Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỔI mới PHÁT TRIỂN lý LUẬN ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.75 KB, 4 trang )

ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Để đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta tiếp tục tiến
lên, Đại hội VI đến Đại hội IX của Đảng đã tổng kết thực tiễn xây dựng chủ
nghĩa xã hội mấy chục năm qua, chỉ ra sự lạc hậu, đặc biệt là trong nhận
thức và vận dụng lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, Đảng
ta đề ra và từng bước bổ sung, phát triển đường lối đổi mới mọi mặt đời
sống xã hội.
Trong điều kiện khó khăn của sự tìm tòi và phát triển lý luận về chủ
nghĩa xã hội, Đảng ta đã trình bày quan niệm về chủ nghĩa xã hội. Trước hết,
đó là những đường nét cơ bản, được trình bày thành sáu đặc trưng của chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam nêu trong Cương lĩnh của Đảng. Hiểu được những
khó khăn đang đặt ra cho nhiệm vụ phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội,
Đảng ta cho rằng quan niệm đó sẽ còn được tiếp tục bổ sung, phát triển cùng
với sự phát triển của thực tiễn và tư duy lý luận. Các nghị quyết của đảng
nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới tư duy và xác định đúng đắn hướng
ưu tiên đổi mới là lĩnh vực kinh tế. Nghị quyết Đại hội VI nhấn mạnh: Việc
bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Tuy
nhiên, không phải ngay từ đầu, trong nhận thức chúng ta đã hình thành ngay
được quan niệm chính xác về cơ chế mới. Nội dung tên gọi cơ chế mới là gì
cũng phải trải qua 5 năm mới rõ. Điều quan trọng là Đại hội VI đã xác định
đúng phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là “xoá bỏ tập trung
quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan
và với trình độ phát triển của nền kinh tế”. Đây là tư tưởng đổi mới cực
kỳ quan trọng, có ý nghĩa đột phá về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Qua mấy chục năm thực hiện cơ chế cũ, Đảng ta đã chỉ ra chính xác
và sâu sắc những đặc trưng và căn bệnh chính của cơ chế tập trung quan
liêu, bao cấp. Đó là:


2
- Không tạo ra được động lực phát triển, kìm hãm sản xuất, làm giảm


năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, đẻ
ra nhiều hiện tượng tiêu cực xã hội; quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh là
chủ yếu;
- Chưa chú ý đầy đủ đến quan hệ hàng hoá - tiền tệ và hiệu quả kinh
tế; hạch toán kinh tế chỉ là hình thức, không ràng buộc trách nhiệm về lợi ích
vật chất với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản, vật tư, lao động; tách rời việc
trả công lao động với số lượng và chất lượng lao động; đẻ ra bộ máy cồng
kềnh, cán bộ kém năng động, quan liêu, cửa quyền;
- Cơ chế chưa gắn liền với tư duy kinh tế dựa trên những quan niệm
giản đơn về chủ nghĩa xã hội, mang nặng tính chất chủ quan, duy ý chí.
Trong quá trình thực hiện đổi mới, chúng ta đã từng bước xoá bỏ
những mặt tiêu cực của cơ chế cũ, chuyển dần sang nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một quan niệm hết sức mới
mẽ, có ý nghĩa cách mạng sâu sắc về mặt nhận thức lý luận. Mặc dù kinh tế
thị trường không còn là điều xa lạ với hàng trăm quốc gia trên thế giới,
nhưng đối với chủ nghĩa xã hội, đó là vấn đề rất mới. Cơ chế thị trường là sự
đối lập trực tiếp và phủ định mạnh mẽ đối với cơ chế tập trung quan liêu,
bao cấp. Cơ chế thị trường tạo ra những động lực nội tại mạnh mẽ, những
điều kiện khách quan ưu việt trong việc sử dụng nguồn vốn, tài nguyên, sức
lao động, sáng kiến và trách nhiệm cá nhân, mọi người được tự do hơn trong
lựa chọn sản xuất, kinh doanh cũng như tiêu dùng phù hợp với điều kiện khả
năng của mình và pháp luật...
Càng ngày chúng ta càng cảm nhận rõ hơn ý nghĩa lớn lao của những
nhận thức mới về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội, thể hiện ở những quyết
định đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước. Từ Đại hội VI
của Đảng đến nay là những cột mốc có ý nghĩa cách mạng của sự đổi mới và


3

phát triển lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sau hơn l5 năm
thực hiện đường lối đổi mới, mỗi người đều cảm nhận được những cái mới
đã diễn ra theo cách của mình. Người thì thấy sự “bung ra” mạnh mẽ của
những nguồn tiềm năng trong các thành phần kinh tế, người khác thì cho đây
là thời kỳ bùng nổ sáng tạo trong hoạt động lý luận, tư duy... Có người nhận
thấy đổi mới gắn liền với thời kỳ đất nước ta mở cửa và hoà nhập, chân
thành mong muốn kết bạn với các nước và khẩn trương học hỏi, tiếp nhận
mọi thành tựu tinh hoa, tiến bộ của nhân loại. Có người lại cảm nhận công
cuộc đổi mới cùng muôn vàn câu hỏi và những mâu thuẫn mới đang đặt ra,
đang thôi thúc sự lý giải, trả lời. Những dấu ấn của công cuộc đổi mới thật là
phong phú và đa dạng. Tất cả những thành tựu bước đầu ấy đều gắn liền và
cùng nói lên ý nghĩa quan trọng của việc đổi mới và phát triển lý luận về chủ
nghĩa xã hội.
Những chỉ số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giờ đây không còn là
điều xa lạ với mọi người, cả trong và ngoài nước. Đã có cả những cơ quan
thẩm quyền, có uy tín quốc tế xác nhận điều đó. Càng đặc biệt hơn là những
thành tựu mà chúng ta đạt được trong bối cảnh phải đương đầu với muôn
vàn khó khăn do sự sụp đổ ở Đông âu và Liên xô (trước đây) và việc Mỹ
bao vây, cấm vận trong một thời gian dài. Rõ ràng là thực tiễn cao hơn lý
luận, và thực tiễn là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá lý luận. Mặc dù ở đây
chúng ta chưa điểm lại đầy đủ, có hệ thống những quan niệm mới về lý luận
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mà nếu làm được điều đó, chúng ta sẽ
có được cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về những thành tựu của công
cuộc đổi mới. Tuy nhiên, với việc nêu lên quan niệm mới và những thành
tựu bước đầu cũng đủ nói lên tầm quan trọng to lớn dường nào của vấn đề
đổi mới và phát triển lý luận. Đây là quá trình hết sức khó khăn, nhưng chỉ
bằng cách đó chúng ta mới bảo vệ được những tư tưởng của chủ nghĩa xã
hội khoa học, mới bảo vệ được sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Nhờ có những kết quả thực tiễn vừa qua mà niềm tin vào con đường xã



4
hội chủ nghĩa ở nhiều người, vốn có lúc bị lung lay dữ dội, dần dần được
khôi phục. Những đổi mới và phát triển về lý luận cùng với những thành
công bước đầu trong thực tiễn đổi mới ở nước ta tiếp thêm sức sống cho tư
tưởng xã hội chủ nghĩa.



×