Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài giảng học bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.38 KB, 12 trang )

Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử
dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố. Bảo hiểm bảo
đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường.
Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng
đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng
đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại
cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra.
Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được
sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, nhân
mạng,...
Bảo hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công
bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm.
Các khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng góc độ
nghiên cứu xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật, nghiệp vụ...)

Định nghĩa 1: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít

Định nghĩa 2: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo
hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho
mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xẩy ra rủi ro sẽ nhận được một
khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người
bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các
phương pháp của thống kê

Định nghĩa 3: Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phương sách hạ giảm rủi ro
bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể
thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được
Các định nghĩa trên thường thiên về một góc độ nghiên cứu nào đó (hoặc thiên về xã hội
- định nghĩa 1, hoặc thiên về kinh tế, luật pháp - định nghĩa 2, hoặc thiên về kỹ thuật tính
- định nghĩa 3). [1]


Theo các chuyên gia Pháp[cần dẫn nguồn], một định nghĩa vừa đáp ứng được khía cạnh xã hội
(dùng cho bảo hiểm xã hội) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng cho bảo hiểm
thương mại) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý có thể phát biểu như
sau: Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ
vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro.


Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi
ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê
[sửa]Đặc điểm của bảo hiểm

Bảo hiểm là một loại dịch vụ đặc biệt;

Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn, vừa mang tính không bồi hoàn;
[sửa]Vai trò của bảo hiểm

Bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống của người tham gia bảo
hiểm;

Đề phòng và hạn chế tổn thất;

Bảo hiểm là một công cụ tín dụng;

Góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động
tái bảo hiểm.
[sửa]Các Hình thức bảo hiểm
[sửa]Bảo hiểm kinh doanh
[sửa]Khái niệm bảo hiểm kinh doanh
Trên góc độ tài chính, bảo hiểm kinh doanh là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm
phân phối lại những tổn thất khi rủi ro xảy ra. Trên góc độ pháp lý, bảo hiểm kinh doanh

thực chất là một bản cam kết mà một bên đồng ý bồi thường cho bên kia khi gặp rủi ro
nếu bên kia đóng phí bảo hiểm. Do đó, bảo hiểm kinh doanh là các quan hệ kinh tế gắn
liền với việc huy động các nguồn tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá
nhân tham gia bảo hiểm.
[sửa]Đặc điểm của bảo hiểm kinh doanh

Người tham gia bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm;

Là một biện pháp hiệu quả nhất cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và an toàn với đời sống cộng đồng.
[sửa]Nguyên tắc của bảo hiểm kinh doanh

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm cũng như doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm;

Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh;

Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tuân theo luật pháp quy định cho doanh nghiệp
nói chung, và cho doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng;

Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít;

Doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc an toàn tài chính.
[sửa]Hình thức của bảo hiểm kinh doanh


Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm
1. Bảo hiểm tài sản:

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu;


Bảo hiểm thân tàu, thuyền, ô tô,...;

Bảo hiểm hỏa hoạn.
2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
3. Bảo hiểm con người:

Bảo hiểm nhân thọ;

Bảo hiểm phi nhân thọ.
Căn cứ vào tính chất hoạt động
1. Bảo hiểm tự nguyện;
2. Bảo hiểm bắt buộc.
[sửa]Cơ chế, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm kinh doanh
Cơ chế hình thành quỹ bảo hiểm kinh doanh

Vốn kinh doanh;

Doanh thu và thu nhập.
Phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm kinh doanh

Ký quỹ;

Quỹ dự trữ bắt buộc;

Bồi thường tổn thất và trả tiền bảo hiểm;

Dự phòng nghiệp vụ;

Nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước;


Chế độ phân phối lợi nhuận.
[sửaBảo hiểm xã hội
[sửa]Khái niệm bảo hiệm xã hội
Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn
các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi gặp những
rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động.
[sửa]Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội
Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO tại Công ước Giơnevơ năm
1952

Chăm sóc y tế;

Trợ cấp ốm đau;

Trợ cấp thất nghiệp;


Trợ cấp tuổi già;

Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;

Trợ cấp gia đình;

Trợ cấp sinh sản;

Trợ cấp tàn phế;

Trợ cấp cho người bị mất người nuôi dưỡng.
Ở Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thực hiện 6 chế độ


Bảo hiểm thất nghiệp;

Trợ cấp ốm đau;

Trợ cấp thai sản;

Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;

Trợ cấp hưu trí;

Trợ cấp tử tuất.
[sửa]Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội

Người sử dụng lao động đóng góp;

Người lao động đóng góp một phần tiền lương của mình;

Nhà nước đóng góp và hỗ trợ.
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Chi các khoản trợ cấp và chi phí cho người tham gia bảo hiểm xã hội trong các trường
hợp:

Gặp phải các biến cố đã quy định trong chế độ bảo hiểm xã hội;

Người được bảo hiểm là thành viên của bảo hiểm xã hội;

Đóng bảo hiểm xã hội đều đặn;


Chi khác: chi quản lý, nộp bảo hiểm y tế theo quy định, chi hoa hồng đại lý, v.v...
BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI


1.1. BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm thương mại Bảo hiểm thương mại hay hoạt động kinh doanh
bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm
thương mại. Bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo
hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí


bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi
ro đã thỏa thuận trước trên hợp đồng.
1.1.2. Nội dung Bảo hiểm thương mại Nội dung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm,
ngoài mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng của mình (gọi là Người
mua bảo hiểm) còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa người bảo hiểm gốc và người
nhận tái bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm và bao hàm các hoạt động của trung gian
bảo hiểm như: môi giới, đại lý.... Nhà bảo hiểm thương mại hoạt động kinh doanh nhằm
mục đích thu lợi nhuận trong việc đảm bảo rủi ro cho khách hàng của mình.
1.1.3. Lợi ích của Bảo hiểm thương mại Trong cuộc sống hàng ngày, lúc này hay lúc
khác, dù không hề mong muốn và dù khoa học kỹ thuật có tiến bộ đến đâu, người ta vẫn
có thể phải gánh chịu những rủi ro tổn thất bất ngờ. Tác động của rủi ro làm cho con
người không thu hái được kết quả như đã dự định trước và tạo ra sự ngưng trệ quá trình
sản xuất, sinh hoạt của xã hội. Đó chính là tiền đề khách quan cho sự ra đời của các loại
quỹ dự trữ bảo hiểm nói chung và hoạt động bảo hiểm thương mại nói riêng. Tồn tại song
song với các quỹ dự trữ khác, Bảo hiểm thương mại đóng vai trò như một công cụ an
toàn thực hiện chức năng bảo vệ con người, bảo vệ tài sản cho kinh tế và xã hội. Cụ thể
là:
Đối với người dân, bảo hiểm đảm bảo cho họ về mặt tài chính nhằm khắc phục hậu quả
khi bất ngờ gặp rủi ro tai nạn hay bệnh tật như chi phí điều trị, viện phí, thu nhập mất

giảm…Bảo hiểm nhân thọ còn cung cấp những chương trình tiết kiệm và là người đại
diện đầu tư mang lại lợi tức cho khách hàng.♣
Đối với các doanh nghiệp, tham gia bảo hiểm giúp các doanh nghiệp với việc bỏ ra một
khoản phí bảo hiểm ổn định và nhỏ có thể hoán chuyển rủi ro - những yếu tố không ổn
định và tổn thất không lường trước được sang cho nhà bảo hiểm. Nhờ vậy, các doanh
nghiệp an tâm sản xuất và khi có những tổn thất xảy ra, bồi thường bảo hiểm sẽ giúp họ
nhanh chóng khôi phục quá trình kinh doanh.♣
Đối với ngân hàng thương mại, bảo hiểm đảm bảo cho khả năng hoàn trả vốn vay của
doanh nghiệp – người đi vay trong những trường hợp gặp rủi ro tổn thất. Mặt khác, các
loại hình bảo hiểm nhân thọ còn giúp các ngân hàng an tâm triển khai các loại hình tín
dụng tiêu dùng cho người dân.♣
Hoạt động bảo hiểm phát triển.góp phần cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu rủi ro
trong đầu tư tạo ra môi trường thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, kỹ thuật, thương mại và
thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác hoạt động bảo hiểm còn mang về cho kinh tế
quốc dân một khoản ngoại tệ đáng kể.♣


Bảo hiểm chẳng những có tác dụng bồi thường tổn thất sau khi có rủi ro phát sinh mà
còn góp phần rất lớn cho việc đề phòng rủi ro và hạn chế tổn thất. Nhà bảo hiểm thường
sử dụng những chuyên gia giỏi, tổ chức các dự án nghiên cứu, tư vấn – tài trợ cho cơ
quan quản lý nhà nước áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất hoặc
tư vấn cho khách hàng tăng cường quản trị rủi ro ở đơn vị mình.♣
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm với việc nắm giữ quỹ tiền tệ bảo hiểm rất lớn
nhưng tạm thời nhàn rỗi đã trở thành những nhà đầu tư lớn. Bảo hiểm vì vậy còn có vai
trò trung gian tài chính là một kênh huy động và cấp vốn có hiệu cho nền kinh tế. Đặc
biệt, ở nhiều nước phát triển, các nhà bảo hiểm còn bảo hiểm cho trái phiếu nhất là trái
phiếu đô thị. Điều nầy làm tăng tính an toàn của trái phiếu đô thi, giúp cho chính quyền
trung ương và địa phương thu hút vốn từ dân cư, đầu tư cho các dự án y tế, giáo dục,
công trình phúc lợi và cơ sở hạ tầng.♣
Với những lợi ích nói trên, bảo hiểm đã ra đời từ rất lâu và ngày càng phát triển. Trong

những năm gần đây, hàng năm, trên toàn thế giới, số phí bảo hiểm thu được lên đến hàng
ngàn tỷ đô la Mỹ (năm 2001: trên 2400 tỷ), trung bình mỗi cư dân trên hành tinh chúng ta
mỗi năm bỏ ra 393 USD cho việc tham gia bảo hiểm, trong đó, 235 USD cho BHNT và
158 USD cho BHPNT. Ở nhiều nước, bảo hiểm chiếm tỷ lệ đáng kể trong GDP (Ví dụ,
Hàn quốc: 12%, Nhật bản: 11%, Mã lai: 5%). Hàng năm, bảo hiểm cũng đã góp phần
đáng kể trong việc khắc phục hậu quả của những tổn thất đặc biệt là các tổn thất thảm
họa.♣
Trước tiên, hoạt động bảo hiểm thương mại là một hoạt động thỏa thuận (nên còn gọi là
bảo hiểm tự nguyện);1.1.4. Đặc điểm của Bảo hiểm thương mại Nhìn chung, bảo hiểm
thương mại có một số đặc điểm cơ bản sau:
Hai là, sự tương hổ trong bảo hiểm thương mại được thực hiện trong một "cộng đồng có
giới hạn", một "nhóm đóng";
Ba là, bảo hiểm thương mại cung cấp dịch vụ đảm bảo không chỉ cho các rủi ro bản
thân) mà còn cho cả rủi ro tài sản và trách nhiệm dân sự.
1.1.5. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của Bảo hiểm thương mại Hoạt động bảo hiểm nói
chung, hoạt động bảo hiểm thương mại nói riêng tạo ra được một "sự đóng góp của số
đông vào sự bất hạnh của số ít" trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng
đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. Số người tham gia càng
đông, tổn thất càng phân tán mỏng, rủi ro càng giảm thiểu ở mức độ thấp nhất thể hiện ở
mức phí bảo hiểm phải đóng là nhỏ nhất đủ để mỗi người đó không ảnh hưởng gì quan


trọng đến hoạt động sinh hoạt sản xuất của mình. Hoạt động theo quy luật số đông, đó là
nguyên tắc cơ bản nhất của bảo hiểm. Bên cạnh đó, đám đông tham gia vào cộng đồng
càng lớn thể hiện nhu cầu bảo hiểm càng tăng theo đà phát triển của nền kinh tế - xã hội,
những người được bảo hiểm không thể và cũng không cần biết nhau, họ chỉ biết người
quản lý cộng đồng (doanh nghiệp bảo hiểm) là người nhận phí bảo hiểm và cam kết sẽ
bồi thường cho họ khi có rủi ro tổn thất xẩy ra. Hoạt động bảo hiểm thương mại tạo ra
được một sự hoán chuyển rủi ro từ những người được bảo hiểm qua người bảo hiểm trên
cơ sở một văn bản pháp lý: Hợp đồng bảo hiểm. Điều này đã tạo ra một rủi ro mới đe dọa

mối quan hệ giữa 2 bên trên hợp đồng. Dịch vụ bảo hiểm thương mại là một lời cam kết,
liệu lúc xảy ra tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm có thực hiện hoặc có khả năng thực hiện
cam kết của mình hay không trong khi phí bảo hiểm đã được trả theo "nguyên tắc ứng
trước". Ngược lại các rủi ro, tổn thất được bảo hiểm được minh thị rõ ràng trên hợp đồng,
liệu có sự man trá của phía người được bảo hiểm hay không để nhận hưởng tiền bảo
hiểm. Như vậy, mối quan hệ giữa 2 bên trên hợp đồng bảo hiểm gắn liền với sự tin tưởng
lẫn nhau và điều này đòi hỏi phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản thứ hai: Nguyên tắc trung
thực.
một tổ chức sự nghiệp của nhà nước nhằm chăm lo phúc lợi xã hội. Nói cách khác, Mối
quan hệ của Bảo hiểm thương mại nẩy sinh mang tính chất tự nguyện, còn Mối quan hệ
của Bảo hiểm xã hội mang tính chất bắt buộc.−1.1.5. Các nét khác nhau cơ bản giữa Bảo
hiểm thương mại và Bảo hiểm xã hội a. Bảo hiểm thương mại được thực hiện bởi các
doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích cung cấp cho xã hội một loại hàng hóa, dịch vụ
“an tòan”, trên cơ sở đó, nhà bảo hiểm tìm kiếm một khoản lợi nhuận kinh doanh bảo
hiểm. Trong khi đó, Bảo hiểm xã hội được thực hiện bởi cơ quan bảo hiểm xã hội
b. Nội dung bảo hiểm thương mại rất rộng. Bảo hiểm thương mại không chỉ đảm bảo cho
các rủi ro về con người như Bảo hiểm xã hội mà còn đảm bảo các rủi ro của các đối
tượng khác như tài sản (công trình, nhà cửa, nhà xưởng, hàng hóa, phương tiện sản xuất
kinh doanh và sinh họat) và trách nhiệm (trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản
phẩm,...);
c. Bảo hiểm thương mại có mức phí, mức chi trả bồi thường phụ thuộc vào thỏa thuận
phù hợp theo nhu cầu (xuất phát từ giá trị tài sản được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm lựa
chọn, mức độ quan trọng của rủi ro,...) và khả năng của Người được bảo hiểm, thông
thường nghĩa vụ và quyền lợi trên Hợp đồng bảo hiểm là tương xứng nhau. Ngược lại,
phí bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội được xác định theo thu nhập của người lao động (theo
tỷ lệ phần trăm trên lương) chứ không theo tình trạng sức khỏe, tuổi thọ của họ.


d. Mối quan hệ của Người được bảo hiểm và Người bảo hiểm trong Bảo hiểm thương
mại là có thời hạn và thông thường là ngắn hạn (bảo hiểm phi nhân thọ). Ngược lại mối

quan hệ giữa Người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội là dài hạn, trọn đời.
e. Cộng đồng Người được bảo hiểm của Bảo hiểm thương mại là một “nhóm đóng” có
giới hạn trong một thời kỳ nhất định còn đối với Bảo hiểm xã hội đó lại là một “nhóm
mở” có đầu vào và đầu ra là các thế hệ người lao động nối tiếp nhau. 1.1.6. Phân loại Bảo
hiểm thương mại Phân loại theo đối tượng bảo hiểm: Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì
toàn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được chia thành ba nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo
hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
(1) Bảo hiểm tài sản: là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi
ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách nhiệm
bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ đảm
bảo thuận tiện hợp đồng;
(2) Bảo hiểm con người: đối tượng của các loại hình này, chính là tính mạng, thân thể,
sức khỏe của con người. Người ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm để thực hiện
mong muốn nếu như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe của người được
bảo hiểm thì họ hoặc một người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được khoản tiền do
người bảo hiểm trả. Bảo hiểm con người có thể là bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm tai
nạn – bệnh.
(3) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng
buộc của các quy định trong luật dân sự, theo đó, người được bảo hiểm phải bồi thường
bằng tiền cho người thứ 3 những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận
hành của tài sản thuộc sở hữu của chính mình. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể là bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bảo hiểm trách nhiệm công cộng. Phân loại theo kỹ
thuật bảo hiểm: Theo cách phân loại này các loại hình bảo hiểm được chia ra làm 2 loại:
loại dựa trên kỹ thuật "phân bổ" và loại dựa trên kỹ thuật "tồn tích vốn".
(1) Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ: là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi
ro có tính chất ổn định (tương đối) theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con
người (nên gọi là bảo hiểm phi nhân thọ). Hợp đồng bảo hiểm loại này thường là ngắn
hạn (một năm);
(2) Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật tồn tích vốn: là các loại bảo hiểm đảm bảo cho
các rủi ro có tính chất thay đổi (rõ rệt) theo thời gian và đối tượng, thường gắn liền với

tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm nhân thọ). Các hợp đồng loại này thường là trung
và dài hạn (10 năm, 20 năm, trọn đời...). Phân loại theo tính chất của tiền bảo hiểm trả:


(1) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc bồi thường: Theo nguyên
tắc này, số tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không bao giờ vượt quá
giá trị thiệt hại thực tế mà anh ta đã phải gánh chịu. Các loại bảo hiểm này gồm có: bảo
hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (gọi chung là bảo hiểm thiệt hại). Với loại
bảo hiểm nầy, về nguyên tắc, người mua bảo hiểm không được ký hợp đồng trên giá hoặc
bảo hiểm trùng ;
(2) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán: Người được bảo
hiểm sẽ nhận được số tiền khoán theo đúng mức mà họ đã thỏa thuận trước trên hợp đồng
bảo hiểm với người bảo hiểm tùy thuộc và phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng đóng
phí. Đây chính là các loại bảo hiểm nhân thọ và một số trường hợp của bảo hiểm tai nạn,
bệnh tật. Với loại bảo hiểm nầy, về nguyên tắc, người mua bảo hiểm có thể cùng một lúc
ký nhiều hợp đồng bảo hiểm cho một đối tương và không bị hạn chế số tiền bảo hiểm
Phân loại theo phương thức quản lý: Với cách phân loại này, các nghiệp vụ bảo hiểm
thương mại được chia làm 2 hình thức: bắt buộc và tự nguyện
(1) Bảo hiểm tự nguyện: Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa hoàn
toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm. Đây là tính chất vốn có của
bảo hiểm thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh
hoạt con người.
(2) Bảo hiểm bắt buộc: Được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn
nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Các hoạt
động nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm trọng gắn liền với
trách nhiệm dân sự nghề nghiệp thường là đối tượng của sự bắt buộc này. Ví dụ: bảo
hiểm trách nhiện dân sự chủ xe cơ giới, trách nhiệm dân sự của thợ săn... Tuy nhiên, sự
bắt buộc chỉ là bắt buộc người có đối tượng mua bảo hiểm chứ không bắt buộc mua bảo
hiểm ở đâu. Tính chất tương thuận của hợp đồng bảo hiểm được ký kết vẫn còn nguyên
vì người được bảo hiểm vẫn tự do lựa chọn nhà bảo hiểm cho mình.

[sửa]Bảo hiểm y tế
[sửa]Khái niệm bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài lực từ sự
đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm, và sử dụng
quỹ để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau.
Đặc điểm của bảo hiểm y tế

Vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn;


Quá trình phân phối quỹ bảo hiểm y tế gắn chặt với chức năng giám đốc bằng
đồng tiền đối với mục đích tạo lập và sử dụng quỹ.
Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm y tế

Vì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng
đồng;

Chỉ bảo hiểm cho những rủi ro không lường trước được, không bảo hiểm những
rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra;

Hoạt động dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít.
Đối tượng của bảo hiểm y tế
Đối tượng của bảo hiểm y tế là sức khỏe của người được bảo hiểm (rủi ro ốm đau, bệnh
tật,...).
Hình thức của bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế bắt buộc;

Bảo hiểm y tế tự nguyện.
Phạm vi của bảo hiểm y tế


Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội của mọi quốc gia trên thế giới do chính
phủ tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của mọi tầng lớp trong xã hội để
thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm;

Người tham gia bảo hiểm y tế khi gặp rủi ro về sức khỏe được thanh toán chi phí
khám chữa bệnh với nhiều mức khác nhau tại các cơ sở y tế;

Một số loại bệnh mà người đến khám bệnh được ngân sách nhà nước đài thọ theo
quy định; cơ quan bảo hiểm y tế không phải chi trả trong trường hợp này.
[sửa]Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế
Hình thành quỹ bảo hiểm y tế

Ngân sách nhà nước cấp;

Tài trợ của các tổ chức xã hội, từ thiện;

Phí bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm, đối với người nghỉ hưu, mất sức:
do bảo hiểm xã hội đóng góp;

Phí bảo hiểm của tổ chức sử dụng người lao động.
Sử dụng quỹ bảo hiểm y tế

Thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm theo định mức;

Chi dự trữ, dự phòng;

Chi cho đề phòng hạn chế tổn thất;

Chi phí quản lý;




Chi trợ giúp cho hoạt động nâng cấp các cơ sở y tế.
[sửa]Các cam kết chung trong hợp đồng bảo hiểm
[sửa]Các điều khoản loại trừ phổ biến


Bảo hiểm nhân thọ:

Tử hình

Bị nhiễm HIV

Tự tử trong vòng 24 tháng

Trục lợi bảo hiểm
[sửa]Các thuật ngữ bảo hiểm thường gặp trong đơn bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm
Mức miễn thường/Mức khấu trừ
Hạn mức trách nhiệm
[sửa]So sánh với cá cược
Một số người cho rằng việc tham gia bảo hiểm cũng giống như một loại cá cược. Công ty
bảo hiểm sẽ đặt cược rằng bạn hoặc tài sản của bạn sẽ không phải gánh chịu tổn thất
trong khi bạn đang sử dụng tiền vào việc khác. Có thể hiểu một cách đại khái rằng: sự
chênh lệch giữa phí bảo hiểm và khoản tiền giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm
được tính theo tỉ lệ ( tương tự như việc chơi cá ngựa với tỉ lệ 10:1). Chính vì lí do này, rất
nhiều các nhóm tôn giáo (bao gồm Amish và Hồi giáo) đã không tham gia bảo hiểm, thay
vào đó họ trông chờ vào sự hỗ trợ của cộng đồng khi có thảm họa xảy ra. Hay nói cách
khác, cộng đồng này sẽ hỗ trợ họ phục hồi lại tổn thất bị mất.

Tuy nhiên, cách thức này không hỗ trợ một cách hiệu quả đối với các rủi ro lớn. Ngay cả
các công ty bảo hiểm ở Phương Tây cũng gặp khó khăn khi đối phó với các rủi ro lớn. Ví
dụ như lũ lụt xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến gần như toàn bộ thành phố, và công ty bảo
hiểm sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải thực hiện việc bồi thường. Ví dụ điển hình đó
là lũ lụt ở New Orleans, 2005. Tương tự, các tổn thẩt do chiến tranh và động đất cũng bị
loại trừ. Tuy nhiên, vẫn có thể bảo hiểm cho những tổn thất lũ lụt và động đất thông qua
hình thức tái bảo hiểm.
Trong các trò chơi cá cước, thì mức tỉ lệ đã được xác định ngay từ đầu trò chơi và không
chịu tác động bởi người chơi. Còn đối với việc tham gia bảo hiểm, ví dụ như bảo
hiểm cháy, người tham gia bảo hiểm được yêu cầu là phải tìm cách giảm thiểu rủi ro: lắp
các thiết bị báo cháy và sử dụng các vật liệu chống cháy để giảm thiểu những tổn thất gây
ra bởi cháy. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm cũng giúp thực hiện việc giảm thiểu tổn
thất khi có rủi ro gây nên.


Như vây, bảo hiểm tương tự như cá cược ở góc độ rủi ro, nhưng có sự khác biệt về động
cơ (tìm kiếm rủi ro hay tránh né rủi ro). Đối với trò cá cược, bạn không có sự lựa chọn
nào khác hoặc thua hoặc thắng. Nhưng đối với bảo hiểm, bạn có thể quản lí rủi ro mà bạn
không thể nào tránh được hoặc rủi ro thuần túy mà bạn không đoán trước được khả năng
xảy ra. Quản trị rủi ro là việc xác định và kiểm soát rủi ro. Tránh né, giảm thiểu hay
chuyển giao rủi ro là cách thức tạo sự dự đoán tốt hơn cho người tiêu dùng hay doanh
nghiệp để họ đạt tối đa lợi ích trong các cơ hội của mình.
Cá cược cũng được xem là loại rủi ro không được bảo hiểm.

Sự cần thiết của việc mua Bảo hiểm: Bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro.
Mua bảo hiểm thực chất là mua sự an tâm, là đổi lấy cái sự không chắc chắn có khả
năng xảy ra thiệt hại bằng sự chắc chắn thông qua việc bù đắp bằng tài chính.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×