MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ KẾT CẤU KHỐI LƯỢNG - NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH HOÁ THỰC PHẨM
1. NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN
1.1 Nội dung:
Một báo cáo đồ án tốt nghiệp được sắp xếp theo thứ tự sau:
-
Trang bìa
-
Nhiệm vụ đồ án
-
Lời cảm ơn
-
Tóm tắt đồ án
-
Mục lục
-
Danh sách bảng biểu, hình vẽ, các từ viết tắt.
-
Nội dung chính
-
Tài liệu tham khảo
-
Phụ lục
1.1.1
Trang bìa
Chữ trên trang bìa phải viết hoa, font Times New Roman 14, riêng tên đề tài viết đậm và dùng
cỡ chử 20. Số trong trang bìa là i (xem Hình 1.1).
1.1.2
Nhiệm vụ của đồ án
Đây là bảng yêu cầu về nội dung của đồ án do CBHD ghi theo mẫu của trường.
1.1.3
Lời cảm ơn
Nội dung và ngắt đoạn của lời cảm ơn do người viết quyết định.
Số trang trong trang này là ii.
1.1.4
Tóm tắt đồ án
Phần tóm tắt đồ án nên trình bày thật cô đọng nội dung và kết quả của công việc mà đề tái thực
hiện trong khoảng 10 đến 20 dòng. Đây là phần rất quan trọng nên viết thật cẩn thận. Số trang
trong trang này là iii.
1.1.5
Mục lục
Chiều dài trang mục lục (nếu có thể) là một đến hai trang. Các tiêu đề trong mục lục tối đa chỉ
mức thứ 3. Chỉ có tiêu đề của Mục lục, Chương, tựa và trang được in đậm. Đầu đề các chương
viết hoa, các chương nên được đánh số thứ tự là 1, 2, 3,…
1
Số trong trang này là iv (xem Hình 1.2).
MẪU BÌA ĐỒ ÁN CÓ IN CHỮ NHŨ VÀNG Khổ 210 x 297 mm(A4)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH(Times New Roman , Bold)
KHOA HOÁ HỌC (Times New Roman , Bold)
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (Times New Roman , Bold)
TÊN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN
GVHD : TH.s Nguyễn Văn A
SVTH : Trần Văn B
Lớp : 47k – Hoá Thực Phẩm
MSSV: 123456
KHOÁ
Vinh, tháng 12/2010
Hình 1.1: Trang bìa mẫu
2
(1 line)
MỤC LỤC
Đề mục
Trang
Trang bìa
i
Nhiệm vụ đồ án
Lời cảm ơn
ii
Tóm tắt
iii
Mục lục
iv
Danh sách hình vẽ
vi
Danh sách bảng biểu
vii
Danh sách các từ viết tắt
viii
PHẦN 1.
1
1.1 Đề mục thứ nhất …
3
1.1.1. Đề mục nhỏ thứ nhất
1.2
Đề mục thứ hai
PHẦN 2.
3
2.1 Đề mục thứ nhất …
3
2.2
7
Đề mục thứ hai
PHẦN 3.
13
.......
Tài liệu tham khảo
51
Phụ lục A:
52
Phụ lục B:
60
iv
Hình 1.2: Trang mục lục ví dụ
3
1.1.6
Danh sách hình vẽ, bảng biểu và các từ viết tắt
Danh sách hình ảnh, bảng biểu và các từ viết tắt nên được đề cập trong mục lục, bao
gồm số thứ tự và tên của các hình ảnh, bảng biểu
Danh sách viết tắt sẽ không cần nếu chỉ có ít hơn 4 từ viết tắt xuất hiện trong bài hoặc
chúng không được sử dụng nhiều lần.
1.2
Nội dung chính
Tên các chương, số lượng và nội dung các chương đó do giáo viên hướng dẫn và sinh viên thực
hiện quyết định
A- Đối với đề tài thiết kế nhà máy thực phẩm:
+) Khối lượng:
-
Thuyết minh : ≥ 60 trang A4
-
Bản vẽ : 4-5 bản vẽ A0 ( Nội dung các bản vẽ do thầy hướng dẫn đề ra )
-
Bảo vệ : bảo vệ bằng các bản vẽ
+) Nội dung trình bày của bản thuyết:
- Lời nói đầu: 1trang A4
phần này sinh viên khái quát vai trò nhiệm vụ của đồ án + những nội dung chính của thuyết
minh
- Phần 1 : Tổng quan : phần này sinh viên sẽ giới thiệu về sản phẩm, sự hình thành… của
sản phẩm mà sinh viên thiết kế
- Phần 2 : Lập luận kinh tế kỹ thuật
- Phần 3 : Chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ
- Phần 4 : Tính cân bằng sản phẩm
- Phần 5 : Tính toán và chọn thiết bị
- Phần 6 : Tính Hơi - Nước - Điện - Lạnh
- Phần 7 : Tính toán Xây dựng
- Phần 8 : Tính toán kinh tế
- Phần 9 : Vệ sinh an toàn lao động
……
- Kết luận :
Tóm tắt những nội dung đã làm
4
Những vấn đề còn tồn tại
Những đề xuất
- Tài liệu tham khảo
- Mục lục
- Toàn bộ bản vẽ thiết kế được thu nhỏ A2, A3, A4 ( tuỳ độ phức tạp mà thu to hay nhỏ )
đóng trong quyển thuyết minh ở sau cùng
+) Bản vẽ thiết kế:
bản vẽ thiết kế phải đảm bảo đúng số lượng như đã nêu trên, ngoài ra còn phải đáp ứng:
-Bản vẽ của 1 hệ thống, dây chuyền công nghệ phải đúng nguyên lý, phù hợp với quá trình
gia công chế biến hay thực hiện hoàn chỉnh quá trình công nghệ cụ thể cho một đối tượng
cụ thể mà bài toán( đồ án) đặt ra
- Bản vẽ thiết kế phải vẽ đúng kỹ thuật về đường nét, về các hình vẽ được thể hiện, kích
thước, các thông số yêu cầu, khung tên bản vẽ
Chú ý: thông thường đối với 1 đồ án thiết kế nhà máy thực phẩm gồm có 4-5 bản vẽ thiết
kế A0, sinh viên chọn để thiết kế theo thầy giáo HD
- 1 bản trình bày sơ đồ nguyên lý, dây chuyền công nghệ
- 1 bản tổng thể mặt bằng nhà máy
- 1 bản tổng thể mặt bằng nhà sản xuất chính( hoặc nhà hoàn thiện )
- 1 hoặc 2 bản vẽ phân xưởng sản xuất
- 1 bản vẽ sơ đồ đường ống lạnh, hơi hoặc nước
*) Vị trí khung tên và và cách ghi kích thước:
- Khung tên được bố trí ở góc bên phải phía dưới. Đường viền bản vẽ cách mép trên 5mm,
mép dưới 5mm, mép phải 5mm, mép trái 25mm ( mục đích là để đóng thành tập)
- Số thự tự ghi theo chiều kim đồng hồ
- Số ghi kích thước theo chiều thẳng đứng được ghi sao cho khi quay bản vẽ 90º theo chiều
kim đồng hồ thì người xem có thể đọc được
5
Mẫu khung tên:
B - Đối với đề tài nghiên cứu:
+) Khối lượng:
-Thuyết minh > 60 trang
-01 file slide power point trình chiếu nội dung đồ án
1.3 Tài liệu tham khảo
Trong đồ án, nếu trích các thông tin từ các nguồn tại liệu khác như sách, tạp chí, kỷ yếu
hội nghị … thì phải ghi rõ nguồn gốc của các thông tin đó bằng cách ngay sau phần thông tin
được trích dẫn ghi số của tài liệu trong ngoặc vuông dạng [x,y,z] trong đó x,y z là số thứ tự của
tài liệu được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo ở cuối đồ án.
Thứ tự tên tài liệu – tác giả - năm xuất bản – nhà xuất bản
- Tài liệu trích dẫn công thức, nội dung ghi ở cuối dòng bên phải trong móc, số đầu ghi trang,
số sau chữ la mã chỉ tài liệu trích dẫn. ví dụ : [10 - IV] là công thức đó ở trang 10, quyển IV
( IV là tài liệu thứ 4 ghi ở phần tài liệu tham khảo)
Phần tài liệu tham khảo ở cuối đồ án được ghi theo dạng như sau:
Đối với các tham khảo là sách ghi theo dạng:
Tên tác giả ( năm xuất bản). Tên sách. Nhà xuất Bản
Ví dụ:
6
[1] Von Neumann, J. (1958). The Computer and the Brain. Yale University Press, New Haven,
Connecticut.
[2] Sơn, N.T (1999). Lý thuyết tập hợp. Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Tp. HCM.
Đối với các tham khảo là bài báo trong tạp chí ghi theo dạng:
Tên tác giả (năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí, số báo, trang bắt đầu – trang kết thúc.
Ví dụ:
[1] Turing, AM. (1950). Computing machinery and intelligence. Mind, 59, 433 – 460.
[2] Anh, N.H & Nhơn, Đ.V (2001). Lời giải tối ưu và tập sinh trên mạng suy diễn. Tạp Chí
Phát Triển Khoa Học Công Nghệ, 4, 10 – 16.
Đối với tham khảo là bài báo trong kỷ yếu hội nghị ghi theo dạng:
Tên tác giả, (năm xuất bản ). Tên bài báo. Tên hội nghị, pp. trang bắt đầu – trang kết thúc.
Ví dụ:
[1] Russell, S.J. & Wefald, E.H. (1989). On optimal game-tree search using rational metareasoning. In Proceedings of the 11th International Joint Conference on Artificial Intelligence,
pp. 334-340.
[2] Tùng, N.T. (2001). Phân tích sự phụ thuộc dữ liệu. Trong kỷ yếu hội nghị Nghiên cứu Khoa
Học Trẻ lần 3, pp. 18-22.
Đối với các tài liệu tham khảo là đồ án tốt nghiệp, ghi theo dạng:
Tên Tác Giả (năm xuất bản). Tên Đồ án. Cấp đồ án, Tên Trường.
Ví dụ:
[1] Minsky, M.L. (1954). Neural Nets and the Brain-Model Problem. PhD thesis, Princeton
University.
[2] Vinh, N.P.T & Tùng, N.T (2001). Xây dựng Transducer. Đồ án đại học, Đại học Bách khoa
Tp.HCM.
Tài liệu có 2 hoặc 3 tên tác giả thì ghi tên tất cả các tác giả. Nếu nhiều hơn thì ghi tên người
đầu tiên kèm theo cụm từ “et al” .
7
2. MỘT SỐ QUY CÁCH
2.1 Bảng biểu, hình vẽ và công thức
Phải đánh số thứ tự cho hình vẽ, bảng biểu và công thức trong đồ án và có dẫn giải bằng
lời để giới thiệu hoặc nhắc đến trong nội dung đồ án. Thứ tự của hình vẽ, bảng biểu và công
thức là thứ tự của nó trong chương.
Ví dụ:
Hình 2.3 là hình thứ 3 trong chương 2.
Bảng 2.3 là bảng thứ 3 trong chương 2.
Công thức 3.1 là công thức đầu tiên trong chương 3.
Tên của bảng để trên bảng và ở bên trái bảng, cở chử 12 in đậm. Nếu cần ghi chú, giải
thích các chữ viết tắt trong bảng hay nêu các nguồn thông tin của bảng sẽ để ngay bên dưới
bảng biểu.
Tên của hình để bên dưới và canh giữa hình, cở chử 12 in nghiêng.
Số thứ tự của công thức để cùng hàng với công thức nhưng được canh sát lề bên phải.
2.2 Cở chữ : khổ chữ viết trong bản thuyết minh là khổ chữ 13, giãn dòng 1.3
Lề của 1 trang:
Lề trên, dưới và bên phải trừ 15mm
Lề trái trừ 25 mm ( để đóng gáy )
-
Công thức nên đánh ở giữa, các mục nên lùi vào theo qui định
-
Đóng bìa cứng, chữ mạ màu vàng, phía sau gáy quyển thuyết minh ghi:
Tên sinh viên – Tên đề tài - Khoá
3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN VÀ SV KHI GIAO VÀ LÀM ĐỒ ÁN
+) Đối với giáo viên:
-
Khi được bộ môn giao nhiệm vụ và số lượng sinh viên làm đồ án, mối giáo viên phải
chuẩn bị số lượng đề tài đủ để giao cho sinh viên khi họ đến nhận đề tài
-
Giáo viên ưu tiên cho sinh viên nào có đề tài thực tế cần giải quyết
-
Mối sinh viên được giao 1 đề tài, cũng có thể 2 hoặc 3 sinh viên được giao 1 đề tài nếu
đề tài có khối lượng lớn hoặc giải quyết một vấn đề phức tạp
-
Đề tài giáo viên ra cho sinh viên nên thường xuyên đề cập đến tính thực tế và tính mới
để sinh viên đào sâu suy nghĩ
-
Giáo viên phải có lịch hẹn làm việc với sinh viên ít nhất là 1 lần 1 tuần trong một ngày
nhất định, Nếu ngày đó giáo viên bận thì phải liên hệ với sinh viên để đồi sang ngày
khác
8
-
Các giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở sinh viên hoàn thành đồ án đúng tiến độ
cũng như thực hiện những quy định của bộ môn
-
Giáo viên nào làm sai phải chịu trách nhiệm trước bộ môn, khoa
-
Các GVHD là người ngoài khoa có nhiệm vụ làm việc trực tiếp với trưởng bộ môn ít
nhất 3 tuần/1 lần để thông báo về tiến độ thực hiện đồ án của sinh viên mình hướng dẫn
+) Đối với sinh viên:
-
Khi được giao đề tài, sinh viên phải thực hiện đúng tiến độ, đúng nội dung và đúng quy
định của bộ môn
-
Đối với sinh viên làm đồ án với GVHD chính là người ngoài khoa thì có thêm GVHD
phụ trong khoa do bộ môn phân công để kiểm tra tiến độ thực hiện, nếu sinh viên nào
làm sai qui định, không kịp tiến độ, 3 tuần không thông qua đồ án có thể cho dừng để
làm đồ án khoá sau.
-
Trong quá trình làm đồ án sinh viên phải độc lập, tự chủ, sáng tạo, tuyệt đối không được
sao chép tài liệu cũ dưới mọi hình thức.
-
Trong 3 tuần liên tiếp sinh viên nào không đến thông qua đồ án thì bộ môn sẽ trả sinh
viên đó cho trường và không cho phép làm đồ án tiếp
-
Khi bảo vệ đồ án sinh viên phải chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung đồ án của mình và tự
bảo vệ trước hội đồng
-
Sinh viên nào làm sai quy định trên đây thì đồ án sẽ không được bảo vệ hoặc bị trừ điểm
-
In thuyết minh + bản vẽ (bản hoàn chỉnh, đóng bìa cứng dùng để bảo vệ) có chữ ký của
GVHD nộp cho thầy giáo duyệt đồ án 01 tuần trước ngày bảo vệ đồ án để chấm ( sinh
viên nào không nộp sẽ không được bảo vệ)
Trên đây là những quy định của bộ môn Hoá thực phẩm về làm đồ án tốt nghiệp.
Yêu cầu giáo viên và sinh viên thực hiện đúng những quy định trên.
Vinh, Ngày
tháng
năm 2010
BCN KHOA
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THẮNG
9