Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Kim loại tác dụng với axit HNO3,H2SO4 đặc (đề 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.65 KB, 14 trang )

Kim loại tác dụng với axit HNO3,H2SO4 đặc (Đề 1)
Câu 1.
Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác
dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung
dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 18,0.
B. 22,4.
C. 15,6
D. 24,2.
Câu 2. Hoà tan hoàn toàn 7g Fe trong 100 ml dung dịch HNO3 4M thu được V lít khí NO
(đktc) duy nhất. Đun nhẹ dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m và V là:
A. 12,8 gam và 2,24 lít
B. 2,56 gam và 1,12 lít
C. 25,6 gam và 2,24 lít
D. 38,4 gam và 4,48 lít
Câu 3. Cho 8,4 gam sắt tan hết vào dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn
dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 29,04.
B. 32,40.
C. 36,30.
D. 30,72.
Câu 4. Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đktc) duy nhất. Giá trị
V là
A. 2,52 lít.
B. 3,36 lít.
C. 4,48 lít.
D. 1,26 lít.
Câu 5. Hoà tan 6,4gam Cu bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm
khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48.


B. 6,72.
C. 3,36.
D. 2,24.
Câu 6. Cho 1,35 gam X gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với HNO3 thu được 0,01 mol NO và
0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo thành là
A. 5,69 gam.


B. 4,45 gam.
C. 5,5 gam .
D. 6,0 gam.
Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp gồm Al và Zn bằng H2SO4 đặc nóng thu được
7,616 lít SO2 (đktc), 0,64 gam S và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 50,3 gam.
B. 30,5 gam.
C. 35,0 gam.
D. 30,05 gam.
Câu 8. Hòa tan 13,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít
(đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 có khối lượng 12,2 gam. Khối lượng muối nitrat sinh
ra là
A. 45,9 gam.
B. 44,6 gam.
C. 59,4 gam.
D. 46,4 gam.
Câu 9. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp
gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là
A. 13,5 gam.
B. 1,35 gam.
C. 0,81 gam.
D. 8,1 gam.

Câu 10. Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư được 896 ml hỗn hợp
gồm NO và NO2 có Mtrung bình = 42. Tính tổng khối lượng muối nitrat sinh ra (khí ở đktc)
A. 9,41 gam.
B. 10,08 gam.
C. 5,07 gam.
D. 8,15 gam.
Câu 11. Hoà tan Fe trong đung dịch HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2
và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị tan là
A. 0,56 gam.
B. 1,12 gam.
C. 1,68 gam.
D. 2,24 gam.
Câu 12. Hòa tan hết 0,02 mol Al và 0,03 mol Ag vào dung dịch HNO3 dư rồi cô cạn và nung
nóng đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn nặng
A. 4,26 gam.
B. 4,5 gam.


C. 3,78 gam.
D. 7,38 gam.
Câu 13. Hòa tan 0,1 mol Al và 0,2 mol Cu trong dung dịch H2SO4 đặc dư thu được V lít SO2
(ở 0oC, 1 atm, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 3,36
B. 4,48
C. 7,84
D. 5,6
Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 4,0 gam hỗn hợp Mg, Fe, Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng
dư, thu được 2,24 lít khí SO2 duy nhất (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m

A. 23,2

B. 13,6
C. 12,8
D. 14,4
Câu 15. Hòa tan 23,4 gam hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu bằng một lượng vàu đủ dung dịch H2SO4
đặc nóng thu được 15,12 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 153,0
B. 95,8
C. 88,2
D. 75,8
Câu 16. Cho 7,4 gam hỗn hợp kim loại Ag, Al, Mg tan hết trong H2SO4 đặc nóng thu được
hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,015 mol S và 0,0125 mol H2S. Cô cạn dung dịch sau phản ứng
được lượng muối khan là
A. 12,65 gam.
B. 15,62 gam.
C. 16,52 gam.
D. 15,26 gam.
Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 thu
được 0,15 mol khí NO, 0,05 mol khí N2O và dung dịch Y (không tạo NH4+). Cô cạn dung
dịch Y lượng muối khan thu được là
A. 120,4 gam.
B. 89,8 gam.
C. 110,7 gam.
D. 90,3 gam.
Câu 18. Hòa tan hết 4,2 gam hỗn hợp kim loại Zn và Fe bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu
được 0,025 mol S (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn sau phản ứng thu được khối lượng
chất rắn khan thu được là


A. 11,4 gam.
B. 12,2 gam.

C. 14,4 gam.
D. 18,8 gam.
Câu 19. Hòa tan hết 12 gam hỗn hợp kim loại X, Y vào dung dịch HNO3 thu được m gam
muối khan và 1,12 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là
A. 34
B. 44
C. 43
D. 33
Câu 20. Cho hỗn hợp X gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào dung dịch HNO3. Sau phản ứng
thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Y. Khối lượng
muối tạo thành trong dung dịch Y là
A. 41,1 gam.
B. 52,0 gam.
C. 45,8 gam.
D. 55,1 gam.
Câu 21. Hòa tan hết 35,4 gam hỗn kim loại Ag và Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư thu
được 5,6 lít khí duy nhất không màu hóa nâu trong không khí. Khối lượng Ag trong hỗn hợp

A. 16,2 gam.
B. 19,2 gam.
C. 32,4 gam.
D. 35,4 gam.
Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 9,4 gam đồng bạch (hợp kim Cu – Ni) vào dun dịch HNO3 loãng
dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,09 mol NO và 0,003 mol N2. Phần trăm khối
lượng Cu trong hỗn hợp là
A. 74,89%
B. 69,04%
C. 27,23%
D. 25,11%
Câu 23. Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thấy sinh ra 0,1 mol NO là sản phẩm

khử duy nhất của HNO3 và còn lại 1,6 gam Fe không tan. Giá trị của m là
A. 5,6
B. 7,2
C. 8,4
D. 10


Câu 24. Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu vào 2 lít dung dịch HNO3 phản ứng vừa đủ thu được
1,792 lít khí X (đktc) gồm N2 và NO2 có tỉ khối hơi so với He bằng 9,25. Nồng độ mol
HNO3 trong dung dịch đầu là
A. 0,28M.
B. 1,4M.
C. 1,7M
D. 1,2M
Câu 25. Hòa tan hết 4,43 gam hỗn hợp Al và Mg trong HNO3 loãng thu được dung dịch X
và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (đều không màu) có khối lượng 2,59 gam trong đó có một
khí bị hóa thành màu nâu trong không khí. Số mol HNO3 đã phản ứng là (phản ứng không
tạo NH4+)
A. 0,51 mol
B. 0,45 mol
C. 0,55 mol
D. 0,49 mol
Câu 26. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ba kim loại bằng dung dịch HNO3 thu được
1,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO2 và NO. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 18,2. Thể
tích tối thiểu dung dịch HNO3 37,8% (d = 1,242 g/ml) cần dùng là
A. 20,18 ml.
B. 11,12 ml.
C. 21,47 ml.
D. 36,7 ml.
Câu 27. Hòa tan 6,25 gam hỗn hợp Zn và Al vào 275 ml dung dịch HNO3 thu được dung

dịch A, chất rắn B gồm các kim loại chưa tan hết cân nặng 2,516 gam và 1,12 lít hỗn hợp khí
D (ở đktc) gồm NO và NO2(dung dịch không chưa muối amoni). Tỉ khối của hỗn hợp D so
với H2 là 16,6. Tính nồng độ mol của HNO3 và tính khối lượng muối khan thu được khi cô
cạn dung dịch sau phản ứng
A. 0,65M và 11,794 gam.
B. 0,65M và 12,35 gam.
C. 0,75M và 11,794 gam.
D. 0,55M và 12,35 gam.
Câu 28. Cho 6,14 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội (dư) một
thời gian, thấy thoát ra 1,344 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5), phần chất
rắn còn lại cho tiếp vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,672 lít H2 (đktc). Vậy % khối
lượng của Fe trong hỗn hợp X là
A. 27,36.
B. 72,64.
C. 36,48.
D. 37,67.


Câu 29. Chia hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa
đủ với 900 ml dung dịch H2SO4 1M loãng. Hoà tan hết phần hai trong 150 gam dung dịch
H2SO4 98% đun nóng thu được dung dịch Y và 5,6 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc).
Nồng độ phần trăm của H2SO4 trong dung dịch Y là
A. 9,7%.
B. 10,53%.
C. 98%.
D. 49%.
Câu 30. Một hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg và Al được chia làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Cho tác dụng với HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
- Phần 2: Hoàn tan hết trong HNO3 loãng dư thu được V lít khí không màu hóa nâu trong
không khí (sản phẩm khử duy nhất của N+5, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện).

Giá trị của V là
A. 2,24 lít
B. 1,12 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
Câu 31. Hỗn hợp T gồm hai kim loại X và Y đứng trước H trong dãy điện hóa và có hóa trị
không đổi trong các hợp chất. Chia m gam T thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch chứa axit HCl và H2SO4 loãng tạo ra 3,36 lít khí
H2.
- Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy
nhất).
Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là
A. 2,24 lít.
B. 3,36 lít.
C. 4,48 lít.
D. 6,72 lít.
Câu 32. Nung đến hoàn toàn 0,05 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất
rắn X. Để hòa tan X bằng dung dịch HNO3 (đặc, nóng) thì số mol HNO3 tối thiểu là
A. 0,14
B. 0,153
C. 0,16
D. 0,18
Câu 33. Cho a mol kim loại Mg phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa b mol HNO3 thu được
dung dịch chứa hai muối và không thấy khí thoát ra. Vậy a, b có mối quan hệ với nhau là
A. 5a = 2b.
B. 2a = 5b.
C. 8a = 3b.
D. 4a = 3b.



LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: D
Fe(NO3)3
Bảo toàn nguyên tố ta được:
Chọn D
Câu 2: C
Có nNO = nHNO3 : 4 = 0,1 mol → V = 2,24 lít
mmuối = mkl + mNO3- = 7 + 62. 3. 0,1 = 25,6 gam
Đáp án C.

Câu 3: D
Có mmuối = mkl+ mNO3- = 8,4 + 62. 3. 0,12 = 30,72 gam.
Đáp án D.

Câu 4: D
Ta có nAl = 0,15 mol
Bảo toàn electron → 3nAl = 8nN2O → nN2O = 0,05625 mol → V = 1,26 lít
Đáp án D.

Câu 5: D
BT e:

Chọn D

Câu 6: A


Chọn A

Câu 7: A


Chọn A

Câu 8: B
Gọi số mol của NO và NO2 là lần lượt là x, y mol

Ta có hệ
Luôn có mmuối = mkl +mNO3-= 13,6 + 62.∑ ne trao đổi = 13,6 + 62. ( 0,1. 3 + 0,2) = 44,6 gam
Đáp án B.

Câu 9: B
8.0, 015 + 0, 01.3
3
Bảo toàn electron có 3nAl = 8nN2O + 3nNO → nAl =
= 0,05 mol
→ m = 0,05. 27 = 1,35 gam. Đáp án B.

Câu 10: C
Gọi số mol của NO và NO2 lần lượt là x, y mol

Ta có hệ
Luôn có mmuối = mkl + mNO3- = 1,35 + 62.∑ne trao đổi = 1,35 + 62. ( 0,01. 3 + 0,03) = 5,07 gam
Đáp án C.


Câu 11: C
Vì HNO3 dư nên Fe bị oxi hóa thành Fe3+
0, 03 + 0, 02.3
3
Bảo toàn electron → 3 nFe = nNO2 + 3nNO → nFe=

= 0,03 mol
→ m = 0,03. 56 = 1,68 gam. Đáp án C.

Câu 12: A

Chọn A

Câu 13: C
3.0,1 + 2.0, 2
2
Bảo toàn electron → 3nAl + 2nCu = 2nSO2 → nSO2 =
= 0,35 mol
→ V = 0,35. 22,4 = 7,84 lít. Đáp án C.

Câu 14: B
Luôn có mmuối = mKl + mSO42- = 4 + 96.0,5 ∑ne trao đổi = 4 + 96. 0,5.(2. 0,1) = 13,6 gam
Đáp án B.

Câu 15: C
Luôn có mmuối = mKl + mSO42- = 23,4 + 96.0,5 ∑ne trao đổi = 23,4 + 96. 0,5.(2. 0,675) = 88,2 gam
Đáp án C.

Câu 16: C

Chọn C


Câu 17: C
Luôn có mmuối = mkl + mNO3- = mkl + 62.∑ne trao đổi
→ mmuối = 58 + 62.( 0,15.3 + 8. 0,05) = 110,7 gam

Đáp án C.

Câu 18: B
Chú ý chất rắn khan gồm muối và lưu huỳnh
Có mchất rắn = mmuối + mS = mkl + mSO42- + mS
mchất rắn = 4,2 + 96.0,5. (6. 0,025) + 32. 0,025 = 12,2 gam. Đáp án B.

Câu 19: C
mmuối = mkl + mNO3- = mkl + 62. (10nN2)
→ mmuối = 12 + 62. ( 10. 0,05) = 43 gam. Đáp án C.

Câu 20: B
mmuối = mFe + mCu + mNO3- = 8,4 + 6,4 + 62. 3. 0,2 = 52,0 gam
Đáp án B.

Câu 21: A
Khí không màu hóa nâu trong không khí là NO : 0,25 mol ( NO: không màu + 0,5O2 → NO2
( màu nâu))
Goi số mol của Ag và Cu lần lượt là x, y mol

Ta có hệ
→ mAg = 0,15. 108 = 16,2 gam . Đáp án A.

Câu 22: A


Gọi số mol của Cu và Ni lần lượt là x, y mol

Ta có hệ
0,11.64

% Cu = 9, 4 x100% = 74.89%. Đáp án A.

Câu 23: D
Vì sau phản ứng còn Fe không tan → sắt bị oxi hóa thành Fe2+
Bảo toàn electron → 2nFe pư = 3nNO → nFe pư = 0,15 mol
m = mFe pư + mFe không tan = 0,15. 56 + 1,6 = 10 gam. Đáp án D.

Câu 24: A

Chọn A

Câu 25: D
2,59
Có MX = 0, 07 = 37
Khí không màu hóa nâu trong không khí là NO : x mol có 30 < MX = 37 < 44 → khí không
màu còn lại là N2O : y mol

Ta có
Có nHNO3 pứ = 4nNO + 10nN2O = 4. 0,035 + 10. 0,035 = 0,49 mol
Đáp án D.


Câu 26: C
Câu 27: A

Chọn A

Câu 28: C
Fe bị thụ động khi tác dụng với HNO3 đặc nguội và sau đó lấy ra cũng không tác dụng với
HCl nên chỉ có Zn phản ứng

bảo toàn e, ta có:

Chọn C

Câu 29: B
Gọi số mol của Fe và Fe3O4 trong mỗi phần là x, y
Thí nghiệm 1 : nH2SO4 = nFe + 4nFe3O4 → 0,9 = x + 4y
Thí nghiệm 2: Bảo toàn electron có 2nSO2 = 3nFe + nFe3O4 → 0,25 .2 = 3. x + y
Giải hệ → x = 0,1 , y = 0,2.


0,1 + 0, 2.3
2
Bảo toàn nguyên tố Fe → nFe2(SO4)3 =
= 0,35 mol
Có nH2SO4 pứ = nSO2 + 3nFe2(SO4)3= 0,25 + 3. 0,35 = 1, 3 mol → nH2SO4 dư = 1,5 - 1,3 = 0,2 mol
Bảo toàn khối lượng dung dịch → mY = 56. 0,1 + 0,2. 232 + 150 - 0,25. 64 = 186 gam
0, 2.98
Nồng độ phần trăm của H2SO4 trong dung dịch Y là 186 x100% = 10,53%. Đáp án B.

Câu 30: A
Nhận thấy 2 kim loại Mg và Al là các kim loại có hóa trị không đổi nên khi tác dụng với HCl
và HNO3 đều cho số electron trao đổi như nhau
→ 2nMg + 3nAl = 2nH2 = 3nNO
→ nNO = 2. 0,15 : 3 = 0,1 mol → V = 2,24 lít
Đáp án A.

Câu 31: A
Hỗn hợp T gồm hai kim loại X và Y đứng trước H trong dãy điện hóa và có hóa trị không đổi
trong các hợp chất → nên số electron trao đổi của hai thí nghiệm là như nhau

→ ∑e trao đổi = 2nH2 = 3NO → nNO= 0,1 mol
→ V= 2,24 lít. Đáp án A.

Câu 32: C
Nung 0,05 mol FeCO3 và 0,01 O2 → chất rắn X.
X + HNO3.
• Bản chất của phản ứng là các quá trình nhường, nhận electron:
Fe2+ → Fe3+ + 1e
O02 + 4e → 2O-2
N+5 + 1e → N+4


→ Giả sử số mol của NO2 là x
→ Theo bảo toàn electron: 1 × 0,05 = 0,01 × 4 + 1 × x → x = 0,01 mol.
∑nHNO3 = 3 × nFe(NO3)3 + 1 × nNO2 = 3 × 0,05 + 0,01 = 0,16 mol → Đáp án đúng là đáp án C.

Câu 33: A
Khi cho Mg vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch chứa 2 muối là Mg(NO3)2 : a mol và
NH4NO3
Luôn có nHNO3 pư = 10 nNH4NO3 → nNH4NO3 = 0,1 b
Bảo toàn electron 2nMg = 8nNH4NO3 → 2a = 0,8b → 5a = 2b. Đáp án A.



×