Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Bài giảng môn luật môi trường chương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.46 KB, 62 trang )

Chương hai

LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH
MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI


Mục tiêu
• Trình bày được quá trình
hình thành luật Bảo vệ môi
trường quốc tế
• Nêu lên được những sự kiện
quan trọng trong quá trình
hình thành Luật
• Trình bày khái niệm về Luật
môi trường quốc tế và nêu
lên thực trạng của Luật quốc
tế


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LUẬT QUỐC TẾ
VỀ MÔI TRƯỜNG
Lịch sử hình thành
Cuối thế kỷ 19 : Xuất hiện một số điều ước song
phương và đa phương về vấn đề môi trường.
Đấu thế kỷ 20 : Một số điều ước về bảo vệ một số
loài động vật có giá trị thương mại
Những năm 50, 60 : Điều ước về trách nhiệm Quốc
gia đối với tai nạn hạt nhân.
Cuối những năm 60 : Điều ước Quốc tế về ô nhiễm
dầu và kiểm soát ô nhiễm dầu.
Từ năm 1970 : hàng trăm điều ước được ký kết


=> Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Luật Quốc tế
về môi trường


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LUẬT QUỐC TẾ
VỀ MÔI TRƯỜNG
Hiệu quả
Từ xử lý ô nhiễm qua biên giới đến trên phạm
vi toàn cầu.
Từ bảo tồn các loài động, thực vật cụ thể đến
các hệ sinh thái.
Từ kiểm soát chất thải trực tiếp vào sông hồ
đến xây dựng qui chế quản lý.


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LUẬT QUỐC TẾ
VỀ MÔI TRƯỜNG
Các sự kiện quan trọng

Hội nghị Stockholm 1972
Hội nghị Rio de Janeiro 1992
Hội nghị
môi trường 2002
Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu 2007
Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về
biến đổi khí hậu (COP15) 2009


Hội nghị Stockholm 1972
Nguyên nhân triệu tập hội nghị

• - Tình trạng môi trường bắt đầu diễn biến theo chiều hướng xấu
từ những năm 1950.
• - 1960 người dân ở các quốc gia phát triển đã yêu cầu chính phủ
đề ra các giải pháp để giải quyết vấn đề môi trường.
• - Các tổ chức quốc tế trong quá trình hoạt động của mình đã gặp
rất nhiều khó khăn do nguyên nhân môi trường bị suy giảm.
Từ đó dẫn đến hành động của các chủ thể:
• - Bản thân các chủ thể, sự nỗ lực của quốc gia không đủ tầm để
giải quyết các vấn đề về môi trường toàn cầu.
• - Các tổ chức quốc tế: thấy rằng hoạt động của họ gặp khó khăn
do ván đề môi trường. Họ họp bàn đưa ra các vấn đề môi trường
toàn cầu nhưng không đủ sức để giải quyết
• - Phải giải quyếtvấn đề môi trường trên quy mô toàn cầu với sự
tham gia của các quốc gia trên thế giới.


Nội dung hội nghị
• - Hội nghị Stockholm đã được tổ chức từ ngày 5- 6 đến
ngày 14- 6- 1972 tại Stockholm đã thu hút được 118
quốc gia trên thế giới và chủ đề đưa ra là "môi trường
và con người".
• - Trong hội nghị các quốc gia đã đạt được các thỏa
thuận cơ bản sau:
• + Hội nghị quốc định thành lập chương trình môi
trường của Liên hiệp quốc viết tắt là UNEP.
• + Hội nghị quyết định sẽ lập quỹ môi trường toàn cầu.
• + Hội nghị thông qua tuyên qua tuyên bó Stockholm
1972 về môi trường và con người.



Ý nghĩa.
• - Lấy ngày môi trường thế giới là ngày 5- 6.
• - Hội nghị như là một viên gạch đầu tiên đặt
nền móng của việc toàn cầu trong lĩnh vực môi
trường
• - Phản ánh sự thức tỉnh của nhân loại về vấn đề
môi trường toàn cầu
• - Hình thành một số nguyên tắc pháp lý quan
trọng gồm 26 nguyên tắc và 119 khuyến nghị


Tuyên bố nhấn mạnh :
- Sự suy giảm về môi trường do các điều kiện kém phát
triển gây ra chỉ có thể khắc phục bằng phát triển và sự
giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật. (Nt 9)
- Các chính sách môi trường của các Quốc gia nên tăng
cường tiềm năng phát triển trong thời gian hiện tại và
tương lai của các nước đang phát triển. (Nt 12)


Các nguyên tắc Stockholm
Nguyên tắc 1
Con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và đầy đủ các
điều kiện sống, trong một môi trường, chất lượng cho phép cuộc
sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm long
trọng bảo vệ và cải thiện môi trường cho các thế hệ hôm nay và
mai sau.
Nguyên tắc 2
Tài nguyên thiên nhiên của trái đất, bao gồm không khí, nước,
thực vật và động vật và đặc biệt là hệ sinh thái thiên nhiên điển

hình, phải được bảo vệ an toàn vì quyền lợi của các thế hệ hôm
nay và tương lai, thông qua công tác quy hoạch và quản lý thích
hợp.
Nguyên tắc 3
Phải duy trì và ở những nơi có thể, phải phục hồi hoặc cải thiện
năng lực của trái đất tạo ra các nguồn tài nguyên sống còn, có thể
tái tạo.


Nguyên tắc 4
Con người phải có trách nhiệm đặc biệt để bảo vệ an toàn và quản
lý khôn ngoan di sản của đời sống hoang dã và nơi trú ngụ của
chúng, nó có tầm quan trọng trong quy hoạch phát triển kinh tế.
Nguyên tắc 5
Những nguồn tài nguyên không tái tạo của trái đất phải được sử
dụng làm sao để có thể bảo vệ chống bị đe doạ cạn kiệt trong tương
lai và phải bảo đảm tất cả lợi ích trong sử dụng sẽ được chia sẻ cho
tất cả mọi người.
Nguyên tắc 6
Phải bắt dừng ngay việc thải các chất độc hay các chất khác và phát
tán nhiệt với số lượng và nồng độ vượt quá năng lực của môi
trường tự lọc các chất này ô hại, nhằm đảm bảo không gây ra huỷ
hoại cho các hệ sinh thái..


Nguyên tắc 7
Các nước sẽ tiến hành tất cả các bước có thể để ngăn ngừa ô
nhiễm các vùng biển do các chất có khả năng tạo ra các mối nguy
hại cho sức khoẻ con người, làm tổn tại tài nguyên sống và đời
sống biển, huỷ hại những tiện nghi sống hoặc can thiệp vào việc

sử dụng hợp lý khác của biển.
Nguyên tắc 8
Phát triển kinh tế và xã hội có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho
con người có một môi trường sống và làm việc thích hợp và bảo
đảm tạo ra những điều kiện trên trái đất cần thiết để cải thiện chất
lượng của cuộc sống.
Nguyên tắc 9
Những thiếu hụt về môi trường do các điều kiện không phát triển
tạo ra và thiên tai đặt ra những vấn đề nghiêm trọng và chỉ có thể
sửa chữa tốt nhất bằng cách thúc đẩy phát triển thông qua việc
chuyển giao một lượng quan trọng như hỗ trợ kỹ thuật và tài
chính, như các nguồn bổ sung vào các nỗ lực trong nước của các
nước đang phát triển và cần thiết phải có viện trợ như vậy đúng
lúc.


Nguyên tắc 10
Đối với các nước đang phát triển, tính ổn định về giá cả và thu
nhập đầy đủ để mua các loại nhu yếu phẩm và nguyên vật liệu là có
ý nghĩa quan trọng đối với quản lý môi trường.
Nguyên tắc 11
Các chính sách môi trường của tất cả các nước phải làm tốt hơn và
không ảnh hưởng có hại tới tiềm năng phát triển hiện tại và trong
tương lai của các nước đang phát triển, và cũng không kìm hãm
quá trình đạt được những điều kiện sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi
người.
Nguyên tắc 12
Cần phải sẵn có các nguồn lực để gìn giữ và cải thiện môi trường,
có xét đến các hoàn cảnh và yêu cầu riêng của các nước đang phát
triển và bất cứ chi phí nào có thể phát sinh do kết hợp bảo vệ an

toàn môi trường với quy hoạch phát triển của các nước đang phát
triển và nhu cầu sẵn sàng bổ sung viện trợ kỹ thuật và tài chính
quốc tế cho mục đích này khi các nước đang phát triển yêu cầu.


Nguyên tắc 13
Nhằm đạt được việc quản lý tài nguyên hợp lý và tiến đến cải
thiện môi trường, các nước cần phải chấp nhận cách tiếp cận tổng
hợp và phối hợp trong quy hoạch phát triển nhằm bảo đảm phát
triển tương hợp với nhu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường vì lợi
ích của nhân dân các nước.
Nguyên tắc 14
Quy hoạch hợp lý sẽ tạo ra công cụ có ý nghĩa thiết yếu cho việc
hoà hợp bất cứ xung đột nào giữa nhu cầu phát triển và nhu cầu
bảo vệ và cải thiện môi trường
Nguyên tắc 15
Phải áp dụng quy hoạch định cư và đô thị hoá nhằm tránh những
ảnh hưởng có hại tới môi trường và đạt được tối đa những lợi ích
xã hội, kinh tế và môi trường cho tất cả mọi người. Về khiá cạnh
này phải huỷ bỏ các dự án được thiết kế phục vụ cho sự thống trị
thực dân và chủng tộc.


Nguyên tắc 16
Cần phải áp dụng các chính sách dân số không gây tổn thương
cho các quyền cơ bản của con người và được các chính phủ hữu
quan coi là thích hợp, đối với các khu vực có mức tăng dân số
hoặc tập trung dân số quá cao dễ gây ra những tác động có hại
tới môi trường của môi trường con người và kìm hãm phát triển.
Nguyên tắc 17

Cần phải giao nhiệm vụ quy hoạch, quản lý hay kiểm soát các
nguồn tài nguyên môi trường của các nước cho các cơ quan
quốc gia thích hợp nhằm làm cho chất lượng môi trường tốt đẹp
hơn.
Nguyên tắc 18
Khoa học và công nghệ đóng góp một phần vào phát triển kinh
tế và xã hội, cần phải được áp dụng để xác định tránh và kiểm
soát những rủi ro về môi trường và giải quyết các vấn đề tồn tại
về môi trường và sự tốt đẹp chung của nhân loại.


Nguyên tắc 19
Giáo dục về các vấn đề môi trường cho thế hệ trẻ cũng như
người lớn.
Nguyên tắc 20
Cần phải thúc đẩy công tác nghiên cứu và triển khai khoa học ở
tất cả các nước trong phạm vi những vấn đề tồn tại về môi
trường ở quy mô quốc gia và đa quốc gia, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển.
Nguyên tắc 21
Thể theo Hiến chương của Liên Hợp Quốc và những nguyên tắc
của luật pháp quốc tế, các nước có chủ quyền khai thác nguồn
tài nguyên của mình sao cho không gây thiệt hại đến môi trường
của các nước khác hoặc các khu vực vượt quá giới hạn pháp lý
quốc gia.
Nguyên tắc 22
Các nước sẽ cùng hợp tác để phát triển hơn nữa luật pháp quốc
tế liên quan đến trách nhiệm và bồi thường các nạn nhân bị ô
nhiễm và các thiệt hại về môi trường



Nguyên tắc 23
Không được gây thiệt hại cho những tiêu chuẩn như đã được
cộng đồng quốc tế thoả thuận, hoặc gây thịêt hại cho các tiêu
chuẩn sẽ được xác định ở các quy mô quốc gia..
Nguyên tắc 24
Những vấn đề quốc tế liên quan tới bảo vệ và cải thiện môi
trường cần được giải quyết trên tinh thần hợp tác giữa tất cả các
nước, dù lớn hay nhỏ trên cơ sở quan hệ bình đẳng.
Nguyên tắc 25
Các nước sẽ bảo đảm cho các tổ chức quốc tế đóng vai trò hiệu
quả, năng động và điều phối trong công tác bảo vệ và cải thiện
môi trường.
Nguyên tắc 26
Phải tránh cho con người và môi trường con người bị những ảnh
hưởng của vũ khí hạt nhân và tất cả phương tiện huỷ hoại hàng
loạt. Các nước phải cố gắng nhanh chóng đạt được thoả thuận
giữa các cơ quan quốc tế liên quan để thủ tiêu và triệt phá hoàn
toàn các loại vũ khí đó.


Hội nghị thượng đỉnh trái đất RioDe Janeiro 1992
Nguyên nhân triệu tập.
• - Trước đây đồng nhất vấn đề môi trường với các yếu tố
về vật lý hóa học. Dẫn đến giải quyết vấn đề môi trường
trong thể hoàn toàn tĩnh.
• - Mặc dù hội nghị Stockholm 1972 đạt rất nhiều thành
tựu nhưng những thỏa thuận này hoàn toàn chỉ mang
tính chất khuyến nghị, không ràng buộc về mặt pháp lý.
Vì vậy, không có cơ chế buộc phải thực hiện, những

thỏa thuận được ký kết trong hội nghị không được thực
hiện trên thực tế nên không có giá trị.
• - Sau 20 năm, tình trạng môi trường vẫn diễn biến theo
chiều hướng xấu đi nên phải tổ chức một hội nghị môi
trường tầm cỡ quốc tế để giải quyết tình trạng môi
trường hiện tại.


Nôi dung hội nghị:
• - Hội nghị được tổ chức tại Rio- De Janeiro từ ngày 3/6 đến
ngày 14/6/1992.
• - Thu hút sự tham gia của 178 quốc gia trên thế giới, có mặt
113 nguyê thủ quốc gia trên thế giới. 10000 chuyên gia lĩnh
vực môi trường, 8000 nhà báo. Là hội nghị lớn nhất trên tất cả
các lĩnh vực.
• - Chủ đề của hội nghị lần này là " môi trường và phát triển"
• - Giải quyết nó gắn với các vấn đề về kinh tế, xã hội.
• - Hội nghị thông qua tuyên bố Rio 1992 về môi trường và phát
triển.
• - Thông qua chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) : Thống
nhất hành động của các quốc gia ở thế kỷ 21. Căn cứ vào đó và
các đặc điểm riêng của các quốc gia ma cụ thể hóa cho phù
hợp.
• 1998- 1999: Việt Nam cũng có nghị sự 21


Hội nghị thông qua 5 văn kiện quan trọng:
- Công ước khung về khí hậu biến đổi
- Công ước về Đa dạng sinh học.
- Tuyên bố Rio : nhấn mạnh mối quan hệ chặc

chẽ giữa môi trường và phát triển.
- Tuyên bố các nguyên tắc về rừng.
- Chương trình nghị sự 21.


Các nguyên tắc Rio
Nguyên tắc 1
Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát
triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống
hữu ích và lành mạnh, hài hoà với thiên nhiên.
Nguyên tắc 2
Các quốc gia có chủ quyền khai thác những tài nguyên của
mình mà không gây tác hại gì đến môi trường của các quốc gia
khác hoặc những khu vực ngoài phạm vi quyền hạn quốc gia.
Nguyên tắc 3
Cần phải thực hiện phát triển để đáp ứng một cách bình đẳng
những nhu cầu về phát triển và môi trường của các thế hệ hiện
nay và tương lai.
Nguyên tắc 4
Để thực hiện được sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường
nhất thiết phải là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và
không thể xem xét tách rời quá trình đó


Nguyên tắc 5
Tất cả các quốc gia và tất cả các dân tộc cần hợp tác trong
nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ nghèo nàn như một yêu cầu không
thể thiếu được cho sự phát triển bền vững
Nguyên tắc 6
Cần dành sự ưu tiên đặc biệt cho các nhu cầu của các nước đang

phát triển, nhất là các nước kém phát triển nhất và những nước dễ
bị tổn hại về môi trường
Nguyên tắc 7
Các quốc gia cần hợp tác trong tinh thần "chung lưng đấu cật
toàn cầu để gìn giữ, bảo vệ và phục hồi sự lành mạnh và tính toàn
bộ của hệ sinh thái của Trái đất
Nguyên tắc 8
Để đạt được sự phát triển bền vững và chất lượng cao hơn cho
mọi người, các quốc gia nên giảm dần và loại trừ những phương
thức sản xuất và tiêu dùng không bền vững và đẩy mạnh những
chính sách dân số thích hợp.


Nguyên tắc 9
Các quốc gia nên hợp tác để củng cố, xây dựng năng lực hội
sinh cho phát triển bền vững.
Nguyên tắc 10
Các vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất với sự tham gia
của dân chúng có liên quan và ở cấp độ thích hợp.
Nguyên tắc 11
Các quốc gia cần ban hành luật pháp hữu hiệu về môi trường,
các tiêu chuẩn môi trường, những mục tiêu quản ý và những ưu
tiên phải phản ánh nội dung môi trường và phát triển mà chúng
gắn với.
Nguyên tắc 12
Các nước nên hợp tác để phát huy một hệ thống kinh tế thế giới
thoáng và giúp đỡ nhau dẫn đến sự phát triển kinh tế và phát triển
bền vững ở tất cả các nước, để nhằm đúng hơn vào những vấn đề
thoái hoá môi trường.



Nguyên tắc 13
Những biện pháp chính sách về thương mại với những mục đích
môi trường không nên trở thành một phương tiện phân biệt đối xử
độc đoán hay vô lý hoặc một sự ngăn cản trá hình đối với thương
mại quốc tế .
Nguyên tắc 14
Các nước cần soạn thảo luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và
bồi thường cho những nạn nhân của sự ô nhiễm và tác hại môi
trường khác.
Nguyên tắc 15
Các quốc gia nên hợp tác một cách có hiệu quả để ngăn cản sự
thay thế và chuyển giao các quốc gia khác bất cứ một hoạt động
nào và một chất nào gây nên sự thoái hoá môi trường nghiêm
trọng hoặc xét thấy có hại cho sức khoẻ con người.
Nguyên tắc 16
Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần áp dụng rộng rãi phương
pháp tiếp cận ngăn ngừa tuỳ theo khả năng từng quốc gia


Nguyên tắc 17
Các nhà chức trách của mỗi quốc gia nên cố gắng đẩy mạnh sự
quốc tế hoá những chi phí môi trường và sử dụng các biện pháp
kinh tế
Nguyên tắc 18
Đối với những hoạt động có thể gây những tác động xấu tới môi
trường cần có sự đánh giá như một công cụ quốc gia về tác động
môi trường và tuân theo quyết định của một cơ quan quốc gia có
thẩm quyền.
Nguyên tắc 19

Các quốc gia cần thông báo ngay cho các quốc gia khác về bất
cứ một thiên tai nào hay tình hình khẩn cấp nào có thể gây những
tác hại đột ngột đối với môi trường của nước đó. Cộng đồng quốc
tế phải ra sức giúp các quốc gia bị tai hoạ này.
Nguyên tắc 20
Các quốc gia cần phải thông báo trước, kịp thời và cung cấp
thông tin có liên quan cho các quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng
về những hoạt động có thể gây ảnh hưởng xấu đáng kể đến môi
trường vượt ra ngoài biên giới và cần tham khảo ý kiến của các
quốc gia này sớm và có thiện ý.


×