Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bài giảng quan hệ pháp luật phan đặng hiếu thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.54 KB, 19 trang )

BÀI GIẢNG

QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Phan Đặng Hiếu Thuận


MỤC TIÊU
Sinh viên sẽ nắm vững nội dung:
Khái niệm quan hệ pháp luật
Đặc điểm quan hệ pháp luật
Cấu trúc quan hệ pháp luật


QUAN HỆ PHÁP LUẬT
I. Khái niệm quan hệ pháp luật
II. Đặc điểm quan hệ pháp luật
III. Cấu trúc quan hệ pháp luật


I. Khái niệm quan hệ pháp luật
1.Khái niệm
Có rất nhiều quan hệ xã hội quanh ta. “Con
người là tổng hòa các quan hệ xã hội_Lenin”
Những quan hệ xã hội (quan trọng), được
điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật là quan
hệ pháp luật.


I. Khái niệm quan hệ pháp luật
2. Đặc điểm


 Thể hiện ý chí (Nhà nước, bên tham gia và

bên thứ ba.)
 Dựa trên quy phạm pháp luật
 Chứa đựng nội dung là các quyền và nghĩa vụ
 Phát sinh, thay đổi, chấm dứt…bởi sự kiện

pháp lý


I. Khái niệm quan hệ pháp luật
3. Phân loại
 Quan hệ pháp luật dân sự, hình sự, hành

chính, lao động, hôn nhân, đất đai….
 Quan hệ pháp luật nội dung, hình thức.


II. Cấu trúc quan hệ pháp luật
Một QHPL được tạo thành bởi 3 yếu tố:
 Chủ thể
 Khách thể
 Nội dung : còn gọi là Quyền và nghĩa vụ


II. Cấu trúc quan hệ pháp luật
1.Chủ thể
Có nhiều loại chủ thể khác nhau: cá nhân,
tổ chức, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình,
Nhà nước……..

Để trở thành chủ thể của một QHPL thì cần
phải có năng lực chủ thể gồm:
 Năng lực pháp luật
 Năng lực hành vi


II. Cấu trúc quan hệ pháp luật
1.Chủ thể (tt)
a) Đối với cá nhân
Năng lực pháp luật là khả năng cá nhân ấy
được hưởng (được cho, công nhận) quyền và
nghĩa vụ pháp lý.
Năng lực hành vi là khả năng thực hiện
quyền trên thực tế, dựa trên:
 Độ tuổi
 Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi


II. Cấu trúc quan hệ pháp luật
1.Chủ thể (tt)
b)Pháp nhân
Có nhiều loại pháp nhân, riêng pháp nhân
dân sự phải có đủ 4 đặc điểm sau thì mới có
tư cách chủ thể:
 Thành lập hợp pháp
 Cơ cấu tổ chức chặt chẽ
 Có tài sản độc lập
 Tự chịu trách nhiệm và nhân danh chính mình



II. Cấu trúc quan hệ pháp luật
1.Chủ thể
c) Nhà nước là chủ thể đặc biệt.
 Là chủ thể quản lý
 Là chủ thể trực tiếp

(Mối tương quan này có thể chuyển hóa cho nhau)


II. Cấu trúc quan hệ pháp luật
2. Khách thể
Khách thể của QHPL là các lợi ích mà các
bên tham gia quan hệ pháp luật mong muốn
hay hướng tới.

Khách thể vì vậy rất đa dạng: trật tự xã hội,
an toàn chế độ, lợi ích hợp pháp của công
dân……


II. Cấu trúc quan hệ pháp luật
3. Nội dung
Nội dung của QHPL là các quyền và nghĩa
vụ pháp lý





Quyền là cách thức xử sự mà pháp luật

cho phép chủ thể tiến hành, bao gồm:
Khả năng chủ thể xử sự
Khả năng yêu cầu chủ thể khác chấm dứt
hành vi vi phạm
Khả năng yêu cầu Nhà nước bảo vệ


II. Cấu trúc quan hệ pháp luật
3. Nội dung (tt)





Nghĩa vụ là cách xử sự mà Nhà nước bắt
buộc :
Phải tiến hành một hoạt động nhất định
Kiềm chế không thực hiện hành vi
Chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không
đúng quy định pháp luật


III. Cơ sở của quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật hình thành, thay đổi,
chấm dứt dựa trên các sự kiện pháp lý.
Sự kiện pháp lý chính là cầu nối giữa
QHPL và QPPL
Sự kiện pháp lý gồm 2 loại: Sự biến và
Hành vi



III. Cơ sở quan hệ pháp luật
1.Sự biến
Là các sự kiện pháp lý diễn ra khách quan
như là thiên tai, sinh lão bệnh tử, …..

(Ví dụ: sự kiện ….. làm phát sinh QHPL thừa kế)


III. Cơ sở quan hệ pháp luật
2.Hành vi
Là các hoạt động có ý thức của cá nhân, tổ
chức với 2 dạng:
 Hành động (tác vi)
 Không hành động (bất tác vi)


III. Cơ sở quan hệ pháp luật

(Chú ý: Sự kiện pháp lý là một sự kiện thực
tế nhưng điều ngược lại không phải luôn luôn
đúng.)


XIN CẢM ƠN !



×