Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Bài giảng công nghệ thi công chương 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.52 KB, 12 trang )

Chương 16
CÔNG TÁC VÁN KHUÔN
Yêu cầu:
- Các loại ván khuôn dùng trong xây dựng
-Biết cách tính toán, thiết kế ván khuôn
-Cách tổ chức thi công ván khuôn


16.1. CÁC LOẠI VÁN KHUÔN
1). Nhiệm vụ và vai trò của ván khuôn
* Nhiệm vụ: Dùng để đúc và tạo ra các kết cấu hoặc cấu kiện bê
tông hoặc bê tông cốt thép theo một hình dáng nhất định
* Vai trò: Đây là một kết cấu phụ nhưng nó lại giữ 1 vai trò quan
trọng vì nó:
- Chi phối chất lượng bê tông rất lớn
- Ảnh hưởng tới giá thành công trình
- Tiến độ thi công.


2). Các loại ván khuôn
a) Ván khuôn tiêu chuẩn
* Đặc điểm:
- Kích thước xác định
- Dùng nhiều lần
- Thường làm bằng gỗ
- Kích thước ván khuôn tiêu chuẩn phụ thuộc vào kích thước công
trình và điều kiện thi công, trọng lượng ván khuôn không lớn hơn
120 kg
- Cách lắp, tháo tùy từng trường hợp cụ thể mà quy định.
b) Ván khuôn cố định
* Đặc điểm: dạng lắp ráp tại hiện trường, dùng từ 1 đến 2 lần


(thường chỉ 1 lần) để tạo ra các hình dạng công trình khác nhau.
Có 2 loại:


- Loại ván khuôn cố định nhưng không định hình: Là loại lắp ghép
tại hiện trường và chỉ dùng được 1 lần
Điều kiện sử dụng: dùng khi thi công bê tông chổ tiếp giáp, tiếp giáp
chổ công trình với nền, giữa các bộ phận công trình với nhau.
- Loại cố định định hình: Là loại được gia công tại xưởng theo hình
dạng và kích thước công trình, sau đó đưa ra dựng lắp ở hiện
trường, loại này cũng thường chỉ dùng 1 lần.
Điều kiện sử dụng: Thường sử dụng với những bộ phận công trình
phức tạp. Ví dụ: Cửa vào, đoạn ống hút trạm thủy điện.
c) Ván khuôn bê tông hoặc bê tông cốt thép
* Đặc điểm: - Phải gia công tại xưởng
- Dùng để thay thế gỗ hoặc thép và đưa đến kết quả nâng tính chống
thấm, tăng khả năng chịu lực, tạo bề mặt công trình.


16.2. THIẾT KẾ VÁN KHUÔN: Nội dung thiết kế:
16.2.1. Chọn kích thước của tấm ván khuôn:
- Dựa vào kích thước khối đổ và hình dạng của bộ phận công trình
ấy
- Căn cứ vào phương pháp dựng lắp và tháo dỡ: Nếu bằng cơ giới
thì nó phụ thuộc vào thiết bị đó. Nếu thủ công thì kích thước phải
có trọng lượng < 120 kg
- Nguyên vật liệu và điều kiện chế tạo
- Căn cứ vào điều kiện thi công: (Thời gian dựng lắp, tháo dỡ. Hệ số
luân lưu lớn)



16.2.2. Tính toán các lực tác dụng lên ván khuôn (
14 TCN 59-2002)
- Loại áp lực ngang
- Loại áp lực thẳng đứng
a) Áp lực ngang: Thường phải kể tới 3 loại lực (Hình 16.1)
 Áp lực của hỗn hợp bê tông lỏng (p1) phụ thuộc vào:
- Độ sụt của hỗn hợp bê tông
- Tốc dộ ngưng kết của xi măng
- Thành phần cấp phối của bê tông
- Nhiệt độ của bê tông trong khoảnh đổ
- Phương pháp đổ và tốc độ đổ bê tông
- Chiều dày của lớp đổ
- Phương thức đầm bê tông và hàm lượng cốt thép ở trong khối bê
tông ấy.




H: chiều cao của lớp bê tông sinh ra áp lực ngang (m), (khi đổ BT
theo lớp nghiêng hay bậc thang thì H là chiều cao khoảnh đổ)
 γb: khối lượng riêng của bê tông lỏng (kg/m³);


g: gia tốc trọng trường (m/s²)
 Ro: Bán kính tác dụng theo chiều thẳng đứng của đầm chày, có thể
lấy bằng chiều dài ho của chày đầm (m);





Rn: bán kính tác dụng theo chiều thẳng đứng của đầm ngoài (m)

v: tốc độ đổ bê tông lên cao (m/h)
 r: bán kính tính đổi theo mặt cắt ngang của kết cấu (tưòng:
r=b/2(m), cột: r=F/c(m): F diện tích cột, c chu vi cột)







Aùp lực động (pđ) khi đổ bê tông tác động vào ván khuôn (N/m2),
lực này phụ thuộc vào phương thức đổ:
Pđ = 2.000 N/m²
◦ Đổ bằng phểu, ống dẫn,
◦ Đổ bằng các thùng chứa <0.2m³

Pđ = 2.000 N/m²

◦ Dung tích thùng 0.2 ÷ 0.8 m³ thì

Pđ = 4.000 N/m²

Tải trọng gió tác dụng lên ván khuôn: (Q)
Q = K . q, (N/m²)
◦ q: áp lực tiêu chuẩn của gió (N/m2), phụ thuốc vào vùng thi
công và thời gian thi công.
◦ K: là hệ số khí động học, phụ thuộc vào mặt hứng gió và

hướng gió...Xác định theo bảng F4 quy phạm thi công bê tông


b) Lực thẳng đứng tác dụng lên ván khuôn
* Trọng lượng bản thân ván khuôn: phụ thuộc vào kích thước và đặc
trưng của vật liệu ván khuôn.
* Trọng lượng của vữa bê tông tác dụng bên trên.
* Tải trọng do người đi lại và các thiết bị thi công (QP)
* Trọng lượng của cốt thép: xác định theo bản vẽ TK của kết cấu cụ
thể
* Lực xung kích khi đổ hoặc đầm bê tông (Chỉ lấy lực tác dụng khi
đầm rung =10.000 N/m²
* Khối lượng lớp phủ mặt


16.2.3. Tính toán kiểm tra sức bền vật liệu
Tổ hợp các loại lực cụ thể → Tính toán nội lực → Kiểm tra sức bền
vật liệu, độ vỏng cho phép
16.2.4. Các bước thiết kế ván khuôn: (ba bước: Tính các lực tác
dụng; sơ bộ chọn quy cách, kích thước; phân tích sơ đồ lực, tính
toán kết cấu từ đó tính ra kích thước các chi tiết)
16.3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC VÁN KHUÔN (Tự đọc)
1- Gia công, 2- Bảo quản, 3- Lắp ráp và tháo dỡ



×