Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Bài giảng tư pháp quốc tế chương 4 giải quyết xung đột pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.18 KB, 29 trang )

CHƯƠNG 4
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT


• I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
• 1. Khái niệm xung đột pháp luật
• 1.1 Định nghĩa
Xung đột pháp luật là trong một tình thế
(trạng thái) nhất định mà hai hay nhiều hệ
thống pháp luật đều có thể điều chỉnh một
quan hệ pháp luật dân sự nhất định đã xảy
ra trên thực tế.


1.2 Điều kiện phát sinh xung đột pháp luật
• - Một quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài đã xảy ra trên thực tế;
• - Có ít nhất 02 hệ thống pháp luật đều có
thể áp dụng để giải quyết thực chất vụ
việc nhưng quy định của hai hệ thống
pháp luật là khác nhau đối với quan hệ
dân sự đó.


2. Phương pháp giải quyết xung đột pháp
luật
Hiện nay, xung đột pháp luật được giải
quyết bằng hai phương pháp:
- Phương pháp thực chất;
- Phương pháp xung đột.
Đây cũng chính là hai phương pháp điều


chỉnh của Tư pháp quốc tế.


II. MỘT SỐ KIỂU HỆ THUỘC CƠ BẢN
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT










1. Luật nhân thân (Lex personalis)
2. Luật quốc tịch của pháp nhân (Lex societatis)
3. Luật nơi có vật (Lex rei sitae)
4. Luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn
(Lex voluntatis)
5. Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus)
6. Luật nước người bán (Lex venditoris)
7. Luật nơi vi phạm pháp luật (Lex loci delicti
commissi)
8. Luật tiền tệ (Lex monetae)
9. Luật tòa án (Lex fori)


5. Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus)
• Luật nơi ký kết hợp đồng (Lex loci

contractus)
• Luật nơi thực hiện nghĩa vụ (Lex loci
solutionis)
• Luật nơi thực hiện hành động


III. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC
NGOÀI
1. Sự cần thiết phải áp dụng pháp luật
nước ngoài
Xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của tư
pháp quốc tế là quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài, mối quan hệ này luôn liên
quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác
nhau nên việc áp dụng pháp luật nước
ngoài là điều khó tránh khỏi.


2. Thể thức áp dụng và xác định nội
dung luật nước ngoài cần áp dụng
2.1 Khái quát chung
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ áp
dụng luật nước ngoài khi quy phạm xung
đột dẫn chiếu tới hoặc trong trường hợp
các bên có thỏa thuận áp dụng và đáp
ứng được các điều kiện về chọn luật.


Ở Việt Nam, chỉ áp
dụng pháp luật

nước ngoài khi có
quy phạm xung đột
trong luật Việt Nam
và các điều ước
quốc tế Việt Nam
tham gia viện dẫn
tới luật nước ngoài
đó (Điều 759 Bộ
Luật dân sự 2005).


2.2 Chủ thể có nghĩa vụ xác định nội dung
pháp luật nước ngoài cần áp dụng
a- Theo pháp luật các nước, pháp luật một số nước
đã quy định rõ chủ thể có nghĩa vụ xác định nội
dung pháp luật nước ngoài được quy phạm xung
đột dẫn chiếu đến để điều chỉnh quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài.
b- Thực trạng pháp luật Việt Nam, pháp luật Việt
Nam hiện nay chưa có một quy định chính thức nói
rõ về nghĩa vụ tìm hiểu, xác định nội dung pháp
luật nước ngoài cần áp dụng khi quy phạm xung
đột của Việt Nam dẫn chiếu đến.


3. Một số vấn đề cơ bản khi áp dụng
pháp luật nước ngoài
3.1 Hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu
đến pháp luật của nước thứ ba
a- Khái niệm dẫn chiếu: Dẫn chiếu là hiện tượng

trong đó pháp luật nước ngoài, đã được chỉ định
bởi quy phạm xung đột của pháp luật ở nước có
Tòa án có thẩm quyền xét xử để điều chỉnh quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, lại chỉ định
ngược lại pháp luật của nước có Tòa án có thẩm
quyền xét xử hoặc pháp luật của nước thứ ba.


• Ví dụ: Một nam công dân Anh cư trú tại Việt Nam và xin
kết hôn với một nữ công dân Việt Nam tại Việt Nam.
• Khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
quy định: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật
nước mình về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn”.
• Theo quy định trên đây cơ quan có thẩm quyền sẽ giải
quyết như sau:
• - Công dân nữ Việt Nam phải tuân theo các điều kiện kết
hôn quy định trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam;
• - Công dân nam Anh phải tuân theo pháp luật Anh về
điều kiện kết hôn.
• Tuy nhiên, khi áp dụng quy phạm xung đột của Anh lại
quy định: Điều kiện kết hôn của công dân Anh ở nước
ngoài phải tuân theo luật của nước nơi công dân đó cư
trú. Như vây, luật Việt Nam đã dẫn chiếu đến luật của
Anh và luật của Anh lại dẫn chiếu ngược trở lại luật Việt
Nam.


b- Nguyên nhân của hiện tượng dẫn
chiếu

• Một quan hệ pháp lý được điều chỉnh bởi
02 quy phạm xung đột của 02 hệ thống
pháp luật lại có phần hệ thuộc khác nhau.
• Sự khác nhau về nội dung của phần phạm
vi của 02 quy phạm xung đột, một quy
phạm xung đột của Việt Nam và một quy
phạm xung đột của nước ngoài.


c- Quan điểm pháp luật các nước về
hiện tượng dẫn chiếu
• Dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài là chỉ
dẫn chiếu đến các quy phạm thực chất
của nước đó;
• Dẫn chiếu đến luật pháp nước ngoài là
dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống luật pháp
của nước đó (cả luật thực chất và luật
xung đột).


• Pháp luật Việt Nam. Việt Nam là một trong
những quốc gia chấp nhận hiện tượng
dẫn chiếu.
Căn cứ khoản 3 Điều 759 Bộ Luật dân sự
năm 2005: “… Trường hợp pháp luật nước
đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp
luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.



d- Vấn đề dẫn chiếu tới pháp luật của
nước chưa được công nhận
Chính sách đối ngoại của nhà nước ta đã
khẳng định: giữa các quốc gia Việt Nam
đã công nhận và những quốc gia còn
chưa công nhận không có sự phân biệt
đối xử nào.


3.2 Vấn đề lẩn tránh pháp luật (fraus legi
facta)
a- Khái niệm
Lẩn tránh là hiện tượng đương sự dùng
những biện pháp cũng như thủ đoạn để
thoát khỏi hệ thống pháp luật đáng lẽ phải
được áp dụng điều chỉnh các quan hệ của
họ và nhắm tới hệ thống pháp luật khác có
lợi hơn.


b- Các thủ đoạn lẩn tránh pháp luật
a. Mỗi một nước có một hệ thống tư pháp
quốc tế riêng, trong đó có chứa đựng các
quy phạm xung đột khác nhau. Sự khác
nhau này sẽ dẫn đến sự khác nhau trong
việc lựa chọn pháp luật thực chất áp dụng
vào hoàn cảnh có yếu tố nước ngoài và là
nguyên nhân dẫn đến việc lẩn tránh pháp
luật;



• Ví dụ: theo khoản 1 Điều 104 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 “Việc ly hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài, giữa người
nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam
được giải quyết theo quy định của luật này”. Vậy
theo Tư pháp quốc tế Việt Nam, pháp luật điều
chỉnh ly hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau
thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo
luật thực chất của Việt Nam. Tuy nhiên, Tư pháp
quốc tế một số nước lại quy định pháp luật thực
chất điều chỉnh ly hôn có yếu tố nước ngoài là
luật thực chất của nước mà người chồng có
quốc tịch vào thời điểm ly hôn (chẳng hạn
Pháp).


• Vợ chồng anh A là công dân Pháp và chị B là
công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt
Nam, do mâu thuẫn, họ đi đến quyết định ly hôn.
Theo quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam,
vụ việc phải do pháp luật thực định của Việt
Nam giải quyết. Nhưng khi tìm hiểu pháp luật
Việt Nam, A nhận thấy mình bị bất lợi trong vấn
đề phân chia tài sản hơn là pháp luật của Pháp.
Vì vậy, A đã rời khỏi Việt Nam trở về Pháp rồi
nộp đơn xin ly hôn tại Pháp, vụ việc được giải
quyết theo pháp luật của Pháp (pháp luật của
nước người chồng mang quốc tịch), sau khi có

bản án A xin công nhận và thi hành tại Việt
Nam. Đây là thủ đoạn lẫn tránh pháp luật vì lẽ ra
pháp luật được áp dụng là pháp luật của Việt
Nam.


b. Hệ thống tư pháp quốc tế Việt Nam
chứa đựng một số quy phạm xung đột cho
phép pháp luật thực chất Việt Nam hay
pháp luật thực chất nước ngoài điều chỉnh
quan hệ có yếu tố nước ngoài.


• Ví dụ: Theo Bộ luật dân sự 2005, thừa kế
theo pháp luật liên quan đến bất động sản
được điều chỉnh bởi pháp luật của nước
nơi có tài sản và thừa kế theo pháp luật
liên quan đến động sản được điều chỉnh
bởi pháp luật của nước mà người để lại
thừa kế có quốc tịch (khoản 1, 2 Điều
767). Vậy nếu A có quốc tịch nước ngoài
có để lại tài sản ở Việt Nam thì pháp luật
Việt Nam được áp dụng nếu tài sản là bất
động sản và pháp luật nước ngoài sẽ
được áp dụng nếu tài sản là động sản.


• Theo pháp luật Việt Nam, con chưa thành niên, cha, mẹ,
vợ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao
động vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của

một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia
theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người
lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần
di sản ít hơn 2/3 suất đó (Điều 669 Bộ luật dân sự
2005). Quy định này rõ ràng bất lợi cho người muốn để
lại toàn bộ di sản cho một người nào đó. Tuy nhiên, một
số nước không có quy định này, người có di sản muốn
để lại toàn bộ di sản cho bất cứ người nào mà họ muốn.
Nếu A có bất động sản tại Việt Nam thì phải áp dụng
pháp luật Việt Nam. Để tránh quy định của pháp luật Việt
Nam, A sẽ tìm cách biến bất động sản tại Việt Nam
thành động sản để có thể áp dụng pháp luật của nước
mà mình mang quốc tịch. Ví dụ, bất động sản của A là
một xe ô tô, A sẽ chuyển ô tô thành phần hùn trong công
ty, phần hùn là động sản, khi đó sẽ tránh được quy định
của pháp luật Việt Nam.


c- Quan điểm pháp luật các nước đối
với hiện tượng lẩn tránh pháp luật
• Pháp luật các nước. Hầu hết các nước
trên thế giới đều xem đây là hiện tượng
không bình thường và đều hạn chế hoặc
ngăn cấm.
• Pháp luật Việt Nam. Thực tiễn ở nước ta
về lẫn tránh pháp luật hầu như chưa có
nhưng trong các văn bản pháp luật quy
định rất rõ cấm các trường hợp lẫn tránh.



3.3 Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng
(Order Public hoặc Public Policy)
a- Khái niệm
Trong quá trình áp dụng luật nước ngoài
sẽ có trường hợp Tòa án hoặc cơ quan tư
pháp có thẩm quyền sẽ từ chối áp dụng
nếu việc áp dụng đó chống lại trật tự công
cộng của nước mình.


×