Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

29 câu có lời giải Bài tập về aminoaxit và dẫn xuất của aminoaxit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.42 KB, 11 trang )

Bài tập về aminoaxit và dẫn xuất của aminoaxit
Câu 1: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H9O2N. X tác dụng với NaOH đun nóng thu
được muối Y có phân tử khối nhỏ hơn phân tử khối của X. X không thể là chất nào ?
A. CH3CH2COONH4.
B. CH3COONH3CH3.
C. HCOONH2(CH3)2.
D. HCOONH3CH2CH3.
Câu 2: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng CTPT là C2H7NO2. Biết:
X + NaOH => A + NH3 + H2O
Y + NaOH => B + CH3-NH2 + H2O. A và B có thể là
A. HCOONa và CH3COONa.
B. CH3COONa và HCOONa.
C. CH3NH2 và HCOONa.
D. CH3COONa và NH3.
Câu 3: Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z),
este của amino axit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH
và đều tác dụng được với dung dịch HCl là:
A. X, Y, Z, T.
B. X, Y, T.
C. X, Y, Z.
D. Y, Z, T.
Câu 4: (A) là một hợp chất hữu cơ có CTPT C5H11O2N. Đun (A) với dung dịch NaOH thu
được một hợp chất có CTPT C2H4O2NNa và chất hữu cơ (B). Cho hơi qua CuO/t0 thu được
chất hữu cơ (D) có khả năng cho phản ứng tráng gương. CTCT của A là :
A. CH2 = CH - COONH3 - C2H5
B. CH3(CH2)4NO2
C. H2N- CH2 - CH2 - COOC2H5
D. NH2 - CH2COO - CH2 - CH2 - CH3
Câu 5: Cho 12,55 gam muối CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150 ml dung dịch
Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :
A. 15,65 g


B. 26,05 g
C. 34,6 g
D. Kết quả khác
Câu 6: Cho 22,15 g muối gồm CH2NH2COONa và CH2NH2CH2COONa tác dụng vừa đủ
với 250 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì lượng chất rắn thu
được là :


A. 46,65 g
B. 45,66 g
C. 65,46 g
D. Kết quả khác
Câu 7: Tương ứng với CTPT C3H9O2N có bao nhiêu đồng phân cấu tạo vừa tác dụng được
với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl.
A. 3
B. 9
C. 12
D. 15
Câu 8: Chất nào sau đây đồng thời tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
A. C2H3COOC2H5
B. CH3COONH4
C. CH3CHNH2COOH
D. Cả A, B, C
Câu 9: X là este tạo bởi α-amino axit Y (chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2) với ancol
đơn chức Z. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung
dịch thu được 13,7 gam chất rắn và 4,6 gam ancol Z. Vậy công thức của X là:
A. CH3-CH(NH2)-COOC2H5
B. CH3-CH(NH2)-COOCH3
C. H2N-CH2-COOC2H5
D. H2N-CH2-COOCH2-CH=CH2

Câu 10: X là este của glyxin. m gam X tác dụng với NaOH dư, hơi ancol bay ra cho đi qua
CuO dư đun nóng. Lấy sản phẩm thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có 8,64 gam Ag. Biết MX
= 89, m có giá trị là:
A. 0,89 g
B. 1,78 g
C. 3,56 g
D. 2,67 g
Câu 11: Biết rằng khi đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X thu được 8,4 lít N2; 50,4 lít CO2; và
47,25g nước. Các. thể tích khí đều đo ở đktc. Công thức phân tử của chất X là :
A. C3H5O2N
B. C3H7O2N
C. C3H7O2N2
D. C4H9O2N
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một este của aminoaxit (có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) X
thu được 2,52 lít khí CO2, 0,42 lít khí N2 (các khí đo ở đktc) và 2,3625 gam H2O. Khi X tác


dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có CH3OH. Công thức cấu tạo thu gọn của X
có thể là
A. H2N-[CH2]2-COO-CH3.
B. CH3-COOCH2NH2.
C. H2NCH2-COOC2H5
D. H2N-CH2-COO-CH3.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 2,24 lít khí CO2, 0,224 lít khí
N2 (đktc) và 1,98 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối
H2N – CH2 – COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. H2NCH2COOC3H7.
B. H2NCH2COOCH3.
C. H2NCH2COOC3H5.
D. H2NCH2CH2COOC2H5

Câu 14: E là este của glyxin với 1 ancol no, đơn chức mạch hở. Phần trăm khối lượng oxi
trong E là 27,35%. Cho 16,38 gam E tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản
ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn khan ?
A. 20,55 gam.
B. 19,98 gam.
C. 20,78 gam.
D. 21,35 gam.
Câu 15: Hợp chất hữu cơ X được tạo bởi axit glutamic ( - amino glutamic) và một ancol bậc
nhất, để phản ứng vừa hết với 37,8 gam X cần 400 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu
tạo thu gọn của X là:
A. C3H5(NH2)(COOCH2CH2CH3)2
B. C3H5(NH2)(COOH)(COOCH2CH2CH3)
C. C2H3(NH2)(COOCH2CH3)2
D. C2H3(NH2)(COOH)(COOCH2CH2CH2CH3)
Câu 16: Este X được điều chế từ aminoaxit Y và ancol etyliC. Tỉ khối hơi của X so với H2
bằng 51,5. CTCT thu gọn của X là:
A. H2N-(CH2)2-COO-C2H5
B. H2N-CH2-COO-C2H5
C. H2N-CH(CH3)-COOH
D. H2N-CH(CH3)-COOC2H5
Câu 17: A là este của aminoaxit chứa một chức amino và một chức cacboxyl. Hàm lượng
nitơ trong A là 15,73%. Xà phòng hóa m gam chất A, hơi ancol bay ra cho đi qua CuO nung
nóng được andehit B. Cho B thực hiện phản ứng tráng gương thấy có 16,2g Ag kết tủA. Giá
trị của m là:
A. 7,725
B. 6,675


C. 5,625
D. 3,3375

Câu 18: Chất hữu cơ X có CTPT là C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1 có
CTPT là C2H4O2NNa. Vậy công thức của X là :
A. H2NCH2COOCH2CH3.
B. H2NCH2COOCH3.
C. CH3CH(NH2)COOH.
D. CH3CH2COONH4.
Câu 19: Một hợp chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. Cho X phản ứng dung dịch NaOH,
đun nhẹ thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quỳ tím ướt. Cho Y tác dụng với NaOH rắn,
đun nóng được CH4 . X có công thức cấu tạo nào sau đây?
A. C2H5COONH4
B. CH3COONH4
C. CH3COOH3NCH3
D. B và C đúng
Câu 20: Cho 14,4 gam C2H8O3N2 phản ứng hoàn toàn với 400 ml dung dịch KOH 1M. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
A. 19,9.
B. 15,9.
C. 21,9.
D. 28,4.
Câu 21: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H10O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH,
thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng mol phân tử của Y là:
A. 99
B. 82
C. 59
D. 60
Câu 22: Cho axit cacboxylic X phản ứng với chất Y thu được một muối có công
thức phân tử C3H9O2N (sản phẩm duy nhất). Số cặp chất X và Y thỏa mãn điều kiện trên
là:
A. 3
B. 2

C. 4
D. 1
Câu 23: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng
vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không
khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước
brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:


A. 10,8.
B. 9,4
C. 8,2
D. 9,6
Câu 24: Hợp chất thơm X có CTPT là C6H8N2O3. Lấy 15,6 gam X cho tác dụng với 150 ml
dung dịch KOH 1M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn:
A. 7,85
B. 7,00
C. 12,45
D. 12,9
Câu 25: Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N
tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu
được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. HCOONH3CH2CH3.
B. CH3COONH3CH3.
C. CH3CH2COONH4.
D. HCOONH2(CH3)2.
Câu 26: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng
vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở
đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô
cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là:
A. 16,5 gam.

B. 14,3 gam.
C. 8,9 gam.
D. 15,7 gam.
Câu 27: Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với
100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu
được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. HCOOH3NCH=CH2.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH2=CHCOONH4.
D. H2NCH2COOCH3.
Câu 28: Cho 31 gam C2H8O4N2 phản ứng hoàn toàn với 750 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
A. 43,5
B. 15,9.
C. 21,9 .
D. 26,75.


Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2 và 0,56 lít
khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được
sản phẩm trong đó có muối H2N–CH2–COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. H2N–CH2COO–C3H7.
B. H2N–CH2COO–CH3.
C. H2N–CH2CH2COOH.
D. H2N–CH2COO–C2H5.

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : A
X là muối của axit cacboxylic vs NH3 hoặc amin
=> X có CT chung là : RCOOHNH3R’ (R’,R có thể là H)

Để muối tạo ra RCOONa có phân tử khối nhỏ hơn X
=> R’NH3- > Na <=> R’ +17 >23 <=> R’ > 6
=> R’ không thể là H, hay X không thể là C2H5COONH4
=> Đáp án A
Câu 2: Đáp án : B
X,Y sẽ là muối của NH3 và amin
X : CH3COONH4 + NaOH CH3COONa + NH3 + H2O
Y : HCOONH3 + NaOH  HCOONa + CH3NH2 +H2O
=> A, B lần lượt là CH3COONa và HCOONa
=> Đáp án B
Câu 3: Đáp án : B
Ta có
+) Aminoaxit atcs dụng với cả HCl, NaOH
+) Muối amoni của axit cacboxylic RCOONH4, tác dụng với NaOH tạo muối mới và NH3,
tác dụng với HCl tạo axit mới và NH4Cl
+) Amin chỉ tá dụng với HCl
+) Este (nói chung ) phản ứng với cả axit và kiềm
=> X, Y, T thõa mãn
=> Đáp án B
Câu 4: Đáp án : D
B là H2NCH2COONa, D là rượu bậc I
=> A là H2NCH2COOCH2CH2CH3
H2NCH2COOCH2CH2CH3 + NaOH H2NCH2COONa + CH3CH2CH2OH
o

t
→ CH3CH2CHO + Cu +H2O
CH3CH2CH2OH + CuO 
=> Đáp án D


Câu 5: Đáp án : C


Nhận thấy cứ 1 mol muối phản ứng đủ với 1 mol Ba(OH)2, tạo ra 2 mol H2O
2CH3CH(NH3Cl)COOH + 2Ba(OH)2  [ CH3CH(NH2) ]2Ba + BaCl2 + 4 H2O
Nmuối =0.1 mol ; nBa(OH)2 = 0.15 mol => Ba(OH)2 dư, nH2O = 0.2 mol
BTKL : mmuối + mBa(OH)2 = mchất rắn + mH2O
<=> 12,25 + 0,15*171 = mc.rắn + 0.2 *18
=> Mchất rắn =34.6g
=> Đáp án C
Câu 6: Đáp án : A
Hai muối có dạng H2NRCOONa, và
H2NRCOONa + H2SO4  muối sunfát của a.a + muối sunfat của Na
=> mmuối = mc.rắn = mmuối ban đầu + mH2SO4
= 22,15 + 0,25 *98 =46,65g
=> Đáp án A
Câu 7: Đáp án : A
Các đồng phân là : CH3CH2COONH4 ; CH3COONH3CH3 ; HCOONH3CH2CH3
=> Có 3 đồng phân
=> Đáp án A
Câu 8: Đáp án : D
+) C2H3COOC2H5 + HCl  C2H3COOH + C2H5
C2H3COOC2H5 + NaOH  C2H3COONa+
+) CH3COONH4 + HCl  CH3COOH + NH4Cl
CH3COONH4 + NaOH  CH3COONa +NH3
+) CH3CHNH2COOH + HCl  CH3CHNH3ClCOOH
CH3CHNH2COOH + NaOH  CH3CHNH2COONa + H2O
=> Ba chất A, B, C đều thỏa mãn
=> Đáp án D
Câu 9: Đáp án : C

Gọi công thức của X là RCH(NH2)COOR’
RCH(NH2)COOR’ + NaOH  RCH(NH2)COONa + R’OH
NaOH dư 0,1 mol , do đó mc.rắn = mmuối + mNaOH dư
=> mmuối = 13,7 - 0,1.40 = 9,7 => Mmuối = 97 => R=1 (H)
Mancol = 4,6/0,1 = 4,6 => R’= 29 (C2H5-)
=> X là CH2(NH2)COOC2H5
=> Đáp án C
Câu 10: Đáp án : B
X là este của glyxin, Mx = 89 => X là H2NCH2COOCH3
H2NCH2COOCH3 + NaOH  H2NCH2COONa + CH3OH
o

+

CuO ,t
+ Ag
→ 4Ag
H2NCH2COOCH3 → HCHO 
nAg = 0,08 mol => nCH3OH = 0,02 mol => nx = 0,02 mol


=> mx = 89.0,02 =1,78
=> Đáp án B
Câu 11: Đáp án : B
Gọi CTPT của X là CxHyNzOt
nCO2 2, 25
2 nH 2 O
2nH 2O
=
0, 75 = 3 ; y= nX =7 ; z =

nX =1
=> x = nX
=> X là C3H7NOt
Xét trong 4 đáp án t = 2 , X là C3H7NO2
=> Đáp án B
Câu 12: Đáp án : D
Theo đề bài, suy ra CTPT este có dạng CxHyNO2( vì aminoaxit gồm 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm
–COOH)
0, 42
nN2 = 22, 4 => nx= 2nN2 = 0,0375 mol
nCO2

2nH 2O

=> x = nX = 3 ; y = nX = 7
=> X là C3H7NO2
Thủy phân X tạo CH3OH nên X có CTCT là H2NCH2COOCH3
=> Đáp án D
Câu 13: Đáp án : A
nCO2 = 0,1 mol ; nN2 = 0,01 mol ; nH2O = 0,11 mol
= > C : H : N = 5 : 11 : 1 => X có dạng C5H11NOx
thủy phân X tạo muối Na của glyxin => X là este của glyxin (x=2)
= > X là H2NCH2COOC3H7
=> Đáp án A
Câu 14: Đáp án : B
Este của glyxin nới ancol no, hở, đơn chức có dạng H2NCH2COOCnH2n-1
32
%O = 74 + 14n + 1 = 27,35% => n = 3 => E là H2NCH2COOc3H7
16,38
nE = 117 = 0,14 mol ; nNaOH = 0,3 mol => NaOH dư 0,16 mol

E + NaOH  Chất rắn ( Muối + NaOH dư ) + C3H7OH ( 0,14 mol)
BTKL : 16,38 + 0,3 . 40 = mc.rắn + 0,14 .60
= > mchất rắn = 19,98 g
=> Đáp án B
Câu 15: Đáp án : B
Axit ghitanic có CT : C3H5(NH2)(COOH)2
=> Este của a.ghitanic với một ancol có dạng H2NC3H5(COOH)(COOCxHy)
NNaOH = 0,4 mol => neste = 0,2 mol = > Meste =189


=> CxHy - = 43 => CxHy- là C3H7
=> Este là H2NC3H5(COOH)(COOCH2CH2CH3)
=> Đáp án B
Câu 16: Đáp án : B
Ta có Y + C2H5OH  X + H2O
Mà Mx = 51,5 .2 = 103 => Y= 103 + 18 – 46 =75 ( bảo toàn khối lượng )
=> Y là glyxin H2NCH2COOH
=> X là H2NCH2COOC2H5
=> Đáp án B
Câu 17: Đáp án : D
Vì aminoaxit chỉ có 1 nhóm –NH2
=> A chỉ chứa 1 nguyên tử N == > MA = 14 / %N = 89
=> A chỉ có thể là H2NCH2COOCH3
1 16, 2
.
=> Andehit B là HCHO ; nHCHO = 1 /4 nAg = 4 108 = 0,0375
m = 0,0375 . 89 = 3,3375 g
=> Đáp án D
Câu 18: Đáp án : B
Muối X1 C2H4O2NNa có CTCT là H2NCH2COONa

Do đó , X là este của glyxin H2NCH2COOH
=> X là H2NCH2COOCH3
=> Đáp án B
Câu 19: Đáp án : C
Dự đoán , Z là amin hoặc NH3
o

t
→ CH4 => Y là CH3COONa
Y + NaOH 
=> X là CH3COONH3CH3
=> Đáp án C

Câu 20: Đáp án : D
C2H8O3N2 , có công thức cấu tạo là CH3CH2NH3NO3 ( muối của amin và HNO3)
CH3CH2NH3NO3 + KOH
 CH3CH2NH2 + KNO3
+ H2O
2/15 mol
0,4 mol
2/15 mol
2/15 mol
( kOH dư )
Bảo toàn khối lượng : mC2H8O3N2 + mkOH = mc.rắn + mC2H5NH2 + mH2O
2
<=> 14,4 + 0,4 * 56 = mc.rắn + 15 (45 + 18)
= > m c.rắn = 28,4g
=> Đáp án D
Câu 21: Đáp án : C
X có chứa 3 nguyên tử oxi và 2 nguyên tử nito trong phân tử, dự đoán X là muối của amin và

HNO3


=> X là CH3CH2CH2NH3NO3
CH3CH2CH2NH3NO3 + NaOH  CH3CH2CH2NH2 + NaNO3 + H2O
Y là C3H7NH2 , có phân tử khối là 59
=> Đáp án C
Câu 22: Đáp án : C
Những cặp chất thỏa mãn là:
1. C2H5COOH + NH3
2. CH3COOH + CH3NH2
=> Đáp án C

3. HCOOH + CH3CH2NH2
4. HCOOH + (CH3)2NH

Câu 23: Đáp án : B
X làCH2=CHCOONH3CH3
CH2=CHCOONH3CH3 + NaOH  CH2=CHCOONa + CH3NH2 + H2O
(X)
(Z)
(Y)
CH2=CHCOONa + Br2  CH2Br-CHBrCOONa (mất màu brom)
nX = 0,1 mol => nZ = 0,1 mol
=> m = 0,1.94 = 9,4 g
=> Đáp án B
Câu 24: Đáp án : D
X có CTCT là C6H5NH3NO3 (muối của HNO3 và anilin)
C6H5NH3NO3 + KOH C6H5NH2 + KNO3 + H20
nX = 0,1 mol ; nKOH = 0,15 mol => KOH dư

=> Chất rắn gồm KNO3 0,1 mol và 0,05 mol KOH dư
=> m chất rắn = 0,1.101 + 0,05.56 = 12,9 g
=> Đáp án D
Câu 25: Đáp án : B
1,82
nX = 91 = 0,02 mol => nZ = 0,02 mol
1, 64
=> MZ = 0, 02 = 82 => Z là CH3COONa
=> X là CH3COONH3CH3.
=> Đáp án B
Câu 26: Đáp án : B
Hai chất trong X là CH3COONH4 và HCOONH3CH3 , gọi chung là RCOONH3R'
RCOONH3R' + NaOH  RCOONa + R'NH2 + H2O
Khí Z là R'NH2 , nR'NH2 = 0,2 mol => nRCOONH3R' = nNaOH = 0,2 mol
Bảo toàn khối lượng:
mC2H7NO2 + mNaOH = m muối + mZ + mH2O
<=> 0,2.77 + 0,2.40 = m muối + 0,2.13,75.2 + 0,2.18
=> m muối = 14,3 g
=> Đáp án B


Câu 27: Đáp án : D
Dự đoán: C3H7O2N + NaOH  muối
nC3H7O2N = 0,1 mol ; nNaOH = 0,15 mol => NaOH dư 0,05 mol
=> m muối = 11,7 - 0,05.40 = 9,7 g
9, 7
=> M muối = 0,1 = 97 => Muối là H2NCH2COONa
=> X là H2NCH2COOCH3
=> Đáp án D
Câu 28: Đáp án : A

C2H8O4N2 có công thức cấu tạo là NH4OOCCOONH4
(COONH4)2 + 2NaOH  (COONa)2 + 2NH3 + 2H2O
nC2H8O4N2 = 0,25 mol ; nNaOH = 0,75 mol
=> NaOH dư 0,25 mol; n(COONa)2 = 0,25 mol
=> m chất rắn = 0,25.40 + 0,25.134 = 43,5 g
=> Đáp án A
Câu 29: Đáp án : B
nCO2 = 0,15 mol ; nN2 = 0,025 mol ; nH2O = 0,175 mol
=> C : H : N = 3 : 7 : 1
=> X có dạng C3H7NOx
X + NaOH  H2NCH2COONa
=> x = 2 ; X là H2N–CH2COO–CH3.
=> Đáp án B



×