Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

KẸO CU ĐƠ HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.3 KB, 20 trang )

Trường Đại Học Lạc Hồng Môn: Văn Hóa Ẩm Thực
MÔN HỌC: VĂN HÓA ẨM THỰC
ĐỀ TÀI: KẸO CU ĐƠ HÀ TĨNH
GVHD: Bùi Thị Minh Thủy
SVTH:
1) Nguyễn Thị Trang Nhã
2) Nguyễn Thị Thủy
3) Hà Ngọc Trai
4) NGuyễn Ngọc Diệu Trâm
5) Trần Thị Mỹ Trang
SV LỚP: 07TP112
Đề tài: Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh
1
Trường Đại Học Lạc Hồng Môn: Văn Hóa Ẩm Thực
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................3
Phần 1: GIỚI THIỆU VÙNG ĐẤT HÀ TĨNH....................................................4
1) Điều kiện văn hóa, lịch sử................................................................................4
2) Vị trí địa lý.......................................................................................................5
3) Khí hậu.............................................................................................................5
Phần 2: ĐẶC SẢN HÀ TĨNH..............................................................................6
I.. .MỘT SỐ ĐẶC SẢN HÀ TĨNH......................................................................6
II. ĐẶC SẢN KẸO CU ĐƠ HÀ TĨNH ...........................................................11
A) Cách làm kẹo cu đơ......................................................................................12
1) Quy trình làm kẹo cu đơ................................................................................12
2) Nguyên liệu...................................................................................................12
3) Phương pháp nấu...........................................................................................12
B) Phân tích kẹo cu đơ dưới 5 góc độ...............................................................13
1. Văn hóa........................................................................................................13
2. Xã hội...........................................................................................................14
3. Y tế...............................................................................................................15


4. Kinh tế..........................................................................................................16
5. Khoa học công nghệ.....................................................................................17
C) Phân tích kẹo cu đơ theo 5w2h.....................................................................18
KẾT LUẬN.......................................................................................................20
Đề tài: Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh
2
Trường Đại Học Lạc Hồng Môn: Văn Hóa Ẩm Thực
LỜI NÓI ĐẦU
Hà tĩnh ở phía bắc miền Trung có quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh và tuyến
đường sắt xuyên Việt; có tuyến đường 8A nối hành lang Đông- Tây; có cảng
nước sâu Vũng áng là điều kiện rất thuận lợi để phát triển Du lịch.
Nói đến Hà tĩnh là nói đến núi Hồng sông Lam, nói đến những danh lam
thắng cảnh như Thiên cầm, Hoành sơn quan, Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẽ gỗ,
rừng nguyên sinh Vũ quang . Hà tĩnh có 59 di tích lịch sử văn hoá được xếp
hạng, tiêu biểu như khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du -danh nhân văn hoá thế
giới; chùa Hưng tích, đền Chiêu trưng Đại vưng Lê khôi, Ngã ba Đồng lộc. Hà
tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, thời nào ,đời nào cũng sinh ra những bậc hiền
tài cho đất nước như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, các nhà
hoạt đông cách mạng Trần Phú , Hà Huy Tập, Lý Tự Trọng.. Hà tĩnh có 137 Km
bờ biển với những bãi tắm đẹp cát trắng mịn màng, làn nước trong xanh làm say
lòng người như Thiên cầm,Xuân thành ,Thạch Hải. Hà tĩnh còn có nhiều đặc sản
của rừng của biển của đồng quê. Từ tình đất, tình người cội nguồn đó mà nhạc
sỹ Nguyễn Văn Tý thốt lên “Đi mô cũng nhớ về Hà tĩnh.”trong nhạc phẩm “Một
khúc tâm tình người Hà tĩnh”
Trong nỗi nhớ của người đi xa, có lẽ ngoài nỗi niềm “Đi mô cũng nhớ về Hà
tĩnh” thì còn đằm ở đầu lưỡi hương vị riêng biệt của kẹo Cu Đơ. Chỉ đơn giản là
sự kết hợp giữa mật và lạc, pha thêm một chút gừng, chanh, toàn những thứ dễ
kiếm ở quê nhà. Nhưng đó cũng chính là hương vị mà bất kì những đứa con xa
quê nào cũng không thể quên được.
Đề tài: Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh

3
Trường Đại Học Lạc Hồng Môn: Văn Hóa Ẩm Thực
Phần 1: GIỚI THIỆU VÙNG ĐẤT HÀ TĨNH
1) Điều kiện văn hóa, lịch sử
Hà Tĩnh là một vùng quê nằm trên dải đất miền Trung, thiên nhiên không
mấy ưu đãi, nhưng Hà Tĩnh thường được coi là nơi "Địa linh nhân kiệt". Trong
khó khăn gian khổ, con người đã vươn lên tạo dựng được một đời sống tinh thần
phong phú, để lại cho muôn đời sau những giá trị văn hoá to lớn và tên tuổi của
các bậc danh nhân tiêu biểu. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương,
khoa bảng và cũng rất đỗi anh hùng. Tất cả những truyền thống văn hoá đó sẽ
mãi là di sản quý báu cần được lưu giữ và phát huy.
Hà Tĩnh có lịch sử khá sớm, những di khảo cổ học cho thấy các quần cư của
người Việt cổ đã tồn tại cách đây hàng ngàn năm. Cuộc sống sản xuất, đấu tranh
với thiên tai, giặc dã khiến con người nơi đây vừa gan dạ, vừa lạc quan yêu đời,
gắn với một nền văn nghệ dân gian dồi dào mà đậm đà chân chất. Từ truyện kể
dân gian, truyện cười, những sự tích về núi sông đến các hình thức giao lưu bằng
nghệ thuật múa, hát dân ca, kể chuyện ... thật phong tình và mộc mạc. Quanh núi
Hồng Lĩnh còn có cả một kho tàng văn hoá tiềm ẩn đang được khơi dậy; truyền
thuyết núi Hồng với 99 ngọn đang là nguồn cảm tác của thi ca và đưa ta về câu
chuyện có phải đây là quê hương của người Việt cổ?.
Hà Tĩnh có nhiều làng nổi tiếng về văn hoá, khoa bảng và làng nghề truyền
thống. Các làng Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu,
Trung Lễ, Bùi Xá... nổi danh về truyền thống học hành, khoa bảng và văn
chương. Đây là quê hương của các danh nhân lịch sử, những nhà cách mạng của
đất nước như: Sử Hy Nhan, Nguyễn Nghiễm, Phan Huy Ích tinh thông sử học;
Nguyễn Thiếp giỏi lý học; Lê Hữu Trác ""Thần y" (gốc Hải Dương); Bùi Cầm
Hổ, Nguyễn Công Trứ có tài kinh bang tế thế; Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Phan
Đình Phùng với khí tiết xả thân vì dân tộc; Nguyễn Huy Oánh, Bùi Dương Lịch,
Phan Nhật Tĩnh những nhà giáo xuất sắc; và Nguyễn Du - thi bá của muôn đời...
Thời hiện đại, vùng đất này cũng là nơi sinh trưởng của Hoàng Xuân Hãn, Lê

Văn Thiêm, Nguyễn Khắc Viện, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đổng Chi,
Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đình Tứ và nhiều tên tuổi lớn khác... Đây cũng là
quê hương của hai nhà hoạt động cách mạng: cố Tổng Bí thư Trần Phú và Hà
Huy Tập.
Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát ca trù
Cổ Đạm, chèo kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan
Du, Phong Phú... Nhiều làng nề nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước,
phong tục như: Kim Chuỳ, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu
Thượng... Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng
Lĩnh, ven dòng sông La, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố đã để lại cho vùng quê Hà
Tĩnh và đất nước những áng thơ văn bất hủ, những trước tác quý giá và những
khí phách kiên trung. Và các đặc sản rất nổi tiếng như: Bưởi Phúc Trạch, Kẹo
Cu đơ ,Cam Bù Hương Sơn, Nhung Hươu, Hồng vuông Thạch Đài, Nước mắm
Cẩm nhượng, Nước chè xanh, Rượu nếp Can lộc….. Đó là những di sản Văn
hoá tiêu biểu bồi đắp cho tâm hồn người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ và mai sau.
Đề tài: Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh
4
Trường Đại Học Lạc Hồng Môn: Văn Hóa Ẩm Thực
2) Vị trí địa lý
Diện tích : 6.056km2
Dân số: 1.283.900người
Dân tộc: Kinh, Thái, Chứt, Mường….
Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở dải đất miền Trung, thuộc vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía đông giáp
biển Đông, phía tây giáp Lào. Hà Tĩnh cách Hà Nội 340km, giao thông đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ đều thuận lợi.
Địa hình đa dạng, chủ yếu là đồi núi. Đồng bằng chỉ là một dải đất hẹp ở ven
biển và xung quanh các trục đường quốc lộ. Hà Tĩnh có 14 con sông lớn nhỏ và
nhiều hồ nước. Bờ biển dài 137km. Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh. Hà Tĩnh có cửa
khẩu Cầu Treo, thuận tiện cho việc giao thương với các nước Lào, Thái Lan.

Nhiệt độ trung bình năm 23,7
0
C. Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hoá
và thắng cảnh, quê hương của nhiều bậc danh nhân.
3) Khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng
của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt
đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên
thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2500 ly đến 2650 ly. Hạ tuần tháng 8,
tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm.
Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây
Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn.
Tết về lại nhớ Cu Đơ
Nhớ Đèo Ngang, nhớ đôi bờ Ngàn Sâu
Quê mình xanh mướt bãi dâu.
Nhớ Yên Trung vọng còi tàu xuân sang.
Lũ đi rồi, nhớ Vũ Quang.
Hương Khê đón tết gió ngàn đưa hương.
Ai về Vũng Áng thân thương
Kỳ Trinh đất lửa anh hùng là đây.
Rú Nài súng chắc trong tay,
Ai về Đồng Lộc đến đây cùng về.
Tháp Chuông vọng tiếng hồn quê
Gọi mười cô gái hãy về đón xuân.
Chiều chiều vọng tiếng chuông ngân
Rưng rưng lại nhớ người thân của mình.
Ngã Ba nặng nghĩa nặng tình
Đi xa luôn nhớ quê mình thân thương.
Ai về Đức Thọ, Hương Sơn,

Bát chè xanh thoảng mùi hương ngọt bùi.
Đề tài: Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh
5
Trường Đại Học Lạc Hồng Môn: Văn Hóa Ẩm Thực
Phần 2: ĐẶC SẢN HÀ TĨNH
III. MỘT SỐ ĐẶC SẢN HÀ TĨNH
Người Hà Tĩnh khi đi xa thường hay nhớ quê qua những món ăn ngon mà
bình dị. Nơi đó chắt chiu nhiều khó nhọc, chắt chiu nhiều nắng gió miền Trung
và nơi đó cũng có thật nhiều món ăn ngon gợi nhớ...
• Bưởi Phúc Trạch, Địa chỉHuyện Hương Khê, Thời gian: Từ tháng 5 đến
tháng 9.
• Kẹo Cu đơ ,Địa chỉ : Thị xã Hà Tĩnh, Thời gian:Thường xuyên trong
năm.
• Cam Bù Hương Sơn, Địa chỉ : Huyện Hương Sơn, Thời gian:Từ tháng
10 -12.
• Nhung Hươu, Địa chỉ : Huyện Hương Sơn, Thời gian: Từ tháng 2-4
Hồng vuông Thạch Đài, Địa chỉ : Huyện Thạch Hà, Thời gian: Từ
tháng 9 – 10.
• Nước mắm Cẩm nhượng, Địa chỉ : Huyện Cẩm Xuyên, Thời gian:
Thường xuyên trong năm.
• Nước chè xanh, Địa chỉ : Toàn Tỉnh, Thời gian: Thường xuyên trong
năm.
• Rượu nếp Can lộc,Địa chỉ : Trường Lộc, Nga lộc, Thời gian:Thường
xuyên trong năm…..
ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ ĐẶC SẢN HÀ TĨNH
1. Bưởi Phúc Trạch.
Đặc điểm:
Có nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện tại được
trồng ở hầu khắp 28 xã trong huyện và các vùng lân cận. Bưởi Phúc Trạch được
nhiều người xếp vào hàng một trong những giống bưởi ngon nhất nước ta hiện

nay.Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Phủ Quỳ
(Nghệ An) thì trong hơn 100 giống bưởi ở nước ta, bưởi Phúc Trạch được đánh
giá là ngon nhất.Thời gian thu họach vào khỏang tháng 9 hàng năm, giá bán rất
cao (trung bình 15 - 20.000đ/quả, có khi tăng vọt lên 35-50.000đ/quả).
Trái bưởi Phúc Trạch có hình cầu hơi dẹt, vỏ trái mầu vàng xanh. Trọng lượng
trung bình từ 1-1,2kg/trái. Mầu sắc thịt trái và tép múi phớt hồng, vách múi giòn
dễ tách rời, thịt trái mịn, đồng nhất, vị ngọt hơi chua. Độ Brix từ 12-14.
Có thể chưa được nhiều người biết đến và giá cả cũng không thể cạnh tranh
được với các loại bưởi phía Nam nhưng bưởi Phúc Trạch cũng đã có một lễ hội
đầu tiên mang vẻ đẹp của "hồn đất - tình người"
Đề tài: Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh
6
Trường Đại Học Lạc Hồng Môn: Văn Hóa Ẩm Thực
Các địa chỉ liên hệ về bưởi Phúc Trạch :
Tại Hà Tĩnh: Công ty Đông Nam, nhà 14, ngõ 13, Nguyễn Huy Tự, TX Hà Tĩnh.
ĐT: 039.856541
Tại Hà Nội: Số 11, ngõ 11, phố Thái Hà, Q.Đống Đa. ĐT: 04.8574455
Tại Vinh: Khách sạn Phương Đông, số 2 Trường Thi, TP Vinh - Nghệ An. ĐT:
038.561499-562299
Tại TP.HCM: Chi nhánh công ty Đông Nam, số 1 Công xã Paris, phường Bến
Nghé, Q.1. ĐT: 08.8204597. Email:
2. Cu đơ Hà Tĩnh.
Đặc điểm:
Cu đơ, tên gọi của một loại bánh đã đi vào tiềm thức bao thế hệ người dân Hà
Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Ăn kẹo cu đơ mà quên một thức uống hết sức phổ biến, hết sức bình dân là
nước chè xanh, thì vị ngon kể như đã giảm mất một nửa. Nước chè xanh đi với
kẹo cu đơ, tạo nên một sự kết hợp tuyệt vời. Vị ngọt đậm của mật mía, vị bùi bùi
của lạc..., ăn xong miếng kẹo, chiêu một ngụm nước chè tươi, cái mùi vị béo
ngọt, thơm cay dìu dịu thấm dần rồi lan tỏa trên đầu lưỡi để lại cảm giác khó

quên cho ai đã được một lần nếm thử.
Địa chỉ mua kẹo Cu Đơ. Kẹo Cu đơ được bán rất nhiều ở khu vực Cầu Phủ
( Thị Xã Hà Tĩnh ) . Nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất là Cu đơ của ông bà Thư
Viện ( Ở gần đường vào Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Tĩnh )
Đề tài: Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh
7
Trường Đại Học Lạc Hồng Môn: Văn Hóa Ẩm Thực
3. Cam Bù Hương Sơn.
Đến thời điểm này người dân Hương Sơn xũng không biết Cam Bù xuất xứ từ
đâu. Hồi trước Cam Bù giúp dân xóa đói, giảm nghèo còn bây giờ Cam Bù giúp
người dân làm giàu trên những mảnh đất đồi.
Cam bù có vỏ xù xì , khi chín có màu hồng hồng ăn vừa ngọt vừa thanh, có
người ví " khi đã ăn Cam Bù thì nhớ mãi và thèm khát như tình yêu trai gái đang
bốc lửa" . Cam Bù không những ăn ngon mà còn là vị thuốc chữa bệnh cảm
cúm, bổ dưỡng cho người bị bênh hen suyễn rất tốt.
4. Hồng ngâm Thạch Hà.
Trái hồng Thạch Hà to, có hình lục lăng, vuông vức từ cuống trái đến tận rốn với
bốn múi to, mẩy, thường lớn gấp ba bốn lần hồng vớt ra khỏi chậu nước ngâm
có màu trắng nhạt, nhiều quả không có hạt hay chỉ một hai hạt là cùng. Nếu
ngâm không kỹ vị chát vẫn còn nhưng cũng giòn. So với hồng Lạng, hồng Hạc
không thơm, không ngọt bằng cho nên hồng Thạch Hà không nổi tiếng và cũng
chưa mấy khi chuyên chở đi bán ở các vùng xa.
Vùng quê trồng nhiều loại hồng ngâm là vùng bao quanh thị xã Hà Tĩnh nhất là
các xã Thanh Linh, Thạch Đài của Huyện Thạch Hà
Đề tài: Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×