Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Lipit chất béo chất giặt rửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.47 KB, 12 trang )

Lipit-chất béo-chất giặt rửa
Câu 1: Hãy chọn nhận định đúng:
A. Lipit là chất béo.
B. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật.
C. Lipit là este của glixerol với các axit béo.
D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước, nhưng hoà
tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, sterit,
photpholipit....
Câu 2: Có các nhận định sau:
1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân
nhánh.
2. Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit, . . .
3. Chất béo là các chất lỏng.
4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là
dầu.
5. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
Các nhận định đúng là
A. 1, 2, 4, 5.
B. 1, 2, 4, 6.
C. 1, 2, 3.
D. 3, 4, 5.
Câu 3: Có các nhận định sau:
1. Chất béo là những este.
2. Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
3. Các este không tan trong nước và nổi trên mặt nước là do chúng không tạo được liên kết
hiđro với nước và nhẹ hơn nước.
4. Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất
béo rắn.
5. Chất béo lỏng thường là những triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
Các nhận định đúng là


A. 1, 3, 4, 5.
B. 1, 2, 3, 4, 5.
C. 1, 2, 4.
D. 1, 4, 5.
Câu 4: Natri lauryl sunfat (X) có công thức: CH3(CH2)10CH2OSO3Na, X thuộc loại chất nào?
A. Chất béo.
B. Xà phòng.


C. Chất giặt rửa tổng hợp.
D. Chất tẩy màu.
Câu 5: Chọn câu đúng trong các câu sau.
A. Chất béo là chất rắn không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là trieste của glixerol với axit.
Câu 6: Chọn câu sai trong các câu sau.
A. Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá.
B. Muối natri của axit hữu cơ là thành phần chính của xà phòng.
C. Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH ta được muối để sản xuất xà
phòng.
D. Từ dầu mỏ có thể sản xuất được chất giặt rửa tổng hợp và xà phòng.
Câu 7: Nguyên nhân nào làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa:
A. vì bồ kết có thành phần là este của glixerol.
B. vì trong bồ kết có những chất oxi hóa mạnh (hoặc khử mạnh).
C. vì bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu “đầu phân cực gắn với đuôi không phân cực”.
D. Cả B và C.
Câu 8: Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa bằng nước cứng vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Vì xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
B. Vì gây hại cho da tay.

C. Vì gây ô nhiễm môi trường.
D. Cả A, B, C.
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng về chất giặt rửa tổng hợp?
A. Chất giặt rửa tổng hợp cũng có cấu tạo “đầu phân cực, đuôi không phân cực”.
B. Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm là dùng được với nước cứng vì chúng ít bị kết tủa bởi
ion canxi và magie.
C. Chất giặt rửa tổng hợp được điều chế từ các sản phẩm của dầu mỏ.
D. Chất giặt rửa có chứa gốc hiđrocacbon phân nhánh không gây ô nhiễm môi trường vì
chúng bị các vi sinh vật phân huỷ.
Câu 10: Chọn phát biểu sai
A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
B. Ở động vật, chất béo tập trung nhiều trong mô mỡ. Ở thực vật, chất béo tập trung nhiều
trong hạt,quả...
C. Khi đun nóng glixerol với các axit béo, có H2SO4, đặc làm xúc tác, thu được chất béo.
D. Axit panmitic, axit stearic là các axit béo chủ yếu thường gặp trong thành phần của chất
béo trong hạt ,quả


Câu 11: Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác củacác enzim như lipaza và dịch mật
chất béo bị thuỷ phân thành
A. axit béo và glixerol
B. axit cacboxylic và glixerol
C. CO2 và H2O
D. NH3, CO2, H2O
Câu 12: Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được
A. glixerol và axit béo
B. glixerol và muối natri của axit béo
C. glixerol và axit cacboxylic
D. glixerol và muối natri của axit cacboxylic
Câu 13: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế xà phòng?

A. Đun nóng axit béo với dung dịch kiềm.
B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.
C. Đun nóng glixerol với các axit béo.
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 14: Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol?
A. Dầu vừng (mè)
B. Dầu lạc (đậu phộng)
C. Dầu dừa
D. Dầu luyn.
Câu 15: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số
loại trieste tối đa được tạo ra là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 16: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 17: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.


Câu 18: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COONa và glixerol.
D. C17H33COONa và glixerol.
Câu 19: Khi thuỷ phân trong môi trường axit trilinolein ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H31COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 20: ĐHB -2011: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)
B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường)
C. Dung dịch NaOH (đun nóng)
D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
Câu 21: ĐHA-10: Cho sơ đồ chuyển hoá:
o

o

+ H 2 du , Ni ,t C
+ NaOHdu ,t C
+ HCl
→ X 
→ Y 
→Z
Tên của Z là : Triolein 

A. axit linoleic.
B. axit oleic.
C. axit panmitic.
D. axit stearic.
Câu 22: Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit C17H35COOH và

axit C17H33COOH là
A. 9
B. 4
C. 6
D. 2
Câu 23: Đun glixerol với hỗn hợp các gồm n axit béo khác nhau (có xúc tác H2SO4) có thể
thu được bao nhiêu loại trieste (chỉ tính đồng phân cấu tạo) ?
A. n2(n+1)/2.
B. n(n+1)/2.
C. n2(n+2)/2.
D. n(n+2)/2.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6
mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a
là :
A. 0,20


B. 0,30
C. 0,18.
D. 0,15.
Câu 25: Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp 3 axit béo C17H35COOH, C17H33COOH,
C17H31COOH để thu được các chất béo khác nhau. Số CTCT có thể có là bao nhiêu?
A. 21
B. 18
C. 16
D. 19
Câu 26: Khi thuỷ phân hỗn hợp các chất béo đều thấy sinh ra muối của 3 axit C17H35COOH,
C17H33COOH, C17H31COOH. Số CTCT có thể có của các chất béo là bao nhiêu?
A. 1
B. 3

C. 6
D. 9
Câu 27: Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên,
có thể chỉ cần dùng
A. nước và quỳ tím
B. nước và dung dịch NaOH
C. dung dịch NaOH
D. nước brom
Câu 28: Cho 45 gam trieste của glixerol với axit béo tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch
NaOH 1,5M được m1 gam xà phòng và m2 gam glixerol. Giá trị m1, m2 là
A. m1 = 46,4; m2 = 4,6.
B. m1 = 4,6; m2 = 46,4.
C. m1 = 40,6; m2 = 13,8.
D. m1 = 15,2; m2 = 20,8.
Câu 29: Khối lượng glixerol thu được khi đun nóng 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất
với dung dịch NaOH ( coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn ) là bao nhiêu kg?
A. 1,78 kg
B. 0,184 kg
C. 0,89 kg
D. 1,84 kg
Câu 30: Thể tích H2 (đktc) cần để hiđrohoá hoàn toàn 1 tấn triolein nhờ xúc tác Ni là bao
nhiêu lit?
A. 76018 lit
B. 760,18 lit
C. 7,6018 lit
D. 7601,8 lit


Câu 31: Khối lượng olein cần để sản xuất 5 tấn stearin là bao nhiêu kg?
A. 4966,292 kg

B. 49600 kg
C. 49,66 kg
D. 496,63 kg
Câu 32: Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn
được 0,92 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của
axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị của m là
A. 3,2.
B. 6,4.
C. 4,6
D. 7,5.
Câu 33: Thuỷ phân hoàn toàn chất béo A bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol và
18,24g một muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó có công thức là
A. (C17H33COO)3C3H5
B. (C17H35COO)3C3H5
C. (C15H31COO)3C3H5
D. (C15H29COO)3C3H5
Câu 34: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit
béo. Hai loại axit béo đó là
A. C15H31COOH và C17H35COOH.
B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C17H33COOH.
D. C17H33COOH và C17H35COOH.
Câu 35: Thuỷ phân hoàn toàn một lipit trung tính bằng NaOH thu được 46 gam glixerol
(glixerin) và 429 gam hỗn hợp 2 muối. Hai loại axit béo đó là
A. C15H31COOH và C17H35COOH.
B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C15H31COOH.
D. C17H33COOH và C17H35COOH.



LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án: D
Lipit là tên gọi chung của các hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong
nước nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Một cách tổng quát, lipit là
este hoặc amid của ancol hoặc aminoancol.
Lipit bao gồm : Triglycerid (chất béo), sáp, phospholipit,...

Câu 2: Đáp án: B
Nhận định sai là :
+) 3 :sai vì Chất béo có thể là chất rắn.
+) 5 : sai vì Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều.

Câu 3: Đáp án: A
Nhận định sai là :
+) 2 : Este không tan trong nước vì chúng có gốc hidrocacbon, kỵ nước và không tạo liên kết
hidro.

Câu 4: Đáp án: C
Nhận định sai là :
+) 2 : Este không tan trong nước vì chúng có gốc hidrocacbon, kỵ nước và không tạo liên kết
hidro.

Câu 5: Đáp án: B
Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước (cả chất béo lỏng và chất béo rắn). Chúng tan
trong các dung môi không phân cực (benzen,...)

Câu 6: Đáp án: B
Xà phòng là muối natri của các axit béo.

Câu 7: Đáp án: C

Bồ kết có chứa các chất cấu tạo tương tự xà phòng :
RCOONa  Đầu phân cực

Đuôi không phân cực.


Câu 8: Đáp án: A
Nước cứng chứa ion Ca2+ ; Mg2+, nếu giặt với xà phòng (là muối natri của các axit béo), sẽ
sinh ra kết tủa (VD : canxi stearat) làm giảm khả năng tẩy rửa, kết tủa đọng lại trên sợi vải,
làm bục sợi vải.

Câu 9: Đáp án: A
Những axit béo gốc hidrocacbon phân nhánh rất khó bị phân hủy (do chúng không bị Beta –
oxi hóa một cách thông thường) bởi các vi sinh vật. Do đó sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Câu 10: Đáp án: D
Axit panmitic, axit stearic là các axit béo no, thường gặp trong các thành phần của mỡ động
vật (như mỡ bò, mỡ lợn,...)

Câu 11: Đáp án: A
Một cách tổng quát :
enzim
→ -> 3RCOOH + C3H5(OH)3
Chất béo (RCOO)3C3H5 
Muối mật có khả năng nhũ hóa chất béo.

Câu 12: Đáp án: A
Đun chất béo với H2SO4, xảy ra phản ứng thủy phân :
+


o

H ,t
→ 3RCOOH + C3H5(OH)3
(RCOO)3C3H5 

Câu 13: Đáp án: D
Xà phòng là muối của natri của các axit béo (RCOONa).
Khi đun axit béo với kiềm : RCOOH + NaOH -> RCOONa + H2O.
Khi đun chất béo với kiềm : C3H5(OOCR)3 + 3NaOH -> C3H5(OH)3 + 3RCOONa.

Câu 14: Đáp án: D
Dầu luyn có thành phần chính là các ankan mạch dài.
Thành phần chính của dầu vừng là axit oleic, axit linoleic, dầu lạc chứa axit arachidonic
(CH3(CH2)18COOH).

Câu 15: Đáp án: D
n 2 ( n + 1)
=6
2
Số trieste có thể được tạo thành là


Câu 16: Đáp án: D
Xà phòng hóa tristearin : (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH -> 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

Câu 17: Đáp án: C
Tripanmitin : (C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH -> 3C15H31COONa + C3H5(OH)3

Câu 18: Đáp án: D

Triolein : (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH -> 3C17H33COONa + C3H5(OH)3
Axit oleic có một nối đôi C = C ở cacbon số 9.

Câu 19: Đáp án: B
Trilinolein : (C17H31COO)3C3H5 + 3NaOH -> 3C17H31COONa + C3H5(OH)3
Axit linoleic có hai nối đôi C = C ở cacbon số 9 và số 12.

Câu 20: Đáp án: B
Trilinolein : [CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COO]3C3H5, Viết gọn là (C17H31COO)3C3H5.
(C17H31COO)3C3H5 + 3H2O  3C17H31COOH + C3H5(OH)3. (trong môi trường H+)
(C17H31COO)3C3H5 + 3NaOH -> 3C17H31COONa + C3H5(OH)3.
o

Ni ,t
→ (C17H35COO)3C3H5 .
(C17H31COO)3C3H5 + 6H2 

Câu 21: Đáp án: D
o

H 2 du , Ni ,t
+ NaOH du

(C17H33COO)3C3H5 → (C17H35COO)3C3H5 
+ HCl
→ C17H35COOH (axit stearic).
C17H35COONa + 

Câu 22: Đáp án: B
Kí hiệu C17H35 – là R1, C17H33 – R2.

Các Trieste thỏa mãn là :

Có 4 chất.


Câu 23: Đáp án: A
Ta thấy rằng +) Trieste gồm 1 loại axit béo -> có 1 đồng phân.
+) Trieste gồm 2 loại axit béo -> có 4 đồng phân.
+ Trieste gồm 3 loại axit béo -> có 3 đồng phân.
Lần lượt chọn 1 trong n, 2 trong n, 3 trong n (ứng với 3 loại Trieste kể trên) :
Cn1 ; Cn2 ; Cn3
1
2
3
Số đồng phân là : 1. Cn +4. Cn +3. Cn
n!
n!
n + 4.
+ 3.
2!( n − 2)!
3!( n − 3)!
=

n(n − 1)(n − 2)
2
= n + 2n(n - 1) +
2
n (n + 1)
2
=


Câu 24: Đáp án: D
Gọi độ bất bão hòa của chất béo đó là k
nCO2 − nH 2 O
6
1=
k −1
k − 1 => k = 7.
Ta có nchất béo =

Do đó chất béo có 7 - 3 = 4 liên kết π C=C
a mol chất béo phản ứng tối đa với 4a mol Br2.
=> 4a = 0,6 => a = 0,15.

Câu 25: Đáp án: B
n 2 (n + 1) 9.4
=
= 18
2
2
Số CTCT là

Câu 26: Đáp án: B
Vì sản phẩm chứa cả 3 axit béo, nên chất béo phải cấu tạo từ 3 gốc axit béo khác nhau => chỉ
có 3 đồng phân.

Câu 27: Đáp án: A


Câu 28: Đáp án: A

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH -> 3RCOONa + C3H5(OH)3.
nNaOH = 0,15 mol => nC3H5(OH)3 = 1/3 .0,15 = 0,05 (mol).
=> m2 = 4,6 gam.
BTKL : 45 + 0,15.40 = mxà phòng + mC3H5(OH)3 => mxp = 46,4g.

Câu 29: Đáp án: B
Tristearin : (C17H35COO)3C3H5
mglixerol = 92.nglixerol = 92.ntristearin =

92.

2, 225
.0,8 = 0,184
890
kg.

Câu 30: Đáp án: A
Ni .t o

→ (C17H35COO)3C3H5
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 
1000000
22, 4.
.3 = 76018
884
VH2 =
(lít).

Câu 31: Đáp án: A
Cứ 1 mol stearin cần 1 mol olein.

5.106
5.106
.884 = 4966292
=> nolein = 890 => molein = 890
g
= 4966,292 kg.

Câu 32: Đáp án: B
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,01 mol; nC17H33COOK = 0,01 mol
Mà cứ 0,01 mol chất béo tạo ra 0,03 mol muối => nC17H33COOK = 0,02 mol
=> m = 0,02. (282 + 38) = 6,4 g.

Câu 33: Đáp án: A
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH -> 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,02 mol => nRCOONa = 0,06 mol.
=> MRCOONa = 304 => MRCOOH = 282 (axit oleic).

Câu 34: Đáp án: D
Ta có nglyxerol =0,5 => Mlipit = 888 => 2.( R + 44) + R’ + 44 + 41 = 888
=> 2R + R’ = 715 => R = 239 (C17H35 - ) và R’ = 237 (C17H33 - )


Câu 35: Đáp án: C
Gọi hai muối lần lượt là RCOONa và R’COONa.
=> 0,5. (RCOOH + 22) + 1.(R’COOH + 22) = 229
⇔ RCOOH + 2R’COOH = 792 => RCOOH = 280 (C17H31COOH)
R’COOH = 256 (C15H31COOH)




×