Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bài giảng bản đồ địa chính chương 3 công nghệ thành lập bản đồ địa chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.06 KB, 14 trang )

Chương 3
CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

3.1 Tổng quan quy trình công nghệ thành lập bản
đồ địa chính
Bản đồ địa chính là một nội dung quan trọng trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai, được lưu trữ

trong bộ hồ sơ địa chính ở các cơ quan quản lý các cấp.
Bản đồ địa chính được biên tập từ bản đồ địa
chính cơ sở đo vẽ.

Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính
được khái quát qua các bước như sau:


1. Thiết kế phương án kỹ thuật thành lập bản đồ địa
chính
2. Xây dựng lưới tọa độ địa chính các cấp

3. Đo chi tiết ở thực địa
4. Biên vẽ thành lập bản đồ địa chính cơ sở
5. Lên mực bản đồ địa chính gốc, đánh số thửa, tính
diện tích.
6. Biên tập bản đồ địa chính

7. In, lưu trữ và sử dụng


Các bước trong trong quy trình công nghệ thành
lập bản đồ địa chính phải đảm bảo nguyên tắc: Khi


thực hiện xong mỗi bước (công đoạn) phải tiến hành
kiểm tra, nghiệm thu chặt chẽ. Chỉ khi kết quả ở công
đoạn trước đã nghiệm thu đạt yêu cầu thì mới triển
khai các công đoạn tiếp theo, tránh các sai sót gây

lãng phí
Thành lập bản đồ địa chính gốc tốn nhiều công
sức và tiền của trong công đoạn đo vẽ ngoại nghiệp.
Trong thực tế sản xuất đang sử dụng các phương
pháp sau để thành lập bản đồ địa chính cơ sở:


1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa

2. Phương pháp đo ảnh hàng không kết hợp đo vẽ
ở thực địa
3. Phương pháp biên vẽ, biên tập trên nền bản đồ
địa hình cùng tỷ lệ và đo vẽ bổ sung
Mỗi phương pháp đo thành lập bản đồ địa chính
cơ sở đòi hỏi các điều kiện và phương tiện kỹ thuật
khác nhau.
Việc lựa chọn phương pháp đo, thành lập bản đồ

địa chính cơ sở cho từng khu vực phải căn cứ vào
đặc điểm về địa hình, loại đất, kinh tế xã hội, trang
thiết bị máy móc của đơn vị, nguồn nhân lực…


Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thành lập bản đồ cho


các công đoạn. Kết quả cuối cùng là bộ bản đồ địa
chính cơ sở được vẽ trên giấy, hoặc bộ bản đồ số
được lưu trên máy tính. Từ bản đồ địa chính cơ sở
tiến hành biên tập, đo vẽ bổ sung thành lập bản đồ địa
chính cấp xã hay gọi là bản đồ địa chính.
Bản đồ địa chính cơ sở được thành lập 01 bản lưu
tại cơ quan quản lý đất đai cấp huyện hoặc cấp tỉnh.
Bản đồ địa chính sau khi hoàn chỉnh được in làm

nhiều bản, vừa lưu trữ tại cơ quan quản lý đất đai cấp
tỉnh vừa được sử dụng trực tiếp tại cơ quan quản lý
đất đai các cấp xã, huyện, tỉnh, trung ương.


3.2 Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng
phương pháp đo vẽ trự tiếp ở thực địa
Phương án kỹ thuật đo đạc
thành lập bản đồ địa chính
Thành lập lưới tọa độ
địa chính các cấp

Chuẩn bị bản vẽ
các tư liệu liên quan
Đo chi tiết ngoại nghiệp

Vẽ bản đồ gốc, tu chỉnh
tiếp biên bản vẽ
Lên mực bản đồ gốc, đánh số
thửa, tính diện tích
Biên tập bản đồ địa chính

Giao diện tích thửa đất cho
các chủ sử dụng

Đăng ký, thống kê, cấp giấy
chứng nhận QSDĐ
In, lưu trữ, sử dụng


Ưu nhược điểm của phương pháp
1. Ưu điểm
- Đáp ứng được các tiêu chuẩn thành lập bản đồ
địa chính tỷ lệ lớn, khu vực đông dân cư, có nhiều địa
vật che khuất.
- Thông tin trên bản đồ hoàn toàn mới, tính thời sự
và độ tin cậy cao.
- Sử dụng các loại máy móc hiện đại và có độ
chính xác cao, do đó chất lượng bản đồ tốt và độ tin
cậy cao.
- Phương pháp này áp dụng có hiệu quả cao đối
với khu vực đo vẽ có diện tích không lớn, thửa đất
nhỏ


2. Nhược điểm của phương pháp
- Chi phí thành lập bản đồ lớn, sử dụng nhiều
công lao động đòi hỏi có trình độ tay nghề và kinh
nghiệm.
- Thời gian đo đạc chủ yếu ngoài thực địa do
đó kết quả, năng suất lao động và tiến độ thực
hiện phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện làm

việc.
- Phương pháp đã sử dụng các loại máy móc
và công nghệ hiện đại nhưng hiệu suất vẫn không
bằng các phương pháp khác


3.3 Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng
không
Lập phương án kỹ thuật,
khảo sát, thiết kế

Bay chụp ảnh hàng không

Lập lưới khống chế ảnh
ngoại nghiệp

Tăng dày điểm khống chế ảnh nội
nghiêp, tính bình sai
Lập mô hình số mặt đất, đo vẽ địa
vât, thủy hệ
Lập bình đồ trực ảnh, điều vẽ ngoại
nghiệp nội dung bản đồ gốc
Thành lập bản đồ địa chính cơ sở

Đo vẽ bổ sung thực địa nội
dung bản đồ địa chính

Biên tập bản đồ địa chính
In, lưu trữ, sử dụng



Ưu nhược điểm của phương pháp
1. Ưu điểm của phương pháp
- Ảnh hàng không có độ phủ rộng, được tiến hành
bay chụp theo các dải cho một khu vực do đó phương
pháp này thích hợp đo vẽ thành lập bản đồ cho một
vùng rộng lớn cho hiệu quả cao về năng suất, giá
thành và thời gian.

- Khắc phục được những khó khăn của sản xuất,
đo vẽ ngoại nghiệp.
- Tỷ lệ chụp ảnh hiện nay phù hợp với công nghệ
thành lập bản đồ địa chính đảm bảo độ chính xác ở tỷ
lệ trung bình


2. Nhược điểm
- Độ chính xác không đảm bảo khi thành lập bản
đồ địa chính có tỷ lệ lớn: (1:200, 1: 500, 1:1000)
- Phương pháp cho hiệu quả thấp đối với các khu
vực có nhiều địa vật che khuất ranh giới các thửa đất.
- Tính thời sự không cao, đòi hỏi phải đo đạc bổ

sung, đối soát thực địa
- Không áp dụng được với các khu vực nhỏ, các
khu vực nằm không liền với nhau (nếu phải chụp ảnh

thì giá thành làm bản đồ sẽ bị đẩy lên cao)



3.4 Phương pháp biên vẽ, biên tập trên nền bản đồ
địa hình cùng tỷ lệ và đo vẽ bổ sung
Để đáp ứng yêu cầu về bản đồ trong công tác
quản lý nhà nước về đất đai, bộ Tài nguyên và môi
trường đã chỉ đạo thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:
10000 và 1: 25000 cho khu vực đất lâm nghiệp, đất
đồi núi từ bản đồ đã có chủ yếu là bản đồ địa hình có
cùng tỷ lệ
Trong phương pháp này bản đồ được sử dụng
làm gốc biên vẽ cần đảm bảo chất lượng bản đồ tốt
và mới, kết hợp với các tài liệu bổ sung như ảnh hàng
không, ảnh vệ tinh, và bản đồ chuyên ngành. Các yếu
tố thửa đất được nhận biết từ các bản đồ tài liệu, sau
đó được đối soát, bổ sung hoàn thiện bằng điều tra,
đo đạc ngoài thực địa


3.5 Biên tập bản đồ địa chính
Bản đồ gốc được tiến hành đo vẽ theo phương án
kinh tế kỹ thuật, việc phân mảnh bản đồ gốc trước tiên
nhằm mục đích đo vẽ hết diện tích của cả vùng trong
phương án. Vì vây, có thể xảy ra trường hợp trên
cùng một mảnh bản đồ gốc sẽ có các thửa đất của
nhiều đơn vị hành chính cấp cơ sở xã (phường). Mặt
khác công tác quản lý đất đai bắt đầu từ cấp xã,
huyện, tỉnh, bộ.
Do vậy, mục đích của công tác biên tập bản đồ địa
chính là tạo ra các bộ bản đồ địa chính theo đơn vị
hành chính cơ sở cấp xã đảm bảo thống nhất về nội
dung và ký hiệu thể hiện dựa trên cơ sở là các bản đồ gốc.



Sơ đồ công nghệ biên tập bản đồ địa chính
a

Bản đồ gốc đo vẽ

1

Phiên hoặc chụp ảnh bản gốc đo vẽ

b

Phim âm của bản gốc đo vẽ

2

Biên tập bản đồ địa chính

c

Phim gốc của bản đồ địa chính

3

Nhân bản

d

Các bộ bản đồ địa chính


4

Kiểm tra nghiệm thu xác nhận

e

Bản đồ địa chính chính thức

5

Đăng ký thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

f

Lưu trữ bản đồ



×