Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.38 KB, 40 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG
Câu 1: Khái niệm, nội dung, nguyên tắc định mức KTLĐ?
1. Khái niệm:
Định mức KTLĐ là mức quy định lượng lao động cần thiết để hoàn thành một công tác nào đó trong điều
kiện tổ chức kỹ thuật nhất định với công nhân có trình độ chuyên môn tương ứng.
2. Nội dung:
- Nghiên cứu tổ chức quá trình sx, tổ chức lao động và chi phí thời gian làm việc của công nhân với mục
đích hoàn thiện và đưa vào sx những hình thức tổ chức lao động hợp lý, làm phương hướng cho việc nâng
cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và cải thiện điều kiện lao động.
- Xác định chi phí thời gian lao động của công nhân cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ công tác (định mức
thời gian) hay số lượng sản phẩm cần chế tao ra trong một thời gian nhất định (định mức sản lượng) thích
ứng với điều kiện phát triển kỹ thuật và tổ chức sản xuất hiện tại.
- Tạo điều kiện để tổ chức tiền lương phù hợp với nguyên tắc: phân phối theo số lượng và chất lượng lao
động.
- Nghiên cứu phương pháp lao động tiên tiến tạo điều kiện phổ biến chúng một cách rộng rãi, và tổ chức
phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa.
3. Nguyên tắc:
- Tính chất khoa học và tiên tiến của định mức: ĐMLĐ cần đảm bảo luôn nâng cao năng xuất lao động. Nó
cần được xây dựng trên cơ sở áp dụng một cách có kết quả vào sản xuất những tiến bộ KHKT, những kinh
nghiệm sx tiên tiến…
- Tính hiện thực của định mức: ĐM phải được xây dựng trên cơ sở phân tích, nghiên cứu chính xác và khách
quan những điều kiện sản xuất, có đầy đủ biện pháp tổ chức kỹ thuật bảo đảm thực hiện và thu hút được
đông đảo quần chúng tham gia xây dựng và thưc hiện.
- Sự bao hàm của định mức đối với tất cả các loại lao động: Cần tiến hành xây dựng định mức cho all các
loại lao động thuộc các bộ phận trong quá trình sx của doanh nghiệp.
Sư thống nhất trong nền kinh tế quốc dân: Đối với những công việc như nhau, thực hiện trong những điều kiện
tương tự, cần xác định những định mức như nhau nhằm mục đích tuân theo đúng sự tương quan với tiền lương trả
cho lao động.

1



Câu 3:
Định mức kỹ thuật lao động và giá thành xây dựng:
Chi phí nhân công thường được xác định bằng tổng tiền lương đơn vị của các bước công việc riêng biệt cấu tạo
nên quá trình thi công những công trình ấy, tức là:

Trong đó: ∑ Pdv – tổng tiền lương đơn vị của tất cả các bước công việc;
∑T – tổng thời gian định mức thuộc tất cả các bước công việc;
Kmbq – hệ số lương bình quân của tất cả các bước công việc;
Cm1 – suất lương bậc 1.
Qua đó ta thấy mức tiền lương trong giá thành công trình cao hay thấp quyết định bời định mức thời gian đã quy
định.
Giảm định mức thời gian làm việc trong 1 đơn vị sản phẩm sẽ làm cho NSLĐ tăng, do vậy không làm ảnh hưởng
tới việc giảm bớt khoản chi phí về tiền lương, mà còn ảnh hưởng tới việc giảm bớt bộ phận chi phí thường xuyên
trong chi phí chung của giá thành sản phẩm.
Ta nghiên cứu mối quan hệ giữa sự giảm định mức thời gian với việc hạ giá thành sản phẩm.
Giả sử, trước khi giảm định mức thời gian, tỉ trọng của tiền lương trong đơn vị sp là 100% thì sau khi giảm định
mức thời gian, tỉ trọng đó là:

Hay tỉ trọng tiền lương trong đơn vị sp giảm bớt được là:

Trong đó: δ – Tỉ trọng tiền lương đơn vị sản phẩm sau khi giảm định mức thời gian;
A – mức giảm của tỉ trọng tiền lương trong đơn vị sp khi giảm định mức thời gian (%)
y - % tăng năng suất lao động do giảm định mức thời gian;

với x – mức giảm định mức thời gian
Nếu khi giảm định mức thời gian, ước định phải tăng chi phí tiền lương trong 1 mức độ nào đó a% chẳng hạn, thì
tỉ trọng tiền lương trong đơn vị sp khi đó sẽ là:

Như vậy tỉ trọng tiền lương giảm bớt được là:


Hay biểu hiện bằng tiền:

với z – giá trị tiền lương chiếm trong 1 đơn vị sp (đồng)
Nếu tỉ trọng tiền lương trong giá thành sp P% thì % hạ giá thành được xác định theo công thức:

2


Khi giảm định mức thời gian, NSLĐ được nâng cao, còn làm giảm bớt được bộ phận chi phí thường xuyên trong
giá thành, nhờ đó giá thành cũng được hạ xuống.
Mức hạ giá thành sp do giảm bớt tỉ trọng chi phí thường xuyên được xác định theo công thức:

với h – tỉ trọng chi phí thường xuyên trong giá thành sp (%)
Biểu hiện bằng tiền:

trong đó Z’ = Z – A

3


Câu 4: Quá trình xây dựng và các bộ phận cấu thành nó:
1. Phân loại quá trình xây dựng:
Quá trình xây dựng là quá trinh lao động, tức là hoạt động có ích của con người, trong quá trình đó có sự giúp
đỡ của máy móc, thiết bị, con người tác động và biến đổi các đối tượng lao động thành những sản phẩm vật
chất cho xã hội. Trong xây dựng giao thông, sản phẩm vật chất là những chiếc cầu, những tuyến đường, bến
cảng…mới xây dựng hoặc xây dựng lại.
Phân loại quá trình xây dựng:
• Phụ thuộc vào loại sản phẩm xây dựng, vật liệu chi tiết sử dụng:
- Quá trình phục vụ: Là công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc và quá trình này gồm 2 loại:

+ Phục vụ công nghệ: Chế tạo sửa chữa công cụ dụng cụ
+ Chuẩn bị vật liệu, bán sản phẩm, cung cấp điện nước.
- Quá trình vận tải: Xếp dỡ vận chuyển nguyên vật liệu:
- Quá trình xây lắp và hoàn thiện:
+ Quá trình xây lắp gồm xây dựng và lắp đặt
+ Quá trình hoàn thiện: không tạo ra kết cấu mới, bộ phận mới mà chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp hình
thức, chất lượng của sản phẩm.
• Theo ý nghĩa tác dụng đối với việc chế biến sản phẩm:
- Quá trình chính: Là quá trình biến đổi đối tượng lao động (nguyên vật liệu xây dựng) về số lượng và
chất lượng để tạo thành các sản phẩm xây dựng.
- Quá trình phụ: Phục vụ cho quá trình chính.
- Quá trình chuẩn bị: Các công việc liên quan đến quá trình chính và phụ.
• Theo diễn biến của quá trình:
- Quá trình có chu kỳ: Là quá trình lặp đi lặp lại theo 1 quy luật nhất định
- Quá trình không có chu kỳ: (là quá trình liên tục) thực hiện 1 số công việc.
• Theo phương thức hoàn thành các công viêc:
- Quá trình thủ công
- Quá trình bán cơ giới: Cả thủ công và máy
- Quá trình cơ giới hóa: Các bước công việc đều do máy thực hiện
- Quá trình tự động hóa: Tất cả các công việc từ kiểm tra, giám sát đều do máy thực hiện.
• Theo hình thức tổ chức lao động:
- Quá trình các nhân
- Quá trình tập thể
• Theo mức độ nặng nhọc:
- Quá trình nhẹ: Chi phí năng lượng không quá 150 calo/h
- Quá trình trung bình: Chi phí năng lượng không quá 250 calo/h
- Quá trình nặng và đặc biệt nặng: Chi phí năng lượng không quá 400 – 450 calo/h
• Theo quá trình lao động và quá trình tự nhiên
2. Các bộ phận cấu thành của quá trình xây dựng:
- Động tác: Là tổng hợp những vận động của người lao động theo 1 mục đích, theo hướng nhất định.

- Thao tác: Là tổng hợp những động tác có liên quan đến nhau về mặt công nghệ để thực hiện những bộ phận
riêng biệt của quá trình lao động.
+ Thao tác chính: Là những thao tác làm cho mục đích của việc chế tạo sản phẩm thực hiện và tiến
hành trực tiếp để tạo ra sản phẩm.
+ Thao tác phụ: Nhằm đảm bảo thực hiện thao tác chính.
- Bước công việc: Là tổng hợp các thao tác nhằm thu được kết quả nhất định . Bước công việc phụ thuộc vào
loại sản phẩm, vật liệu sử dụng, mức độ tổ chức công tác.
- Quá trình xây dựng đơn giản: Là tổng hợp các bước công việc có liên quan với nhau về mặt công nghệ.
- Quá trình xây dựng tổng hợp: Là tổng hợp 1 số quá trình xây dựng có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt
tổ chức nhằm hoàn thành sản phẩm cuối cùng.

4


Câu 5: Phân tích chi phí thời gian làm việc của công nhân và của máy (ẹc ẹc //…. Câu này chỉ là vẽ sơ đồ,
sau đó mọi người căn cứ vào sơ đồ để nói nhé … ở đây đã nói theo đúng trình tự, căn cứ vào đó sẽ dễ dàng
vẽ sơ đồ)
A. PHÂN TÍCH CHI PHÍ THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN
1. Thời gian làm việc có định mức (Tdm):
1.1. Thời gian làm việc phù hợp với nhiệm vụ quy định:
a. Thời gian chuẩn bị kết thúc (T ck): Là thời gian cần thiết để người công nhân (tổ sản xuất) sử dụng trong việc
chuẩn bị và kết thúc công việc. Chi phí T/gian này chỉ có ở trước khi bắt đầu và sau khi hoàn thành công việc. Nó
bào gồm:
- Thời gia chuẩn – kết liên quan đến nhiệm vụ: nhận công tác và chỉ thị đặc biệt trong công tác, tìm hiểu
công tác, TL thi công ….
- Thời gian chuẩn - kết đơn thuần cần thiết: nhận VL, dụng cụ, làm quan với thiết bị ban đầu và bàn giao khi
kết thúc…
b. Thời gian tác nghiệp (Ttn): Là thời gian dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hoặc hoàn thành công việc nhất định
phù hợp với yêu cầu, bao gồm:
- Thời gian tác nghiệp chính (Ttnc): T/gian tiêu hao để thực hiện các thao tác chủ yếu trong thi công, làm thay

đổi hình dạng, kích thước, thành phần, tính chất, cách sắp xếp giữa các bộ phận của đối tượng lao động và
bao gồm cả việc kiểm tra , quan sát hữu ích và các di chuyển không thể tránh khỏi khi thi công.
- Thời gian tác nghiệp phụ (T tnp): Dùng để chăm sóc điều chỉnh dụng cụ, máy móc và nơi làm việc, xảy ra
xen kẽ trong quá trình thi công.
1.2. Thời gian ngừng và nghỉ được quy định (Tnn): gồm 2 loại
a. Thời gian ngừng nghỉ do KTTC: là thời gian ngừng việc hợp lý không thể tránh khỏi do tính chất của quá trình
thi công.
b. Thời gian nghỉ giải lao và giải quyết nhu cầu tự nhiên:
- Thời gian nghỉ giải lao: là thời gian nghỉ ngơi trong quá trình làm việc nhằm ngăn ngừa sự mệt nhọc, duy
trì khả năng làm việc bình thường.
- Thời gian giải quyết nhu cầu tự nhiên: là thời gian để giải quyết các vấn đề sinh lý: uống nước, vệ sinh…
2. Thời gian làm việc không định mức: Bao gồm
2.1. Thời gian làm việc không phù hợp với nhiệm vụ:
- Thời gian hao phí cho các công việc không thấy trước (xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình thi công) như làm
thêm rãnh thoát nước để ngăn nước chảy từ trên xuống….
- Thời gian cho các công tác thừa không có trong quy trình thi công: sửa lại các chỗ làm hỏng không đúng
quy cách hoặc các công việc ngoài kế hoạch.
2.2. Thời gian ngừng việc không được quy định: gồm 3 loại
- Thời gian ngừng việc do tổ chức kỹ thuật tồi: chờ việc, chờ bản vẽ, dụng cụ, vật liệu…
- Thời gian ngừng việc do nguyên nhân khách quan: có tính chất ngẫu nhiên như mưa, bão, điện nước bị cắt
do đơn vị khác gây ra.
- Thời gian ngừng việc do công nhân vi phạm kỷ luật lao động: tự tiện vắng mặt, đi muộn về sớm, làm việc
riêng…
B. PHÂN TÍCH CHI PHÍ THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ
1. Thời gian có định mức: bao gồm
1.1. Thời gian máy chạy phù hợp với nhiệm vụ: Là thời gian máy được sử dụng để hoàn thành các công việc phù
hợp với nhiệm vụ sản xuất đề ra theo một quy trình thi công hợp lý với chất lượng sản phẩm đúng quy cách. Chia
ra làm 2 loại
a. Thời gian máy chạy có hiệu quả: là thời gian máy trực tiếp làm ra sản phẩm.


5


-

Thời gian chất tải đầy đủ: Là thời gian máy được sử dụng đầy đủ tải trọng phù hợp với đặc điểm kết cấu và
điều kiện hoạt động cụ thể của nó.
- Thời gian chất tải không đầy đủ: Là thời gian máy sử dụng không hết tải trọng quy định. Trường hợp này
có thể do tính chất công việc hoặc do khuyết điểm của công nhân hay cán bộ kỹ thuật.
b. Thời gian máy chạy không có hiệu quả: Là thời gian máy không trực tiếp làm ra SP nhưng không thể thiếu
được, như thời gian lùi, đổi số của máy ủi…
1.2. Thời gian máy ngừng hợp lý được quy định: Là thời gian ngừng quy định hay ngừng kỹ thuật gắn liền với
quá trình công tác và chăm sóc kỹ thuật cho máy cũng như thời gian nghỉ của công nhân phụ máy.
- Thời gian ngừng kỹ thuật gắn liền với quá trình công tác: Là thời gian máy ngừng vì lý do KTTCTC. Thời
gian này có thể xảy ra có chu kỳ (đối với máy làm việc có chu kỳ). Ngoài ra, còn bao gồm cả thời gian nghỉ
mát máy, thời gian tránh đường cho ô tô mà máy móc khác qua lại.
- Thời gian ngừng liên quan đến việc chăm sóc kỹ thuật cho máy: gồm thời gian để làm công việc chuẩn bịkết thúc như thử máy, phát động máy, lau chùi, dọn dẹp khi hết ca và để làm các công việc phụ khác.
- Thời gian máy ngừng khi công nhân nghỉ giải lao và giải quyết nhu cầu tự nhiên
2. Thời gian không định mức: Là thời gian khi máy chạy hoặc ngừng không hợp lý, gồm 2 loại
2.1. Thời gian máy chạy không phù hợp với nhiệm vụ:
- Thời gian máy chạy cho những công việckhông thấy trước, không phù hợp với nhiệm vụ;
-

Thời gian máy chạy cho các công việc thừa (không làm tăng SP hay chất lượng của nó), thời gian máy chạy
vô ích do khuyết điểm của công nhân hay do ácc nguyên nhân về tổ chức sản xuất.
2.2. Thời gian máy ngừng không được quy định: bao gồm
- Thời gian máy ngừng vì nguyên nhân TC KTTC tồi: bố trí chỗ làm việc không hợp lý, không đủ mặt bằng
thi công, thiếu nhiên liệu, năng lượng…
- Thời gian máy ngừng do nguyên nhân khách quan: xảy ra ngẫu nhiên như mưa, lũ…
- Thời gian máy ngừng do công nhân vi phạm kỷ luật lao động.


6


Câu 6: Một số khái niệm thuộc về kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu quá trình xây dựng, cho ví dụ từng
loại
- Nơi làm việc: Là khoảng không gian cần thiết để bố trí, xếp đặt các máy móc thiết bị, đối tượng lao động và
SP xây dựng, cũng như để những công nhân và máy móc thiết bị tham gia quá trình XL đi lại bình thường.
- Phần tử: Là bộ phận của quá trình xây lắp được chia nhỏ khi tiến hành nghiên cứu định mức. Nó phụ thuộc
vào cách phân chia quá trình khi nghiên cứu, phần tử của quá trình có thể là 1 bước công việc hay một thao tác,
cũng có khi là 2 bước công việc hay 2 thao tác được kết hợp lại.
Ví dụ: trong quá trình đào đất bằng máy xúc bao gồm các phần tử: xúc đất vào gầu, nâng gầu kết hợp với quya
cần, đổ đất, quay cần kết hợp với hạ gầu.
- Điểm ghi: Là thời điểm phân chia ranh giới giữa 2 phần tử liền kề nhau về phương diện thi công của quá
trình xây lắp. Điểm ghi vừa là thời điểm kết thúc của phần tử trước, đồng thời là thời điểm bắt đầu của phần tử sau.
Ví dụ: Thời điểm nâng gầu kết hợp với quay cần trong quá trình LV của máy xúc có thể coi như thời điểm kết
thúc của phần tử “xúc đất vào gầu” và là thời điểm bắt đầu của phần tử “nâng gầu kết hợp với quay cần”.
- Nhân tố ảnh hưởng: Là những điều kiện, những hiện tượng ảnh hưởng đến trị số chi phí thời gian khi thực
hiện quá trình xây lắp. Trị số của chúng được biểu hiện bằng số hay bằng sự mô tả, hoặc hỗn hợp (cả bằng số
lượng và mô tả).
Ví dụ: Trọng lượng tấm lắp đặt là 3.5 tấn, chiều dài là 6.5m… là biểu hiện bằng số; máy xúc gầu thuận, đá
dăm, đá mạt … là biểu hiện bằng mô tả; gỗ ván thông loại 2, chiều sâu hố đào 1m là biểu hiện hỗn hợp.
- Đặc tính của quá trình xây lắp: Là tập hợp các trị số nhân tố ảnh hưởng đặc trưng cho quá trình đang được
nghiên cứu khác biệt so với quá trình khác.
- Tiêu chuẩn của quá trình xây lắp: Là đặc tính của quá trình có tính đến việc tổ chức lao động và sản xuất
đúng đắn phù hợp với sự phát triển của KHKT hiện đại, sử dụng đầy đủ trình độ của công nhân, năng suất của
máy. Khi lập định mức có căn cứ kỹ thuật, tiêu chuẩn của quá trình xác định những điều kiện tổ chức kỹ thuật cầnt
hiết để hoàn thành và hoàn thành vượt mức những định mức đó.
- Các dạng khác nhau của quá trình xây lắp: Là quá trình xây lắp hay một phần của nó có tiêu chuẩn của quá
trình riêng biệt và định mức riêng biệt trong thành phần của nhón định mức, được thống nhất bởi một số dấu hiệu

chung.
Ví dụ: Máy xúc hoạt động với các góc quay 90, 120, 150 độ…, máy ủi hoạt động với cự ly 30m, 50m, 70m,
100m …

7


Câu 7: Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành quan sát
1. Nghiên cứu một cách toàn diện quá trình cần xây dựng định mức:
- Dựa vào các TL thiết kế, bản vẽ thi công… đồng thời kết hợp với nghiên cứu tại hiện trường. Kết quả phải xác
định được dây chuyền thi công hợp lý cũng như nhu cầu về dụng cụ, công cụ, vật liệu .. của quá trình.
- Những biện pháp đưa ra phải đảm bảo cho quá trình xây dựng phù hợp với trình độ hiện tại của kỹ thuật XD.
Tránh nêu ra những biện pháp giả tạo, không thực tế.
2. Lựa chọn đối tượng quan sát
- Đối tượng quan sát (khu vực XD, loại công tác, máy móc, công nhân) cần đặc trưng cho trình độ tổ chức kỹ
thuật tiên tiến và đáp ứng với yêu cầutoor chức lao động hợp lý.
- Công nhân được chọn phải là người nắm vững kỹ thuật công việc và luôn hoàn thành các định mức hiện hành,
đảm bảo chất lượng SP tuy nhiên không nên chọn những công nhân đạt năng suất quá cao.
3. Mô tả điều kiện tổ chức kỹ thuật của quá trình
- Bao gồm các mặt: đặc tính của máy móc thiết bị, đặc tính của sản phẩm, quy cách vật liệu, kết cấu, thành phần
công nhân và chế độ trả lương,…
- Cần mô tả các điều kiện tổ chức kỹ thuật của quá trình một cách tỉ mỉ, chính xác.
- Tất cả các điều kiện tổ chức kỹ thuật của quá trình được phản ánh vào “biểu đặc tính của quá trình”, nội dung
gồm: ngày tháng quan sát, thời hạn trong ca, nhiệt độ, áp suất, các tài liệu về công nhân, mô tả chi tiết các loại
vật liệu, công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị sử dụng, đặc tính và chất lượng của sản phẩm, mô tả nơi làm việc,
tổ chức kỹ thuật của quá trình (nêu rõ mqh về mặt tổ chức của nó đối với quá trình liền kề cũng như những
thiếu sót trong sự tổ chức kỹ thuật của quá trình).
4. Phân chia quá trình ra các phần tử, xác định điểm ghi, chọn đơn vị đo sản phẩm
- Phân chia căn cứ vào tính chất của quá trình nghiên cứu. Kết quả được bản “danh mục các phần tử”. Bản danh
mục này cần đầy đủ không sót và đảm bảo cho việc đo sản phẩm được dễ dàng.

- Danh mục các phần tử công tác của máy và công nhan phục vụ máy phải được lập riêng.
- Các điểm ghi cần xác định rõ ràng, tránh nhầm lẫn chi phí thời gian của các phần tử.
- Đơn vị đo SP của các phàn tử cần chọn cụ thể, biểu thị được khối lượng sản phẩm tương ứng, có thể dùng kỹ
thuật đo lường đơn giản, bảo đảm mức độ chính xác yêu cầu.
5. Lựa chọn hình thức quan sát
Phụ thuộc vào mục đích quan sát, tính chất của quá trình xây dựng và khả ăng nghiên cứu của các hình thức
quan sát để lựa chọn. Có các hình thức sau:
- Phương pháp thống kê: Kỹ thuật đơn giản, có thể quan sát cùng một lúc nhiều công việc nhưng không cho phép
phân tích quá trình theo các yếu tố và các chỉ tiêu thống kê theo thời gian không chính xác. Chỉ dùng để xác
định mức độ hoàn thành các định mức hiện hành, không dùng để lập, nghiên cứu các định mức tiên tiến.
- Chụp ảnh quá trình: Là phương pháp tổng hợp dùng để tiến hành phần lớn các công tác nghiên cứu, tuy nhiên
khối lượng lao động của công tác quan sát và khối lượng xử lý lớn. Do vậy, giá trị 1 đơn vị SP định mức cao.
- Phương pháp bấm giờ: mức độ chính xác của việc ghi chép thời gian cao, tính kinh tế cao do khối lượng lao
động sử dụng ít. Tùy thuộc số lượng đối tượng quan sátvà mức độ chính xác yêu cầu có thể sử dụng các hình
thức chụp ảnh đồ thị, ghi số, hỗn hợp.
6. Xác định khối lượng quan sát (xác định số lần quan sát và độ lâu quan sát)
- Mục đích: để xây dựng các định mức có tính chất bình quân, tiêu biểu, đúng đắn.
- Số lần quan sát phụ thuộc nhiều yếu tố như: đặc tính của quá trình xây lắp, số lượng các dạng khác nhau của
quá trình, tính chất của các nhân tố ảnh hưởng. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào ý nghĩa kinh tế của quá trình,
phương pháp quan sát, đặc điểm của việc đo sản phẩm.
- Độ lâu của mỗi lần quan sát phụ thuộc vào phương pháp quan sát.
7. Lập chương trình, kế hoạch nghiên cứu.
Ngoài ra, còn chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện cần thiết để quan sát như: biểu, bảng, bút mực, đồng hồ
bấm giây, thước đo…

8


Câu 8: Các phương pháp quan sát thống kê kỹ thuật, CAQT, bấm giờ
1. Phương pháp quan sát thống kê kỹ thuật

a. Đối tượng( phạm vi áp dụng)
Xác định mức độ hoàn thành của các định mức hoàn thành
Quan sát đồng thời công việc của 3-4 công nhân
Mức độ chính xác của việc tính toán chi phí thời gian là 5 phút
Quan sát trong 1 ca làm việc( nếu sản phẩm có thời gian lớn hơn 1 ca làm việc thì phải quan sát toàn bộ quá
trình)
Chú ý đảm bảo thành phần thực tế của công tác với tiêu chuẩn định mức
b. Ghi chép nội dung biểu mẫu
- Phần 1: Nêu những tài liệu về công nhân
- Phần 2: Biểu đồ quan sát
- Phần 3: Tính toán khối lượng công tác
- Phần 4: Trình bày sự sai lệch so với định mức
- Phần 5: Kết quả quan sát
- Phần 6: Trình bày những kiến nghị
2. Phương pháp chụp ảnh quá trình
a. Chụp ảnh ghi số
*. Đối tượng, phạm vi
Sử dụng để quan sát công việc của máy hoặc của một hay hai công nhân khi cần độ chính xác lớn( 5 – 15 giây)
*. Nội dung ghi chép
Thời gian được ghi chép trên biểu mẫu. Trong quá trình quan sát, các phần tử xuất hiện được ghi lần lượt vào
cột 4 bằng số hiệu tương ứng, thời gian kết thúc của phần tử đó được ghi vào cột số 5 và 6, số lượng sản phẩm
và chú thích ghi vào cột 8, 9. Các cột từ 10 đến 15 tương tự như cột 4 đến cột 9, được sử dụng để thống kê thời
gian và công tác của công nhân từ thứ 2 nếu có.
b. Chụp ảnh đồ thị
*. Đối tượng, phạm vi
Được áp dụng khi quan sát đồng thời công việc của 1 – 3 công nhân với sự thống kê chi phí thời gian và sản
phẩm đã hoàn thành theo từng công nhân riêng biệt, độ chính xác của việc ghi chép thời gian là 0,5 – 1 phút
*. Nội dung ghi chép
Trước khi quan sát, sơ bộ điền sẵn cột 1 và cột 2. Trong quá trình quan sát, thời hạn xảy ra của từng phần tử
được biểu thị bằng những đoạn thẳng trên biểu đồ chia thành những khoang nhỏ, mỗi khoang ứng với 1phut.

Mỗi công nhân biểu thị bằng 1 đường khác nhau. Ứng với phần tử và từng công nhân tính tổng số các khoang
trên biểu đồ bị các đoạn thẳng cắt rời ghi vào cột 4 và cột 5. Chính trị số này biểu thị chi phí thời gian theo từng
phần tử của từng công nhân được ghi vào cột 6 và 7.
3. Phương pháp chụp ảnh hỗn hợp
a. Đối tượng, phạm vi
Áp dụng khi quan sát đồng thời một nhóm có hơn 3 công nhân trở lên
b. Nội dung ghi chép
Thời gian, chi phí được ghi chép trên biểu mẫu. Kỹ thuật ghi chép trên biểu mẫu này cũng tương tự như ghi
chép trên chụp ảnh đồ thị. Cụ thể là thời gian xảy ra của từng phần tử được biểu thị bẳng những đoạn thẳng
trên biểu đồ có chia làm khoang nhỏ, mỗi khoang tương ứng với một phút, còn số lượng côn nhân tham gia
thực hiện phần tử đó trong từng khoảng thời gian được biểu thị bằng chữ số ghi ở phía trên đoạn thẳng đó.

9


Câu 9: Phương pháp xác định số lần chụp ảnh ngày làm việc cần thiết
Thực hiện số lần chụp ảnh ngày làm việc nhận được các kết quả về chi phí thời gian làm việc theo ca, theo định
mức
- Xác định thời gian tổn thất trong từng lần quan sát theo các đơn vị kép( giờ-công; phút-công)
- Xác định trị số thời gian tổn thất
Pi =

titt: thời gian ngừng nghỉ
∑ti: Tổng số thời gian làm việc
- Xác định tọa độ điểm A(n,δ2)
n: số lần quan sát
δ=∑
P: trị số trung bình của thời gian tổn thất
Pi: trị số về thời gian
- Xác định điểm trên đồ thị của hình 6( trang 87),

nếu điểm A nằm bên trái đường ε = 3 thì số lần quan sát chưa đủ và phải quan sát thêm, đưa kết quả quan
sát vào dãy số và kiểm tra lại. Nếu A nằm bên phải đường ε = 3 thì số lần quan sát đủ. Điểm A càng nằm sát
điểm E nào đó thì tổn thất thời gian sẽ dao động ±1 số % của E
- Đưa con số thực tế trên vào khoảng giới hạn( P-ε; P) Nếu các con số nằm ngoài không cần thiết kiểm tra lại dãy
số và loại bỏ các con số trước đó.

Câu 10: Khái niệm, trình tự chung của việc xây dựng định mức cho thời gian tác nghiệp
Định mức cho công tác tác nghiệp( chính và phụ) được tiến hành trên cơ sở các tài liệu quan sát định mức phù hợp
với tiêu chuẩn nhất định của quá trình xây dựng.
Chi phí lao động cho công tác tác nghiệp(T TN) được xác định bằng tổng chi phí lao động cho các bộ phận của quá
trình xây dựng tính trên một đơn vị đo sản phẩm của bộ phận đó( t1, t2, t3…tn) được quy đổi theo hệ số chuyển
đổi từ đơn vị đo sản phẩm của từng bộ phận của quá trình sang đơn vị đo sản phẩm của cả quá trình xây dựng( k1,
k2, …kn) như vậy
TTN = t1.k1 + t2.k2 + …+tn.kn =

10


Câu 11: Chỉnh lý kết quả quan sát để xây dựng định mức cho thời gian tác nghiệp bằng PP biểu đồ phân
tích và PP bình phương bé nhất.
1. PP biểu đồ phân tích:
- Nội dung của PP: Biểu diễn các cặp trị số, nhân tố ảnh hưởng và chi phí thời gian lên biểu đồvà dùng phép
nội suy để xác định đúng đắn đường tiêu chuẩn biểu thị sự phụ thuộc của thời gian vào các nhân tố ảnh hưởng.
Đường tiêu chuẩn này phải thỏa mãn:
+ Các điểm thực nghiệm phân tán về cả 2 phía của đường tiêu chuẩn.
+ Tổng các độ lệch từ đường thực nghiệm đến vị trí tương ứng của đường tiêu chuẩn bằng 0.
Dạng đường thẳng T = ax + b

Tính trị số trung bình:


Xác định được điểm A (
Điểm A chia đoạn thẳng thành 2 đoạn: P (

Q(

Xác định a = tgα =

Giả sử phương trình có dạng:

biến đổi thành :

Giải từng phương trình ta xác định được các hệ số
Xác định b:

2. PP bình phương bé nhất:
Nội dung: tuân theo định luật gauss
Tổng bình phương của các khoảng cách từ các điểm thực nghiệm đến tung độ tương ứng của đường tiêu chuẩn
là min. ∑ε2 →min.
- Nếu phương trình có dạng: T = ax + b

11


Khai triển rat a được:

Ta có định thức:

*. Xét mối quan hệ của thời gian và nhân tố ảnh hưởng xem mối quan hệ có chặt chẽ hay không.
- xét trường hợp một nhân tố ảnh hưởng và sự phụ thuộc tuyến tính (phụ thuộc đường thẳng).
Dùng hệ số tương quan:


r gần 1 thì mối quan hệ càng chặt chẽ.
- Xét trường hợp một nhân tố ảnh hưởng và sự phụ thuộc đường cong.
Dùng tỉ số tương quan:

- xét trường hợp 2 nhân tố ảnh hưởng dùng hệ số tương quan bội. Nếu xét mối quan hệ tuyến tính của chi phí
thời gian với 2 nhân tố ảnh hưởng là x và z thì hệ số tương quan bội sẽ như sau:

Trong đó:

12


Câu 12: Lập định mức cho các loại thời gian định mức phụ.
1. Lập định mức cho thời gian tác nghiệp:
Định mức cho thời gian tác nghiệp chính và phụ được tiến hành trên cơ sở các tài liệu quan sát định mức phù
hợp với tiêu chuẩn nhất định của quá trình xây dựng. Chi phí cho thời gian tác nghiệp được xác định bằng tổng chi
phí lao động cho các bộ phận của quá trình xây dựng tính trên 1 đơn vị đo sản phẩm của bộ phận đó và được quy
đổi theo hệ số chuyển đổi từ đơn vị đo sản phẩm của từng bộ phận của quá trình sang đơn vị đo sản phẩm của cả
quá trình xây dựng.

2. Lập định mức cho công tác chuẩn bị và kết thúc:
PP áp dụng chung là dùng PP chụp ảnh ngày làm việc. trước khi tiến hành chụp ảnh ngày làm việc ta chi nhóm
thời gian chuẩn kết thành 2 loại:
- Thời gian chuẩn kết đơn thuần cần thiết.
- Thời gian chuẩn kết lien quan đến nhiệm vụ : đọc bản vẽ, nhận chỉ thị thi công công nghệ => thời gian chuẩn
kết trung bình
Trường hợp thời gian chuẩn kết ít ta có thể xác định bằng 1 tỉ lệ % so với thời gian định mức.
3. Lập định mức cho thời gian ngừng nghỉ được quy định.
- Lập định mức cho thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên

- Lập định mức cho thời gian nghỉ vì lí do kỹ thuật thi công.
Dùng PP chụp ảnh ngày làm việc
Khi thời gian tương đối lớn => dành 1 phân thời gian => chủ nhật nghỉ giải lao
+ Tính lại thời gian ngừng kỹ thuật thi công
+ Tính thời gian nhu cầu tự nhiên.
TH1: sử dụng ½ thời gian ngừng vì lí do kỹ thuật thi công để công nhân sử dụng thời gian ngừng tự nhiên
nhưng phải ≥5% thời gian định mức đơn vị sản phẩm.
Khi định mức thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên lấy bằng trị số tối thiểu =5%.
Trị số ngừng việc vì kỹ thuật thi công trong TH 1 được xác định theo công thức:

Khi đó định mức thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên còn lại là :

TH2: Sử dụng thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên lấy cố định = 5%

Trong đó:

13


TTN: Chi phí lao động cho tác nghiệp chính và phụ tính bằng người phút/ đơn vị sản phẩm
PNN và PCK: Trị số % định mức thời gian ngừng nghỉ giải lao , nhu cầu tự nhiên và thời gian chuẩn kết so với
định mức đơn vị sản phẩm.

14


Câu 13 : Lập định mức cho quá trình làm việc cơ giới hóa
a. Thiết kế nơi làm việc của quá trình, thành phần tổ công nhân tham gia quá trình
- Thiết kế nơi làm việc của quá trình : LÀ việc tổ chức không gian nơi làm việc nhằm tạo điều kiện lao động
thuận lợi và an toàn.

- Nội dung chủ yếu của thiết kế tổ công nhân tham gia quá trình
+ Đối với công nhân điều khiển và phục vụ máy xác định căn cứ vào đặc tính kỹ thuật và quá trình công
nghệ của máy. Trong 1 số trường hợp có thể giảm công nhân kt cao bằng cn kt thấp hơn nếu phục vụ nhiều
máy
+ Đối với công nhân thực hiện công việc thủ công phân ra làm 2 loại:
• cn làm việc tách biệt với quá trình cơ giới : số lượng cn và sự phân công trong nhóm phải đảm bảo thời
hạn làm việc 1 chu lỳ của họ =< thời hạn làm việc 1 chu kỳ của máy
• cn làm việc song song với quá trình cơ giới : được xác định bằng quan sát và kinh nghiệm.
b. Thiết kế chế độ làm việc của ca máy
- Khi tk chế độn làm việc của ca máy cần vạch ra những sự ngừng việc lien quan đến TCTC của máy, chế độ
làm việc của máy trong xây dựng
- Cần tạo mọi khả năng để giảm bớt thời hạn ngừng việ đến mức thấp nhất. ví dụ:
+ Bố trí thời gian bảo dưỡng máy và tg ngừng việc hoặc vào đầu hay cuối ca
+ Nếu sản phẩm của quá trình cơ giới yêu cầu nhanh chóng đưa vào sx thì phải ngừng việc của máy trước
khi kết thúc ca làm việc .
+ Bố trí giờ của công nhân phục vụ máy sớm hơn và cn sử dụng sản phẩm của máy muộ hơn giờ làm việc
của máy
- Để xác định thời gian làm việc của ca máy cần xác định :
+ Thời gian có mặt của công nhân tại nơi làm việc
+ Thời gian chuẩn bị cho máy ra hiện trường
+ Thời gian bắt đầu làm việc hiệu quả khi bắt đầu lv và sau khi ngừng đặc biệt
+ Thời gian kết thúc công tác có hiệu quả của máy trước khi kết thúc ngày lv và trước khi ngừng đặc biệt
+ Trị số sử dụng máy Ktg :

hoặc






: thời hạn 1 ca máy
: thời gian ngừng hợp lý theo qđ và thời gian lv đặc biệt của máy
Phl, Pdb : trị số % thời gian ngừng hợp lý và lv đặc biệt

+ Thời gian ngừng hợp lý bao gồm thời gian ngừng máy phục vụ kỹ thuật, lien quan đến tổ chức thi công
và liên quan đến nghỉ ngơi và giải quyết nhu cầu tự nhiên của công nhân.
c. Xác định năng suất của máy sau 1h làm việc tự nhiên và liên tục
- Được xác định bằng cách nhân số chu kỳ tiêu chuẩn sau 1h làm việc lien tục với số lượng sản phẩm của
máy đã sản xuất được sau 1 chu kỳ .
- Năng suất của máy làm việc theo chu kỳ sau 1h làm việc liên tục được xác định theo công thức :
N giờ = n.v.k1.k2….kn hay 3600/Tck. n.v.k1.k2….kn
• n : số chu kỳ tiêu chuẩn trong 1h là việc liên tục của máy
• v : số lượng sp sau 1 chu kỳ
• k1,k2…kn: 1 vài hệ số tính đến tính năng kỹ thuật của máy và các chỉ tiêu sử dụng máy
• Tck : thời hạn sử dụng 1 chu kỳ của máy
- Năng suất của máy làm việc lien tục sau 1h làm việc liên tục được xác định theo công thức :

15


N giờ = w.k1.k2….kn
• w : số lượng sản phẩm sau 1 h lv lien tục với tải trọng đầy đủ và không đầy đủ
• k1,k2…kn: 1 vài hệ số có tính đến ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đối với năng suất 1h lv liên
tục
d. Xác định mức năng suất ca máy, định mức thời gian sử dụng máy
- Định mức năng suất ca máy được xđ bằng cách nhân đm năng suất 1h máy lv lien tục với số lượng giờ lv
lien tục của máy trong ca. Số lượng giờ máy lv liên tục bằng số giờ máy trong ca nhân với hệ số sử dụng
máy trong ca
Nca = N giờ . Tca .Ktg
- Định mức thời gian sử dụng máy – biểu thị số giwof – máy cần thiết để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm

tương ứng :
Tmáy = 1/Ngiờ x 100/(100 –(Phl + Pdb)
- Định mức thời gian với cn được xác định bằng cách nhân đm thời gian sử dụng máy với số lượng công
nhân quy định.

16


Câu 14 : Khái niệm, nội dung định mức tiêu dùng vật liệu
a. Khái niệm định mức tiêu dung vật liệu
Định mức tiêu dùng vật liệu có căn cứ kỹ thuật là số lượng vật liệu cần thiết để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm xây
dựng thích hợp, thỏa mãn các yêu cầu của điều kiện kỹ thuật trong sản xuất và nghiệm thu công trình với điều
kiện tổ chức sản xuất một cách hợp lý và sử dụng tiết kiệm vật liệu .
b. Nội dung định mức tiêu dùng vật liệu
- Đm tiêu dùng vật liệu được xác định trên 1 đơn vị đo của sản phẩm thích hợp
V0 = Vt + P + M
• V0 : Đm tiêu dùng vật liệu có căn cứ kỹ thuật
• Vt : Đm vật liệu hữu ích
• P : Phế liệu cho phép
• M : mất mát vật liệu cho phép
- Đm tiêu dùng vật liệu được tiến hành với sự tính toán đồng thời chi phí của tất cả vật liệu cần thiết để hoàn
thành quá trình xây dựng đã cho
- Những khái niệm lien quan đến ĐM tiêu dùng vật liệu
+ Phần vật liệu hữu ích : là lượng vl cần thiết ít nhất để tiến hành chế tạo đơn vị sản phẩm , mà không
tính đén phế liệu và mất mát sinh ra trong tất cả những giai đoạn vận chuyển, gia công, bảo quản… Đây
chính là chi phí vạt liệu cần thiết để chế tạo ra những thực thể của sản phẩm và do đó tạo ra giá trị sử
dụng và 1 phần giá trị sản phẩm.
+ Phế liệu : là phần vật liệu còn lại không thể sử dụng để tạo thành sản phẩm cần thiết , nhưng có thể sử
dụng, chế tạo sản phẩm nào đấy
+ Phế liệu trừ bỏ được : là những phế liệu không thể xảy ra khi tiến hành đúng theo yêu cầu của các quy

trình, quy phạm kỹ thuật thi công. Phát sinh chủ yếu do :
• Sử dụng vl mà chất lượng của nó không phù hượp yêu cầu và kích thước của nó chưa phải thích
hợp và tiết kiệm nhất so với kích thước quy định của sp.
• Không thực hiện đúng nguyên tắc sản xuất, bảo quản, nghiệm thu vật liệu
• Cắt vụn vl ko hợp lý
• Cẩu thả, ko cẩn trọng khi dùng vl
+ Phế liệu khó trừ bỏ được ; là những phế liệu sinh ra không thể tránh khỏi
+ Mất mát vật liệu : là phần vl còn lại không thể sử dụng để chế tạo sp nào khác
+ Phế liệu và mất mát vật liệu theo nơi xảy ra được chia thành 4 nhóm :
• Nhóm mất mát trong quá trình vận chuyển : do quá trình công nghệ vận tải và công tác xếp dỡ ko
hợp lý .
• Nhóm mất mát trong quá trình bảo quản ở kho
• Nhóm mất mát trong quá trình gia công vật liệu
• Nhóm mất mát trong quá trình lắp đặt
- Các phương pháp định mức tiêu dùng vật liệu :
+ Phương pháp thống kê kỹ thuật : Được thực hiện bằng cách đo số lượng vl khi cung cấp và số lượng vl
còn lại sau khi hoàn thành. Phương pháp này ko xđ được phế liệu và mất mát vl
+ Phương pháp phân tích nghiên cứu : Được thực hiện bằng cách đo và ghi chép khối lượng vật liệu đã
hoàn thành và số lượng vl đã xuất ra. Phương pháp này xđ được phế liệu và mất mát vl
+Phương pháp thí nghiệm : Được thực hiện trên cơ sở quan sát tiến hành trong điều kiện đặc biệt được
tạo ra . Áp dụng tính chi phí cho sản phẩm mới, cho từng công tác sửa chữa, trong những trường hợp
cần nghiên cứu kỹ các nhân tố riêng biệt mà điều kiện bt ko thực hiện được. Pp này mang tính chủ quan
nên cần kết hợp với các pp khác và thực tiễn sản xuất
+ Phương pháp phân tích tính toán : được xác định bằng con đương tính toán lý thuyết, tiến hành cơ sở
nghiên cứu kết cấu xây dựng được đm có tính đến đặc điểm của quá trình công nghệ thuộc quá trình xây
dựng tương ứng

17





Áp dụng khi đm tiêu dùng vl ko có phế liệu và mất matsvl khó trừ bỏ được, cũng như có thể xđ
bằng pp lý thuyết
• Số lượng vl cần thiết được xđ theo đồ án thi công có sử dụng sổ tay và đm. Đm được lập dưới
dạng 1 biểu giải thích và cần được kiểm tra trong điều kiện sản xuất
• Khi lập Đm bằng pp này cần đảm bảo quá trình xd được tổ chức đúng đắn, kết cấu xd được định
hình, vl cần được bảo quản và vận chuyển thích hợp cũng như đầy đủ về số lượng, chất lượng
• Việc đo khối lượng sản phẩm hoàn thành được tiến hành vào thời gian ngừng việc và việc đo số
lượng vl chi dùng cần được tiến hành suốt quá trình theo dõi
Để đảm bảo chất lượng các lần đo cần :
• Đảm bảo khả năng đo chính xác khối lượng vl xuất nhập tại nơi làm việc
• Các công tác định mức phải được thực hiện bởi những cn có trình độ chuyên môn phù hợp
• Quá trình được đm cần áp dụng các quá trình công nghệ tiên tiến
• Áp dụng các biện pháp loại trừ hoặc giảm bớt mất mát vl
• Thu nhặt đầy đủ phế liệu và mât mát vl
• Nhân viên thực hiện cần hiểu rõ về vl, quá trình xd, nghiệm thu. Trong quá trình đo caanf theo
dõi liên tục và ghi chép đầy đủ
• Để nhận được Đm tiêu dùng vl coa căn cứ kỹ thuật cần tiến hành 1 số lần đo, số lượng sso với
mỗi loại vl khác nhau phụ thuộc vào mức độ chính xác yêu cầu của định mức và hệ số ổn định
( phân tán ) của dãy số biểu thị chỉ tiêu vl đã tiêu dùng thực tế
• Hệ số ổn định của dãy số (Kpt) được xác định bằng tỉ số giữa trị số lớn nhất của kết quả đo với
trị số nhỏ nhất của nó.
• Khi đm vl , danh mục của quá trình xd cũng như đơn vị đo vl và khối lượng công tác hoàn thanh
phù hợp với danh mục công tác và đơn vị đo quy định trong các tập đmvà đon giá thống nhất
ngành xd hay các tập đơn giá khu vực cảu các tỉnh , thành
• Việc xác định đm cần tiến hành cho tất cả các vl cần thiết để thực hiện công tác đã cho.

18



Câu 15. Khái niệm, tác dụng và nguyên tắc cơ bản của việc hình thành giá cả trong xây dựng:
a. Khái niệm:
Giá cả hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đã được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường, đồng
thời biểu hiện tổng hợp các mối quan hệ kinh tế như quan hệ cung cầu, quan hệ tích lũy tiêu dùng, quan hệ thị
trường trong nước và ngoài nước…
b. Tác dụng:
Nhờ có giá cả, Nhà nước có thể kế hoạch hóa và kiểm tra chi phí xã hội cần thiết, cân đối nền kinh tế quốc dân,
tính toán chi phí và kết quả sản xuất; so sánh hiệu quả kinh tế của việc sản xuất và sử dụng các loại sản phẩm khác
nhau mà không so sánh trực tiếp được.
c. Nguyên tắc cơ bản của việc hình thành giá cả trong xây dựng:
- Trong quá trình hình thành giá, chỉ tiêu giá thành giữ vai trò quan trọng:
+ Giá thành là một phần tách biệt của giá trị, trong quá trình lưu thông nó thường trở về doanh nghiệp để bù đắp
chi phí của nó.
+ Giá thành bao gồm: chi phí vật liệu, tiền lương, chi phí sử dụng máy, chi phí chung. Giá thành chiếm phần lớn
giá trị sản phẩm.
+ Những chi phí sản xuất riêng biệt của từng doanh nghiệp được xác định thông qua các định mức chi phí lao
động, vật tư, máy thi công… Vì vậy trong qua trình tính toán giá thành sant phẩm bình quân của nghành, những
chi phí riêng biệt được biến đổi thành chi phí xã hội bình quân.
+ Giá thành định mức được coi là tiêu chuẩn của nhà nước, cho phép chi phí đối với mỗi doanh nghiệp về các
loại sản phẩm riêng biệt và việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch về giá thành là một chỉ tiêu quan trọng biểu thị kết
quả hoạt động kinh tế.

19


Câu 16. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả xây dựng, phương pháp xác định giá cả sản phẩm xây dựng:
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả xây dựng:
- Trong xây dựng, việc hình thành giá cả thị trường gặp nhiều trở ngại do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản
phẩm xây dựng:

+ Sản phẩm xây dựng mang tính chất đơn chiếc dẫn đến sự khác nhau về khối lượng công tác và phương thức
thực hiện.
+ Sự đa dạng về các điều kiện khí hậu, tự nhiên và điều kiện kinh tế theo các vùng trong nước cũng dẫn đến sự
khác nhau về giá cả vật liệu, chi tiết, kết cấu, chi phí vận chuyển, tiền lương, năng suất lao động… Do đó dẫn đến
sự khác nhau về giá thành công tác xây lắp.
+ Khi tiến hành xây dựng công trình ở những vùng mới còn phải tiến hành xây dựng những xí nghiệp sản xuất
phụ trợ hay những công trình tạm… Tất cả những điều đó làm cho sản phẩm xây dựng không có giá thống nhất
trên thị trường.
b. Phương pháp xác định giá cả sản phẩm xây dựng:
- Công thức tính giá cả sản phẩm xây dựng có dạng:
GXD = GXDCT1 + GXDCT2 + … + GXDCTn
n: số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức sau:
m
GXDCT = (∑QXDj x Zj + GQXDK) x (1 + TGTGT-XD)
j=1
Trong đó:
- QXDj: khối lượng công tác xây dựng chủ yếu hoặc bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình, hạng mục công
trình thuộc dự án (j=1÷m);
- Zj: đơn giá công tác xây dựng chủ yếu hoặc đơn giá theo bộ phân kết cấu chính thứ j của công trình. Đơn giá
có thể là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ hoạch giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp và cả
chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước.
- GQXDK: chi phí xây dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công
trình được ước tính theo tỷ lệ % trên tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu hoặc tổng chi phí xây
dựng các bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình.
Tùy theo từng loại hạng mục công trình xây dựng mà ước tính tỷ lệ % của chi phí xây dựng các công tác khác
hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình..
- TGTGT_XD: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng.

20



Câu 17. Các loại giá sản phẩm ứng với các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng
1. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, được tính toán và xác định
trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với
trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình được
xác định phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
Tổng mức đầu tư được lập trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
2. Dự toán công trình
Dự toán công trình được tính toán và xác định theo công trình xây dựng cụ thể, trên cơ sở khối lượng các công
việc, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng
mục công trình và hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình.
Dự toán công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình, là căn cứ để đàm phán, ký kết
hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
Dự toán công trình được lập trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Tổng mức đầu tư tính cho 1 dự án, trong dự án có thể có một hoặc nhiều công trình và Dự toán công trình tính
cho từng công trình đó.
3. Giá gói thầu

4.

5.

6.

7.

Giá gói thầu là giá trị gói thầu được Chủ đầu tư phân chia trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư
hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.

Giá dự thầu
Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu khi tham gia đấu thầu và có tính đến
các yếu tố cá biệt của Nhà thầu như: định mức, đơn giá, biện pháp tổ chức thi công.
Giá hợp đồng
Giá hợp đồng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện công việc theo yêu
cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ, điều kiện thanh toán và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp
đồng xây dựng.
Giá thanh toán
Là giá mà Chủ đầu tư thanh toán cho Nhà thầu tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được
nghiệm thu khi thực hiện hợp đồng
Giá quyết toán
Là toàn bộ chi phí hợp lý để thực hiện dự án đầu tư hoặc thực hiện hợp đồng. Chi phí hợp lý là chi chí được
thực hiện trong phạm vi dự án theo thiết kế dự toán được phê duyệt và cả phẩn bổ sung theo hợp đồng mà các
bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
Vậy: Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có
trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận
trong hợp đồng.

21


Câu 18. Thành phần kết cấu vốn đầu tư và các bộ phận chi phí trong giá trị dự toán công tác xây dựng
I. Thành phần kết cấu vốn đầu tư
Khối lượng vốn đầu tư xây dựng các công trình được hợp thành từ :
1) Chi phí xây dựng
2) Chi phí thiết bị
3) Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
4) Chi phí quản lý dự án
5) Chi phí tư vấn đầu tư XD công trình
6) Chi phí dự phòng

7) Chi phí khác
1. Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây dựng; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng;
chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi
công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
Đối với công trình giao thông, chi phí xây dựng bao gồm các chi phí dùng để:
- Khai phá khu vực xây dựng (phát tuyến, chặt cây, dọn dẹp mặt bằng…)
- XD nền đường, kể các các thiết bị thoát nước, công tác gia cố nền đường
- Xây dựng các công trình nhân tạo như cầu, cống, kè đá, tường chắn…
- XD áo đường
- Công tác về phụ kiện của các đường (mốc tiêu, tường ngăn, vỉa hè, …)
- XD đường nhánh từ đường ô tô đến ga đường sắt, thành phố, làng mạc …
- Sửa chữa và bảo dưỡng các đoạn đường công vụ trước khi bàn giao đưa vào khai thác thường xuyên
- Các công tác và chi phí xây dựng khác.
2. Chi phí thiết bị: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí
đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyển, bảo
hiểm thiết bị; thuế, phí và các chi phí có liên quan khác.
Cụ thể đối với công trình GTVT:
- Giá trị các thiết bị công nghệ, động lực, vận tải, xếp dỡ cần thiết phục vụ công trình
- Giá trị các công cụ, dụng cụ, thiết bị cho các phòng thí ghiệm mô hình
- Giá trị các thiết bị đo lường, kiểm tra, hiệu chỉnh
- Giá trị các thiết bị, phụ từng trang bị bổ sung cho thiết bị
- Chi phái vận chuyển, bảo dưỡng tại công trường và bảo hiểm thiết bị công trình
- Lắp đặt các bộ phận chủ yếu của thiết bị, máy móc
- Lắp đặt các ống dẫn nước, hơi, khí, các đường dây thược thiết bị
- Công tác chá ly nhiệt, điện, quét sơn, mạ, chống ẩm cho thiết bị
- Chi phí chạy thử máy
3. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên
đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư
có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư

- Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý việc thực hiện các công
việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao,
đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc;

22


- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán
công trình;
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình;
- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về
chất lượng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng
công trình;
- Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;
- Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác
4.
-

Chi phí tư vấn đầu tư XD công trình: bao gồm

Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
Chi phí khảo sát xây dựng;
Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án;
Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc;
Chi phí thiết kế xây dựng công trình;
Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư, dự toán công
trình;
Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất,
hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị;
Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình;
Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán công trình, định mức xây dựng, đơn giá
xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động xây dựng,...
Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);
Chi phí thí nghiệm chuyên ngành;
Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;
Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất
lượng công trình;
Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn);
Chi phí quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về thời điểm bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng;
Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác

23


5. Chi phí khác: là những chi phí không thuộc các nội dung nêu trên nhưng cần thiết để thực hiện dự án đầu tư
xây dựng công trình, bao gồm:

- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
- Chi phí bảo hiểm công trình;
- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;
- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;
- Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công trình;
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án;
- Các khoản phí và lệ phí theo quy định;
- Một số khoản mục chi phí khác.
6. Chi phí dự phòng:
- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí
dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng
chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư
vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án (tính bằng năm), tiến độ
phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xây dựng.
II. Các bộ phận chi phí trong giá trị dự toán công tác xây dựng
Giá trị dự toán công tác xây dựng được xác định cho công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công
tác của công trình, hạng mục công trình đối với công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi
công, nhà tạm để ở và điều hành thi công.
Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công là chi phí để xây dựng nhà tạm tại hiện trường hoặc
thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc ở và điều hành thi công của nhà thầu trong quá trình thi công xây
dựng công trình.
Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia
tăng, cụ thể:
1. Chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp bao gồm:
+ Chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp) bao gồm: Giá trị VL chính, VL phụ, cấu kiện, các VL sử

dụng luân chuyển như ván khuôn, đà giáo, vật kết cấu bộ phận phụ tùng và bán thành phẩm được sử dụng để cấu
tạo ra kết cấu của công trình hoặc trực tiếp phục vụ việc hình thành kết cấu công trình
+ Chi phí nhân công: Là chi phí về tiền lương cấp bậc và tất cả các khoản lương phụ, phụ cấp lương, và một số
chi phí có thể khoán trực tiếp cho công nhân trực tiếp xây lắp, vận chuyển trong khu vực XD.
+ Chi phí máy thi công: Là chi phí sử dụng các loại máy móc thiết bị bằng động cơ điện, động cơ ddieezen, hơi
nước trực tiếp tham gia vào quá trình thi công xây lắp, bao gồm: chi phí khấu hao, CP sửa chữa, Cp nhiên liệu,
năng lượng, CP tiền lương thợ điều khiển máy và các CP khác.
+ Chi phí trực tiếp khác: Chi phí trực tiếp khác là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi
công xây dựng công trình như chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động,
bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và chi phí
bơm nước...
2. Chi phí chung

24


Chi phí chung là chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xây dựng công trình nhưng lại cần
thiết để phục vụ cho công tác thi công, tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sản xuất, xây dựng công trình.
Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí
phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác.
+ Chi phí quản lý của DN và điều hành SX tại công trường: bao gồm các chi phí cho việc tổ chức bộ máy
quản lý và điều hành sản xuất, duy trì bộ máy quản lý đó như tiền lương cho ban lãnh đạo và các phòng ban,
nhân viên y tế, thủ kho, tạp vụ... ngoài ra còn có các loại chi phí khấu hao các loại TSCĐ,CP dụng cụ làm việc,
dụng cụ sinh hoạt, văn phòng phí, tiền điện, nước...
+ Chi phí phục vụ công nhân: Là những chi phí phục vụ trực tiêp cho Cn xây lắp mà không tính vào CP nhân
công trong đơn giá như: chi phí bảo hiển xã hội, kinh phí công đoàn, chi phí y tế phòng bệnh dịch, Cp về dụng
cụ thi công, an toàn, bảo hộ lao động...
+ Chi phí Phục vụ thi công tại công trường: Là những chi phí để phục vụ sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đẩy
nhanh tốc độ thi công, tăng cường chất lượng sản phẩm, chế tạo công cụ cải tiến, chi phí di chuyển, điều động
công nhân...

+ Chi phí chung khác: Là những khoản chi phí phát sinh có tính chất chung cho toàn DN như bồi dưỡng
nghiệp vụ ngắn hạn, bảo vệ công trường, phòng chống bão lụt....
3. Thu nhập chịu thuế tính trước
Là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình. Mức thu
nhập chịu thuế tính trươc được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí trực tiêp và chi phí chung theo từng loại công
trình. Khoản thu nhập chịu thuế tính trước được dùng để nộp thuế thu nhập DN và 1 số khoản chi phải nộp,
phải trừ khác.
4. Thuế Giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhà nước và được tính trên tổng giá trị các khoản
mục chi phí trên. Thuê GTGT đầu ra được sử dụng để trả cho số thuế GTGT đầu vào mà DN đã ứng ra trả trước
khi mua vật liệu, vật tư, năng lượng...nhưng chưa được tính trong chi phí VL, máy. ..

25


×