Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến khả năng chống chịu bệnh hại và năng suất giống nếp cái hạt cau vụ mùa năm 2022 tại khu thực hành thực tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.94 KB, 62 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón Kali đến khả năng
chống chịu bệnh hại và năng suất giống nếp cái hạt cau vụ mùa năm 2012 tại
khu thực hành thực tập - trường Đại học Hồng Đức.
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L) là cây lương thực có lịch sử trồng trọt lâu đời và
hiện tại đang được gieo trồng ở nhiều nước trên thế giới. Cây lúa là một trong 3 cây
lương thực chủ yếu trên thế giới: lúa, lúa mì, và ngơ, chiếm 26,5% cơ cấu sản xuất
cây lương thực. Lúa gạo cung cấp lương thực cho 1/2 dân số thế giới và ảnh hưởng
đến đời sống của ít nhất 65% dân số tồn cầu. Khoảng 40% dân số thế giới xem lúa
gạo là nguồn lương thực chính hàng ngày và lúa gạo cung cấp khoảng 80% glucoza,
40% nhu cầu protein cho người và nhiều vitamin, vi lượng khác, lúa gạo còn là
nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm chế biến. Ngoài ra sản
phẩm phụ của lúa gạo như rơm rạ, vỏ trấu cịn có nhiều tác dụng khác như làm phân
bón, chất đốt, chất độn chuồng, làm thức ăn gia súc hoặc sử dụng cho các ngành
công nghệ nhân cấy sinh học như nấm...Chính vì cây lúa có tầm quan trọng như vậy
mà tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi " Hạt gạo là hạt của sự sống".
Việt Nam có địa hình đa dạng cùng với điều kiện tự nhiên ưu đãi là một trong
những nơi hình thành nền nơng nghiệp lúa nước của thế giới. Nước ta là một nước
nơng nghiệp trong đó cây trồng chủ yếu là cây lúa nước, nó có ý nghĩa lớn trong
viêc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong các yếu tố thâm canh tăng năng suất, ngồi yếu tố giống là tiền đề thì
phân bón là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Phân bón có vai trị cung
cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng để cây trồng có thể sinh trưởng, phát
triển tốt đạt năng suất cao. Các loại phân bón dùng cho cây lúa rất đa dạng, từ các
1


loại phân đa lượng như N, P, K luôn được quan tâm hàng đầu, cịn có các yếu tố dinh
dưỡng trung lượng như Ca, Mg, Si, S và các yếu tố vi lượng như Bo, Mo, Zn, Mn,…


Hiện nay cùng với nhu cầu lương thực tăng cao trong khi diện tích đất sản
xuất nơng nghiệp ngày càng thu hẹp thì việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh
tác để nâng cao năng suất cây trồng đang được quan tâm hàng đầu trong đó yếu tố
phân bón được xem là yếu tố tiền đề, tuy nhiên khi lượng phân bón tăng cao thì vấn
đề sâu bệnh hại tăng cao, cây lúa bị thiệt hại một cách đáng kể bởi các lồi dịch hại
có trên 100 lồi cơn trùng gây hại lúa (trong đó có 20 lồi gây hại chủ yếu), đồng
thời cây lúa còn bị nhiều loại bệnh gây hại như bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, đốm
nâu, tiêm lửa, bạc lá, đen lép hạt,...
Giống nếp cái hạt cau là một giống nếp đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất
lượng gạo ngon với độ dẻo cao, hàm lượng tinh bột cao, hương thơm đặc trưng,
dạng hạt tròn trắng muốt. Ngồi phẩm chất tốt, giống nếp này cũng có khả năng
chống chịu với một số điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên: khả năng chịu phèn,
chịu chua và chống trũng khá, chịu hạn cuối vụ tương đối tốt. Chiều cao cây từ 100 145cm, cây cứng, gốc thân to, chống đổ khá nếu bón phân cân đối, khả năng đẻ
nhánh trung bình. Có thời gian trỗ tương đối ổn định từ cuối tháng 9 đến đầu tháng
10 hằng năm. Số hạt chắc trên bông từ 115 - 130 hạt/bông. Hạt to, tròn, trọng lượng
1000 hạt đạt 27 - 28gam. Đây là giống nếp cổ truyền quý giá và đã trở thành sản vật
của người dân nhiều vùng trong tỉnh Thanh Hoá như vùng Thạch Thành, Hà Trung.
Nhưng hạn chế của giống nếp cái hạt cau là năng suất tương đối thấp chỉ đạt
35 - 40 tạ/ha, trong khi thời gian sinh trưởng lại dài từ 145 - 155 ngày. Giống
nhiễm đạo ôn và khô vằn, kháng vừa với bệnh bạc lá, nhiễm sâu đục thân nặng.
Việc sản xuất nếp hạt cau trong những năm gần đây cịn gặp nhiều khó khăn
trong việc nâng cao năng suất, chất lượng. Nguyên nhân chính do giống đã bị thối
hố do người dân tự để giống một thời gian dài không được chọn lọc, các biện pháp
kỹ thuật canh tác cổ truyền còn nhiều hạn chế cũng là nguyên nhân làm giảm năng
suất do bị sâu bệnh lốp đổ, gây nhiều tổn thất làm người dân chán nản thu hẹp diện
tích gieo trồng loại nếp này. Để giống lúa cổ truyền cho năng suất cao, chất lượng
2


tốt yêu cầu phải có biện pháp kĩ thuật thâm canh phù hợp thì mới phát huy hết tiềm

năng, chất lượng của giống.
Bệnh hại là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất lúa. Hiện nay có nhiều bệnh hại lúa như bệnh: khô vằn,
đạo ôn, bạc lá, thối bẹ, đen lép hạt… đã làm giảm năng suất lúa một cách đáng kể.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của liều lượng bón Kali đến khả năng chống chịu bệnh hại và năng suất
giống nếp cái hạt cau vụ mùa năm 2012 tại khu thực hành thực tập - trường Đại
học Hồng Đức”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích:
Xác định được liều lượng bón Kali thích hợp giúp cho cây lúa sinh trưởng,
phát triển tốt và có khả năng chống bệnh tốt, đạt năng suất cao.
Đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc bón phân Kali cho giống nếp hạt
cau.
1.2.2. Yêu cầu cần đạt:
Xác định được các chỉ tiêu sinh trưởng của giống lúa nếp cái hạt cau.
Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến tình hình phát sinh
phát triển bệnh hại và khả năng chống chịu bệnh hại của giống lúa nếp cái hạt cau.
Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng bón kali khác nhau đến các yếu tố
tạo thành năng suất và năng suất của giống lúa nếp hạt cau.
1.3. ý nghĩa khoa học – ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học:
Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả trong
công tác phịng trừ dịch hại thì cần phải nắm vững được tình hình phát sinh, phát
triển và gây hại của các lồi dịch hại chính có mặt trên đồng ruộng. Thơng qua liều
lượng bón kali, chúng ta nắm được tình hình phát sinh phát triển các loài bệnh hại ở
từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Trên cơ sở đó góp phần hồn thiện quy
trình phịng trừ dịch hại tổng hợp trên lúa.
3



Đồng thời đánh giá và xây dựng cơ sở khoa học cho việc bón Kali trong sản
xuất lúa. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khẳng định và làm rõ thêm lý
luận về vai trò quan trọng của Kali và hồn thiện q trình sản xuất lúa.
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra ảnh hưởng của Kali đến sinh trưởng, phát triển
khả năng chống chịu một số bệnh hại chính và năng suất của giống lúa nếp hạt cau,
từ đó tạo cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn để hoàn thiện quy trình thâm canh tăng
năng suất của giống nếp hạt cau nói riêng và cây lúa nói chung.
Đề tài thành cơng sẽ góp phần vào việc thay đổi tập quán canh tác, đầu tư
dinh dưỡng của người dân hướng tới việc bón dinh dưỡng cân đối đồng bộ đối với
các yếu tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, góp phần tăng năng suất, chất lượng
lúa gạo đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng theo xu hướng sử dụng sản phẩm sạch
nhờ tác động các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với đặc điểm của giống cũng
như phù hợp với điều kiện sinh thái nhất định.

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại thực vật
Lúa hiện nay được sử dụng trong sản xuất nơng nghiệp chính có tên khoa
học là: Oryza Sativa. Nguồn gốc của cây lúa nước là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á
rồi lan tràn đi khắp nơi trên thế giới.
Lúa thuộc họ hòa thảo (gramineae), chi Oryza. Trong chi Oryza co nhiều
loại, trong đó chỉ có hai loài lúa trồng: O.Sativa phổ biến ở châu á cho năng suất
cao và O.Glaberiva năng suất thấp chỉ trồng ở mơt diện tích nhỏ ở Châu Phi.
2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo và tiêu thụ lúa gạo
2.2.1. Thế giới:
Hiện nay trên thế giới có khoảng 100 nước trồng lúa, trên 90% diện tích

trồng tập trung tại Châu Á.Vùng trồng lúa rộng từ vĩ độ 53 độ Bắc đến 35 độ
Nam. Năm 2011 sản xuất lương thực trên thế giới đạt 2.325 triệu tấn tăng 3,7%
so với năm 2010, trong đó năng suất lúa bình qn thế giới 4,38 tấn/ ha tăng
0,8%, diện tích trồng lúa của thế giới là 164,6 triệu ha tăng 2,2% so với năm
2010. Năng suất bình quân Châu Á đạt 651 triệu tấn/ha, Châu phi có năng suất
là 26 triệu tấn/ ha, Châu Nam Mỹ có năng suất là 29,6 triệu tấn/ ha, Châu Âu 4,6
triệu tấn/ha, Châu Úc đạt 800.000 tấn/ ha.[13].
Châu Á là vùng đông dân cư và là vùng sản xuất lúa gạo tâp trung trên thế giới
( 90% diện tích trồng lúa ở Châu Á ). Diện tích trồng lúa ở Châu Á năm 1990 là
130.974.000 ha, năng suất đạt 36,6 tạ/ ha. Cao nhất là Bắc Triều Tiên 83,3 tạ/ ha,
thấp nhất là CamPuChia 12,2 tạ/ ha. Việt Nam có diện tích trồng lúa đứng thứ 3
Đơng Nam Á ( 6.700.000 ha ), năng suất đứng thứ 2 sau Inđônêxia ( 32,1 tạ/ ha )
Đông Nam Á, [13]. Theo tổ chức FAO đánh giá tình hình sản xuất lúa gạo ở Châu
Á năm 2011 đạt 651 triệu tấn lúa hay 435 triệu tấn gạo, tăng 3% hay 24 triệu tấn
năm 2010. Tại Ấn Độ năng suất đạt 154,5 triệu tấn, Trung Quốc đạt 203 tấn lúa,
Thái Lan đạt 32,2 triệu tấn lúa, Việt Nam đạt 42 triệu tấn lúa, [13].

5


Trong những năm qua cuộc cách mạng xanh đã làm cho nhiều nước biến đổi
an ninh lương thực, địa vị kinh tế, chính trị. Những kết quả của nghề trồng lúa rất
to lớn chủ yếu nhờ đầu tư thâm canh, áp dụng giống mới, xây dựng cơ sở vật chất,
hoàn thiện các biện pháp kĩ thuật trồng trọt.
2.2.2. Việt Nam:
Việt Nam là một trong những trung tâm hình thành cây lúa nước. Cây lúa là
cây lương thực chủ yếu, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất
lúa trong những qua có những bước nhảy vọt đáng kể. Diện tích trồng lúa năm
1890 là 5,4 triệu ha, đến năm 1994 diện tích đạt 6.598 triệu ha. Năng suất đạt 33,6
tạ/ ha. Năm 1980 còn phải nhập khẩu 193.000 tấn gạo, đến năm 1994 đã xuất khẩu

1.950.000 tấn gạo, là nước có sản lượng gạo xuất khẩu thứ 2 thế giới. Đến năm
2011 sản xuất lúa đạt đến 42 triệu tấn lúa hay tăng 1 triệu tấn lúa so với năm 2010,
do diện tích trồng lúa tăng thêm 200.000ha đưa tổng số lên 7,7 triệu ha, năng suất
lúa đạt đến 5,5 tấn/ ha. Xuất khẩu 7,35 triệu tấn gạo mang về khoảng 3,5 tỷ USD,
[13].
2.2.3. Thanh Hóa:
Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích 11,160 nghìn km2 và có điều kiện sinh
thái thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, sản lượng lương thực liên tục tăng từ 1,1
triệu tấn năm 1998 lên 1,23 triệu tấn năm 2000 và 1,5 triệu tấn năm 2005, bình
quân hàng năm tăng từ 5 đến 6 vạn tấn lương thực, trong đó riêng lúa năm 2000 đã
đạt 1,1 triệu tấn, chiếm tỉ trọng trên 90% tổng sản lượng lương thực cả năm. Đặc
biệt vụ chiêm xuân năm 2000 năng suất lúa toàn tỉnh đạt 53,1 tạ/ ha/ vụ, tăng hơn
các vụ chiêm xuân thời kỳ 1990 - 1995 gần 10tạ/ ha/ vụ, [13].
Hiện nay vị trí của cây lúa ở Thanh Hóa khơng những giữ vai trị số một
trong an tồn an ninh lương thực mà cịn hướng tới góp phần quan trọng vào mục
tiêu hàng hóa - xuất khẩu của tỉnh và cụm các tỉnh phía Bắc của cả nước.

6


2.3. Nhu cầu sinh thái, dinh dưỡng của cây lúa
2.3.1. Nhu cầu sinh thái:
Nhu cầu sinh thái của cây lúa: Để hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa cần một
nhiệt lượng nhất định.Cây lúa là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới ưa khí hậu nóng
ẩm, nhiêt độ thích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt vào khoảng 25 - 32 0C với
tổng lượng nhiệt của toàn bộ chu trình sống khoảng 3500- 4500 0 C. Nhu cầu về
nước của cây lúa là đặc biệt quan trọng, lúa là cây trồng nước điển hình, yêu cầu
lượng mưa từ 900- 1100 mm cho một vụ lúa. Đặc biệt cây lúa là cây ưa sáng mẫn
cảm với quang chu kỳ, cường độ ánh sáng thuận lợi cho hoạt động quang hợp của
cây lúa là 280 - 400 calo/ cm2/ ngày. Về ánh sáng: đây là yếu tố thứ 3 có ảnh hưởng

không nhỏ đến sinh trưởng và năng suất của lúa. Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới,
nên nói chung nó là cây ưa sáng mẫn cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày). Cường
độ ánh sáng thuận lợi cho hoạt động quang hợp của cây lúa là 250- 400 calo/ cm 2/
ngày.
2.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng:
Theo Nguyễn Đình Giao và cộng sự, (2001)[12] nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
như sau: cây lúa yêu cầu tổng số dinh dưỡng lớn đặc biệt là N, ngoài các nguyên tố đa
lượng là N, P, K lúa cịn cần các ngun tố khống, nguyên tố vi lượng như : S, Ca, Mg,
Fe, Mn, Cu, Zn, Si, B, Mo…
* Nhu cầu dinh dưỡng đạm của cây lúa:
Đạm (N) là yếu tố dinh dưỡng hàng đầu đối với cơ thể sống vì đạm là thành
phần cơ bản của prôtêin - chất biểu hiện sự sống tồn tại.
Đạm là thành phần chủ yếu của axit amin, axit nucleotit, nguyên sinh chất và
diệp lục tố. Đạm đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành tế bào rễ, thân, lá…
Nhu cầu đạm của cây lúa có tính chất liên tục từ đầu thời kỳ sinh trưởng cho
đến lúc thu hoạch. Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, có hai
thời kỳ mà nhu cầu dinh dưỡng đạm cao nhất đó là thời kỳ đẻ nhánh rộ và thời kỳ
làm đòng. Đạm ảnh hưởng đến các q trình đẻ nhánh, phân hố địng, sự hình
thành số bơng số hạt, tỷ lệ hạt chắc,…vì vậy đạm có ảnh hưởng trực tiếp đến năng
7


suất ruộng lúa.
* Nhu cầu dinh dưỡng lân của cây lúa:
Lân (P) là yếu tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với sự phát triển và
năng suất cây trồng.
Lân là thành phần chủ yếu của axít nucleic, là chất chủ yếu của nhân tế bào.
Lân có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp lục, protit và sự vận
chuyển tinh bột.
Lân xúc tiến sự phát triển của rễ, tăng nhanh số nhánh đẻ, làm cho lúa trỗ

bông chín sớm hơn, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi và dịch hại,
nâng cao phẩm chất hạt.
Ở mỗi thời kỳ, cây lúa hút lân với lượng khác nhau, trong đó có hai thời kỳ
hút mạnh nhất là thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng.
* Nhu cầu dinh dưỡng kali của cây lúa:
Cùng với đạm, lân, kali (K) là nguyên tố đa lượng không thể thiếu đối với sự
sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lúa.
Kali có tác dụng xúc tiến sự di chuyển của các chất đồng hố trong cây.
Ngồi ra kali cịn làm cho sự di động sắt trong cây được tốt do đó ảnh hưởng gián
tiếp đến q trình hơ hấp. Kali cũng cần cho sự tổng hợp prôtêin, quan hệ mật thiết
với sự phân chia tế bào. Kali làm vững chắc thành tế bào, chống đổ chống chịu sâu,
bệnh hại. Kali làm tăng sức trương, tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào nên tăng
khả năng chống hạn và chống rét cho cây. Kali còn giúp kéo dài tuổi thọ lá, tăng
diện tích lá, tăng hàm lượng diệp lục do đó ảnh hưởng đến q trình quang hợp của
lá.
Kali được sử dụng trong nguyên sinh chất tế bào như một tác nhân kích thích
các hoạt động chuyển hố vật chất vô cơ thành hữu cơ, đồng thời thúc đẩy quá trình
vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá vào hạt.
Thiếu kali lá lúa bị xém nâu, cây phát triển chậm và còi cọc, thân yếu và dễ bị
đổ, hạt teo quắt, cây dễ bị nấm bệnh và vi khuẩn gây hại.
Vai trò của kali được thể hiện rõ nhất ở thời kỳ đầu làm đòng, trong thời kỳ
8


này nếu thiếu kali sẽ làm cho gié, hoa bị thối hố nhiều, số hạt trên bơng ít, hạt
xanh, lép lửng và bạc bụng nhiều, phẩm chất gạo bị giảm sút.
Cây lúa hút kali tới tận cuối thời kỳ sinh trưởng, nhu cầu kali rõ nét nhất ở hai
thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Thiếu kali vào thời kỳ đẻ nhánh ảnh hưởng mạnh
đến năng suất, cây lúa hút kali mạnh nhất vào thời kỳ làm địng.
Vì vậy bón phân kali hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác phịng

chống sâu bệnh hại lúa ,để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt và có năng suất cao
cần coi trọng việc bón kali với liều lượng hợp lý cho cây lúa.
* Nhu cầu dinh dưỡng của các nguyên tố trung và vi lượng:
Ngoài các yếu tố đa lượng cây lúa cịn hút các chất dinh dưỡng khống trung
và vi lượng như S, Mn, Mg, Si, Mo, Ca, Fe, Bo,…
Mặc dù nhu cầu về các yếu tố này không nhiều, nhưng trong hoạt động sống
của cây các yếu tố này có vai trị xác định khơng thể thiếu và không thể thay thế
được.
2.4. Thành phần bệnh hại lúa và tác hại của chúng.
Cây lúa là cây lương thực chính ở Việt Nam, trên cây lúa đã phát hiện tới
hơn 50 loại bệnh khác nhau. Lịch sử phát triển nghề trồng lúa ở nước ta đã ghi nhận
nhiều trận dịch bệnh nguy hiểm.
Hiện nay các nguyên nhân gây bệnh trên lúa có thể là do nấm, vi khuẩn, vi
rút,…
* Bệnh do nấm điển hình là các bệnh: Đạo ơn (Pyricularia ozyae), khô vằn
(Rhiooctonia solani), tiêm hạch (Sclerotium ozyae), thối bẹ lúa, tiêm lửa, đen lép
hạt lúa….
* Bệnh vi khuẩn: Bạc lá lúa (Xanthomonas ozyae), đốm sọc vi khuẩn…
* Bệnh virus: vàng lùn và lùn xoắn lá…
Các loại bệnh: đạo ôn, khô vằn, bạc lá,….đã thực sự trở thành hiểm họa lớn
đối với nghề trồng lúa ở nước ta.
Bệnh đốm nâu, tiêm lửa, tiêm hạch,… là những bệnh phát sinh mang tính
mãn tính trên đồng ruộng.
9


2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về bệnh hại chính.
2.5.1. Bệnh đạo ơn (Pyricularia orzyzae Cav. et. Bri).
Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh phổ biến và có ý nghĩa kinh tế lớn
nhất ở các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới.

Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Italia năm 1560, sau đó là ở Trung Quốc năm
1637, Nhật Bản năm 1760, Mỹ năm 1906 và Ấn Độ năm 1913.
Ở nước ta, Vincens (người Pháp) đã phát hiện bệnh ở vùng Nam Bộ vào năm
1921. Đến năm 1951, Roger (người Pháp) đã xác định sự xuất hiện và gây hại của
bệnh ở vùng Bắc Bộ.
Hiện nay, bệnh đạo ôn hại lúa là đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất ở các
nước trồng lúa đặc biệt ở Nhật Bản, Ấn Độ, Philippin và Việt Nam.
a. Triệu chứng bệnh đạo ôn.
Theo SHOU (1983) [2], bệnh đạo ơn có thể phát sinh từ thời kì mạ đến lúa
chín và có thể gây hại ở bẹ lá, lá, lóng thân, cổ bơng, gié và hạt.
- Vết bệnh trên mạ:
Vết bệnh trên lá mạ lúc đầu hình bầu dục nhỏ sau tạo thành hình thoi nhỏ
hoặc dạng tương tự hình thoi, màu nâu hồng hoặc nâu vàng. Khi bệnh nặng, từng
đám vết bệnh kế tiếp nhau làm cây mạ có thể héo khơ hoặc chết.
- Vết bệnh trên lá lúa:
Thông thường vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ
vết dầu, sau chuyển màu xám nhạt. Sự phát triển tiếp tục của triệu chứng bệnh thể
hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ phản ứng của cây:
+ Trên các giống lúa mẫn cảm các vết bệnh to, hình thoi, dày màu nâu nhạt,
có khi có quầng vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu nâu xám.
+ Trên giống chống chịu vết bệnh là những dấu chấm nâu rất nhỏ hình bầu
dục nhỏ hình dạng khơng đặc trưng.
+ Trên các giống có phản ứng trung gian thì vết bệnh hình trịn hoặc hình bầu
dục nhỏ, xung quanh vết bệnh có viền nâu.
- Vết bệnh trên cổ bông, cổ gié và trên hạt lúa:
10


Các vị trí khác nhau của bơng lúa đều có thể bị bệnh với triệu chứng các vết
màu nâu xám hơi teo thắt lại. Vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm thì gây bơng

bạc, hạt bị lép và thường gây hiện tượng gãy cổ bông.
Vết bệnh ở hạt không định hình, có màu xám hoặc nâu đen. Nấm kí sinh ở vỏ
trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn bệnh truyền từ vụ này
sang vụ khác [3].
b. Nguyên nhân gây bệnh đạo ôn.
Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia orzyzae Cav. et. Bri gây ra. Nấm
Pyricularia orzyzae Cav. et. Bri thuộc Moniliacea bộ Moniliales – lớp Nấm Bất
Tồn. Nấm đạo ơn sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 20 – 28 0C và ẩm độ khơng khí
thích hợp 93% trở lên, phạm vi nhiệt độ nấm sinh sản bào tử 10 – 30 0C. Ở 280C
cường độ sinh sản bào tử nhanh và mạnh nhưng sức sinh sản giảm dần sau 9 ngày,
trong khi đó ở 160C, 200C, 240C sự sinh sản tăng và kéo dài tới 15 ngày sau đó mới
giảm xuống.
Trong điều kiện ẩm độ cao, số bào tử mọc ra rất nhiều. Trong điều kiện
phịng thí nghiệm một vết bệnh đặc trưng có thể sản sinh được 4000 – 5000 bào tử
trong một đem và có thể kéo dài như vậy từ 10 – 15 ngày. Bào tử phát tán nhờ gió,
nhờ có những giọt nước, giọt sương bào tử nảy mầm và chui vào mơ ký chủ, sau đó
4 – 5 ngày lại thấy xuất hiện vết bệnh mới. Bào tử nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 28 0
và có giọt nước.
Q trình xâm nhập của nấm vào cây phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, ẩm
độ khơng khí và ánh sáng. Ở điều kiện bóng tối, nhiệt độ 24 0C và độ ẩm bão hòa là
thuận lợi nhất cho nấm xâm nhập vào cây.
c. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh.
Bệnh đạo ôn phát sinh, phát triển không theo một quy luật nhất định nào.
- Phụ thuộc vào sự tích lũy nguồn bệnh trên đồng ruộng: Nguồn bệnh tích
lũy trên các kí chủ phụ (hạt kê, mì, cỏ lồng vực, cỏ tranh, cỏ trác, cỏ mật, cỏ
đuôi phụng…) ngồi ra cịn tồn tại trên tàn dư cây bệnh rơi rụng dưới dạng sợi
nấm.
11



- Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết:
+ Độ ẩm đất: đất khô hạn liên tục hoặc độ ẩm đất thay đổi thất thường thì cây
lúa sinh trưởng phát triển kém, năng suất thấp, phẩm chất giảm vì nó giảm khả
năng chống chịu bệnh.
+ Nhiệt độ và độ ẩm khơng khí: bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt
độ tương đối thấp, thời tiết mát mẻ, nhiệt độ khoảng 20 – 28 0C, ẩm độ > 93%. Ở
Miền Bắc và Miền Trung bệnh thường gây hại nặng ở vụ Đơng Xn khi lúa ở giai
đoạn trỗ chín.
- Phụ thuộc vào điều kiện đất đai, phân bón:
Những chân ruộng nhiều mùn, trũng ẩm, khó thốt nước đất mới vỡ hoang,
đất giữa nước kém, khô hạn và những chân ruộng có lớp sét nơng rất phù hợp cho
nấm đạo ôn phát triển và gây hại.
- Phụ thuộc vào giống:
Các giống lúa chỉ khác nhau ở mức độ bị bệnh nặng nhẹ.
+ Những giống bị nhiễm bệnh nặng (giống mẫn cảm) khơng những là điểm
bệnh phát sinh mà cịn là điều kiện cho bệnh dễ dàng lây lan hàng loạt hình thành
nên dịch bệnh trên đồng ruộng.
+ Các nhà khoa học đã có những nhận xét: Những giống cứng cây, chịu
phân, có thời gian đẻ nhánh tập trung, tỷ lệ giữa trọng lượng của 20cm gốc với
trọng lượng của thân là cao, có khóm lúa gọn, góc độ lá thẳng đứng, phiến lá hẹp
màu xanh vàng là những giống có khả năng chống chịu bệnh cao.
d. Những thiệt hại do bệnh đạo ôn gây ra.
Theo Nguyễn Văn Đĩnh năm 2004 [11] năm 1992 – 1995 Miền Bắc đã xảy
ra vụ dịch đạo ôn làm 292.000ha lúa bị mất trắng; trung bình từ năm 1999 – 2003,
cả nước có 298.977 ha lúa bị bệnh đạo ơn gây hại, trong đó diện tích bị hại nặng là
6802 ha, diện tích bị mất trắng là 156,1 ha, tỷ lệ diện tích bị hại trong cả nước ở vụ
mùa là 4,20%, vụ đông xuân là 3,75%. Riêng ở Miền Bắc có 76301 ha lúa bị bệnh
đạo ơn gây hại, tỷ lệ diện tích bị hại ở Miền Bắc trong vụ mùa là 7,11%, vụ đông
xuân là 13,22%.
12



Theo thống kê của cục BVTV [5] năm 2004 cả nước có khoảng 225.870 ha
bị nhiễm đạo ơn lá, trong đó diện tích nhiễm nặng là 1,866 ha.
Vùng khu 4, năm 2005 tổng diện tích bị nhiễm đạo ơn lá là 15.108 ha, (năm
2004 là 11.207 ha), trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 1.306 ha (năm 2004 là 874
ha), và 19 ha bị giảm 70% năng suất [2]. Riêng vụ đông xuân 2005 vừa qua đạo ôn
cổ bông tồn vùng bị nhiễm 4650 ha, trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 316 ha.
Thanh Hóa, năm 2005 tổng diện tích bị nhiễm bệnh đạo ơn lá là 6.859 ha
(năm 2004 là 2.048 ha), trong số diện tích nhiễm nặng là 604 ha (năm 2004 là 184
ha) [8].
Theo Padamabhan (1965), [7] khi lúa bị đạo ôn cổ bông 1% thì năng suất có
thể giảm từ 0,7 – 17,4% tùy thuộc vào các yếu tố có liên quan khác. Ở Ấn Độ năm
1985 – 1988 có trên 45% vùng hoạt động của đất cấy bệnh đạo ơn là ngun nhân
chính làm thất thu hơn 50 kg thóc mỗi năm/ha trồng lúa [9].
Ở Trung Quốc năm 1990 – 1992 có 20% diện tích đất trồng lúa bị đạo ơn gây
hại, làm thất thu hơn 30kg thóc mỗi năm/ha trồng lúa. Các nhà nghiên cứu đã khỏa
nghiệm trên 5.465 giống lúa và đã có kết luận rằng những giống bị nhiễm bệnh nhẹ
với tỉ lệ bệnh 0,5 – 5% chiếm 0,77% tổng số giống nghiên cứu; những giống có
TLB % là 51% trở lên thì chiếm 45% tổng số giống nghiên cứu.
Ở Nhật Bản, năm 1987 – 1990 có 45% diện tích đất trồng lúa bị đạo ôn gây hại,
làm thất thu hơn 55 kg thóc mỗi năm/ha trồng lúa. Và đạo ôn được coi là một trong
những loài dịch hại nguy hiểm nhất đối với người trồng lúa ở Nhật Bản [9].
2.5.2. Bệnh khô vằn (Rhiooctonia Solani).
Bệnh khô vằn được phát hiện ở Nhật Bản và một số nước khác. Địa bàn phân
bố của bệnh khá rộng ở tất cả các vùng trồng lúa ở Châu Á và các châu lục khác
như các nước Braxin, Venezuela, U.S.A…. ở nước ta năm 1961 bệnh khô vằn đã
phát sinh, phát triển mạnh ở một số giống lúa mùa cũ huyện Mỹ Đức – Hà Tây.
Bệnh phổ biến ở hầu hết khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới,
đặc biệt là ở Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin, Ấn Độ…


13


Trong các bệnh do nấm hại lúa gây ra, hiện nay trên thế giới nói chung và đặc biệt
ở nước ta bệnh khô vằn được xếp vào bệnh nghiêm trọng thứ hai sau bệnh đạo ôn
và là loại bệnh gây hại chủ yếu trên lúa hè thu và lúa mùa.
a. Triệu chứng bệnh.
Bệnh khơ vằn là loại bệnh hại tồn thân. Bệnh gây hại cho lúa chủ yếu ở một
số bộ phận của cây lúa như: bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc
bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.
- Vết bệnh ở bẹ lá:
Theo cục BVTV (1999) [5] trên bẹ lá xuất hiện các vết bệnh to, hình bầu
dục: đầu tiên màu xanh xám, sau màu bạc nâu có viền màu tím. Các vết bệnh lớn
dần hịa lẫn vào nhau vặn vẹo ở bất kì chỗ nào trên bẹ lá ở phía ngồi, về sau ăn sâu
vào những bẹ lá phía địng.
Theo Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân (2001) [3] vết bệnh đầu tiên là những
vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành vết vằn da
hổ, dạng đám mây, bệnh nặng cả bẹ lá và phần lá phía trên bị chết rụi.
- Vết bệnh ở trên lá:
Nhìn chung vết bệnh trên lá tương tự ở bẹ lá nhưng rất đặc trưng. Vết bệnh
lúc đầu khơng có hình dạng nhất định có màu lục xám, lan rộng rất nhanh có thể
chiếm hết bề rộng phiến lá tạo ra từng mảng vân mây hoặc dạng vết vằn da hổ. Các
lá già ở dưới hoặc lá sát mặt nước là nơi bệnh phát sinh trước sau đó lan lên các lá
phía trên. Nếu gặp điều kiện thuận lợi bệnh có thể lan lên cả lá địng và cổ bơng.
- Vết bệnh trên cổ bơng:
Vết bệnh có thể phát sinh ngay khi lúa trỗ, ôm quanh và kéo dài từng đoạn
trên cổ bơng, hai đầu vết bệnh có màu xám loang rộng, ở giữa vết bệnh có màu lục
sẫm hơi thắt nhỏ lại.
Nếu bệnh phát sinh sớm thì làm cho bơng lúa bạc trắng, nếu bệnh phát sinh

muộn thì tỷ lệ hạt lép cao.
Trên vết bệnh ở các vị trí gây hại, ở cuối giai đoạn ở bẹ lá, lá cổ bông xuất
hiện các sợi nấm đan kết với nhau tạo thành hạch nấm màu nâu, hình trịn dẹt hoặc
14


bầu dục nằm rải rác hoặc tạo thành từng đám nhỏ bám dính trên vết bệnh. Những
hạch nấm này rất dễ rơi rụng ra ngoài vết bệnh xuống ruộng và tiếp tục lây lan sang
cây khác.
b. Nguyên nhân gây bệnh.
- Theo Baruch và CTV 1998 [17] bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani
gây ra.
- Theo Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân (2001) [3] ở Nhật Bản trong nhiều
năm trước đây nấm gây bệnh khô vằn được được xác định là Hypochnus
sasakii Shirai (SHOU, 1972) [2]. Nhiều năm sau nấm được đặt tên là
Rhizoctonia solani.
Nấm khô vằn thuộc họ Thelephociaceac lớp nấm bất toàn.
Nấm sinh trưởng thuận lợi ở nhiệt độ cao, ẩm độ cao, phạm vi nhiệt độ là 10
– 380C, nhiệt độ tối ưu là 28 – 38 0C. Khi nhiệt độ quá thấp (<12 0C và >400C) nấm
không hình thành hạch. Nấm gây bệnh khơ vằn có phổ sinh rộng và là lồi bán kí
sinh có tính chun hóa rộng, phạm vi kí chủ bao gồm trên 180 loài cây trồng khác
nhau như lúa, đại mạch, đậu tương, ngơ, mía, đậu đỗ…
c. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh.
- Bệnh khô vằn phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm
độ cao. Nhiệt độ khoảng 24 – 320C và ẩm độ bão hòa hoặc lượng mưa cao thì bệnh
phát sinh, phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh. Bệnh thường phát sinh trước tiên ở
các bẹ lá và các lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc. Tốc độ lây lan lên các lá phía
trên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết mưa nhiều, lượng nước trên đồng ruộng quá
cao, đặc biệt là vùng cấy dày (SHOU), 1983 [2].
- Sự phát triển của bệnh khơ vằn ở thời kì đầu từ cây mẹ đến đẻ nhánh mức

độ bị bệnh ít. Giai đoạn từ địng trỗ đến chín sáp là thời kì nhiễm bệnh nặng nhất. Ở
miền Bắc nước ta vụ chiêm xuân bệnh xuất hiện muộn hơn (thời kì làm địng) và mức
độ bị bệnh xấp xỉ 50% so với vụ mùa (Đường Hồng Dật, 1996) [1].
- Sự phát sinh, phát triển của bệnh cịn có liên quan nhiều đến chế độ nước
trên đồng ruộng và chế độ phân bón.
15


+ Bón nhiều Đạm, bón khơng tập trung bệnh sẽ phát sinh, phát triển mạnh hơn.
+ Bón nhiều Lân cũng làm cho mức độ bị bệnh cao.
+ Bón Kali có tác dụng làm giảm mức độ nhiễm bệnh của cây.
Nguồn bệnh chủ yếu là hạch nấm tồn tại ở trên đất ruộng và sợi nấm ở gốc
rạ và lá bị bệnh cịn sót lại sau thu hoạch.
Chỉ số của đợt gây bệnh lần đầu có liên quan chặt chẽ, mật thiết tới số lượng
hạch tiếp xúc với cây, nhưng sự phát triển của bệnh sau khi tiếp xúc với kí chủ lại
chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, ẩm độ và tính mẫn cảm của cây kí chủ.
d. Những thiệt hại do bệnh khô vằn gây ra.
Ở Việt Nam theo tài liệu của bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn cho
thấy thiệt hại do bệnh khô vằn gây ra chiếm khoảng 15 – 30% diện tích (từ 21.000
ha năm 1985 đến 200.000 ha năm 1990). Năm 1991 có 127 ha bị mất trắng trong cả
nước.
Theo báo cáo thống kê của trung tâm BVTV khu 4 (2005) [8] về bệnh khơ
vằn, năm 2004 tồn vùng nhiễm 45.339 ha, nhiễm nặng 3.102 ha. Năm 2005 toàn
vùng nhiễm 50.810 ha, nhiễm nặng 2.924 ha. Riêng Thanh Hóa năm 2005: vụ mùa
có 19.874 ha bị nhiễm khơ vằn, vụ xn có 21.185 ha bị nhiễm khơ vằn trong đó có
2.477 ha bị nhiễm nặng.
Cây lúa có thể bị giảm năng suất từ 20 – 25% khi bệnh phát triển đến các lá
đòng.
Ngày nay mức độ gây hại của bệnh khơ vằn có xu thế tăng lên do bón nhiều
đạm và sử dụng các giống lúa mới có năng suất cao, đẻ nhánh nhiều.

Ở Trung Quốc (1985 – 1990) trên 47% vùng hoạt động của lúa cấy thì bệnh
khơ vằn vẫn là ngun nhân chính làm thất thốt hơn 24 kg thóc mỗi năm/ha ở các
vùng trồng lúa.
Ở Malaysia 15 – 20% toàn vùng đất canh tác bị ảnh hưởng bởi bệnh khô vằn.
Năm 1993 bệnh khô vằn trở thành đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của
80% diện tích. Sử dụng Nitơ làm cho đất đai màu mỡ cũng góp phần làm tăng mức

16


độ bệnh. Tỷ lệ bệnh khô vằn ở Thái Lan rất cao vào năm 1998 do thời tiết mưa
nhiều.
2.5.3. Bệnh bạc lá (Xanthomonas campestris p. v oyrzae Dowson).
Bệnh bạc lá được phát hiện đầu tiên vào khoảng năm 1884 – 1885 trên
cánh đồng vùng trồng lúa Fukuoka ở Nhật Bản. Bệnh phổ biến ở hầu khắp các
vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới, đặc biệt ở Nhật Bản, Trung Quốc,
Ấn Độ…
Ở Việt Nam bệnh bạc lá được phát hiện từ lâu trên các giống lúa mùa cũ, đặc
biệt từ năm 1965 – 1966 trở lại đây, bệnh thường xuyên phá hoại một cách nghiêm
trọng ở các vùng trồng lúa trên các giống nhập nội năng suất cao cấy trong vụ
chiêm xuân và đặc biệt ở vụ mùa.
a. Triệu chứng bệnh:
Bệnh bạc lá phát sinh phá hại suốt thời kì mạ đến khi lúa chín, nhưng có triệu
chứng điển hình là thời kì cấy trên ruộng từ sau khi lúa đẻ nhánh - trỗ - chín sữa.
- Trên mạ: Triệu chứng không thể hiện đặc trưng như trên lúa, do đó dễ
nhầm với các hiện tượng khơ đầu lá do bệnh sinh lý. Vi khuẩn hại cây mạ gây ra
triệu chứng ở mép lá, mút lá với những vệt có độ dài ngắn khác nhau, có màu xanh
vàng, nâu bạc rồi khô xác.
- Trên lúa: Triệu chứng bệnh thể hiện đặc trưng, từ mép lá, mút lá lan dần
vào trong phiến lá hoặc kéo dài theo gân chính, nhưng cũng có khi vết bệnh từ giữa

ngay phiến lá lan rộng ra. Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng màu vàng, mô
bệnh xanh tái, vàng lục, lá nâu bạc, khô xác. Thông thường ranh giới mô bệnh và
mô khỏe được phân biệt rõ ràng, có giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng hoặc
khơng vàng, có khi chỉ là một đường viền màu nâu đứt quãng hay không đứt
quãng. Trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao, trên bề mặt vết bệnh dễ xuất hiện
những giọt dịch vi khuẩn hình trịn nhỏ, có màu vàng đục, khi keo đậu rắn chắc
cứng có màu nâu hổ phách.
* Chẩn đốn nhanh bệnh bạc lá cần áp dụng phương pháp giọt dịch: Cắt
những vết đoạn vết bệnh dài 3 – 5cm, quấn bơng thêm nước thành từng bó nhỏ đặt
17


vào cốc nước vô trùng hoặc nước muối sinh lý 0,85% nhập 2/3. Trên cốc đậy nắp
kín. Sau 2 – 3 giờ nếu trên các mô lá xuất hiện các giọt dịch nhỏ màu hơi vàng trên
đầu lá cắt, đó là biểu hiện bệnh bạc lá.
b. Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas campestris oryzae gây ra. Loại vi
khuẩn này được nhiều tác giả nghiên cứu và đặt nhiều tên gọi khác nhau.
- Năm 1922, Ishyama nghiên cứu tiếp bệnh này và đặt tên là Pseudomonas
oryzae Uyeda et Ishyama [14].
- Năm 1948, Dowson đổi lại tên là Xanthomonas campestris pv oyrzae. Đến
năm 1981, tên vi khuẩn được đổi là Xanthomonas oyrzae pv oryzae [1].
c. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh:
Vi khuẩn phát triển thích hợp ở nhiệt độ 26 – 30 0C, nhiệt độ tối thiểu là từ 0 –
50C, nhiệt độ tối đa là 400C, vi khuẩn chết ở nhệt độ 530C trong thời gian 10 giờ.
Vi khuẩn phát triển được ở phạm vi PH 5,7 – 8,5 thích hợp là ở điều kiện PH
trung tính hoặc kiềm yếu với PH từ 6,8 – 7,2.
Ở Việt Nam bệnh sinh trưởng, phát triển quanh năm trong đó vụ mùa bệnh
phát sinh vào tháng 7 – 8.
Hàng năm bệnh phát sinh, phát triển theo quy luật tương đối rõ: vào thời kì

nào mà nhiệt độ khơng khí vào khoảng từ 26 – 30 0C ẩm độ không khí > 90% có
mưa rải đều thì bệnh sẽ phát sinh, phát triển mạnh.
Điều kiện ngoại cảnh bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, mực nước ruộng
là yếu tố có tác động đồng thời đến sự phát sinh, phát triển của bệnh. Chính vì vậy
liên hệ điều kiện thực tế cho thấy rằng: bệnh phát triển nặng trong vụ mùa và mùa
sớm bị hại nặng hơn vụ mùa muộn, trong vụ xuân những năm thời tiết ấm áp bệnh
thường phát sinh và gây hại nặng.
Các chân đất khác nhau thì gây hại khác nhau, các ổ bệnh thường phát sinh ở
những chân đất trũng, nhiều mùn.
d. Những thiệt hại do bệnh bạc lá gây ra.

18


Mức độ tác hại của bệnh phụ thuộc vào giống, thời kì bệnh của cây sớm hay
muộn và mức độ bị bệnh nặng hay nhẹ. Tác hại chủ yếu của bệnh là làm cho lá lúa,
đặc biệt là lá đòng sớm tàn, nhanh chóng khơ chết, bộ lá sơ xác, ảnh hưởng lớn đến
quang hợp hạt, tỷ lệ hạt lép cao, năng suất giảm sút rõ rệt.
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004) [11] trung bình trong 5 năm 1999 – 2003 cả
nước bị bệnh bạc lá lúa gây hại là 108.691,4 ha (trong đó miền Bắc là 86.429,2 ha),
bị hại nặng là 15.676 ha và mất trắng 80 ha.
Tại Ấn Độ, hàng năm có tới hàng triệu ha bị bệnh nặng, năng suất giảm từ 6
– 60% [18]. Ở Nhật Bản, trong những năm gần đây, hàng năm có từ 300.000 –
400.000 ha lúa bị bệnh nặng, với năng suất giảm từ 20 – 30%, có nơi năng suất
giảm tới 50% [22]. Năm 1996 tại Australia bệnh bạc lá làm năng suất giảm tới 30 –
50%, trung bình giảm 3,5 tấn/ha, với biểu hiện hạt lép lửng nhiều hơn là giảm trọng
lượng hạt [18]. Còn ở Philippin và Malaysia thiệt hại do bệnh bạc lá gây ra cao hơn
so với Nhật Bản.
2.5.4. Bệnh đen lép hạt (Grain discoloration).
Đây là loại bệnh xuất hiện và gây hại khá phổ biến ở các vùng trồng lúa của

nước ta. Đặc biệt là các vụ lúa được gieo trồng và có thời gian trỗ chín rơi vào mùa
mưa.
Theo các kết quả nghiên cứu của Viện BVTV, (1995) và Trung tâm BVTV
phía Nam, (1997)[4] có thể xác định bệnh đen lép hạt lúa có thể do các nguyên
nhân sau: Do nấm như Fusarium oryzae, Curvularia oryzae, Microdochium
oryzae,..Do vi khuẩn như: Pseudomonas glumae làm thối đen hoặc gây vết bệnh
trên vỏ hạt. Do nhện gié thường sống trong các bẹ lá lúa khi mật độ cao chung có
thể bị lên trên bơng lúa chích hút các gié lúa đang phát triển, các bông lúa bị hại
thường mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt đều bị lép.
Kết quả phân lập 2.000 hạt lúa bệnh thu thập ở huyện Cai lậy (Tiền Giang)
trong vụ hè thu và thu đơng năm 1991 cho thấy có 9 lồi nấm hiện diện, trong đó
có 3 lồi nấm phổ biến nhất đó là: Fusarium oryzae, Curvularia oryzae,
Microdochium oryzae. [3].
19


Trên đồng ruộng, bệnh nhiễm vào hạt chủ yếu ở giai đoạn trỗ đến trước thu
hoạch, đặc biệt là giai đoạn sắp trỗ.
Nhiệt độ từ 22- 350C thuận lợi cho nhiều loại nấm mốc phát triển. Ẩm độ
khơng khí từ 65% trở lên làm gia tăng sự phát triển của các loại nấm mốc. Ẩm độ
hạt cũng có ảnh hưởng, đa số các loài nấm mốc bắt đầu phát triển mạnh khi ẩm độ
hạt tồn trữ trên 14%.

20


3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.
Đất thí nghiệm: Đất 2 vụ lúa
Giống lúa thí nghiệm: Giống lúa nếp hạt cau, TGST 145-155 ngày.

Các loại phân bón sử dụng: Đạm dùng phân Urê 46%, phân supe lân 16%,
kaliclorua 56%.
3.2. Nội dung nghiên cứu.
Theo dõi thời tiết vụ mùa năm 2012.
Ảnh hưởng của liều lượng bón kali khác nhau đến khả năng sinh trưởng, phát
triển của giống lúa nếp hạt cau.
Ảnh hưởng của liều lượng bón kali khác nhau đến khả năng chống chịu các
loại bệnh hại chính của giống lúa nếp hạt cau.
Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali khác nhau đến các yếu tố tạo thành
năng suất và năng suất của giống lúa nếp hạt cau.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của bón kali cho giống lúa nếp hạt cau.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu:
Thời gian: từ tháng 6 – 11 / 2012
Gieo mạ ngày 12/06/2012, cấy ngày 13/07/2012.
Địa điểm: tại khu thực hành thực tập trường Đại học Hồng Đức
3.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm:
3.2.2.1. Loại thí nghiệm:
Thí nghiệm đồng ruộng.
3.2.2.2. Thi cơng thí nghiệm.

21


* Cơng thức thí nghiệm:
STT
1
2
3
4

5

Cơng thức
I
II
III
IV
V

Nội dung cơng thức
Nền + 0 kg K2O/ha (đối chứng )
Nền + 45 kg K2O/ha
Nền + 60 kg K2O/ha
Nền + 75 kg K2O /ha
Nền + 90 kg K2O/ha

Ghi chú : Nền : 7 tấn phân chuồng/ha + 400kg vôi/ha+ 60kg N/ha + 75 kg
P2O5/ha
* Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm đồng ruộng, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hồn chỉnh (RCB), nhắc
lại 3 lần.
Tổng số ơ thí nghiệm: 15 ơ
Diện tích ơ thí nghiệm: 2,5 × 3,2 = 8,0m2
Tổng diện tích ơ thí nghiệm: 200m2
Diện tích thực tế các ơ thí nghiệm: 120m2
Diện tích phi thí nghiệm: 80m2
Mật độ: 40 khóm/m2, khoảng cách: 20cm× 13cm, số dảnh cấy: 1
Mương tưới: 70cm, bờ ngăn ô: 30cm

22



Bảo vệ
III 1

II 2

III 3

I1

III 2

IV 3

II 1

V2

I3

I2

V3

IV 2

II 3

Mương

IV 1

Tưới

V1
Bảo vệ

Ghi chú: Tên công thức: I, II, III, IV, V .
Lần nhắc: 1, 2, 3.
3.2.2.3. Kỹ thuật canh tác:
Kỹ thuật canh tác áp dụng theo quy trình kỹ thuật thâm canh lúa nếp hạt cau
của Bộ môn Khoa học cây trồng Khoa NLNN - Trường ĐHHĐ.
Kỹ thuật gieo mạ : chuẩn bị hạt giống, xử lý và ngâm ủ hạt giống, chuẩn bị
đất gieo mạ, gieo mạ và chăm sóc mạ.
Làm đất cấy : cày bừa, làm cỏ, lấy nước. Bón vơi khi cày vỡ.
* Tính lượng phân bón cho mỗi mức:
Cơng thức tính: x =
Trong đó:

c
kg
100.b

x: lượng phân bón cho ơ thí nghiệm (kg/ơ)
a: lượng phân ngun chất bón cho 1 ha(kg/ha)
23


b: hàm lượng phân ngun chất (%)
c: diện tích ơ thí nghiệm (m2)


Bảng 1: lượng phân bón cho các ơ thí nghiệm.

Loại Phân

Phân chuồng
Đạm Urê
Supe Lân
Kaliclorua

Lượng phân

Hàm

Diện tích

Lượng

Tổng lượng

ngun chất

lượng

ơ thí

phân bón

phân cho


(a)

ngun

nghiệm

cho 1 ơ

tồn TN

( Kg/ha )
7000
60
75
45
60
75
90

chất (b)

(m2)
8
8
8
8
8
8
8


( Kg )
5,6
0,104
0,376
0,064
0,088
0,104
0,128

(Kg)
84
1,56
5,64
0,192
0,264
0,312
0,384

46 %N
16% P2O5
56% K2O

* Phương pháp bón phân:
- Bón lót : 100% phân chuồng + 100% phân lân + 30% đạm + 50% kali
- Bón thúc lần 1: khi lúa đẻ nhánh (sau cấy 10 – 15 ngày) bón 50% đạm.
- Bón thúc lần 2: khi cây lúa chuyển sang đứng cái làm địng (bón đón địng)
bón lượng đạm và kali cịn lại.
* Chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh.
3.3.3. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:
3.3.3.1. Chỉ tiêu theo dõi:

Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng ( thời gian sinh trưởng, các thời kỳ sinh
trưởng, tổng thời gian sinh trưởng ) tình hình đẻ nhánh, vươn cao, đợng thái ra lá.
Theo dõi tình hình phát sinh phát triển của bệnh hại.
Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa.
Theo dõi hiệu quả sản xuất.

24


3.3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:
* Các chỉ tiêu sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng phát dục: sau khi cấy xác định điểm theo dõi, trên
mỗi ô đánh dấu 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm theo dõi 5 khóm theo các
chỉ tiêu sau.
Ngày bén rễ hồi xanh: theo dõi liên tục sau cấy, quan sát thấy cây chuyển từ
vàng sang xanh, ngày bắt đầu hồi xanh là khi 10% số cây theo dõi suất hiện lá
mới dài 0,5cm, hồi xanh hoàn toàn khi 80% số cây theo dõi suất hiện lá mới dài
5cm.
Từ khi cấy đến đẻ nhánh: khi có 10% số khóm xuất hiện nhánh mới là bắt
đầu đẻ nhánh, khi có 80% số nhánh xuất hiện nhánh mới là thời kỳ đẻ nhánh rộ.
Thời kỳ trỗ: khi bơng lúa đầu tiên thốt khỏi bẹ lá địng đạt khoảng 1/3
chiều dài bơng tính từ ngày bắt đầu trỗ của khóm lúa. Khi 10% số khóm trỗ gọi là
ngày bắt đầu trỗ. Khi 50% số khóm trỗ gọi là ngày trỗ rộ. Khi 80% số khóm trỗ
gọi là ngày kết thúc trỗ. Theo dõi liên tục hàng ngày để tính thời gian trỗ của
giống.
Thời kỳ chín: quan sát trên ruộng lúa thấy ngã vàng.
* Động thái tăng trưởng chiều cao cây: theo dõi định kỳ 7 ngày 1 lần, theo
dõi ở 5 điểm của đường chéo góc/ ô, mỗi điểm điều tra 2 khóm
Cố định các thời điểm đo:
Bén rễ hồi xanh

Bắt đầu đẻ nhánh
Kết thúc đẻ nhánh
Bắt đầu trỗ bông
Kết thúc trỗ bông
Khi thu hoạch

25


×