Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Chuong 7 các PHONG TRÀO yêu nước VIỆT NAM THEO KHUYNH HƯỚNG PHONG KIẾN và tư sản CUỐI THẾ kỷ XIX, đầu THẾ kỷ XX t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.6 KB, 23 trang )

CHƯƠNG VII
CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VIỆT NAM THEO KHUYNH
HƯỚNG PHONG KIẾN VÀ TƯ SẢN CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ
XX

Cuối thế kỷ XIX, sau khi hoàn thành việc xâm lược, thực dân Pháp thực
hiện chính sách khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Lúc này, trong lòng xã hội Việt
Nam thuộc địa, nửa phong kiến xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản. Một là, mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Hai là, mâu
thuẫn giữa nhân dân lao động, trong đó chủ yếu là giai cấp nông dân với giai cấp
địa chủ phong kiến. Hai mâu thuẫn này diễn ra ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn dân
tộc đến cực điểm là nguyên nhân chính làm bùng nổ các phong trào yêu nước của
nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
I. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC THEO KHUYNH HƯỚNG PHONG KIẾN
1. Phong trào yêu nước chống Pháp (1858-1884)
Ngay từ ngày đầu ngày 2-9-1858, khi vừa đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà (Đà
Nẵng), thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân và quân
đội do Nguyễn Tri Phương chỉ huy. Ngày 5-6-1862, triều đình nhà Nguyễn ký
Điều ước dâng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp nhưng nhân dân không đầu
hàng, khởi nghĩa diễn ra ngày càng rộng khắp và quyết liệt.
Ngay từ khi Pháp tiến đánh Gia Định, năm 1959, Trương Định đã tập
hợp nghĩa quân tiến hành chống giặc ngay tại trung tâm thành phố. Khi triều
đình đầu hàng ký Hiệp ước Nhâm Tuất, ông kiên quyết chống lại, treo cờ ”
Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”, tức hai ông Phan, Lâm bán nước, triều
đình bỏ rơi dân chúng. Ông chuyển lực lượng về Gò Công và phát triển phong
trào chống Pháp ở khắp các tỉnh Nam bộ, chiếm giữ cả trục đường Gia ĐịnhBiên Hoà. Nghĩa quân của ông đã phối hợp với lực lượng chống Pháp của nhân

1


dân Campuchia do nhà sư PuKumPo lãnh đạo. Sau khi Trương Định mất, con


ông là Trương Quyền tiếp tục khởi nghĩa đến tháng 4-1866 mới chịu thất bại.
Ngay khi Pháp tiến đánh Gia Định, năm 1959, Trương Định đã tập hợp
nghĩa quân tiến hành chống giặc. Ông chuyển lực lượng về Gò Công và phát
triển phong trào chống Pháp ở khắp các tỉnh Nam bộ Nhân dân suy tôn ông là
Bình Tây Đại nguyên soái.
Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực kéo dài từ tháng12-1861 đến
tháng 9-1868 mới chịu thất bại nhưng ý chí bất khuất, kiên cường của ông đã
được khẳng định “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người
Nam đánh Tây”.
Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ (6-1867), phong trào kháng
chiến chống Pháp của nhân dân lại tiếp tục dâng lên mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc
khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm (con Phan Thanh Giản) năm 1867; khởi
nghĩa của Phan Tòng năm 1868 ở Ba Tri (Bến Tre), khởi nghĩa của Nguyễn Hữu
Huân ở Tân An, Mỹ Tho (Tiền Giang) ... Nhân dân Nam kỳ quyết tử vì nền độc
lập, tự do của tổ quốc đã làm thất bại ý đồ thắng nhanh của thực dân Pháp.
Phẫn uất trước việc triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874),
quân dân Hà Nội, khắp nơi nhân dân miền Bắc nổi dậy chống Pháp. Ở Hải
Dương có phong trào của Hộ đốc Lê Hữu Thường, ở Thái Bình có Nguyễn Mậu
Kiến, ở Nam Địch có Phạm Văn Nghị, Nguyễn Hiền … Quân dân Bắc Ninh,
Sơn Tây phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc hình thành thế bao vây
uy hiếp giặc ở Hà Nội. Ngày 21-12-1873, quân ta đã chặn đánh giết chết viên
Tổng chỉ huy Ph. Gácniê và nhiều lính Pháp ở Cầu Giấy.
Ngày 19-5-1883, cũng tại Cầu Giấy, trong chớp nhoáng, quân dân ta đã
đánh thắng thực dân Pháp lần thứ hai, tiêu diệt tổng chỉ huy H.Rivie, 5 sĩ quan
và nhiều binh sĩ Pháp phải bỏ chạy.

2


Ngày 25-8-1883, thực dân Pháp ép triều Nguyễn ký Hiệp ước

Hácmăng1gồm 27 điều khoản thừa nhận Pháp được toàn quyền thống trị Việt
Nam. Ngày 6-6-1884 triều đình Huế ký Hiệp ước Patơnốt, công nhận quyền bảo
hộ của Pháp đối với Việt Nam. Như vậy, thực dân Pháp phải mất gần 30 năm
(1858-1884) mới chiếm được nước ta. Việc triều đình lần lượt ký các hàng ước
với Pháp đã làm cho nhân dân oán ghét, căm hờn và quyết tâm đấu tranh chống
thực dân Pháp và tay sai phong kiến.
1. Phong trào Cần Vương (1885-1896)
Với việc ký Hiệp ước Pa-tơ-nốt, đất nước ta đã hoàn toàn rơi vào tay thực
dân Pháp, đánh dấu sự đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn. Tuy vậy, trong nội
các của triều Nguyễn vẫn có những người không chịu kiếp sống quỳ, đứng đầu là
Tôn Thất Thuyết.
Sau khi vua Tự Đức chết, Hàm Nghi lên ngôi, đại thần phụ chính Tôn
Thất Thuyết thấy Nam triều chưa đủ sức kháng cự nên đành chấp nhận nhiều
yêu sách của Pháp. Mặt khác, bí mật chuẩn bị lực lượng, vũ khí để chuẩn bị đối
phó.
Ngày 1 tháng 7 năm 1885, đại tướng toàn quyền Đờ Cuốcxi từ Hải Phòng
vào Huế để gây hấn. Thấy tình hình không thể nhân nhượng được nữa, đêm 4
tháng 7 năm 1885 (đêm 22 rạng 23 năm Ất Dậu), Tôn thất Thuyết ra lệnh cho
quân Nam triều tấn công bất ngờ vào Mang Cá, toà Khâm sứ Pháp. Nhưng do vũ
khí quá thô sơ, lực lượng mỏng nên cuộc tấn công bị thất bại. Quân Pháp phản
công, kinh thành Huế thất thủ. Tôn thất thuyết tập hợp tướng sĩ cùng nhà vua và
hoàng gia chạy khỏi kinh thành.
Sau khi vua Tự Đức chết, Hàm Nghi lên ngôi, đại thần phụ chính Tôn
Thất Thuyết thấy Nam triều chưa đủ sức kháng cự nên đành chấp nhận nhiều
yêu sách của Pháp. Mặt khác, bí mật chuẩn bị lực lượng, vũ khí để chuẩn bị đối
phó.
Hiệp ước này gồm 27 khoản, trong đó triều đình Huế công nhận Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, phần còn
lại đặt dưới sự “bảo bộ” của Pháp. Đất nước ta chia làm 3 kỳ. Từ Bình Thuận vào Nam tức Nam kỳ là thuộc
địa của Pháp, từ Khánh Hoà đến Đèo Ngang theo chế độ nửa bảo hộ, từ Đèo Ngang ra bắc theo chế độ bảo
hộ. Nhà Nguyễn bị tước bỏ hoàn toàn quyền ngoại giao với các nước.

1

3


Ngày 1 tháng 7 năm 1885, đại tướng toàn quyền Đờ Cuốcxi từ Hải Phòng
vào Huế để gây hấn. Thấy tình hình không thể nhân nhượng được nữa, đêm 4
tháng 7 năm 1885 (đêm 22 rạng 23 năm Ất Dậu), Tôn thất Thuyết ra lệnh cho
quân Nam triều tấn công bất ngờ vào Mang Cá, toà Khâm sứ Pháp. Nhưng do vũ
khí quá thô sơ, lực lượng mỏng nên cuộc tấn công bị thất bại. Quân Pháp phản
công, kinh thành Huế thất thủ. Tôn thất thuyết tập hợp tướng sĩ cùng nhà vua và
hoàng gia chạy khỏi kinh thành.
Sau một thời gian bí mật chuẩn bị lực lượng, xây dựng các đồn dọc theo
sườn phía Đông Trương Sơn, chuyển vũ khí và lương thực ra căn cứ Tân Sở (Tam
Lộc, Quảng Trị), Tôn Thất Thuyết cùng phái chủ chiến đã chủ động tấn công vào
căn cứ chiếm đóng của Pháp tại kinh thành Huế. Thất bại trước sự phản công của
thực dân Pháp, Tôn Thất Thuyết phải rước vua Hàm Nghi chạy ra Sơn PhòngQuảng Trị rồi lấy danh nghĩa nhà vua ban Chiếu Cần Vương (13-7-1885). Chiếu
Cần Vương tập trung tố cáo những âm mưu thâm độc, thủ đoạn trắng trợn, man rợ
của thực dân Pháp đối với người dân Việt Nam, đồng thời kêu gọi văn thân, sỹ
phu yêu nước và nhân dân cả nước đứng lên “phò vua giúp nước”.
Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, với lòng “trung quân ái quốc”, căm ghét
thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sỹ phu yêu nước, nhân dân ta
đã sôi nổi đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Phong trào Cần Vương có thể
chia thành hai giai đoạn.
* Giai đoạn từ 1885 đến 1888: đây là giai đoạn phong trào Cần Vương
đặt dưới sự chỉ huy tương đối thống nhất của triều đình, dưới sự chỉ huy của vua
Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Mở đầu là các cuộc nổi dậy của Văn Thân Nghệ
An và Hà Tĩnh và sau đó liên tục các cuộc nổi dậy ở Quảng Bình, Quảng Trị,
Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Thái Bình, Nam
Định… nên thời kỳ này phong trào nổ ra rầm rộ tại các tỉnh Bắc và Trung Bộ.

Khi vua Hàm Nghi bị bắt ngày 1/11/1888, phong trào vẫn tiếp tục kéo dài đến
thế kỷ XIX và có xu hướng ngày càng đi vào chiều sâu .

4


Các cuộc khởi nghĩa nổ ra sôI nổi nhất ở miền Trung. Từ Thanh Hoá vào
Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Bình, Quảng Ngãi và ra nhiều tỉnh ở Bắc kỳ. Ở Hà
Tĩnh, Lê Ninh và ấm Võ đã lãnh đạo thân hào nhân sĩ và nhân dân chiếm tỉnh
thành, bắt bọn việt gian Trịnh văn Báu, Lê Đạt chống lại phong trào Cần vương.
Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Đinh Công Tráng ở Ba Đình, Thanh Hoá (18861887). Triều đình Huế dưới sự chỉ đạo của thực dân Pháp đã cử Hoàng Kế Viêm
ra Quảng Bình dụ vua Hàm Nghi và quan cựu thần về hàng. Việc không thành,
Pháp đã xoay sang kế hoạch dùng vũ lực, mượn tay kẻ phản trắc Trương quang
Ngọc để bắt Hàm Nghi, tiêu diệt lực lượng Cần Vương.
Đêm 26-9-1888, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang
An-giê-ri (Bắc Phi), một thuộc địa của Pháp. Ông sống an trí tại một biệt thự ở
làng ALbiar ngoai ô thành phố ALger. Mặc dù ông bị bắt, song phong trào đấu
tranh võ trang chống thực dân Pháp vẫn tiếp tục phát triển về cả bề rộng và bề
sâu.
Giai đoạn từ 1888 đến 1896: Giai đoạn này không còn sự chỉ đạo của các
“thủ lĩnh” Cần Vương, số lượng của các cuộc khởi nghĩa có giảm đi nhưng lại
hình thành những trung tâm kháng Pháp lớn và diễn ra những trận chiến đấu một
mất một còn với kẻ thù như :
- Khởi nghĩa Ba Đình năm (1881-1887) do Đốc học Phạm Bành và Đinh
Công Tráng lãnh đạo, dựa vào địa thế của ba làng Mởu Thịnh, ThươngThọ, Mã
Khê, nghĩa quân đã xây dựng Ba Đình thành một cứ điểm kháng Pháp kiên cố.
Nghĩa quân Ba Đình Ba Đình với tinh thần chiến đấu quả cảm, quyết tâm cao và
sự giúp đỡ của nhân dân đã đánh lui nhiều đợt tấn công của địch , tiêu diệt hàng
trăm tên. Ngoài việc xây dựng và bảo vệ căn cứ nghĩa quân Ba Đình còn tổ chức
các cuộc phục kích, chặn đánh các đoàn xe địch và tập kích tiêu diệt các toán

qân của giặc đi lẻ. Trước sự phát triển lớn mạnh của nghĩa quân thựcdân Pháp
dã huy động một lực lượng lớn quân lính đàn áp nghĩa quân tuy chiên đấu dũng
cảm nhưng do lực lượng quá chênh lệch cuối cùng khởi nghĩa đã thất bại, căn cứ

5


Ba Đình vỡ, một bộ phận nghĩa quân rút lên rừng núi gia nhập các toán nghĩa
binh khác .
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1882-1893) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, địa
bàn là vùng lau lách um tùm thuọc các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào
(Hưng Yên). Đựoc nhân dân ủg hộ, nghĩa quân Bãi Sậy đã thoắt ẩn, thoắt hiện
áp dụng có hiệu quả chiến thuật du kích, gây cho địch nhiều tổn thất. Trong suốt
mười năm, nghĩa quân Bãi Sậy hoạt động quấy rối, tiến công, tiêu hao sinh lực
địch. Nhiều cuộc phục kích, đánh đòn, chặn đường giao thông diễn ra liên tục ở
khắp nơi gây cho địch những tổn thất nghiêm trọng. Ngày 11/11/1888 nghĩa
quân tổ chức đánh úp đội quân địch ở Liêu Trung (Mĩ Hào, Hưng Yên ) diệt ba
mươi mốt tên trong đó có tên chỉ huy, gây tiếng vang lớn , làm nức lòng nhân
dân để đối phó với nghĩa quân thực dân Pháp đã tập trung binh lực và sử dụng
các tên tay sai như Nguyễn Trọng Hợp, Hoàng Cao Khải mở cuộc càn quét lớn
nhằm vào xung quanh Bãi Sậy, rồi bao vây chặt nghĩa quân . Nghĩa quân chiến
đấu anh dũng song cuối cùng khởi nghĩa đã hoàn tàon thất bại, những người
lãnh đạo đều hy sinh.
- Khởi nghĩa Hùng Lĩnh năm (1887-1892)do Tống Duy Tân và Cao Điển
lãnh đạo căn cứ chính là Hùng Lĩnh, ngoài ra nghĩa quân còn mở rộng hoạt động
đến các vùng tả hữu ngọn sông Mã, phối hợp với Đề Kiều, Đốc Ngữ chống phá
ở vùng hạ lưu sông Đà, với Phan Đình Phùng ở Hưng Khê. Về tổ chức, nghĩa
quân Hùng Lĩnh lập ra các cơ sở (khoảng 200 người) lấy tên huyện đặt tên cho
đơn vị như Tống Thanh Cơ, Nông Thanh Cơ… trong những năm 1889, 1890,
nghĩa quân đã tổ chức những trận đánh lớn, gây cho địch nhiều tổn hại. Sau các

cuộc càn quét của địch, nghĩa quân phải ở dần lên vùngTây Bắc của Thanh Hoá.
Tại đây họ được bổ sung thêm lực lượng và đẩy mạnh hoạt động 3/1980,
thựcdân Pháp liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, địa bàn hoạt động của
nghĩa quân bị thu hẹp nhiều và cuối cùng cũng bị thất bại.
- Khởi nghĩa Hương Khê: Năm (1885-1888) do Phan Đình Phùng lãnh
đạo.Cuộc hởi nghĩa phát triển qua hai giai đoạn: Thời kỳ xây dựng lực lượng
6


năm (1885-1896)và thời kỳ chiến đấu của nghĩa quân năm (1888-1896)trên cơ
sở của một loạt các cuộc nổi dậy hưởng ứng chiếu cần vương nổ ra từ năm 1885,
trong đó cps các cuộc khởi nghĩa của Lê Ninh (La Sơn) Cao Thắng(Hương
Sơn), Nguyễn Thạch, Ngô Quảng, Hà Văn Mĩ (Nghi Xuân)… Phan Đình Phùng
đã tập hợp và phát triển thành một phong trào chống Pháp có quy mô lớn bao
gồm bốn tỉnh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người trợ thủ đắc lực nhất của
Phan Đình Phùng là và cũng là một chỉ huy xuất sắc của khởi nghĩa Hương Khê
là Cao Thắng. Dựa vào địa hình núi non hiểm trở của bốn tỉnh Nghĩa quân
Hương Khê lập một căn cứ kháng Pháp, trong đó có các căn cứ nổi tiếng như là
Cồn Chùa, Thương Bồng, Hạ Bồng, Vụ Quang… và quan trọng nhất là căn cứ
Vụ Quang.Điểm nổi bật của khởi nghĩa Hương Khê là một tổ chức tương đối
chặt chẽ và quy mô rộng lớn và họt động dai dẳng của nó. Nghĩa quân Hương
Khê được tổ chức thành mười lăm quân quân thứ các quân thứ này mang tên địa
phương là con thứ (Huyện Cam Lộ), Hương Thứ (Huyện Hương Sơn)…
Sang đầu năm 1891, địch đã bình định được Nghệ An, Hà Tĩnh nhưng
nghĩa quân vẫn hoạt động mạnh. Đầu năm 1892, họ đánh địch ở nhiều nơi và
ngày 23/8/1892 tập kích thị xã Hà Tĩnh, phá nhà lao, giải phóng tù nhân. Tuy
nhiên sau các cuộc chiến đấu liên tục, lực lượng nghĩa quân ngày một hao mòn.
Trong khi đó các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh đang lần lượt bị
dập tắt, Pháp có điều kiện tập trung để tiêu diệt khởi nghĩa. Sau cuộc đánh lớn
nhằm phá thế bao vây của địch, chủ tướng Phan Đình Phùng, Cao Thắng bị

thương và hi sinh. Khởi nghĩa Hương Khê, sau mười năm, hoạt động trên một
địa bàn rộng lớn đến đây chấm dứt. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong
phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX.
Phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là phong trào dân tộc yêu nước
chống thực dân Pháp và bọn vua quan phong kiến. Phong trào tuy thất bại nhưng
đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc ta. Thất bại của phong
trào này đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn
khổ hệ tư tưởng phong kiến.
7


2. Phong trào nông dân Yên Thế
Giai cấp nông dân khao khát độc lập và ruộng đất, hăng hái chống đế quốc
và phong kiến. Họ là lực lượng đông đảo, là chỗ dựa của triều đại phong kiến Việt
Nam chống lại sự xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc trong lịch sử.
Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, họ đã vùng dậy đấu tranh không khoan
nhượng với kẻ thù, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám
lãnh đạo (1883-1913).
Dưới sự lãnh đạo của vị thủ lĩnh trí dũng song toàn, phong trào Yên Thế
ngày càng thu hút, lôi kéo được anh hùng hào kiệt khắp nơi như Đội Văn, Lãnh
Giới, Tánh Thiệt...
Với lối đánh du kích, tập kích, trận địa biến hoá khôn lường, phong trào
Yên Thế đã gây cho thực dân Pháp nhiều nỗi kinh hoàng, khiếp đảm, chúng đã
phải rất khó khăn trong việc đối phó với quân khởi nghĩa. Thực dân Pháp chỉ sát
hại được ông khi Lương Tam Kỳ phản bội.
Phong trào nông dân Yên Thế đã chứng tỏ khả năng to lớn của nông dân
Việt Nam, đặc biệt là tài trí của người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám, phản
ánh lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của những người nông dân nghèo nhưng
cuối cùng bị thất bại.
Sự thất bại sau 30 năm đánh giặc theo lối du kích của cụ Hoàng Hoa Thám

trong khuôn khổ ý thức hệ phong kiến chứng tỏ đó không phải là con đường cứu
nước có hiệu quả.
Khi các phong trào này ngừng tiếng súng thì cuộc khủng hoảng đường lối
cứu nước ở nước ta diễn ra sâu sắc.
Trong điều kiện đó, nhiều người yêu nước Việt Nam hướng ra nước ngoài,
tìm đến những con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc như: Con đường duy
tân của Nhật Bản (1860), con đường Cách mạng tư sản Pháp (1789), con đường
cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc (1911).

8


Vào đầu thế kỷ XX, nước Nhật từ sau cuộc vận động duy tân đã trở thành
nước đế quốc chủ nghĩa, đã đánh bại Nga Hoàng trong chiến tranh Nga-Nhật
(1905). Cuộc cách mạng nổ ra ở Nga (1905) nhưng không thắng lợi. Cuộc cách
mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) đã đánh đổ triều đình Mãn Thanh, lập ta
nước Trung Hoa dân quốc. Những sự kiện trên đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến
phong trào yêu nước Việt Nam.
II. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC THEO KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ
TƯ SẢN
Ý thức hệ tư tưởng tư sản phương Tây đã xâm nhập vào Việt Nam. Một số
sỹ phu yêu nước, tiến bộ đã tiếp thu trào lưu tư tưởng này với mong muốn nước
mạnh, dân giàu theo con đường tư bản chủ nghĩa, tiêu biểu là Phan Bội Châu và
Phan Chu Trinh.
1. Phan Bội Châu và xu hướng vũ trang bạo động
Phan Bội Châu (1867-1940) quê ở Nam Đàn, Nghệ An, năm 1900 đỗ đầu
khoa thi hương. Ngay từ rất sớm cụ đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư
sản. Cụ là người cầm đầu một phong trào yêu nước cách mạng theo xu hướng bạo
động mang tính chất tư sản để đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nền độc lập
dân tộc.

Có thể chia quá trình hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu làm hai thời kỳ:
a. Thời kỳ Duy Tân Hội và Phong trào Đông Du (1904-1908)
Tháng 5 năm 1904, Phan Bội Châu lập ra Duy Tân Hội tại Quảng Nam với
mục tiêu cổ động phong trào, tổ chức lực lượng chống thực dân Pháp giành độc
lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Về xây dựng lực lượng, cụ nói tới “mười hạng người đồng tâm” (các nhà
hào phú; các quan lại tại chức; các con nhà quyền quý; giáo đồ Thiên chúa giáo;
lính tập; hội đảng; thông ngôn, ký lục, bồi bếp; giới phụ nữ; con em các gia đình
bị giặc tàn sát; những người đi du học). Đến năm 1906, cụ đã thấy vai trò của tầng
lớp người lao động nghèo khổ nhưng vẫn chưa thấy vai trò của công nông.
9


Cụ hy vọng dựa vào Nhật để đánh Pháp. Năm 1905, cụ sang Nhật cầu viện,
tổ chức đưa gần 200 thanh niên Việt Nam sang Nhật để học khoa học kỹ thuật và
quân sự (còn gọi là phong trào Đông Du). Con đường cứu nước của cụ Phan Bội
Châu là phương pháp mang người, mang của đến đất Phù Tang cầu cứu nghĩa cử
“đồng văn”, “đồng chủng”, chạy đông, chạy tây, dĩ ngoại, đột nội, cuối cùng chỉ
khởi sự được mấy lần.
Do Pháp cấu kết với Nhật, tháng 9-1908, Nhật đã trục xuất Cụ và thanh
niên Việt Nam ra khỏi nước Nhật.
b. Thời kỳ Việt Nam Quang Phục hội (1912-1918)
Sau khi bị trục xuất khỏi nước Nhật, Phan Bội Châu cùng một số thanh niên
yêu nước Việt Nam tiếp tục hoạt động ở nước ngoài, mong muốn tìm ra con
đường cứu nước đúng đắn, giải phóng dân tộc. Cách mạng Tân Hợi Trung Quốc
thành công (1911), Phan Bội Châu từ Thái Lan sang Trung Quốc thành lập Việt
Nam Quang Phục hội tại Quảng Đông (1912). Cụ từ bỏ lập trường quân chủ lập
hiến chuyển sang lập trường dân chủ tư sản đánh đuổi thực dân Pháp, thành lập
cộng hoà dân quốc Việt Nam, cải tổ Việt Nam Quang Phục hội thành Việt Nam
Quốc dân đảng theo con đường của Tôn Dật Tiên.

Trong thời kỳ từ 1914 đến 1918, Hội đã có một số hoạt động về quân sự
dọc đường biên giới Việt-Trung.Với chủ trương đẩy mạnh hoạt động vũ trang,
bạo động muốn làm một việc gì đó “kinh thiên động địa” để “đánh thức đồng
bào”, kêu gọi “hồn nước”, Hội đã tổ chức được hai vụ ám sát( giết tuần phủ
Nguyễn duy Hàn và hai trung tá Pháp).
Nhưng trong thời kỳ này, thực dân Pháp điên cuồng khủng bố đàn áp và có
những hành động quỷ quyệt nên nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra bị thất bại. Ở Huế
(khởi nghĩa Duy Tân) do Thái Phiên và Trần Văn Cao chỉ huy bùng nổ vào tháng
5 năm 1916 đã bị bóp nghẹt từ trong trứng nước. Cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên
(tháng 8 năm 1917 đến tháng 1 năm 1918) do Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc
Quyến lãnh đạo đã chiếm giữ được thành phố nhưng cuối cùng bị đánh bật ra khỏi
tỉnh lỵ.Cụ Phan bội Châu cũng bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt ở Quảng Đông
10


và giam giữ đến năm 1916.Sau đó, Cụ bị kết án khổ sai chung thân. Việt Nam
Quang Phục hội cũng tan rã trước sự khủng bố khốc liệt của kẻ thù.
Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, thực dân Pháp buộc
phải “ân xá” và đưa Cụ về “an trí” tại Huế dưới sự kiểm soát chặt chẽ của mật
thám. Cuộc đời của cụ Phan Bội Châu thật hào hùng, với bầu nhiệt huyết cách
mạng, Cụ đã bôn ba khắp nơi mong tìm được một con đường đi tới cho dân tộc,
nhưng rồi cuối đời đành sống cô quạnh trên bến Ngự, suy ngẫm than thở về đời
mình: “Than ôi, lịch sử của tôi là lịch sử một trăm lần thất bại mà không một
thành công”. Ngày 29 tháng 10 năm 1940, Cụ tạ thế. Về con đường cứu nước của
cụ Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Dựa vào tên đế quốc này để đánh
tên đề quốc khác chẳng khác gì đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
2. Phan Chu Trinh với xu hướng cải cách
Phan Chu Trinh (1872-1926) quê ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Năm 1900 cụ đỗ cử nhân, năm 1901 đỗ phó bảng.
Phan Chu Trinh cũng là một nhà yêu nước nhiệt thành. Cụ lên án gay gắt tội ác

của thực dân Pháp và quan lại phong kiến, những kẻ theo Cụ là đớn hèn, để đất
nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. Chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư
sản và nhiều nhà dân chủ tư sản Pháp, Ấn Độ, Phan Chu Trinh chủ trương dựa
vào Pháp để tiến hành cải cách, phản đối việc vũ trang bạo động chống Pháp. Cụ
nói: “Bất bạo động, bạo động tắc tử, bất vọng ngoại, vọng ngoại tất vong”. Đó là
lời tuyên bố của cụ Phan Chu Trinh sau khi đi Nhật về (15-8-1906). Sau này,
trong thư “Thất trảm” gửi vua Khải Định khi Khải Định sang Pháp (1922), cụ
Phan Chu Trinh viết: “ Mau mau quay đầu mà thoái vị đi, đem chính quyền trả lại
cho quốc dân để quốc dân được trực tiếp với chính phủ Pháp mà làm việc đặng
mưu lợi ích sau này”.
Chủ trương của Cụ là dựa vào Pháp để tiến hành cải cách, thực hiện khai
thông dân trí, nâng cao dân quyền, làm cho dân giàu, nước mạnh rồi mới tính đến
giải phóng dân tộc.
Những hoạt động chủ yếu của Phan Chu Trinh:
11


Về kinh tế: Chủ trương lập ra các hội buôn, kinh doanh hàng dệt vải, lâm
sản, giao thương với nước ngoài.
Về văn hoá: Mở trường dạy học theo lối mới, dạy chữ quốc ngữ, tiếng
Pháp, toán, lịch sử..., tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết cổ động dân quyền, dân chủ,
đời sống mới... diễn ra rất sôi nổi.
Từ năm 1906 đến năm 1908, Phan Chu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng,
Trần Quý Cáp tiến hành cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ. Cuộc vận động đó
đã lôi cuốn phong trào đấu tranh chống sưu, thuế của nông dân Trung Kỳ. Phong
trào chống thuế bắt đầu từ huyện Đại Lộc, Quảng Nam (1908), sau đó lan rộng ra
khắp miền Trung.
Ở Bắc Kỳ (tháng 3 năm 1907), Lương Văn Can, Nguyễn Quyền cho mở
trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội nhằm vào việc cổ động lòng yêu nước,
bài xích chính sách cai trị của thực dân Pháp, khuyến khích cải cách, chế giễu hủ

nho, cường hào... Thực dân Pháp cho rằng: Đây là cái lò phiến loạn, vì vậy đến
tháng 11 năm 1907, chúng đã quyết định đóng cửa trường.
Dù theo phương hướng bất bạo động, thực dân Pháp vẫn không chấp nhận
phương pháp ôn hoà của cụ Phan chu Trinh. Phong trào Duy Tân nhanh chóng
thất bại. Các trường học bị đóng cửa, các hội buôn, kinh doanh bị cấm hoạt
động... Chúng cầm tù Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và hàng trăm người
yêu nước khác tại Côn Đảo. Năm 1911, được ra tù, cụ sang Pháp. Năm 1925,
được Pháp cho về nước, cụ lâm bệnh và mất ngày 24 thàng 3 năm 1926 tại Sài
Gòn.
Cũng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh tự thừa nhận: “Tôi ngựa đã hết
nước kiệu, bây giờ thân tôi như chim lồng cá chậu và càng già thì gió dễ lay,
người già thì lẫn, cảnh tôi như hoa sắp tàn, vì quốc sự gia phong mà hối tâm càng
phải gào cho hả dạ, may ra có tỉnh giấc hồn mê”.
Hạn chế của cụ Phan Chu Trinh là phản đối bạo động muốn dựa vào Pháp
để chống chế độ phong kiến, cách làm đó chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng
thương”.
12


3. Việt Nam quốc dân Đảng (25-12-1927)
Do Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài sáng lập. Đây là một Đảng chính trị
theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Nhóm hạt nhân đầu tiên là Nam Đồng Thư
Xã, một nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài sáng lập đầu năm 1927.
Mục tiêu của Việt Nam quốc dân Đảng là: đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ
ngôi vua, thực hiện dân quyền.
Về tổ chức: Việt Nam quốc dân Đảng chia làm 3 cấp nhưng chưa bao giờ
trở thành hệ thống trong cả nước. Địa bàn hoạt động chủ yếu trong một số địa
phương ở Bắc Kỳ, không phát triển thành phong trào rộng lớn trong cả nước.
Thành phần đảng viên rất phức tạp (sinh viên, công chức, tư sản, thân hào,
địa chủ, phú nông, binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp...) tổ chức lỏng lẻo, ít

có cơ sở trong quần chúng. Sau sự kiện giết tên trùm mộ phu Ba Danh (9-2-1929)
tại Hà Nội, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, khủng bố.Hàng loạt đảng viên bị bắt,
nhiều cơ sở đảng bị vỡ. Nhiều cán bộ quan trọng của các cơ sở đảng bị bắt. Bị
động trước tình thế, các yếu nhân của Đảng đã quyết định khởi nghĩa với phương
châm “không thành công cũng thành nhân”. Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam quốc
dân Đảng nổ ra đêm 9-2-1930 ở Yên Bái và một vài địa phương ở Phú Thọ, Hải
Dương, Thái Bình đã bị thực dân Pháp nhanh chóng dập tắt. Nguyễn Thái Học
cùng nhiều đồng chí của ông đã bị giết hại tại Yên Bái.Cuộc khởi nghĩa đó biểu
thị tính chất hăng hái bồng bột nhất thời của tầng lớp tiểu tư sản và trí thức.Vai
trò của Việt Nam quốc dân Đảng trong phong trào dân tộc vừa mới nhen nhóm đã
vĩnh viễn chấm dứt. Nó phản ánh tính chất non yếu và không vững chắc của
phong trào dân tộc dân chủ tư sản Việt Nam. Mặc dù bị thất bại, cuộc khởi nghĩa
Yên Bái đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù giặc của nhân dân ta.
4. Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại các thế lực tư bản
nước ngoài, chống độc quyền, đòi cải cách dân chủ
Giai cấp tư sản Việt Nam sinh ra trong quá trình khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp, tiềm lực kinh tế nhỏ yếu, lại bị thực dân Pháp và tư sản mại bản
Hoa Kiều cạnh tranh. Vì vậy, năm 1919 đã dấy lên phong trào “tẩy chay các chú”
13


ở Sài Gòn,... Năm 1923, nổ ra cuộc đấu tranh chống sự độc quyền xuất nhập khẩu
ở cảng Sài Gòn. Cuộc đấu tranh đó đã lôi cuốn đông đảo thanh niên, trí thức, tư
sản và tiểu tư sản ở Sài Gòn vùng lên đấu tranh, được một số tỉnh Nam Kỳ ủng
hộ, có tiếng vang lớn đến chính giới Pháp.
Năm 1924 Đảng lập hiến do Bùi Quang Chiêu đứng đầu được thành lập.
Phần lớn đảng viên và cán bộ chủ chốt của Đảng này đều có quốc tịch Pháp.
Mục tiêu của họ là xin nhà cầm quyền Pháp ban cho một bản hiến pháp;
một chế độ tự trị trong khuôn khổ của chế độ thực dân.
Chính sách của Đảng Lập Hiến là hợp tác Pháp-Việt. Năm 1925, Đảng Lập

Hiến đưa ra tập “Dân nguyện” gửi đến toàn quyền Đông Dương Va-ren đòi một
số quyền tự do dân chủ. Bùi Quang Chiêu còn sang Pháp vận động chính phủ
Pháp ban hành một số cải cách dân chủ cho Đông Dương nhưng đã thất bại. Cuối
cùng Đảng Lập Hiến đã chuyển sang lập trường chính trị phản động, bắt tay với
thực dân Pháp.
5. Phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản thành thị
Đó là phong trào đấu tranh sôi sục đòi trả lại tự do cho cụ Phan Bội Châu
năm 1925; phong trào tổ chức đám tang cho cụ Phan Chu Trinh tháng 3 năm
1926. Đây là một dịp biểu dương lòng yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc và
dân chủ của đông đảo quần chúng thanh niên, học sinh, trí thức và nhiều tầng lớp
khác. Từ trong phong trào yêu nước sôi nổi này đã xuất hiện một số tổ chức yêu
nước cấp tiến:
* Việt Nam nghĩa hoà Đoàn thành lập năm 1925 do một nhóm sinh viên
trường Cao đẳng Hà Nội đứng ra tổ chức như Tôn Quang Lập, Đặng Thai Mai,
Phạm Thiều,... Về sau nhóm này kết hợp với một số nhà yêu nước ở tù ra như Lê
Văn Huân, Trần Mộng Bạch, Nguyễn Đình Kiên,... đổi tên thành Hội Phục Việt
rồi đổi thành Hội Hưng Nam.

14


* Đảng Thanh niên được thành lập ở Sài Gòn tháng 3 năm 1926 do Nguyễn
Trọng Hy, Trần Huy Liệu,... sáng lập. Đảng không có cương lĩnh, điều lệ và hệ
thống tổ chức.
* Đảng An Nam độc lập do một số lưu học sinh Việt Nam tại Pháp xuất
thân từ các gia đình địa chủ, tư sản lập nên. Họ không có cơ sở trong nước. Hoạt
động chủ yếu của họ là diễn thuyết, tuyên truyền cho chủ nghĩa quốc gia dân tộc
tư sản.
Những tổ chức trên đây không có đường lối chính trị rõ ràng và tổ chức
chặt chẽ, hoạt động rời rạc, không có khả năng tập hợp quần chúng. Tuy vậy sự ra

đời và hoạt động của các tổ chức đó đã phản ánh sức thu hút của các trào lưu tư
tưởng dân chủ tư sản đối với lớp thanh niên-học sinh và sinh viên lúc bấy giờ
trước cảnh đất nước bị thực dân, phong kiến áp bức, giày xéo.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX
1. Đặc điểm của phong trào yêu nước Việt Nam
a. Các phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, liên tục với những
hình thức phong phú nhưng đều bị thất bại.
Ngay từ khi đặt ách đô hộ trên đất nước Việt Nam, thực dân Pháp đã vấp
phải sự kháng cự quyết liệt của mọi người dân Việt Nam yêu nước, các phong
trào yêu nước kháng Pháp của nhân dân ta đã diễn ra rầm rộ, dâng cao và lan rộng
khắp cả nước để bảo vệ chủ quyền dân tộc, bảo vệ nền văn hoá và giành lấy quyền
sống cho mình. Đó là các phong trào của Bình Tây đại nguyên soái-Trương Định
ở Gò Công với khẩu hiệu “Phan lâm mãi quốc, triều đình khi dân” và “đánh cả
Tây lẫn Triều”. Các cuộc khởi nghĩa do Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực
lãnh đạo. Ngay trong nội bộ triều đình phong kiến cũng có phái chủ chiến và phái
chủ hoà. Những con người kiên quyết kháng Pháp tiêu biểu là vua Hàm Nghi, Tôn
Thất Thuyết với việc hạ Chiếu Cần Vương và phong trào Cần Vương. Những
cuộc khởi nghĩa của người nông dân gây cho thực dân Pháp nhiều nỗi kinh hoàng,
khiếp đảm. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản như
15


luồng gió mới thu hút đông đảo nhân dân đứng lên đấu tranh bằng nhiều con
đường, nhiều hình thức khác nhau: đấu tranh chính trị, dùng sách báo tuyên
truyền vận động dân chúng, khởi nghĩa,...
Mặc dù các phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi, sáng ngời tinh
thần yêu nước với nhiều màu sắc phong phú nhưng thiếu đường lối và giai cấp
lãnh đạo đúng đắn. Vì vậy, “các phong trào cứu nước từ lập trường Cần Vương
đến lập trường tư sản, tiểu tư sản, qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại”2.

b.Phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khẳng
định chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc chân chính của dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chính là tiêu chí đánh giá, là lửa thử vàng, là
một động lực mạnh mẽ của đất nước. Cách mạng giải phóng dân tộc khi đã đặt
vào quỹ đạo của giai cấp vô sản thì chủ nghĩa yêu nước truyền thống phát triển
thành chủ nghĩa yêu nước chân chính. Sức mạnh chủ nghĩa dân tộc chân chính
của dân tộc Việt Nam đã được phản ánh rõ nét qua thực tiễn cách mạng Việt Nam
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Lịch sử đã chứng thực rằng, trong triều đình phong kiến nhà Nguyễn, bên
cạnh những tên vua phản bội lại quyền lợi dân tộc như Đồng Khánh, Khải Định,
Bảo Đại, những tên bạo chúa ôm chân đế quốc “hàng thần lơ láo”, cũng có những
vị vua yêu nước, xả thân cứu nước, cứu dân như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy
Tân; có những vị quan thanh liêm sẵn lòng treo ấn, từ quan đứng về phía nhân dân
chống lại “cả Tây lẫn Triều”. Họ là những người con trung nghĩa, khẳng định
được ý chí, bất khuất kiên cường vì sự sống còn của dân tộc.
Cũng chính sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc chân chính đã làm chuyển biến
mạnh mẽ tính chất của phong trào yêu nước, từ lập trường phong kiến sang lập
trường tư sản, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lênin. Nó dạy cho
người dân yêu nước Việt Nam ý thức phản kháng, vùng dậy đấu tranh với ngoại
bang cướp nước.

2 Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, ST, H, 1991, Tr.109

16


Phong trào yêu nước Việt Nam thời kỳ này chính là sự tiếp nối truyền
thống yêu nước quý báu của dân tộc Việt Nam. Phong trào đó đã thể hiện niềm tự
hào, lòng tự tôn dân tộc, đã khẳng định truyền thống đấu tranh anh hùng, kiên
cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nó cũng phản ánh khát

vọng cháy bỏng của dân tộc ta là giành lại độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc
cho nhân dân.
c. Các phong trào yêu nước đã tạo tiền đề tư tưởng và vật chất cho sự ra
đời của Đảng
* Tiền đề về tư tưởng.
Phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là một
cuộc khảo nghiệm lớn về con đường cứu nước của nhân dân ta. Tiêu biểu là con
đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu với xu hướng bạo động, cụ ngưỡng vọng
vào nước Nhật tư bản độc lập và duy tân, mong muốn dựa vào Nhật để chống
Pháp. Cụ Phan Chu Trinh thì chịu ảnh hưởng sâu sắc của xu hướng cải cách, dân
chủ, tư tưởng cải lương. Những con đường trên dây tuy có khác nhau nhưng đều
mang màu sắc của tư tưởng dân chủ tư sản. Khởi nghĩa Yên Thế của cụ Hoàng
Hoa Thám thì thiết thực hơn nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ cốt cách phong
kiến.
Tất cả sự thể nghiệm các con đường cứu nước đó đều lần lượt thất bại. Sự
bế tắc về con đường cứu nước đặt ra cho những nhà cách mạng đi sau phải tìm ra
một con đường cứu nước mới, phù hợp với xu thế phát triển khách quan của thời
đại, kể từ sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Cuộc thể
nghiệm đó cũng cho thấy không thể giải quyết vấn đề độc lập dân tộc trên lập
trường giai cấp phong kiến, nông dân, tư sản hay tiểu tư sản mà giải quyết vấn đề
dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng xã hội, chủ
nghĩa yêu nước chân chính phải gắn với chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả. Công
cuộc giải phóng dân tộc phải được giải quyết trên lập trường của một giai cấp mới
tiến bộ hơn so với các giai cấp, các lực lượng trước đó-giai cấp công nhân.
* Tiền đề về vật chất
17


Những khả năng mới cho việc giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam
đã nảy sinh từ trong lòng xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Lực lượng vật chất

của phong trào yêu nước chính là những con người, những giai cấp, tầng lớp tiến
bộ, cụ thể. Họ là những người tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, mang trong mình
bầu máu nóng sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc. Phẩm chất cao quý
đó được toả sáng trong thực tiễn đấu tranh cách mạng. Đây chính là mảnh đất màu
mỡ để chủ nghĩa Mác-Lênin ươm mầm giống cách mạng.Chủ nghĩa Mác- Lê nin
đã thể hiện sức sống trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam.
Đúng như nhận xét của Nguyễn Ái Quốc: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực,
người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một
cách ghê gớm khi thời cơ đến” 3.
Mảnh đất cách mạng đã được chuẩn bị sẵn. Cách mạng chỉ còn thiếu sự
lãnh đạo của đội tiên phong giác ngộ. “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn
bị đất rồi, chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công
cuộc giải phóng nữa thôi” 4.
2. Nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước
Lịch sử nước ta từ khi thực dân Pháp xâm lược đến những năm 20 của thế
kỷ XX đã chứng kiến hơn 300 cuộc đấu tranh anh dũng chống thực dân Pháp của
nhân dân ta. Nhưng cuối cùng đều không giành được thắng lợi, không phải vì
nhân dân ta thiếu ý chí giành độc lập mà là vì thiếu một đường lối cứu nước đúng
đắn kéo dài trong mấy chục năm đầu thế kỷ XX.
Nguyên nhân cơ bản đầu tiên dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước
đó là: các lãnh tụ của phong trào yêu nước không thấy được tính chất xã hội Việt
Nam đã thay đổi. Từ khi thực dân Pháp xâm lược,Việt Nam từ một xã hội phong
kiến lâu đời độc lập đã trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Dưới chế độ
đó, nước ta mất hẳn độc lập chủ quyền, thống nhất. Xã hội Việt Nam đã bị chế độ
3

Hồ Chí Minh toàn tập, T1, NXBCTQG, H, 1995, Tr.28 Hồ Chí Minh toàn tập, T1, NXBCTQG, H, 1995, Tr.28

4


Hồ Chí Minh toàn tập, T1, NXBCTQG, H, 1995, Tr.28 Hồ Chí Minh toàn tập, T1, NXBCTQG, H, 1995, Tr.28

18


phong kiến làm cho trì trệ, nay lại bị chế độ thực dân kìm hãm trong tình trạng lạc
hậu và bế tắc. Trong xã hội đó xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản, đó là mâu thuẫn
giữa toàn thể dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc Pháp; mâu thuẫn giữa nhân dân ta
mà chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến. Hai mâu thuẫn này gắn liền với
nhau, không tách rời. Xã hội Việt Nam muốn phát triển đi lên phải đồng thời giải
quyết cả hai mâu thuẫn này. Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp phải đi đôi với xoá
bỏ chế độ phong kiến.
Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc không thể tách rời cuộc đấu tranh
giành dân chủ tự do. Nhiệm vụ chống đế quốc vừa là nhiệm vụ dân chủ, vừa là
nhiệm vụ dân tộc. Muốn độc lập, tự do thật sự và triệt để phải tiến lên chủ nghĩa
xã hội. Vì vậy, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan của xã
hội Việt Nam. Trong đó, độc lập tự do là yêu cầu bức thiết, trước mắt của dân tộc
Việt Nam.
Do không nhận thức đúng đắn tính chất xã hội Việt Nam nên các lãnh tụ
của các phong trào yêu nước đã không đề ra được mục tiêu và nhiệm vụ đúng đắn
cho cách mạng. Họ không thấy được đặc trưng của xã hội thuộc địa nửa phong
kiến là đế quốc và phong kiến cấu kết với nhau chặt chẽ để áp bức, bóc lột nhân
dân. Muốn đưa cách mạng Việt Nam đi lên không thể chỉ đánh đế quốc hay phong
kiến.
Thất bại của phong trào Cần Vương đã đánh dấu chấm dứt thời kỳ đấu
tranh chống thực dân Pháp trong khuôn khổ hệ tư tưởng phong kiến. Cuộc khởi
nghĩa Yên Thế kéo dài 30 năm, các nghĩa quân rất anh dũng kiên cường, mưu trí
cuối cùng thất bại chứng tỏ đó không phải là con đường giải phóng dân tộc đúng
đắn. Con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản-con đường hướng

tới tự do dân chủ thông qua cải cách, không trực tiếp đánh đổ chủ nghĩa đế quốc
Pháp diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ với nhiều màu sắc phong phú, lần lượt bị thất bại
cũng vì xác định không đúng nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng.
Nguyên nhân thứ hai là do hạn chế của lãnh tụ các phong trào dân tộc.
Trước kia, chế độ phong kiến đang ở giai đoạn hưng thịnh, giai cấp phong kiến đã
19


từng giương cao ngọn cờ dân tộc đấu tranh đánh thắng bọn phong kiến phương
Bắc xâm lược. Nhưng từ khoảng thế kỷ XVIII trở đi, chế độ phong kiến đã suy
tàn lại phải đối phó với một kẻ thù mới, một tên đế quốc lớn mạnh trên thế giới,
thì giai cấp phong kiến đã tỏ ra bất lực và trở thành phản động.Triều đình phong
kiến đã cấu kết với đế quốc Pháp áp bức bóc lột nhân dân ta.
Các lãnh tụ của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản có
quyết tâm cứu nước nhưng chưa nhận thức được xu thế phát triển khách quan của
thời đại sau cách mạng tháng Mười Nga; chưa thấy được vấn đề giải phóng dân
tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng xã hội, con người;
chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả.
Trong thời đại mới, người đứng ở vị trí trung tâm, quyết định nội dung,
phương hướng phát triển của nhân loại cũng không phải là giai cấp tư sant mà là
giai cấp công nhân- một giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất,
cách mạng nhất, một giai cấp đang lên.
Lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi phong trào Cần Vương thất bại chứng
minh rằng, giai cấp tư sản Việt Nam chưa bao giờ giương cao ngọn cờ giải phóng
dân tộc. Giai cấp tư sản Việt Nam là giai cấp sinh sau, đẻ muộn trong xã hội thuộc
địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn, thái độ chính trị bạc nhược, cải lương.
Đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu (1919) về cơ bản là một tập đoàn địa
chủ “tư bản hoá” chưa phải là Đảng của giai cấp tư sản dân tộc. Năm 1926, khi họ
đưa ra thuyết “Pháp –Việt đề huề” thì đã lộ rõ chân tướng làm tay sai cho thực
dân Pháp. “Thuyết trực trị” của Nguyễn Văn Vĩnh, thuyết “Bảo Hoàng lập hiến”

của Phạm Quỳnh đã lộ rõ sự hợp tác với đế quốc Pháp. Xu hướng quốc gia cải
lương của Huỳnh Thúc Kháng cũng ít tiếng vang.
Phong trào đấu tranh trong những năm 1923-1927 mang tính chất yêu
nước, đòi tự do, dân chủ theo kiểu cách mạng tư sản nhưng cũng không phải do
giai cấp tư sản lãnh đạo.
Trong thời kỳ này, nhiều hội, đảng yêu nước của thanh niên, trí thức lần
lượt ra đời như Tân Việt thanh niên đoàn tức Tâm Tâm xã (1923-1930); Hội phục
20


Việt (1925); Đảng Thanh niên của Trần Huy Liệu (1926); Thanh niên Cao Vọng
Đảng của Nguyễn An Ninh (1926-1929); Tân Việt cách mạng Đảng (1929-1930);
Việt Nam quốc dân Đảng (1925-1930)...vv...
Những tổ chức cách mạng nêu trên đã có tác dụng nhất định trong việc
truyền bá tư tưởng mới, giáo dục lòng yêu nước và tập hợp được một số quần
chúng thanh niên, trí thức, tư sản. Nhưng họ chưa vạch ra được một đường lối
cách mạng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới của dân tộc và thời đại.
Tổ chức Tâm tâm xã nêu cao quyết tâm “khôi phục quyền làm người của
người Việt Nam nhưng chưa bàn đến chính thể”5.
Tân Việt cách mạng đảng nhận rõ mục đích giải phóng dân tộc nhưng lại
chưa thấy được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương chống đế quốc, chống phong kiến
nhưng lại sao chép, rập khuôn chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên (Trung
Quốc).
Nguyên nhân thứ ba: Các phong trào yêu nước không nhận thức được sâu
sắc vai trò của quần chúng nhan dân trong lịch sử, dựa chủ yếu vào uy tín cá nhân.
Các phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi liên tục, đấu tranh quyết liệt với kẻ thù để
giành quyền sống, quyền làm người cho dân tộc phản ánh họ rất thương yêu nhân
dân, vì dân nhưng không biết dựa vào quần chúng để làm cách mạng.
Lực lượng tham gia các phong trào yêu nước chủ yếu là tầng lớp trên của

xã hội, là giai cấp thống trị như địa chủ, phú nông, quan lại, binh lính và trí
thức..., những người lao động nghèo khổ trước hết là nông dân, có lòng căm thù
giặc sâu sắc, có sức mạnh “chở thuyền, lật thuyền”, chính là quần chúng nhân dân
thì vắng bang.
Nguyên nhân thứ tư: Các lãnh tụ của phong trào yêu nước có những sai lầm
về phương pháp cách mạng.

5

Đảng Cộng Sản Việt Nam: Các tổ chức tiền thân của Đảng , BNCLSĐTWXB, H, 1997, Tr.319, Tr.320

21


Nhà yêu nước Phan Bội Châu chủ trương dựa vào đế quốc chống đế quốc,
dựa vào Nhật để chống Pháp. Nhà yêu nước Phan Châu Trinh thì chủ trương dựa
vào đế quốc, thực dân Pháp để chống vua quan phong kiến, những kẻ mà theo cụ
là hèn kém cam tâm làm tay sai cho giặc. Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX đều chưa thống nhất được sức mạnh của lòng dân trong đấu
tranh cách mạng. Họ đều hướng ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước, giải
phóng dân tộc; biết tìm bạn đồng minh nhưng chưa biết gắn kết phong trào cách
mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, chưa biết đặt cách mạng Việt Nam trong
quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới, không biết gắn phong trào đấu tranh của
nhân dân ta với các dân tộc thuộc địa, nhất là những nước thuộc địa của thực dân
Pháp.
Các Phong trào Đông Du, Duy Tân, hoạt động của Việt Nam Quốc dân
đảng...hoặc chủ trương đấu tranh chính trị, hoặc chỉ đề cao đấu tranh vũ trang, khi
thì nặng về bạo động, hoặc thiên về ôn hoà, cải lương...chưa biết kết hợp nhuần
nhuyễn giữa các hình thức đấu tranh đó.
Nhìn chung trong những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào dân tộc Việt

Nam vẫn bế tắc, chưa tìm được lực lượng và con đường dẫn đến thắng lợi.
3. Ý nghĩa lịch sử
Từ những năm 20 đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930)
phong trào yêu nước Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Bên cạnh
những đảng cách mạng theo xu hướng tư tưởng tư sản, đã xuất hiện những tổ
chức yêu nước tiếp thu tư tưởng tiến bộ mới. Đặc biệt là Chủ nghĩa Mác-Lênin-hệ
tư tưởng của giai cấp công nhân bắt đầu xâm nhập vào phong trào yêu nước và
phong trào công nhân Việt Nam. Từ trong phong trào yêu nước ấy những người
con ưu tú của dân tộc đã trưởng thành và họ trở thành các lãnh tụ cách mạng.
Được trang bị lí luận Mác-Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, nhiều
người trong phong trào yêu nước được giác ngộ cách mạng, chuyển sang lập
trường của giai cấp công nhân, trở thành những người cộng sản, suốt đời phấn đấu
hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
22


Các phong trào dân tộc trong thời kỳ này phản ánh tinh thần yêu nước,
quyết tâm cứu nước của dân tộc ta nhưng bế tắc về đường lối cứu nước. Sự bế tắc
của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến, tư sản đặt
ra cho những nhà cách mạng đi sau phải tìm ra con đường khác cho cách mạng.
Con đường đó phải phù hợp với xu thế khách quan của thời đại mới. Đồng thời
tạo điều kiện cho phong trào cách mạng tiếp nhận được những tư tưởng tiên tiến
dễ dàng, thuận lợi hơn nhằm đưa cách mạng Việt Nam đi lên theo đúng quỹ đạo
của thời đại.

23




×