Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Mođun 17 sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền TC cơ điện nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 99 trang )

MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

LỜI NÓI ĐẦU
Mô đun sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền của ôtô là
môn học chuyên ngành của nghề sửa chữa ôtô, trang bị những kiến thức cơ bản về
sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động, những hư hỏng, nguyên nhân gây hư hỏng,
phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền của
ôtô
Từ vị trí tính chất, yêu cầu của môn học, tài liệu này được biên soạn theo nội
dung bài giảng gồm 12 bài:
MD17. 1: Sửa chữa thân máy
MD17. 2: Sửa chữa nắp máy và các te
MD17. 3: Cấu tạo hộp số cơ khí
MD17. 4: Bảo dưỡng bộ phân cố định của động cơ
MD17. 5: Tháo lắp, nhận dạng cơ cấu trục khủy thanh truyền và nhóm piston
MD17. 6: Sửa chữa piston
MD17. 7: Sửa chữa chốt piston
MD17. 8: Kiểm tra thay thế xéc măng
MD17. 9: Sửa chữa thanh truyền
MD17. 10: Sửa chữa trục khủy
MD17. 11: Sửa chữa bánh đà
MD17. 12: Bảo dưỡng bộ phận chuyền động
MD17. 13: Sửa chữa và bảo dưỡng moay-ơ
MD17. 14: Sửa chữa và bảo dưỡng bánh xe.
Ngoài những kiến thức cơ bản chung nhất về sửa chữa các hệ thống, các bộ
phận, cơ cấu của ôtô, tài liệu còn đề cập đến những kiến thức mới, những thành tựu
khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng trên ôtô đời mới hiện nay nhằm đáp ứng yêu
cầu về giảng dạy nội dung môn học này. Tài liệu được viết trên cơ sở tổng hợp hai


môn học chuyên môn được tiến hành giảng dạy song song trước đây là cấu tạo ôtô
và môn học sửa chữa ôtô. Sự kết hợp thành môn học chung tạo điều kiện thuận lợi
trong việc nghiên cứu và giảng dạy cũng như học tập của học sinh nhằm đáp ứng
cho nhu cầu đào tạo của nhà trường.
Tài liệu viết ra không tránh khỏi có những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý
kiến của các đồng nghiệp và bạn đọc để tài liệu giảng dạy được hoàn thiện.
NGƯỜI BIÊN SOẠN

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

1


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Trần Trung Hiếu

TÊN BÀI:
MÃ BÀI
Söa ch÷a n¾p m¸y vµ
MD 17 - 01

c¸c te

THỜI LƯỢNG (GIỜ)
LÝ THUYẾT

THỰC
HÀNH

5

20

MỤC TIÊU THỰC HIỆN:
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, phân loại, hiện tượng, nguyên nhân hư
hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của nắp máy, cácte
- Nhận dạng đúng các loại nắp máy, cacte, kiểm tra, sửa chữa nắp máy và
cácte đúng phương pháp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm
bảo an toàn và chất lượng cao.
NỘI DUNG BÀI HỌC
I- NHIỆM VỤ, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC, VẬT LIỆU CHẾ TẠO
1. Nắp máy
+ Nhiệm vụ:
- Đóng kín xilanh, cùng với đỉnh piston và thành xi lanh tạo thành buồng
đốt.
- Là nơi gá lắp các cụm chi tiết của cơ cấu phân phối khí, bugi đánh lửa hoặc
vòi phun, bugi sấy ( động cơ Diezen ).
+ Điều kiện làm việc:
Điều kiện làm việc của nắp máy rất khắc nghiệt, luôn luôn tiếp xúc với khí có
nhiệt độ cao và áp suất lớn, bị ăn mòn hoá học bởi các chất ăn mòn trong sản phẩm
cháy, trong nước làm mát.
+ Vật liệu chế tạo: Vật liệu làm nắp máy động cơ diesel làm mát bằng nước
đều đúc bằng gang hợp kim dùng khung cát. Còn loại làm mát bằng gió thường chế
tạo bằng hợp kim nhôm dùng khuôn đúc hoặc khuôn rèn dập.
Nắp máy động cơ xăng thường dùng hợp kim nhôm có ưu điểm nhẹ, tản nhiệt

tốt giảm khả năng kích nổ. Tuy nhiên sức bền cơ và nhiệt thấp hơn so với nắp máy
bằng gang.
2- Đáy dầu
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

2


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

+ Nhiệm vụ: Bao kín các bộ phận chuyển động bên trong đồng thời chứa dầu
bôi trơn cho động cơ.
+ Điều kiện làm việc: Chịu rung động, chịu ăn mòn hoá học do hơi axít trong
dầu bôi trơn.

+ Vật liệu chế tạo:
Động cơ cỡ nhỏ các te thường được đúc bằng gang hay nhôm.
Các te ôtô thường dập bằng thép lá dầy từ 1-2mm.
II- PHÂN LOẠI
1. Nắp máy
Nắp máy chung: Thường được đúc liền dùng chung cho các xilanh.
Nắp máy riêng: Thường được đúc dùng cho một, hai xilanh. (hay dùng cho
đông cơ Diesel, động cơ làm mát bằng gió)
2. Đáy dầu
Đáy đầu thường có 2 loại: Loại các te khô (thường dùng cho động cơ 2 kỳ).
Loại các te ướt (thường dùng cho động cơ 4 kỳ).

III- CẤU TẠO
1. Nắp máy
Như trên đã trình bày nắp máy là một chi tiết rất phức tạp lên kết cấu rất đa
dạng tuy nhiên tuỳ theo loại động cơ nắp máy có đặc điểm riêng.
Nắp máy động cơ xăng
Có kết cấu tuỳ thuộc vào kiểu buồng cháy số xupáp, cách bố trí xupap và
buzi, kiểu làm mát bằng nước hay bằng gió, kiểu bố trí đường nạp và đường thải.
Kiểu buồng cháy có ý nghĩa quyết đị đến kết cấu nắp máy. Hình 1. mô tả
dạng buồng cháy hình bán cầu thường dùng trên động cơ ôtô máy kéo. Loại xupáp
treo có xupáp nạp lớn hơn so với xupáp thải, buzi đặt bên hông buồng cháy, vách
buồng cháy được làm mát tốt bằng các khoang nước để tránh kích nổ. Trên nắp
máy còn có khoang 5 để luồn đũa đẩy dẫn động xupáp. Các lỗ nhở 3 dẫn nước làm
mát từ thân máy lên, lỗ 4 để luồn bu giông nắp máy. Đỉnh piston có thể lồi lên
trong buồng cháy (đừng chấm khuất) Có tác dụng tạo xoáy lốc nhẹ trong quá trình
nén và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cháy sau đó.

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

3


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Hình -1 Kiểu buồng cháy
Loại nắp máy động cơ dùng cơ cấu phối khí xupáp đặt do các chi tiết của cơ
cấu phối khí bố trí ở thân máy lên nắp máy mỏng và có cấu tạo rất đơn giản.

Nắp máy động cơ Diesel
So với nắp máy động cơ xăng phức tạp hơn, trên nắp máy phải bố trí các
đường nạp, thải, cụm xupap treo... ngoài ra còn rất nhiều chi tiết như vòi phun,
buồng cháy phụ, van giảm áp, buzi xấy... Đặc biệt buồng cháy động cơ diesel phức
tạp hơn buồng cháy động cơ xăng.
Nắp máy động cơ làm mát bằng gió chịu ứng suất nhiệt lớn nhất do đó thường
làm rời dùng buồng cháy dạng chỏm cầu. Xupap bố trí nghiêng một chút so với
đường tâm xy lanh hợp với dạng chỏm cầu của buồng cháy. Do hợp kim nhôm có
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

4


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

tính dẻo cao lên mặt nắp ghép của nắp máy với thân máy kín khít không cần dùng
đệm, vòi phun bố trí nghiêng với tâm xy lanh.
2. Đáy dầu
Đáy dầu ôtô thường dập bằng thép lá với hình dáng khác nhau tuỳ thuộc vào
từng loại động cơ, một số loại đáy dầu được đúc bằng hợp kim nhôm.
Đáy dầu được bắt chặt vào thân động cơ bằng các bulông để làm kín giữa
thân máy và đáy dầu thì giữa hai bề mặt nắp ghép có lắp đệm làm kín bằng lie hoặc
bìa cáctông, phía dưới đáy dầu ở vị trí thấp nhất người ta có bố trí vít xả dầu. Đáy
dầu được chia làm nhiều ngăn để khi đi xa chạỵ trên đường dốc, hãm phanh hoặc
tăng tốc dầu không dồn về một phía.
IV. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM

TRA, SỬA CHỮA HƯ HỎNG CỦA NẮP MÁY
1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng
*Các hư hỏng thường gặp của nắp máy:
- Nắp máy làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt chịu nhiệt độ và áp suất
cao, lại phân bố không đồng đều do đó thường có các hư hỏng sau:
– Bề mặt lắp ghép bị cong vênh.
– Nắp máy bị nứt.
– Vùng buồng đốt bị ăn mòn, cháy, rỗ hoặc đóng muội than.
– Khoang chứa nước bị đóng cặn.
– Các mối ghép ren bị hỏng.
– Các đệm làm kín bị hỏng.
* Nguyên nhân:
- Động cơ bị nóng quá mức qui định.
- Đổ thêm nước làm mát trong khi động cơ đang nóng.
- Siết các đai ốc nắp máy không đúng theo thứ tự quy định.
- Ngoài ra qua nhiều lần lắp ráp không chính xác gây ra.
- Do làm việc lâu ngày
2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của nắp máy
a- Kiểm tra vết nứt, vỡ
*Nếu các vết nứt, cháy, rỗ lớn có thể quan sát bằng mắt.
*Nếu các vết nứt nhỏ dùng dầu và bột mầu hoặc sơn màu có khả năng thẩm
thấu vào vết nứt để kiểm tra.
- Trình tự các bước kiểm tra vết nứt bằng dầu và bột màu
- Rửa sạch nắp máy, dùng khí nén thổi khô toàn bộ nắp máy.
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

5



MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

- Ngâm nắp máy trong dầu hoả khoảng 5 phút.
- Lấy nắp máy ra, dùng giẻ sạch lau khô toàn bộ bề mặt nắp máy.
- Dùng bột màu bôi đều một lớp mỏng lên toàn bộ bề mặt nắp máy.
- Quan sát nếu thấy chỗ nào bột màu thẫm hơn do bị ướt thì chỗ đó có thể bị
nứt, phải kiểm tra kỹ hơn.
*Có thể kiểm tra vết nứt của nắp máy bằng phương pháp siêu âm trên thiết bị
chuyên dùng.
*Nếu nắp máy bị nứt phải thay nắp máy mới.
b. Kiểm tra độ cong vênh của nắp máy
- Khi nắp máy bị cong vênh, thì bề mặt lắp ghép của nó không phẳng, do đó
không đảm bảo độ kín của các xy lanh, độ kín nước làm mát và dầu bôi trơn.
Nguyên nhân của sự cong vênh là do nhiệt độ động cơ quá cao, tháo hoặc siết nắp
máy không đúng phương pháp, lực siết nắp máy không đều hoặc siết quá lực... Để
kiểm tra sự cong vênh của nắp máy chúng ta có thể áp dụng một trong các
phương pháp sau:
+ Dùng thước phẳng và căn lá:
Kiểm tra độ không phẳng của mặt nắp
xilanh
1.Thanh kiểm chuẩn
2.Thước lá hoặc dưỡng
3.Các vị trí đặt thanh kiểm tra

Phương pháp này thường được dùng để kiểm tra các nắp máy có chiều dài
tương đối dài.
- Lật ngửa nắp máy sao cho buồng đốt quay lên trên.

- Đặt thước thẳng lên bề mặt nắp máy và dùng căn lá có chiều dầy thích hợp
đưa vào khe hở giữa thước và nắp máy, kiểm tra ở các vị trí như hình vẽ trên.
- So sánh kích thước kiểm tra với thông số cho bởi nhà chế tạo. Thường độ
cong vênh cho phép không được vượt quá 0,15mm hay 0,060in.
- Nếu nắp máy bị quá vênh, người ta tiến hành sửa chữa lại bề mặt của nó,
bằng cách mài lại bề mặt nắp máy trên máy mài phẳng (máy mài chuyên dùng).
Chú ý: Khi mài nắp máy thì thể tích buồng đốt giảm, nên tỉ số nén của động
cơ tăng. Vì vậy khi lắp ráp cần chú ý thông số này.
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

6


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

+ Dùng bàn rà:
Phương pháp này thường dùng kiểm tra bề mặt các chi tiết, nếu có dùng để
kiểm tra nắp máy thì nắp có chiều dài ngắn.
- Lau sạch bề mặt nắp máy và bàn rà.
- Thoa một lớp bộ màu thật mỏng hoặc nhớt lên bề mặt bàn rà.
- Đặt bề mặt lắp máy lên bàn rà và đẩy theo hình số 8 hoặc hình oval nếu nắp
máy lớn.
- Lật ngửa bề mặt nắp máy để kiểm tra vết tiếp xúc. Nếu vết tiếp xúc không
đều chứng tỏ bề mặt nắp máy bị vênh.
* Chú ý:
- Trường hợp nắp máy bằng hợp kim nhôm. sau khi kiểm tra nếu thấy bị cong

vênh thì người ta sửa chữa bằng phương pháp rà và cạo sửa.

c. Kiểm tra bề mặt lắp ghép với cụm ống hút, xả và bề mặt cụm ống hút,
xả.
+ Đối với ống góp hút, nếu bề mặt của nó hoặc bề mặt lắp ghép với nó bị
cong vênh, thì không đảm bảo độ kín khi lắp ghép. Lúc này không khí sẽ đi tắt qua
khe hở để vào xy lanh, làm cho độ chân không trong ống góp hút bé, nên tốc độ
dòng khí đi qua bộ chế hoà khí giảm, nên lượng nhiên liệu cung cấp sẽ giảm đi,
làm cho động cơ làm việc ở tình trạng thiếu xăng và làm việc không bình thường.
- Cách kiểm tra giống như kiểm tra bề mặt nắp máy.
* Chú ý: - Gioăng ống góp hút phải đảm bảo chịu nhiệt tốt, nó thường làm
bằng thép, amiăng bọc đồng hoặc nhôm. Nếu sử dụng lại gioăng cũ nên dùng keo
đặc biệt để tăng khả năng làm kín.
- Đối với ống góp thoát, nếu không kín, thì khí thải sẽ ra ngoài làm tăng độ
ồn, gây ô nhiễm môi trường. Gioăng ống góp thoát thường làm bằng thép hoặc
amiăng bọc kim loại có khả năng làm kín và chịu nhiệt độ cao.
d- Kiểm tra các lỗ ren trên nắp máy
Quan sát các lỗ ren trên nắp máy, nếu lỗ ren có hiện tượng mòn, cháy ren thì
phải sửa chữa.
IV- HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TRA, SỬA CHỮA ĐÁY DẦU
1- Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

7


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định


Trường Trung Cấp Cơ Điện

- Các te bị bẹp, rách, thủng, nứt do va chạm trong quá trình làm việc. Khi các
te bị thủng, rạn nứt sẽ làm chảy dầu gây thiếu dầu bôi trơn khi động cơ làm việc
dẫn đến hư hỏng các bộ phận của động cơ, có thể làm cho động cơ không hoạt
động được.
- Bề mặt lắp ghép bị cong vênh do tháo lắp không đúng quy trình kỹ thuật
hoặc do sử dụng lâu ngày. Khi bề mặt lắp ghép bị cong vênh sẽ gây nên chảy dầu.
2- Phương pháp kiểm tra, sửa chữa
Sau khi tháo đáy dầu ra khỏi động cơ ta phải rửa và lau sạch sẽ.
Đáy dầu bị bẹp thì phải nắn lại
Đáy dầu bị thủng, nứt có thể hàn đắp sau đó gia công lại.
Bề mặt lắp ghép của các te bị cong vênh thì nắn lại cho phẳng.
V. QUY TRÌNH VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT THÁO LẮP NẮP MÁY VÀ
ĐÁY DẦU
1. Trình tự tháo lắp nắp máy.
1.1. Yêu cầu kỹ thật trước khi tháo lắp nắp máy.
Trước khi kiểm tra một nắp máy, cần phải nắm vững phương pháp tháo đúng
một nắp máy để tránh hư hỏng.
- Không được tháo nắp máy khi động cơ còn nóng để tránh sự cong vênh nắp
máy.
- Phải nắm vững cấu tạo và cách bố trí cơ cấu phân phối khí trên nắp máy.
- Nắm được nguyên tắc tháo và siết ốc nắp máy:
a. Theo nguyên tắc hình xoắn ốc: phương pháp này được áp dụng phổ biến
+ Khi tháo: Nới ốc từ phía ngoài tiến dần vào giữa nắp máy theo hình xoắn
ốc.
+ Khi lắp: Siết ốc từ giữa nắp máy tiến dần ra ngoài theo hình xoắn ốc.
b.Theo nguyên tắc đối xứng qua tâm nắp máy:
+ Khi tháo: Nới ốc từ hai đầu vào giữa nắp máy.

+ Khi lắp: Siết ốc từ giữa ra hai đầu nắp máy.
1

3
0

7

9

6

4

5

10

8

2

9

1
0

5

1


3

7

6

2

4

8

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

8


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Quá trình tháo

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Quá trình siết

Chú ý: Nguyên tắc tháo và siết ốc nắp máy theo tài liệu kỹ thuật.
Nhà chế tạo cho chúng ta thứ tự tháo và siết các ốc, được đánh theo số trong

tài liệu kỹ thuật kèm theo động cơ
c.Tháo và siết ốc nắp máy theo nhiều giai đoạn. Ví dụ lực siết đúng của một
nắp máy là 9 kGm. Lúc đầu ta siết đều với mômen là 2kGm, sau đó tăng lên 4,6,8
và cuối cùng siết đúng Mômen.
- Phải biết lựa chọn dụng cụ thích hợp để tháo và siết nắp máy. Ví dụ tay đòn,
đầu nối, khẩu...
- Xả hết nước ra khỏi động cơ trước khi tháo nắp máy tránh rơi vào động cơ
khi tháo.
1.2. Trình tự tháo lắp nắp máy (động cơ dùng cơ cấu phối khí xupáp treo,
trục cam đặt trong thân máy).
A. Trình tự tháo nắp máy
- Tháo các bộ phận có liên quan đến nắp máy như: Các đường dây cao áp của
hệ thống đánh lửa, các buzi (đối với động cơ xăng), các ống dầu cao áp, các vòi
phun đối với động cơ diesel, các đường dây lấy tín hiệu của các bộ cảm biến, công
tắc, cơ cấu điều khiển cánh bướm ga, bướm gió, các đường ống dẫn nước, dây
đai dẫn động bơm nước quạt gió, máy phát điện, bơm nước, cụm ống xả, ống hút...
- Tháo nắp che dàn cò xupap và đệm làm kín ra khỏi nắp máy.
- Nới lỏng các bulông bắt gối đỡ trục dàn cò vào nắp máy, tháo các gối đỡ,
trục dàn cò và các cò mổ ra khỏi lắp máy.
- Rút các đũa đẩy ra khỏi động cơ.
- Tháo nắp máy ra khỏi thân máy
- Dùng tay đòn, đầu nối và khẩu thích hợp để tháo các bulông (đai ốc) nắp
máy theo nguyên tắc nới lỏng đều theo thứ tự từ ngoài vào trong.
- Thông thường nắp máy dễ bị dính chặt vào xy lanh, để nới lỏng chúng ta có
thể dùng đòn bẩy hoặc lợi dụng áp suất nén trong các xy lanh để tách nắp máy.
- Đặt nắp máy lên bàn gỗ hoặc mặt phẳng có các tấm gỗ để tránh hư hỏng bề
mặt lắp ghép.
- Tháo gioăng lắp máy ra khỏi thân máy.
* Chú ý: Trong quá trình tách nắp máy, chúng ta kiểm tra các vết trên gioăng
nắp máy, để xác định sơ bộ về nguyên nhân hư hỏng của nắp máy.

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

9


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

B. Trình tự lắp nắp máy
- Lau sạch bề mặt của thân máy và nắp máy.
- Đặt gioăng nắp máy vào đúng vị trí trên thân máy (Nếu dùng lại gioăng cũ
thì nên thoa vào 2 bề mặt của giăng một lớp keo đặc biệt để tăng độ kín, nếu dùng
gioăng mới thì thoa vào 2 bề mặt của gioăng một lớp mỡ bò mỏng)
- Đặt đúng vị trí của nắp máy vào thân máy.
- Lắp các bulông (đai ốc) vào nắp máy.
- Siết các bulông (đai ốc) theo đúng nguyên tắc đã học.
- Lắp các đũa đẩy vào động cơ.
- Lắp các cò mổ, trục dàn cò, gối đỡ trục dàn có vào nắp máy.
- Lắp nắp che dàn cò mổ và đệm làm kín.
- Lắp các bộ phận còn lại vào nắp máy.
2. Trình tự tháo lắp đáy dầu.
A. Trình tự tháo đáy dầu
- Xả dầu ra khỏi động cơ.
- Tháo các đường ống dầu nếu có.
- Tháo các bulông bắt đáy dầu vào thân động cơ.
- Tháo đáy dầu ra khỏi động cơ
B. Trình tự lắp đáy dầu (ngược lại trình tự tháo)


VI- SỬA CHỮA NẮP MÁY, ĐÁY DẦU
1. Bảo dưỡng và sửa chữa nắp máy.
- Dùng dao cao hoặc bàn chải sắt đặc bịêt, bàn chải cước làm sạch muội than
bám vào bề mặt nắp máy rồi thổi sạch bằng khí nén.
- Dùng bàn chải mềm và chất dung môi (Dầu Gasoil, nước) rửa sạch nắp máy
rồi thổi khô bằng khí nén.
- Các lỗ ren bị hỏng thì phải ren lại hoặc khoan rộng rồi ép bạc sau đó tarô ren
mới.
- Nếu nắp máy cong vênh lớn hơn 0,15mm thì cạo rà lại, nếu nắp máy cong
vênh quá thì phải mài phẳng lại trên máy mài chuyên dùng, sau khi mài phải kiểm
tra dung tích buồng cháy, dung tích buồng cháy sau khi mài không được nhỏ hơn
95% so với dung tích ban đầu. Nếu cần thiết phải thay nắp máy mới.
2. Bảo dưỡng và sửa chữa đáy dầu. (Như phần IV)
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

10


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

TÊN BÀI:
MÃ BÀI
Söa ch÷a th©n m¸y
MD 17 - 02


THỜI LƯỢNG (GIỜ)
LÝ THUYẾT THỰC
HÀNH

5

15

Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

11


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư
hỏng và phương pháp kiểm tra và sửa chữa thân máy.
- Tháp lắp, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của thân máy đúng quy
trình, quy phạm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an
toàn trong quá trình thực hiện công việc
NỘI DUNG BÀI HỌC
I- NHIỆM VỤ, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC, VẬT LIỆU CHẾ TẠO
1- Nhiệm vụ:
Thân xy lanh được coi như giá đỡ, để đỡ phần lớn các chi tiết trong toàn bộ

động cơ.
2- Điều kiện làm việc:
Thân máy chịu toàn bộ trọng lượng của các chi tiết, bộ phận lắp trên nó, đồng
thời chịu những lực không cân bằng do quá trình hoạt động của máy gây ra như
chịu rung động, va đập, kéo nén và tải trọng nhiệt, v.v...
3- Vật liệu chế tạo:
Yêu cầu của vật liệu làm thân máy phải bền, cơ tính cao, nhẹ, chịu nhiệt và
truyền nhiệt tốt. Vật liệu thường dùng là gang xám, gang hợp kim có chất lượng
cao để đúc thân máy. Đối với động cơ cỡ nhỏ hoặc làm mát bằng gió, có thể chế
tạo thân máy bằng hợp kim nhôm. Trên những động cơ có xy lanh đúc rời rồi ép
vào thân máy thì thân máy có thể đúc bằng gang chất lượng thấp hoặc hợp kim
nhẹ. Như vậy sẽ tiết kiệm được kim loại tốt và giảm trọng lượng của động cơ.
Riêng thân máy bằng nhôm không dùng ống lót, dùng thân máy bằng nhôm có ưu
điểm hơn gang là nhẹ hơn, tính dẫn nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên cơ tính của nhôm thì
kém hơn, dễ bị mài mòn. Để khắc phục nhược điểm này, người ta thêm vào các hạt
silicon vào thân máy nhôm như hãng Mercedes Benz, Proche và một số hãng khác
đã làm. Silicon là loại vật liệu rất cứng. Sau khi thân máy được đúc, các nòng
xylanh được mài trên máy mài khôn để đạt kích thước hoàn chỉnh sau cùng, rồi các
xylanh được sử lý bằng phương pháp hoá học (khắc axit) để lấy đi phần nhôm bề
mặt. Cách làm như vậy để lộ các hạt silicon trên nền hợp kim nhôm. Piston, xéc

măng trượt trên phần có hạt silicon với độ mài mòn nhỏ, vì vậy xylanh sẽ có
tuổi bền cao.
II- PHÂN LOẠI

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

12



MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Dạng của thân máy tuỳ theo số xy lanh và cách bố trí xy lanh theo một dãy
thẳng đứng hay chữ V... thông thường có hai loại thân máy:
- Loại đúc liền thành một khối: Thân máy là hộp chung cho tất cả các xylanh.
Loại này phổ biến và thường dùng cho các loại động cơ cỡ nhỏ và trung bình.
- Loại đúc riêng từng xylanh rồi lắp ghép lại với nhau. Loại này thường dùng
cho những động cơ cỡ lớn.
- Loại thân máy có xy lanh đúc liền với thân gọi là thân máy kiểu thân xy
lanh. Khi xy lanh làm riêng thành ống lót rồi lắp vào thân thì thân máy loại này gọi
là vỏ thân. Ở động cơ làm mát bằng nước, khoảng không gian bao quanh xylanh để
chứa nước làm mát gọi là áo nước.

Thân máy kiểu thân xy lanh-hộp trục khuỷu
1-Thân xy lanh; 2. Hộp trục khuỷu
Khi thân xy lanh đúc liền với hộp trục khuỷu thì thân máy là loại thân xylanhhộp trục khuỷu. Hộp trục khuỷu có thể chia thành 2 nửa với ổ trục khuỷu là ổ trượt
hoặc làm liền khi đó ổ trục khuỷu phải dùng ổ bi.
Khi thân xylanh làm rời với hộp trục khuỷu và lắp với nhau bằng bulông hay
gugiông thì thân máy là loại thân máy rời. Kết cấu này rất phổ biến ở động cơ ôtô,
máy kéo. Một số động cơ tầu thuỷ chỉ dùng một loại gugiông suốt từ nắp máy cho
đến bề mặt cacte dầu.

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

13



MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Thân máy rời
1. Hộp trục khuỷu; 2. Thân xy lanh; 3. Nắp máy; 4. Gu giông nắp máy;
5. Gu giông thân máy; 6.Lỗ lắp trục cam; 7.Gu giông toàn bộ; 8.Đế máy
Thân máy của động cơ làm mát bằng gió thường là thân máy rời, về mặt
nguyên tắc có thể dùng gugiông riêng rẽ hay một loại gugiông để ghép nắp và thân
máy với hộp trục khuỷu. Xy lanh có thể làm liền với thân máy hoặc làm rời ở dạng
ống lót rồi lắp vào thân.

Thân máy động cơ làm mát bằng gió
1. Hộp trục khuỷu; 2. Thân máy; 3. Nắp máy; 4. Gu giông; 5. Xy lanh
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

14


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Tuỳ theo phương pháp lắp đặt trục khuỷu trong hộp trục khuỷu mà thân máy
có kết cấu khác nhau. Những phương pháp thường gặp là:


Các kiểu lắp đặt trục khuỷu
a) Trục khuỷu treo b) Trục khuỷu đặt
c) Trục khuỷu luồn
- Trục khuỷu treo: Hộp trục khuỷu chia thành 2 nửa, nửa dưới là các te. Thân
máy hay toàn bộ động cơ được lắp đặt trên các gối đỡ. Đây là loại phổ biến cho
động cơ ôtô, máy kéo.
- Trục khuỷu đặt: Hộp trục khuỷu cũng chia làm 2 nửa, nửa dưới đồng thời là
bệ máy. Trục khuỷu và toàn bộ thân máy cùng các chi tiết lắp ráp được đặt trên bệ
máy.
- Trục khuỷu luồn: Hộp trục khuỷu nguyên khối, do đó khi lắp ráp trục khuỷu
vào động cơ phải bằng cách luồn.
Theo tình trạng chịu lực khí thể người ta còn phân loại thân máy theo các
dạng sau:
- Thân xylanh hay xylanh chịu lực.
- Vỏ thân chịu lực
- Gugiông chịu lực

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

15


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

III- CẤU TẠO

1.Nắp máy
2.Đường nước làm mát
3.Buồng đốt
4.Gudông bắt lắp máy
5.Thân máy
6.Xi lanh
7.Miệng xupap
8.Rãnh nước thân máy
9.Đường xả
10.Ống dẫn xupap
11.Đầu trước thân máy
12.Chân máy
13.Bề mặt đáy lắp với đáy dầu
14.Vỏ lắp bánh đà
15.Đệm lắp máy
16.Cửa lắp và điều chỉnh
xupap

Như trên đã trình bày thân máy có thể làm liền hoặc tách rời hộp trục khuỷu,
xylanh có thể đúc liền thân máy hoặc đúc rời thành ống lót rồi lắp vào thân máy.
Trong thân máy có khoang nước làm mát xylanh, phần dưới có các gối đỡ trục
khuỷu và tạo thành hộp trục khuỷu, hộp trục khuỷu được bao kín bằng các te dầu.
Trên thân máy còn có gia công các đường dầu bôi trơn, các ổ đỡ, các bề mặt và các
lỗ ren để lắp các bộ phận khác
IV- HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM
TRA, SỬA CHỮA THÂN MÁY
1- Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng
Thân xylanh là chi tiết cơ bản và phức tạp của động cơ, trên đó có nhiều
chuẩn lắp. Do đó, khi thân xylanh bị mòn hỏng không những làm thay đổi các khe
Thân

hở lắp ghép mà còn làm sai lệch vị trí tương
đốimáy
giữaloại
cácđúc
chiliền
tiết lắp trên nó, làm
ảnh hưởng đến trạng thái động lực học, tăng nhanh tốc độ hao mòn, rút ngắn tuổi
thọ của máy. Các hư hỏng của thân máy thường là: Mặt phẳng của thân máy có vết
nứt, vết lõm, sây xước và không bằng phẳng, thân máy bị nứt, thủng, các lỗ gối đỡ
chính không đồng tâm, mặt ngoài của các lỗ bạc trục cam và lỗ gối đỡ chính bị
mòn, nắp gối đỡ chính biến dạng, các lỗ ren bị hỏng, các đường nước, đường dầu
bị đóng cặn, tắc....

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

16


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Nguyên nhân hư hỏng phần lớn là do lắp ráp không cẩn thận và bảo dưỡng
sửa dụng không chính xác gây nên.

2- Phương pháp kiểm tra
+ Kiểm tra vết nứt thủng
- Bằng phương pháp quan sát.

- Các vết rạn nứt nhỏ bên trong thân máy thì kiểm tra bằng áp lực nước (thiết
bị chuyên dùng)
- Dùng dầu và bột màu để kiểm tra ( như ở nắp máy).
+ Kiểm tra độ cong vênh của các mặt phẳng:
Kiểm tra độ không phẳng của
mặt thân máy
1.Thanh kiểm chuẩn
2.Thước lá hoặc dưỡng

- Dùng thước phằng và căn lá để kiểm tra.
- Dùng bột màu và bàn máp để kiểm tra.
+ Kiểm tra độ mòn của lỗ gối đỡ chính, lỗ bạc trục cam và lỗ chốt định vị.
- Dùng panme đo trong để đo đường kính lỗ từ đó xác định độ mòn cong và
ôvan.
+ Kiểm tra các lỗ ren
Dùng phương pháp quan sát.
+ Kiểm tra độ đồng tâm của các lỗ gối đỡ chính và lỗ lắp bạc trục cam.

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

17


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Kiểm tra độ không thẳng tâm của

các lỗ lắp bạc
1.Thanh kiểm chuẩn
2.Thước lá hoặc dưỡng

Dùng trục mẫu để kiểm tra:
Trước hết cần siết đúng thứ tự, đúng mô men các nắp gối đỡ, dùng trục mẫu
có kích thước xác định phù hợp với từng loại động cơ. Khe hở giữa trục kiểm tra

lỗ gối đỡ chính là độ biến dạng của thân động cơ. Hoặc có thể dùng trục dài
và thiết bị chuyên dùng để kiểm tra.
3- Sửa chữa
Mặt phẳng lắp ghép của thân máy bị cong vênh sửa chữa như ở nắp máy.
Thân máy bị nứt, thùng có thể sửa chữa bằng 5 phương pháp:
+ Phương pháp vá
Phương pháp này dùng cho các vết nứt, lỗ thủng bên ngoài thân máy ở những
chỗ không đòi hỏi cường độ cao. Trước tiên khoan 2 lỗ có đường kính 3-5mm ở
hai đầu vết nứt. Dùng miếng đồng đỏ hay thép cacbon dầy từ 3-5mm để vá vào đó.
Độ lớn của miếng vá cần lấy sao cho nó phủ ra ngoài vết nứt từ 15-20mm. Đặt
miếng và lên vết nứt, gõ nhẹ bằng phương pháp rèn nóng hoặc rèn nguội làm cho
miếng vá dính khít với vết nứt, sau đó khoan lỗ 6-8mm ở xung quanh cách mép
miếng vá 10-12mm, khoảng cách giữa các lỗ là 10-15mm, tarô các lỗ ren trên thân
xylanh rồi đệm tấm amiăng, sau đó dùng đinh vít bắt chặt miếng vá vào thân máy.

+ Phương pháp dùng nút ren
Phương pháp này dùng để sửa chữa các vết nứt ở chỗ nối tiếp giữa các đế
xupáp bằng cách dùng nút ren hình côn hoặc vặn nút ren thông thường vào rồi hàn
lại.
+ Phương pháp cấy đinh vít
Phương pháp này dùng trong các trường hợp vết nứt nhỏ và dài trên thân máy
ở chỗ không đòi hỏi cường độ cao và thông thể dùng phương pháp vá được. Khoan

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

18


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

dọc theo vết nứt các lỗ có đường kính 6-8mm, tarô ren và vặn đinh vít bằng đồng
đỏ vào, hai đinh vít kết tiếp nhau phải ăn mím vào nhau 1/3 và cho các đinh vít nhô
ra ngoài 1,5-2mm, dùng cưa sắt cắt bỏ phần thừa rồi dùng búa tán nhẹ lên mặt
đinh, sau đó giũa bóng.
+ Phương pháp hàn
Phương pháp này dùng cho các vết nứt nằm bên trong thân xylanh, ở những
chỗ đòi hỏi cường độ tương đối cao. Khi hàn có thể hàn nguội hoặc hàn nóng. Hàn
nguội dùng ở chỗ có độ chấn động không lớn, độ chính xác gia công không cao.
Hàn nóng dùng ở những chỗ có vách mỏng và mép vết nứt nằm sát vào các bộ
phận khác.
Trước khi hàn, căn cứ vào chiều dầy của vật hàn và chiều sâu của vết nứt,
khoan chỗ hàn thành hình chữ V, sâu bằng 2/3 chiều dầy vật hàn để đảm bảo được
độ thẩm thấu.

+ Phương pháp dán bằng chất dẻo
Những năm gần đây người ta còn dùng nhựa êpôxi để vá vết nứt, nó là loại
nhựa tổng hợp mới. Phương pháp này đơn giản hơn, chất lượng tương đối tốt, và
yêu cầu kỹ thuật cũng không cao. Đồng thời quá trình hoá cứng cường độ co rút
nhỏ, không bị xốp rỗ, chịu được tác dụng của nước, axit, và kiềm.

- Các lỗ ren bị hỏng thì ren lại hoặc khoan rộng rồi ép bạc và ta rô ren mới.
- Các đường dầu, đường nước bị đóng cặn, tắc bẩn thì thông rửa rồi dùng khí
nén thổi sạch.

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

19


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

MÃ BÀI
MD 17 - 03

Trường Trung Cấp Cơ Điện

TÊN BÀI:

THỜI LƯỢNG (GIỜ)
LÝ THUYẾT THỰC
HÀNH
5
15

SỬA CHỮA XI LANH

Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học sinh có khả năng:

- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và
phương pháp kiểm tra, sửa chữa xi lanh
- Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của xi lanh đúng phương pháp,
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn
NỘI DUNG BÀI HỌC
I- XI LANH
1- Nhiệm vụ, vật liệu chế tạo, phân loại.
* Nhiệm vụ:

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

20


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Xilanh nằm trong thân máy, hợp với nắp máy và piston tạo thành buồng đốt.
Xilanh còn làm nhiệm vụ dẫn hướng cho piston trong quá trình chuyển động lên
xuống.
*Điều kiện làm việc: Xilanh chịu các lực nén của khí cháy tác dụng vào
thành, chịu các lực ngang trong quá trình chuyển động của piston, chịu ma sát mài
mòn với xéc măng và chịu nhiệt độ cao do khí cháy tạo ra.
*Vật liệu chế tạo.
Vật liệu chế tạo: Vật liệu chế tạo xilanh phải có cơ tính cao, không biến dạng,
chịu được nhiệt độ cao, truyền nhiệt tốt, chống mài mòn cao, vật liệu thường dùng
là gang xám, gang hợp kim crôm-niken hoặc dùng thép tấm cuốn lại, hàn mép

thành ống.
2- Phân loại, cấu tạo.
*Phân loại: Xi lanh chia ra 2 nhóm chính:
- Xilanh đúc liền với thân máy (không có ống lót)
- Xilanh được đúc rời ở dạng ống lót (sơmi xilanh)
Như đã biết xilanh được chia làm 2 nhóm chính. Loại không có ống lót,
xilanh và thân máy được đúc liền thành một khối, loại này có ưu điểm thân máy có
độ cứng vững cao, được làm mát tốt do tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát hay
không khí, nước làm mát không bị rò. Tuy nhiên nó có nhược điểm sau, đối với
động cơ

làm mát bằng nước do kết cấu hộp kín nên khó đúc, toàn bộ thân máy đều
dùng vật liệu tốt như vật liệu làm xylanh nên giá thành động cơ cao, không kinh tế
khi mòn hỏng xilanh phải thay toàn bộ thân máy. Loại này được dùng chủ yếu cho
động cơ cỡ nhỏ có áp suất và nhiệt độ không cao.
Nhóm xilanh có ống lót lại chia ra 2 loại:
Loại ống lót khô là kiểu, ống lót lắp vào lỗ xilanh trên thân động cơ, mặt
ngoài của ống lót tiếp xúc với mặt lỗ xilanh, không tiếp xúc trực tiếp với nước làm
mát. ống lót xilanh khô có thể lắp trên suốt chiều dài của lỗ xilanh, nhưng cũng có
thể đóng ống lót ngắn, ở khu vực xung quanh điểm chết trên của piston, chỗ mòn
nhiều nhất.

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

21


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định


Trường Trung Cấp Cơ Điện

Một đầu ống lót xilanh có gờ vai để lắp khít ngang mặt thân máy, mặt ngoài
của ống lót xilanh được gia công rất cẩn thận để lắp khít với mặt lỗ trên thân
xilanh. Mặt vai của ống lót cao hơn mặt thân máy 0,025-0,11mm. Làm như vậy để
khi lắp nắp máy, vai ống lót được ép chặt đồng thời cùng với đệm làm kím sẽ làm
tăng khả năng làm kín buồng đốt.
Loại ống lót khô có ưu điểm độ cứng vững lớn, vì vậy có thể làm mỏng, tốn ít
vật liệu, ứng suất nhiệt ít, nên độ biến dạng không đáng kể, không sợ rò nước và
lọt khí, khi mòn hỏng chỉ thay ống lót mà không phải thay toàn bộ thân máy như ở
xilanh đúc liền với thân máy. Nhược điểm là chế tạo khó hơn, sửa chữa phức tạp
hơn, làm mát cũng chưa hoàn thiện.
Loại ống lót ướt là kiểu, ống lót lắp vào lỗ trên thân máy, mặt ngoài của ống
lót tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát. Ống lót xilanh ướt cũng có vai tựa như ống
lót xilanh khô. Mặt vai lắp cao hơn mặt thân máy khoảng 0,05-0,15mm để khi lắp
nắp máy và gioăng sẽ ép chặt với vai ống lót, do đó làm kín tốt hơn, tránh lọt khí.
Mặt ngoài ống lót phía dưới có thể làm rãnh để chứa gioăng làm kín nước. Gioăng
nước cũng có thể được lắp vào thân động cơ.
Ống lót xilanh ướt có ưu điểm làm mát hoàn thiện hơn cho nên được sử dụng
phổ biến trong các loại động cơ, nhất là động cơ diesel, khi ống lót xilanh bị hỏng
thì việc thay ống lót dễ dàng không cần thay cả thân máy như kiểu xilanh đúc liền.
Nhưng có nhược điểm là dễ bị rò nước, do cấu tạo đường nước làm mát đi qua bề
mặt lắp ghép giữa ống lót và lỗ xilanh trên thân máy.
II- HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM
TRA, SỬA CHỮA XI LANH
1- Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng
T
Hiện tượng hư
Nguyên nhân

T
hỏng
1
Xilanh bị mòn
Do thành phần lực ngang tác dụng đẩy xéc măng và
ôvan
piston miết vào thành xilanh gây nên hiện tượng mòn
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

22


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

méo.
2

Xilanh bị mòn

Vùng xilanh ứng với xéc măng khí trên cùng khi
côn
piston ở ĐCT có áp suất và nhiệt độ cao, màng dầu bôi
trơn trên mặt gương xilanh ở khu vực này bị phá hủy
bởi áp suất khí nén và nhiệt độ cao nên sinh ra ma sát
khô hoặc nửa ướt giữa xilanh, piston, xéc măng vì vậy
vùng đó bị mòn nhiều nhất tạo ra độ mòn côn.

3
Mặt
gương
Mạt kim loại có lẫn trong dầu bôi trơn hoặc xéc
xilanh bị cào xước, măng bị gẫy.
rỗ
Xi lanh bị ăn mòn hóa học.
4
Xilanh bị nứt,
Do piston bị kẹt trong xilanh, do hãm chốt piston
vỡ.
hỏng làm cho chốt piston thúc vào thành xilanh, do
tháo lắp không đúng kỹ thuật, hay do nhiệt độ thay đổi
đột ngột.
2- Phương pháp kiểm tra, sửa chữa
a. Kiểm tra
- Kiểm tra nứt, vỡ, cào xước của xilanh và mặt gương xilanh.
Quan sát bằng mắt để phát hiện các hư hỏng nứt, vỡ, cào xước của xilanh và
mặt gương xilanh.
- Kiểm tra độ mòn côn, ôvan của xilanh.

Dùng đồng hồ so hoặc panme đo trong có độ chính xác từ 0,01-0,001 để đo
đường kính xilanh ở các vị trí khác nhau trên chu vi và dọc theo mặt gương xi
lanh, hiệu số kích thước đo được sẽ là độ mòn côn hoặc mòn méo của xilanh.
- Kiểm tra độ nhô của bề mặt ống lót xilanh so với bề mặt thân máy.
- Dùng thước đo chiều sâu hoặc đồng hồ so để kiểm tra
b. Sửa chữa
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang


23


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

- Mặt gương xilanh bị cào xước nhẹ thì dùng giấy nhám mịn số 00 đánh bóng
rồi dùng tiếp.
- Xilanh bị mòn côn quá 0,15mm, mòn ôvan quá 0,05mm thì phải doa lại theo
cốt sửa chữa, cách xác định kích thước sửa chữa xilanh như sau:
dnp - dH
n=

W
Trong đó
N số lần sửa chữa
dH là kích thước danh nghĩa (kích thước ban đầu) của xi lanh
dnp kích thước sửa chữa cuối cùng dmax
w tổng độ mòn và lượng dư gia công chi tiết của một lần sẳ chữa tính theo
đường kính.
Kích thước của xilanh sau mỗi lần sửa chữa so với kích thước nguyên thủy
được quy định thành dãy goi là kích thước sửa chữa theo cốt. Đối với xilanh cho
phép khoảng 3-4 cốt sửa chữa. Độ chênh lệch kích thước giữa cac cốt la 0,25mm
hoặc 0,5 tùy vào động cơ
*Yêu cầu kỹ thuật của xilanh sau khi sửa chữa
+ Độ bóng ≥
8; 9
+ Sai số giữa các kích thước giữa các xilanh ≤ 0,05mm

+ Độ côn, đọ ôvan ≤ 0,03mm
+ Độ đảo mặt đầu ≤ 0,05mm/100mm
- Thay xi lanh:
Chọn xilanh đảm bảo chất lượng để thay thế, dùng vam chuyên dùng tháo
xilanh cũ ra, rồi lắp xilanh thay thế. Thay các đệm vai xilanh và gioăng nước khi
thay xilanh.

III- QUY TRÌNH VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT THÁO LẮP ỐNG LÓT XI
LANH
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

24


MD 17: SC - BD cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

1.Chuẩn bị:
Bàn tháo hay giá tháo chuyên dùng.
Vam tháo xilanh.
Dụng cụ đánh dấu.
Vệ sinh thân xilanh và xilanh.
T

Các bước công việc

Phương pháp, phương tiện


1

Đưa thân máy lên giá đỡ chuyên

T
Dùng kích, kê đưa thân máy
dùng
lên giá
2
Quan sát thứ tự làm việc của các
Dùng búa và đột dấu.
xilanh, đánh dấu
3
Lần lượt tháo ống lót xilanh ra
Dùng vam chuyên dùng để
khỏi động cơ
tháo.
4
Lần lượt đặt các ống lót xilanh
Dùng tay nhẹ nhàng đặt
theo thứ tự lên giá chuyên dùng
chúng lên giá
5
Lần lượt rửa sạch các ống lót
Dùng vải và nước rửa vệ sinh
xilanh
sạch sẽ ống lót xilanh.
6
Khi lắp lần lượt theo thứ tự

Dùng vam chuyên dùng để ép
ngược lại
ống lót xilanh vào thân máy.
Chú ý khi lắp:
Các gioăng đệm vai và gioăng đệm nước phải thay mới.
Độ nhô của bề mặt xi lanh so với bề mặt thân máy đúng tiêu chuẩn.

MÃ BÀI
MD 17 - 04

TÊN BÀI:

THỜI LƯỢNG (GIỜ)
25
TàiĐỊNH
liệu lưu hành nội bộ
BẢO DƯỠNG BỘ PHẬN CỐ

Trang


×