Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

MÔ HÌNH KINH tế và PHƯƠNG PHÁP tối ưu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.86 KB, 4 trang )

8/13/2013

MÔ HÌNH KINH TẾ VÀ
PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU HÓA

Nội dung
1. Mô hình kinh tế
2. Phương pháp tối ưu hóa

1. Mô hình kinh tế
1.1 Mô hình kinh tế là gì?
• Mô hình kinh tế là sự đơn giản hóa thực tế, chỉ
tập trung vào những điểm cơ bản nhất để có
một cái nhìn mạch lạc về thực tế.
• Mô hình kinh tế được xây dựng bằng các ký
hiệu và các phương trình. Các mô hình kinh tế
minh họa các mối liên hệ giữa các biến số.
Chúng hữu ích vì bỏ qua các chi tiết không
liên quan và tập trung vào các mối liên hệ quan
trọng.

1


8/13/2013

• Mô hình có hai loại biến số là biến nội sinh và
biến ngoại sinh.
• Chú ý các thuật ngữ: “quy luật”, nguyên lý” và
“mô hình”.


1.2 Đặc điểm của mô hình kinh tế
• Giả định các yếu tố khác không đổi
• Giả định tối ưu hóa
• Kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc

1.3 Các bước xây dựng mô hình
• Khái niệm và giả định
• Phân tích
• Dự báo
• Kiểm chứng bằng thực tế
• Thực tế xác nhận

Thực tế không xác
nhận thì sửa đổi hoặc
bác bỏ mô hình

mô hình đúng

2


8/13/2013

Các nhà kinh tế sử dụng mô
hình với mục đích gì?

2. Phương pháp tối ưu hóa
Cấu trúc của bài toán tối ưu hóa:
• Các biến số lựa chọn: là các biến số mà các giá
trị tối ưu của chúng cần được xác định

Ví dụ:
Một DN muốn SX mức sản lượng bao nhiêu
để tối đa hóa LN?
Một DN cần sử dụng bao nhiêu lao động và số
lượng nguyên liệu bao nhiêu với chi phí thấp
nhất?

Cấu trúc của bài toán tối ưu hóa:
• Hàm mục tiêu: thể hiện mối quan hệ giữa các
biến số lựa chọn với mục tiêu của DN
• Tập hợp khả thi: phần cơ bản của bất kỳ bài
toán tối ưu hóa nào là xác định một cách chính
xác các phương án nào là sẵn có cho người ra
quyết định. Tập hợp sẵn có các phương án này
gọi là tập khả thi

3


8/13/2013



Ví dụ:
Một xí nghiệp muốn sản xuất 3 loại hàng: H1, H2
và H3. Để SX 3 loại hàng này thì phải dùng 2 loại
nguyên liệu là N1 và N2. Số lượng nguyên liệu mỗi
loại có thể huy động được, suất tiêu hao mỗi loại
nguyên liệu, số tiền lãi khi bán được một đơn vị
hàng hoá được cho ở bảng sau:


H1

H2

H3

N1: 1500kg

0,8 kg

0,9 kg

0,7 kg

N2: 800kg

0,6 kg

0,8 kg

0,5 kg

Lãi (triệu đ)

0,3

0,5

0,18


Yêu cầu: Hãy lập kế hoạch SX
mỗi loại hàng hoá bao nhiêu đơn vị
để không bị động về nguyên liệu
và tổng số tiền lãi thu được là lớn nhất?

4



×