sân trường hôm nay sạch hay bẩn, vì sao? Mỗi bạn cần phải làm gì để sân trường
sạch?
e. Vệ sinh trước khi vào lớp:
- Trước khi trẻ rửa tay vào lớp gv hỏi trẻ cách làm thế nào để tiết kiệm nước?
( vặn vòi nước rửa tay, rửa xong vặn chặt vòi nước, rửa gọn gàng, không làm vung vẩy nước ra ngoài….
5. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MÀM NON.
Gồm 5 bước:
- Bước 1: Xác định mục tiêu GDBVMT
- Bước 2: Xác định ND GDBVMT

- Bước 3: Chọn những chủ đề phù hợp để có thể lồng ghép ND GDBVMT một cách phù hợp, hiệu quả.
- Bước 4: Xác định phương pháp và hình thức để thực hiện nội dung GD BVMT
- Bước 5: Chọn những hoạt động phù hợp để lồng ghép ND phương pháp và hình thức giáo dục môi
trường vừa được xác định.
- Bước 6: Tổ chức hoạt động
- Bước 7: Đánh giá.
Ví dụ: Thiết kế HĐ lồng ghép ND GDBVMT:
HOẠT ĐỘNG HỌC
Môn: Tạo hình: Bé tập làm đồ chơi
I.
Mục tiêu:
- Trẻ làm được một số đồ dùng từ các nguyên vật liệu
- Rèn luyện củng cố kĩ năng tạo hình.
- Phát triển sự sáng tạo, tinh thần đoàn kết.
- Trẻ có ý thức trong việc BVMT, biết được lợi ích của việc tận dụng các nguyên vật liệu trong thiên
nhiên và nguyên liệu tái sử dụng để làm đồ chơi.
II.
Chuẩn bị:
- Một số đồ chơi mẫu được làm từ nguyên liệu thiên nhiên, nguyên liệu tái sử dụng.
- Một số nguyên liệu để trẻ làm đồ chơi.
- Nguyên liệu mua sẵn: giấy thủ công
- Nguyên liệu tái sử dụng
- Nguyên vật liệu trong thiên nhiên
- Một số dụng cụ: kéo, hồ dán
III.
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Trò chuyện gợi mở
HĐ 2: Trẻ quan sát mẫu, gợi ý

- Cho trẻ xem 1 số đồ chơi do cô và
các bạn làm.
- Hỏi trẻ về dự định trẻ làm
HĐ 3: Trẻ thực hành làm đồ chơi
- Giáo viên cho trẻ làm
- GV khuyến khích trẻ làm
- Trẻ trưng bày sản phẩm về nhóm
HĐ 4: Nhận xét
4


6. PHÂN TÍC KHẢ NĂNG LỒNG GHÉP NỘI DUNG GDBVMT CỦA TỪNG HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC CỦA TRẺ Ở LỨA TUỔI MG:
a. HĐ chơi:
HĐ chơi là HĐ chủ đạo ở lứa tuổi MG, chính vì vậy HĐ chơi có vai trò quan trọng đối với việc giáo
dục trẻ nói chung cũng như GDBVMT nói riêng.
- Góc phân vai: Kĩ năng BVMT có thể dạy cho trẻ là: nhận biết tác dụng của thực phẩm, nước đối với
cuộc sống, biết bảo vệ nguồn nước, xử dụng các thực phẩm, ăn hết xuất, không làm rơi vãi thức ăn
- Góc xây dựng: xd các ngôi nhà chác chắn, thân thiện với môi trường, sắp xếp các nguyên vật liệu gọn
gàng, hợp lý.
- Góc sách, truyện: Nghe cô đọc truyện, thơ về môi trường.
- Góc nghệ thuật: Ngắm nhìn vẻ đẹp và sự kì diệu của thiên nhiên. Hát múa các bài hát về MT, tạo ra các
âm thanh trong thiên nhiên: mưa, sấm, tạo nhạc cụ từ các nguyên vật liệu phế thải….
- Góc thiên nhiên: Cảm nhận vẻ đẹp của cây cối, hoa lá, của sự vật hiện tượng thiên nhiên để trẻ quý trọng
và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống.
b. HĐ học:
ND lồng ghép BVMT được thể hiện khá rõ trong số các HĐ của trẻ ở trường MN hiện nay, một số
HĐ như: KPKH, HĐ Tạo hình, Làm quen với TPVH, Âm nhạc.
- HĐ Âm nhạc: Hát, múa, nghe nhạc bh về nội dung
- Ngôn ngữ: Kể cho trẻ nghe về cuộc sống thiên nhiên tươi đẹp.

- KPKH: Tổ chức quan sát, thí nghiệm… quá trình phát triển của cây.( Trẻ biết cây cần nước, không khí,
ánh sáng)
c. HĐ lao động:
HĐLĐ đối với trẻ MG gồm: LĐ tự phục vụ, LĐ trực nhật, LĐ tập thể. LĐ có thể diễn tại góc thiên
nhiên trong lớp hoạc ngoài sân trường.
- Với trẻ MG bé: GV khuyến khích trẻ cùng tham gia, có thể cho phép trẻ tự làm một số thao tác.
- Với trẻ MG nhỡ: Gv có thể chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ và hướng dẫn mỗi nhóm làm mỗi công việc
khác nhau.
- Với trẻ MG lớn: GV giao nhiệm vụ cho trẻ và quan sát trẻ thực hiện.
d. HĐ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân:
Nhằm hình thành nề nếp thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, tạo cho trẻ trạng
thái vui vẻ, thoải mái.
Khi cho trẻ ăn GV nhắc nhở động viên trẻ, vệ sinh cá nhân…
e. HĐ dạo chơi:
- Tham quan MT tự nhiên: Công viên, vườn hoa…
- Tham quan nơi sản xuất: Nhà máy…
- Tham quan di tích lịch sử: Danh lam thắng cảnh…

5



×