LIPIT
Câu1: Cho các phát biểu sau:
a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
b) Lipit gồm chất béo, sáp , steroit, photpho lipit...
c) Chất béo là các chất lỏng.
d) Chất béo chủ yếu chứa các gốc không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và
gọi là dầu.
e) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trương kiềm là phản ứng thuận nghịch.
f) Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.
Những phát biểu dúng là
A. a, b, d, e B. a, b, c C. c, d, e D. a, b, d, f
Câu 2: Đun hỗn hợp gồm glixerol và axit stearic, axit oleic ( xúc tác H
2
SO
4
) có thể thu được mấy loại
trieste đồng phân cấu tạo của nhau ?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 3: Cho các chất lỏng sau : axit axetic, glixerol, triolein. Hóa chất nhận biết là
A. nước và quỳ tím C nước và dung dịch NaOH B. dung dịch NaOH D. nước brom
Câu 4: Tìm câu đúng khi nhận xét về sự khác nhau giữa chất béo và este của ancol và axit đơn chức :
A. Gốc axit trong phân tử B. Gốc ancol trong chất béo cố định là glixerol
C. Gốc axit trong chất béo phải là gốc axit béo. D. Bản chất liên kết trong phân tử
Câu 5 : Chọn câu đúng :
A Chỉ số iot là số gam iot cần để tác dụng với 10 gam lipit
B Chỉ số axit là số gam KOH cần để trung hoà các axit tự do có trong 1 gam chất béo.
C Chỉ số xà phòng là số miligam KOH cần để xà phòng hoá hoàn toàn 1 gam chất béo .
D Tất cả đều đúng
Câu 6 :Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại lipit ?
A. (C
17
H
35
COO)
3
C
3
H
5
B. (C
17
H
35
COO)
3
C
3
H
6
C. (C
6
H
5
COO)
3
C
3
H
5
D. (C
17
H
35
CO)
3
C
3
H
5
Câu 7: Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glyxerol
A. Muối B. Este đơn chức C. Chất béo D. Etylaxetat.
Câu 8 : Đặc điểm của phản ứng thủy phân Lipit trong môi trường axit:
A phản ứng thuận nghịch B. phản ứng xà phòng hóa
C. phản ứng không thuận nghịch D. phản ứng cho nhận electron.
Câu 9: Để biến một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình:
A. hiđro hóa (có xúc tác Ni) B. cô cạn ở nhiệt độ cao C. làm lạnh C. xà
phòng hóa.
Câu 10 : Trong cơ thể Lipit bị oxi hóa thành:
A. amoniac và cacbonic B. NH
3
, CO
2
, H
2
O C. H
2
O và CO
2
D. NH
3
và H
2
O
Câu 11: Trong cơ thể trước khi bị oxi hóa chất béo:
A. bị thủy phân thành glixerol và axit béo B. bị hấp thụ
C. bị phân hủy thành CO
2
và H
2
O. D. không thay đổi
Câu 12: Có hai bình không nhãn đượng riêng biệt hai hỗn hợp: Dầu bôi trơn máy, dầu thực vật. Có thể
nhận biết hai hỗn hợp bằng cách:
A. dùng KOH dư. B. dùng Cu(OH)
2
. C. dùng NaOH đun nóng.
D. đun nóng với dung dịch KOH, để nguội cho thêm từng giọt CuSO
4
.
Câu 13: Mỡ tự nhiên là:
A. este của axit panmitic và đồng đẳng v.v…. B. muối của axít béo.
C. hỗn hợp của các triglyxêrit khác nhau. D. este của axit Oleic và đồng đẳng v.v…
Câu 14: Xà phòng được điều chế bằng cách:
A. phân hủy mỡ B. thủy phân mỡ trong kiềm C. phản ứng của axít với kim loại D.
đề hidro hóa mỡ tự nhiên.
Câu 15 : Một số este được dùng trong hương liệu , mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este
A. là chất lỏng bay hơi B. có mùi thơm, an toàn với con người.
C. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng D. đều có nguồn gốc từ tự nhiên
Câu 16 : Chất giặt rửa có ưu điểm
A. dễ kiếm B. rẻ tiền hơn xà phòng C. có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng D có thể hòa
tan tốt trong nước
Câu 17 : Chỉ số của một axit béo là bao nhiêu, biết rằng dể trung hòa 14 gam một chất béo đó cần 15 ml
dung dịch KOH 0,1M.
A. 7 B. 6 C. 14 D. 10
Câu 18 : Để trung hòa 10 gam một chất béo có chỉ số axit là 5,6 cần bao nhiêu gam NaOH ?
A. 0,056 B. 0,08 C. 0,04 D. 0,064
Câu 19 : Chỉ số este của một loại chất béo chứa 89% tristearin là bao nhiêu. Biết rằng số mg KOH dùng
để xà phòng hóa hết lượng triglixerit có trong 1 g chất béo gọi là chỉ số este của loại chất béo đó.
A. 112 B. 136 C. 144 D. 168
Câu 20 : Số gam iot có thể cộng vào liên kết bội trong mạch cacbon của 100 g chất béo được gọi là chỉ
số iot của chất béo.Chỉ số iot của triolein là bao nhiêu ?
A. 86,106 B. 34,109 D. 88,4 C. 126,22
Câu 21 : Chỉ số xà phòng hóa của chất béo là số mg KOH cần để xà phòng hóa triglixerit và trung hòa
axit béo tự do trong 1 g chất béo. Khi xà phòng hóa hoàn toàn 1,6 g chất béo cần 50 ml dung dịch KOH
0,1M ,vậy chỉ số xà phòng hóa là :
A. 112,22 B. 136,44 C. 168,33 D. 186,66
Câu 22 : Cho 178 kg chất béo trung tính phản ứng vừa đủ với 120 kg NaOH 20% ( H = 100%). Khối
lượng xà phòng thu được là :
A. 61,2 kg B. 183,6 kg C. 122,4 kg D. Một giá trị khác
Câu 23 :Xà phòng hóa 100 kg triolein có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1 kg NaOH. Khối lượng xà phòng thu
được là :
A. 103,448 kg B. 104, 287 Kg C. 136,321 kg D. 114, 100 kg
T Câu 24 :Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit
béo đó là
A C
15
H
31
COOH và C
17
H
35
COOH. B C
17
H
33
COOH và C
17
H
35
COOH
C. C
17
H
31
COOH và C
17
H
33
COOH. D. C
17
H
33
COOH và C
15
H
31
COOH
Câu 25: Khối lượng glixerol thu được khi đun nóng hoàn toàn 2,225 kg chất béo ( loại tristearin) có chứa
20% tạp chất vơí dd NaOH là:
A. 148 g B. 0,184 kg C. 125 g D. 0,235 kg
Câu 26: Khối lượng NaOH và khối lượng chất béo càn để đièu chế 1 tấn natri stearat là bao nhiêu. Biết
sự hao hụt trong sản xuất là 20% . A. 163,4 kg NaOH và 1211,87 kg chất béo B. 136,4 kg NaOH
và 1211,87 kg chất béo
C. 163,4 kg NaOH và 1121,87 kg chất béo D. 164,3 kg NaOH và 1211,87 kg chất béo
Câu 27: Từ m tấn C
12
H
24
người ta điều chế được 3,48 tấn chất tẩy rửa tổng hợp là
natridodecylbenzensunfonat. Giá trị m là bao nhiêu ,biết hiệu suất của mỗi quá trình là 50%.
A. 0,84 B. 3,36 C. 6.72 D. 0.42