Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Sổ tay thuế việt nam 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.11 KB, 23 trang )

www.pwc.com/vn

Sổ tay thuế
Việt Nam 2012
Tóm lược về
Hệ thống thuế
Việt Nam


Tóm lược về hệ thống
thuế Việt Nam

Sổ tay này cung cấp thông tin tóm lược dựa trên
những văn bản pháp luật về thuế và thông lệ về
thuế hiện hành bao gồm một số dự thảo và các giải
pháp có liên quan đến các quy định pháp luật tính
đến thời điểm 31/03/2012.
Sổ tay này chỉ đưa ra những hướng dẫn tổng quát
nhất. Việc áp dụng các quy định có thể thay đổi tùy
thuộc vào từng trường hợp và từng giao dịch cụ
thể, do đó xin quý vị vui lòng liên hệ với các chuyên
gia tư vấn về Thuế và Pháp luật của chúng tôi để
được tư vấn cụ thể.

3


Mục lục
Hệ thống thuế......................................................................................... 6
• Tổng quan........................................................................................... 6
Thuế thu nhập doanh nghiệp................................................................ 7


• Thuế suất............................................................................................ 7
• Ưu đãi thuế TNDN.............................................................................. 7
• Xác định thu nhập chịu thuế TNDN..................................................... 8
• Chi phí không được khấu trừ ............................................................. 8
• Chuyển lỗ ........................................................................................... 9
• Chuyển giá ....................................................................................... 10
• Quản lý thuế...................................................................................... 10
• Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ..................................................... 11
Thuế nhà thầu nước ngoài.................................................................. 12
• Cổ tức............................................................................................... 12
• Lãi tiền vay ....................................................................................... 12
• Tiền bản quyền, phí cấp phép, v.v…................................................. 12
• Dịch vụ vận tải và bốc dỡ.................................................................. 12
• Thanh toán cho nhà thầu nước ngoài............................................... 12
• Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần ............................................. 15
Thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn................................................... 16
Thuế giá trị gia tăng............................................................................. 17
• Phạm vi áp dụng............................................................................... 17
• Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT............... 17
• Hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT.................................... 18
• Thuế suất thuế GTGT....................................................................... 19
• Dịch vụ xuất khẩu ............................................................................ 20
• Phương pháp tính thuế GTGT.......................................................... 20
• Chiết khấu và khuyến mãi................................................................. 22
• Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nội bộ............................................... 22
• Quản lý thuế...................................................................................... 22
• Hoàn thuế.......................................................................................... 22
• Hóa đơn thuế.................................................................................... 22

Thuế bảo vệ môi trường...................................................................... 25

Thuế xuất khẩu và nhập khẩu............................................................. 27
• Thuế suất.......................................................................................... 27
• Cách tính thuế . ............................................................................... 27
• Các trường hợp miễn thuế................................................................ 28
• Hoàn thuế.......................................................................................... 28
• Thuế xuất khẩu................................................................................. 29
Thuế thu nhập cá nhân........................................................................ 30
• Đối tượng cư trú thuế........................................................................ 30
• Năm tính thuế .................................................................................. 30
• Thu nhập từ tiền lương/tiền công...................................................... 30
• Thu nhập ngoài tiền lương/tiền công................................................ 31
• Thu nhập không chịu thuế ............................................................... 31
• Khấu trừ thuế đã nộp tại nước ngoài................................................ 31
• Các khoản giảm trừ thuế................................................................... 32
• Thuế suất.......................................................................................... 32
• Quản lý thuế . ................................................................................... 33
Các khoản đóng góp vào bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm
thất nghiệp............................................................................................ 35
Thuế khác.............................................................................................. 36
Kiểm tra/thanh tra thuế và các mức phạt........................................... 36
Kế toán và kiểm toán........................................................................... 37
Phụ lục I: Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần.............................. 38
Dịch vụ của PwC tại Việt Nam............................................................. 41
Địa chỉ liên hệ....................................................................................... 43

Thuế tiêu thụ đặc biệt.......................................................................... 23
• Giá tính thuế TTĐB........................................................................... 23
• Khấu trừ thuế TTĐB.......................................................................... 23
• Thuế suất TTĐB................................................................................ 23
Thuế tài nguyên.................................................................................... 25

Thuế bất động sản................................................................................ 25
4

5


Hệ thống thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”)

Tổng quan

Thuế suất

Hầu hết các khoản đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ
chịu ảnh hưởng của những loại thuế sau đây:
• Thuế thu nhập doanh nghiệp;
• Các loại thuế nhà thầu;
• Thuế chuyển nhượng vốn;
• Thuế giá trị gia tăng;
• Thuế nhập khẩu;
• Thuế thu nhập cá nhân của nhân viên người Việt Nam và nhân viên
người nước ngoài; và
• Các khoản đóng góp vào bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và
bảo hiểm y tế.

Thuế suất thuế TNDN được qui định trong Luật thuế TNDN. Mức thuế
suất thuế TNDN phổ thông là 25%. Riêng đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là từ 32% đến
50% tùy theo từng địa bàn.


Ngoài ra, các loại thuế khác có thể có ảnh hưởng đến một số nhà đầu tư
nhất định, bao gồm:
• Thuế tiêu thụ đặc biệt;
• Thuế tài nguyên;
• Thuế bất động sản;
• Thuế xuất khẩu; và
• Thuế bảo vệ môi trường.

Hai mức thuế suất ưu đãi bao gồm: thuế suất 10% áp dụng trong thời
hạn 15 năm và thuế suất 20% áp dụng trong thời hạn 10 năm tính từ khi
doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi hết thời hạn
áp dụng thuế suất ưu đãi, doanh nghiệp sẽ trở lại áp dụng thuế suất thuế
TNDN phổ thông.

Tất cả các loại thuế này đều được áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Việt
Nam hiện không áp dụng thuế ở cấp địa phương.


Ưu đãi thuế TNDN
Ưu đãi thuế được áp dụng đối với các lĩnh vực khuyến khích đầu tư
hoặc các địa bàn có điều kiện khó khăn về kinh tế xã hội. Những lĩnh
vực được Chính phủ Việt Nam khuyến khích đầu tư bao gồm giáo dục,
đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, công nghệ cao,
nghiên cứu khoa học, đầu tư phát triển, phát triển cơ sở hạ tầng và sản
xuất phần mềm máy tính.

Đối tượng nộp thuế có thể được hưởng những ưu đãi về miễn thuế hoặc
giảm thuế. Thời gian miễn thuế được tính liên tục trong một giai đoạn
nhất định từ năm đầu tiên doanh nghiệp kinh doanh có thu nhập chịu

thuế, tiếp sau đó là giai đoạn giảm thuế với thuế suất giảm ở mức 50%
so với mức thuế suất đang áp dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh
nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong vòng 3 năm đầu từ năm đầu
tiên có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thì thời gian miễn
thuế/giảm thuế được tính từ năm thứ tư kể từ khi doanh nghiệp đi vào
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tiêu chí để được hưởng ưu đãi miễn
và giảm thuế được qui định cụ thể trong Luật thuế TNDN.
Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, và vận tải sử dụng nhiều
lao động nữ hoặc người dân tộc thiểu số được hưởng thêm các ưu đãi
giảm thuế khác.
Ưu đãi thuế TNDN không áp dụng đối với các khoản thu nhập khác, tuy
nhiên định nghĩa về các khoản thu nhập khác này bao gồm rất nhiều các
khoản thu nhập.
Kể từ 01/01/2012, theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới, ưu đãi
thuế TNDN áp dụng cho các doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ xuất khẩu và tỷ
lệ sử dụng nguyên vật liệu trong nước đã bị bãi bỏ. Doanh nghiệp đang

6

7


được hưởng ưu đãi thuế đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu có thể
lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế về ưu đãi thuế TNDN thay thế
cho thời gian còn lại.

Xác định thu nhập chịu thuế TNDN




Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng tổng doanh thu
thu được ở nước ngoài hay trong nước, trừ các khoản chi phí được trừ,
cộng với các khoản thu nhập chịu thuế khác.



Đối tượng nộp thuế phải lập tờ khai quyết toán thuế TNDN vào cuối năm
tài chính trong đó thể hiện các khoản điều chỉnh giữa thu nhập chịu thuế
theo sổ sách kế toán và thu nhập chịu thuế theo mục đích tính thuế.

Chi phí không được khấu trừ
Chi phí liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh, có đầy đủ hóa đơn,
chứng từ hợp lệ và không thuộc danh sách các khoản chi phí không được
khấu trừ sẽ được xác định là chi phí được khấu trừ cho mục đích thuế.
Một số ví dụ về chi phí không được khấu trừ bao gồm:
• Khấu hao tài sản cố định không đúng theo các quy định hiện hành;
• Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, phần hàng
hóa sử dụng vượt mức tiêu hao hợp lý;
• Chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động thực tế không chi trả
hoặc không được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động hoặc thỏa
ước lao động tập thể;
• Các khoản trích lập quỹ nghiên cứu, phát triển khoa học và công
nghệ không theo quy định hiện hành;
• Trích, lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (ngoại trừ cho các doanh
nghiệp không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc);
• Chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho
các cơ sở thường trú tại Việt Nam không tuân theo các quy định hiện
hành;
• Tiền lãi vay tương ứng với phần vốn điều lệ chưa góp đủ theo tiến độ
góp vốn đã đăng ký;

• Phần chi phí lãi các khoản vay từ các đối tượng không phải là tổ chức
kinh tế hoặc tổ chức tín dụng, vượt quá 1,5 lần mức lãi suất cơ bản
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
• Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi, tổn thất đầu
tư tài chính, bảo hành sản phẩm, hoặc công trình xây dựng không
theo các quy định hiện hành;
• Phần chi phí quảng cáo, khuyến mãi (trừ một số khoản chi), chi phí
hội nghị/tiếp tân, tiền hoa hồng (trừ hoa hồng môi giới bảo hiểm, đại lý
8




bán hàng đúng giá và bán hàng đa cấp), chiết khấu thanh toán vượt
quá 10% tổng chi phí được khấu trừ khác (với các doanh nghiệp mới
thành lập trong 3 năm hoạt động đầu tiên, tỷ lệ này là 15% tổng chi
phí được khấu trừ);
Các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ trừ các khoản phải trả vào cuối năm tài chính;
Các khoản tài trợ, ngoại trừ những khoản tài trợ cho giáo dục, y tế,
thiên tai, hoặc tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo;
Các khoản tiền phạt vi phạm hành chính, các khoản tiền phạt khác;
Thuế giá trị gia tăng (“GTGT”) đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn,
thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân.

Đối với một số các công ty như các công ty bảo hiểm, kinh doanh chứng
khoán, và xổ số kiến thiết, Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể về các chi
phí được khấu trừ khi tính thuế TNDN.
Các cơ sở kinh doanh tại Việt Nam được phép trích lập và được khấu trừ
quỹ Nghiên cứu và Phát triển. Doanh nghiệp được trích tối đa 10% thu

nhập trước thuế hàng năm để bổ sung quỹ này nếu thỏa mãn đầy đủ các
điều kiện theo quy định.

Chuyển lỗ
Đối tượng nộp thuế được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục trong thời gian
không quá 5 năm.
Các khoản lỗ từ các hoạt động được hưởng ưu đãi được bù trừ vào lợi
nhuận từ các hoạt động không được hưởng ưu đãi và ngược lại. Tuy
nhiên, lỗ/lãi từ chuyển nhượng bất động sản không được bù trừ vào các
hoạt động kinh doanh khác.
Doanh nghiệp không được phép chuyển lùi các khoản lỗ. Việt Nam hiện
không có qui định về hình thức cấn trừ lãi lỗ giữa các doanh nghiệp trong
cùng một tập đoàn.

9


Chuyển giá

Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

Việt Nam có các qui định về chuyển giá, các quy định này liệt kê các
trường hợp được xác định là giao dịch được thực hiện bởi các bên liên
kết, đồng thời nêu rõ các phương pháp để xác định trị giá giao dịch theo
giá thị trường, ví dụ phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, phương
pháp giá vốn cộng lãi, phương pháp giá bán lại, phương pháp so sánh lợi
nhuận và phương pháp tách lợi nhuận.

Các nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển lợi nhuận về nước vào
cuối năm tài chính hoặc khi chấm dứt đầu tư tại Việt Nam. Các nhà đầu

tư nước ngoài không được phép chuyển lợi nhuận về nước trong trường
hợp doanh nghiệp được đầu tư có lỗ luỹ kế.

Theo định nghĩa rộng về các bên liên kết, ngưỡng tỉ lệ kiểm soát để xác
định mối quan hệ giữa các bên liên kết của Việt Nam thấp hơn so với
nhiều quốc gia khác (20%), và định nghĩa này cũng mở rộng hơn, bao
gồm cả các nhà cung cấp chính, khách hàng chính và các mối quan hệ
bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn giữa các bên không liên kết.

Nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp được đầu tư phải thông báo
cho cơ quan thuế về kế hoạch chuyển lợi nhuận về nước ít nhất 7 ngày
làm việc trước khi thực hiện việc chuyển lợi nhuận.

Các yêu cầu lưu giữ tài liệu, thông tin đối với các giao dịch liên kết gồm
việc kê khai thường niên các giao dịch liên kết và các phương pháp xác
định giá đã sử dụng trong tờ khai về các giao dịch liên kết nộp cùng tờ
khai quyết toán thuế TNDN.
Doanh nghiệp có các giao dịch với các bên liên kết phải lập và lưu giữ các
tài liệu liên quan đến vấn đề chuyển giá.

Quản lý thuế
Thuế TNDN là loại thuế khai và tạm nộp theo quý chậm nhất vào ngày
thứ 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
Việc quyết toán thuế TNDN được thực hiện hàng năm. Thời hạn nộp tờ
khai quyết toán thuế TNDN là trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc
năm tài chính. Thời hạn thanh toán số tiền thuế TNDN phải nộp đồng thời
với thời hạn nộp tờ khai quyết toán TNDN.
Trường hợp đối tượng nộp thuế có các chi nhánh phụ thuộc ở các tỉnh
khác nhau, chỉ cần nộp một tờ khai thuế TNDN duy nhất. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp sản xuất phải phân bổ các khoản tiền nộp thuế cho các cơ

quan thuế ở các tỉnh khác nhau nơi mà các doanh nghiệp sản xuất đó có
các chi nhánh sản xuất. Cơ sở để phân bổ số thuế phải nộp tại từng chi
nhánh được căn cứ vào tỷ lệ chi phí của từng chi nhánh trên tổng chi phí
của doanh nghiệp.
Năm tính thuế tiêu chuẩn là năm dương lịch. Trong trường hợp doanh
nghiệp áp dụng năm tính thuế khác năm dương lịch, thì phải thông báo
với cơ quan thuế địa phương.

10

11


Thuế nhà thầu nước ngoài (“NTNN”)
Thuế NTNN áp dụng cho các khoản thanh toán trên lãi tiền vay, tiền bản
quyền, phí cấp phép, hợp đồng thuê từ nước ngoài, phí bảo hiểm/tái bảo
hiểm, phí hàng không, các chi phí chuyển phát nhanh thanh toán cho các
công ty nước ngoài.

Cổ tức
Cổ tức trả cho các cổ đông là doanh nghiệp nước ngoài không phải chịu
thuế nhà thầu hoặc bất kỳ loại thuế chuyển lợi nhuận nào khác.

Lãi tiền vay
Lãi tiền vay trả cho các tổ chức nước ngoài phải chịu thuế nhà thầu với
mức thuế suất 5%. Trước ngày 1 tháng 3 năm 2012, thuế suất 10% được
áp dụng cho các khoản vay từ các tổ chức nước ngoài trong khi đó trước
năm 1999 các khoản vay từ các tổ chức nước ngoài được miễn thuế
NTNN. Các khoản vay từ Chính phủ hoặc các tổ chức của Chính phủ
nước ngoài có thể được miễn thuế NTNN nếu thỏa mãn các điều kiện áp

dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký giữa hai nước hoặc dựa
trên Thỏa thuận riêng giữa các Chính phủ.
Lãi trái phiếu (ngoại trừ trái phiếu được miễn thuế) và chứng chỉ tiền gửi
phải chịu thuế NTNN với mức thuế suất là 5%. Chuyển nhượng trái phiếu
và chứng chỉ tiền gửi phải chịu mức thuế ấn định 0,1% tính trên tổng thu
nhập từ việc chuyển nhượng.

Tiền bản quyền, phí cấp phép, v.v…
Thuế suất thuế NTNN áp dụng đối với tiền bản quyền, phí cấp phép trả
cho các tổ chức nước ngoài cho việc chuyển giao công nghệ là 10%.
Khái niệm về chuyển giao công nghệ theo quy định hiện hành được định
nghĩa tương đối rộng.

Dịch vụ vận tải và bốc dỡ
Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ vận tải là đối tượng chịu
thuế NTNN.

Thanh toán cho nhà thầu nước ngoài
Doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài) có trách nhiệm khấu trừ khoản thuế NTNN từ các khoản thanh
toán cho nhà thầu nước ngoài không đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
12

Thuế NTNN áp dụng đối với các khoản thanh toán từ Việt Nam trừ việc
cung cấp hàng hóa thuần túy (ví dụ giao hàng trước hoặc tại cửa khẩu
Việt Nam, và không kèm theo dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam), dịch
vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam, và một số dịch vụ khác
được thực hiện hoàn toàn bên ngoài Việt Nam (ví dụ: dịch vụ sửa chữa
một số phương tiện, máy móc nhất định, đào tạo, quảng cáo, tiếp thị,
v.v…)

Các nhà thầu nước ngoài có thể lựa chọn một trong ba phương pháp
nộp thuế sau đây: phương pháp khấu trừ, phương pháp ấn định tỷ lệ và
phương pháp hỗn hợp.
Phương pháp 1- Phương pháp khấu trừ
Các NTNN có thể đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
nếu đáp ứng các yêu cầu sau đây:
• Có cơ sở thường trú hoặc là đối tượng cư trú thuế tại Việt Nam;
• Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên; và
• Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam.
Bên Việt Nam phải thông báo cho cơ quan thuế về việc NTNN sẽ nộp
thuế theo phương thức khấu trừ trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày
ký hợp đồng.
Nếu NTNN thực hiện cùng một lúc nhiều dự án, và có đủ điều kiện áp
dụng phương pháp khấu trừ cho một dự án, thì phải áp dụng phương
pháp khấu trừ cho các dự án khác của họ.
Các NTNN sẽ nộp thuế TNDN ở mức thuế suất là 25% thu nhập chịu
thuế ròng.
Phương pháp 2 - Phương pháp ấn định tỷ lệ
NTNN nộp thuế theo phương pháp ấn định tỷ lệ không phải đăng ký nộp
thuế GTGT. Thuế GTGT và TNDN sẽ do bên Việt Nam khấu trừ theo các
tỷ lệ được ấn định trên doanh thu chịu thuế. Các tỉ lệ được quy định khác
nhau tùy thuộc vào dịch vụ được thực hiện. Thuế GTGT giữ lại thường
được coi là khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
Phương pháp 3 - Phương pháp hỗn hợp
Phương pháp hỗn hợp cho phép NTNN đăng ký nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ và theo đó vẫn kê khai và nộp thuế GTGT theo
phương pháp thông thường (tức là thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ), nhưng nộp thuế TNDN theo các tỷ lệ ấn định.
NTNN muốn áp dụng phương pháp hỗn hợp phải đảm bảo những điều

13


kiện sau:
• Có cơ sở thường trú hoặc là đối tượng cư trú thuế tại Việt Nam;
• Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên; và
• Tổ chức hạch toán kế toán theo các quy định và hướng dẫn về kế
toán của Bộ tài chính.
Các tỷ lệ thuế GTGT và thuế TNDN ấn định được tóm tắt dưới đây:
Thuế suất

Ngành

Thuế suất
thuế GTGT

Thuế
suất thuế
TNDN

Tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo
hiểm

Miễn thuế

0,1%

Chuyển nhượng chứng khoán

Miễn thuế


0,1%

Dịch vụ tài chính phái sinh

Miễn thuế

2%

3%

2%

Ngành

Thuế suất
thuế GTGT

Thuế
suất thuế
TNDN

Thương mại: phân phối, cung cấp hàng
hóa, nguyên vật tư, máy móc và thiết bị
không kèm theo dịch vụ tại Việt Nam

Miễn thuế
(*)

1%


Dịch vụ

5%

5%

* thuế GTGT khâu nhập khẩu đã được nộp
** chỉ tính trên phần GTGT
***áp dụng đối với các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ trừ một số dịch vụ
bảo hiểm không chịu thuế GTGT (xin xem thêm phần “Hàng hoá và
dịch vụ không chịu thuế GTGT”)

Dịch vụ đi kèm cung cấp máy móc và thiết
bị

3%

2%

Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Các dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn
và casino

5%

10%

Xây dựng, lắp đặt (**) không bao thầu cung

cấp nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị

5%

2%

Xây dựng, lắp đặt (**) bao thầu cung cấp
nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi
kèm

3%

2%

Cho thuê máy móc và thiết bị
Cho thuê máy bay, tàu biển (kể cả linh
kiện, phụ tùng)
Vận tải

5%

5%

Không quy
định cụ
thể

2%

3%


2%

Lãi tiền vay

Miễn thuế

5%

Tiền bản quyền

Miễn thuế

10%

Bảo hiểm (***)

5%

5%

14

Hoạt động sản xuất, các hoạt động kinh
doanh khác

Thuế suất thuế nhà thầu như trình bày ở trên có thể thay đổi và được
điều chỉnh theo các hiệp định tránh đánh thuế hai lần có liên quan. Trong
trường hợp cụ thể, mức thuế TNDN ấn định có thể được miễn hoặc giảm
xuống dựa trên các hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với hơn 60 nước và một
số Hiệp định khác đang ở trong giai đoạn xây dựng và đàm phán. Những
hiệp định đã có hiệu lực bao gồm các hiệp định ký với các nước như Úc,
Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Hà Lan, Singapore, Thái Lan,
Hồng Kông và Vương quốc Anh, v.v… Điểm đáng chú ý là Việt Nam chưa
ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Hoa Kỳ. Xin vui lòng tham khảo
Phụ lục I - Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần quan trọng.

15


Thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn

Thuế giá trị gia tăng

Thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn (trừ cổ phiếu) vào doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thuế
TNDN 25%. Thu nhập chịu thuế được xác định dựa trên giá chuyển
nhượng trừ đi giá vốn (hoặc giá trị ban đầu của khoản vốn góp trong lần
chuyển nhượng đầu tiên) và trừ đi các chi phí chuyển nhượng.

Phạm vi áp dụng

Trong trường hợp bên bán là một tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài,
người mua phía Việt Nam có trách nhiệm giữ lại khoản thuế liên quan
từ khoản tiền thanh toán cho bên bán và nộp cho cơ quan thuế. Trong
trường hợp cả bên mua và bán là tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp Việt
Nam có phần lãi suất được chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm cho
các thủ tục về thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn. Bên mua phải thực
hiện kê khai và nộp thuế từ chuyển nhượng vốn vào ngân sách nhà nước

trong vòng 10 ngày kể từ ngày việc chuyển nhượng được chấp thuận.
Việc chuyển nhượng chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu của công ty cổ
phần đại chúng, v.v…) chịu thuế TNDN ở mức ấn định bằng 0,1% trên
tổng doanh thu từ việc chuyển nhượng.

Thuế GTGT áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh và tiêu thụ tại Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua
từ nước ngoài). Doanh nghiệp phải tính thuế GTGT trên giá trị hàng hóa
và dịch vụ bán ra.
Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu cũng phải chịu thuế GTGT. Doanh nghiệp
có nghĩa vụ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu cho cơ quan hải quan cùng
với thuế nhập khẩu.
Thuế GTGT phải nộp được xác định bằng thuế GTGT đầu ra trừ đi thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh từ việc mua hàng hóa và dịch vụ.
Để khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đối tượng nộp thuế phải có đầy đủ hóa
đơn thuế GTGT hợp lệ do bên bán cung cấp.

Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế
GTGT
Đây là nội dung mới được giới thiệu trong năm 2012. Trong trường hợp
này, thuế GTGT đầu ra không phải kê khai và nộp trong khi thuế GTGT
đầu vào liên quan đến khoản mua hàng vẫn được khấu trừ. Những
trường hợp này bao gồm:
• Hàng hóa, dịch vụ cung cấp ở ngoài Việt Nam (bao gồm cả giao dịch
giữa hai đối tượng nộp thuế là Việt Nam), trừ một số hoạt động vận
tải quốc tế;
• Các khoản thu về tiền bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được,
tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác;
• Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của
tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam và dịch vụ

được cung cấp tại nước ngoài, bao gồm: sửa chữa phương tiện vận
tải, máy móc, thiết bị; quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương
mại; hoạt động môi giới, đào tạo; một số dịch vụ viễn thông quốc tế;
• Một số hình thức góp vốn bằng tài sản;
• Tài sản cố định được điều chuyển giữa công ty mẹ và công ty con,
hoặc giữa các thành viên cùng công ty mẹ;
• Thu đòi người thứ ba của hoạt động bảo hiểm;
• Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ
của cơ sở kinh doanh (Ví dụ nếu Doanh nghiệp A mua hàng hoá/dịch
vụ từ Doanh nghiệp B, nhưng trả tiền cho Doanh nghiệp C và sau đó
Doanh nghiệp C trả tiền cho Doanh nghiệp B thì khoản thanh toán

16

17


Doanh nghiệp C trả cho Doanh nghiệp B không thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT);
• Doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động (i) đại lý bán đúng giá
quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính,
viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy; đại lý
vận tải quốc tế; (ii) đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải
mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; (iii) đại lý bảo hiểm;
• Doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng
hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT.

Hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT
Những loại hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT theo quy định
bao gồm:

• Một số sản phẩm nông nghiệp;
• Giàn khoan, máy bay và tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất
được nhập khẩu tạo tài sản cố định, hoặc để thuê của nước ngoài;
• Chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
• Các công cụ tài chính phái sinh, các dịch vụ tín dụng (bao gồm cả phát
hành thẻ tín dụng);
• Các hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán;
• Chuyển nhượng vốn;
• Kinh doanh ngoại tệ;
• Bán nợ;
• Một số dịch vụ bảo hiểm (bao gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm
sức khỏe, bảo hiểm nông nghiệp và tái bảo hiểm);
• Dịch vụ y tế;
• Dạy học, dạy nghề;
• Xuất bản và phát hành báo, tạp chí, và một số loại sách;
• Một số dịch vụ/sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, thể thao;
• Vận chuyển hành khách bằng xe buýt công cộng;
• Chuyển giao công nghệ và dịch vụ phần mềm, ngoại trừ phần mềm
xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%;
• Vàng nhập khẩu dưới dạng miếng chưa được chế biến thành đồ trang
sức;
• Các sản phẩm khoáng sản xuất khẩu chưa qua chế biến, như dầu thô,
đá, cát, đất hiếm, đá hiếm, v.v;
• Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dụng trong nước chưa
sản xuất được được nhập khẩu để trực tiếp phục vụ các hoạt động
18

nghiên cứu và phát triển công nghệ;
• Thiết bị, máy móc, phụ tùng, phương tiện vận tải chuyên dụng và các

nguyên vật liệu cần thiết phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò và phát
triển các mỏ dầu và khí (mà trong nước chưa sản xuất được);
• Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau đây: hàng viện trợ
quốc tế không hoàn lại, bao gồm cả hàng viện trợ từ chương trình
Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA), tặng phẩm của tổ chức nước
ngoài cho các cơ quan chính phủ và cho các cá nhân (theo định mức).

Thuế suất thuế GTGT

Có ba mức thuế suất thuế GTGT như sau:
0%

Mức thuế suất này áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao
gồm hàng hóa bán cho doanh nghiệp không có cơ sở thường trú
tại Việt Nam (bao gồm cả các doanh nghiệp trong khu phi thuế
quan), hàng gia công xuất khẩu, hàng hóa bán cho cửa hàng miễn
thuế, dịch vụ xuất khẩu hoặc xuất khẩu tại chỗ, hoạt động xây
dựng và lắp đặt được thực hiện ở nước ngoài hoặc dành cho các
doanh nghiệp chế xuất, các dịch vụ hàng không, hàng hải và vận
tải quốc tế.

5%

Mức thuế suất này áp dụng chung cho các ngành và lĩnh vực của
nền kinh tế có liên quan với việc cung cấp các loại hàng hóa và
dịch vụ thiết yếu, bao gồm: nước sạch; sản xuất phân bón; dụng
cụ giảng dạy; sách; thực phẩm; thuốc chữa bệnh và trang thiết
bị y tế, thực phẩm chăn nuôi; các loại sản phẩm và dịch vụ nông
nghiệp; các dịch vụ khoa học/kỹ thuật; mủ cao su, đường và các
sản phẩm phụ.


10% Đây được coi là mức thuế suất “phổ thông” áp dụng cho các hoạt
động là đối tượng chịu thuế GTGT không được quy định là đối
tượng không chịu thuế hoặc đối tượng không phải kê khai, tính và
nộp thuế GTGT, hoặc đối tượng được hưởng mức thuế suất 0%
hoặc 5%.
Nếu không xác định được một mặt hàng thuộc loại hàng hóa nào theo
biểu thuế quy định, thì cơ sở kinh doanh phải tính và nộp thuế GTGT
theo mức thuế suất cao nhất cho loại hàng hóa cụ thể mà doanh nghiệp
cung cấp.

19


Dịch vụ xuất khẩu
Các dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp ở nước ngoài, bao gồm
cả các doanh nghiệp trong các khu phi thuế quan, sẽ được hưởng thuế
GTGT 0% nếu doanh nghiệp nước ngoài đáp ứng các điều kiện sau đây:
• Không có cơ sở thường trú tại Việt Nam (Cơ sở thường trú không
được định nghĩa trong các quy định về thuế GTGT, do đó định nghĩa
về cơ sở thường trú thường theo quy định về thuế TNDN sẽ được áp
dụng trong các trường hợp này); và
• Không phải là đối tượng đăng ký hoặc nộp thuế GTGT tại Việt Nam.
Để được áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng hóa và dịch vụ xuất
khẩu (trừ các dịch vụ vận tải quốc tế), có nhiều yêu cầu về tài liệu chứng
minh, ví dụ hợp đồng, tờ khai hải quan (áp dụng riêng đối với hàng hóa
xuất khẩu) và văn bản xác nhận bằng văn bản của doanh nghiệp nước
ngoài chứng minh doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú
và không phải đối tượng nộp thuế GTGT ở Việt Nam (áp dụng riêng đối
với dịch vụ xuất khẩu).

Một số dịch vụ không đủ điều kiện để hưởng mức thuế suất thuế GTGT
0%, cụ thể như: quảng cáo, khách sạn, hội nghị, giải trí, du lịch lữ hành
và một số dịch vụ cụ thể khác cung cấp cho doanh nghiệp trong khu vực
phi thuế quan, bao gồm dịch vụ cho thuê nhà; dịch vụ vận chuyển đưa
đón người lao động; dịch vụ ăn uống.

Phương pháp tính thuế GTGT
Có 2 phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương
pháp trực tiếp
Phương pháp 1 - Phương pháp khấu trừ
Phương pháp này áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ
chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế
toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ.
• Xác định số thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT
phải nộp

=

Số thuế GTGT
đầu ra

-

Số thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ

• Cách tính thuế GTGT đầu ra
Thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá tính thuế của hàng hóa dịch

vụ chịu thuế (chưa bao gồm thuế) nhân với thuế suất thuế GTGT. Đối
với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế là giá nhập tại cửa khẩu cộng với
20

(+) thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với (+) thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Đối với hàng hóa bán theo
phương thức trả góp (trừ bất động sản), giá tính thuế là giá bán trả một
lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả
góp, trả chậm.
• Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Đối với hàng nhập khẩu, việc thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được
xác định dựa trên ngày thanh toán cho Hải quan. Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ có thể được kê khai và khấu trừ trong vòng 6 tháng kể từ
tháng phát sinh. Điều kiện để khấu trừ thuế GTGT đầu vào là việc thanh
toán phải được thực hiện qua ngân hàng, trừ trường hợp hàng hóa mua
có trị giá thấp hơn 20 triệu đồng hoặc trong một số trường hợp doanh
nghiệp chứng minh việc thanh toán được thực hiện theo phương thức
bù trừ. Thuế GTGT đầu vào giữ lại từ những khoản thanh toán cho các
NTNN (theo chế độ thuế NTNN) cũng được khấu trừ khi tính thuế.
Khoản thuế GTGT đầu vào của các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa
hoặc dịch vụ không chịu thuế không được khấu trừ. Ngược lại, đối với
doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ chịu thuế suất 0% hoặc
thuộc đối tượng không phải kê khai và tính thuế GTGT (việc cung cấp
hàng hóa, dịch vụ vẫn được coi là thuộc hệ thống thuế GTGT), thì thuế
GTGT đầu vào của các doanh nghiệp này vẫn được khấu trừ. Trong
trường hợp một doanh nghiệp vừa có doanh thu chịu thuế GTGT và
doanh thu không chịu thuế GTGT, thì doanh nghiệp đó chỉ có thể khấu trừ
thuế GTGT đầu vào đối với phần hàng hóa hoặc dịch vụ đầu vào được sử
dụng trong hoạt động chịu thuế GTGT.
Phương pháp 2 – Phương pháp trực tiếp

Phương pháp này áp dụng đối với các cá nhân, hộ kinh doanh không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng
từ theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh
không theo Luật Đầu tư, và hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc,
đá quý và ngoại tệ.
Số thuế GTGT
phải nộp

=

GTGT của hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế bán ra

x

Thuế suất
thuế GTGT

Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh GTGT âm từ hoạt động kinh
doanh vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào GTGT dương của hoạt
động kinh doanh vàng, bạc, đá quý trong cùng kỳ đó. Trường hợp không
có phát sinh GTGT dương hoặc GTGT dương không đủ bù trừ GTGT âm
thì được kết chuyển để trừ vào GTGT của kỳ sau trong năm nhưng không
được kết chuyển tiếp sang năm sau.
21


Chiết khấu và khuyến mãi
Chiết khấu giảm giá thường làm giảm giá trị tính thuế GTGT. Tuy nhiên,
một số loại chiết khấu không được coi là giảm giá hàng bán chịu thuế

GTGT và phải tuân theo một số quy định và điều kiện cụ thể.

Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nội bộ
Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nội bộ bởi các doanh nghiệp phải chịu
thuế GTGT và giá tính thuế là giá thị trường của hàng hóa và dịch vụ đó.

Quản lý thuế
Tất cả các tổ chức và cá nhân sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa và
dịch vụ chịu thuế tại Việt Nam phải đăng ký thuế GTGT. Trong một số
trường hợp, chi nhánh phải đăng ký và kê khai riêng thuế GTGT cho các
hoạt động của mình.
Đối tượng nộp thuế phải nộp tờ khai thuế GTGT hàng tháng, chậm nhất
là vào ngày thứ 20 của tháng kế tiếp. Đối tượng tính thuế và nộp thuế
theo phương pháp khấu trừ không cần phải nộp tờ khai quyết toán năm
thuế GTGT cũng như bản đối chiếu công nợ thuế GTGT hàng năm.

Hoàn thuế
Cơ sở kinh doanh có thể được hoàn thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào
chưa được khấu trừ hết trong 3 tháng liên tục trở lên. Sau đó, cơ sở kinh
doanh có thể tiến hành thủ tục xin hoàn thuế theo quy định. Trong một
số trường hợp (ví dụ doanh nghiệp xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ của hàng hóa xuất khẩu chưa được khấu trừ hết vượt
quá 200 triệu đồng), việc hoàn thuế có thể được thực hiện hàng tháng.
Những doanh nghiệp mới thành lập đang trong thời gian xây dựng và
chưa có thuế GTGT đầu ra có thể yêu cầu hoàn thuế GTGT trên cơ sở
hàng năm hoặc sớm hơn tùy thuộc vào số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ phát sinh.

Thuế tiêu thụ đặc biệt (“TTĐB”)
Thuế TTĐB là loại thuế áp dụng đối với việc sản xuất hoặc nhập khẩu một

số loại hàng hóa hoặc cung cấp một số dịch vụ nhất định. Hàng hóa và
dịch vụ chịu thuế TTĐB cũng phải chịu thuế GTGT.

Giá tính thuế TTĐB
Việc xác định giá tối thiểu để tính thuế TTĐB được nêu ra nhằm mục đích
chống trốn thuế. Ví dụ, trong trường hợp cơ sở sản xuất sản xuất hàng
hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và bán hàng hoá thông qua đại lý, giá tối
thiểu làm căn cứ tính thuế TTĐB là 90% giá bán bình quân của đại lý này.

Khấu trừ thuế TTĐB
Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB từ
các nguyên liệu chịu thuế TTĐB được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối
với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã mua đối với nguyên liệu mua trực tiếp
từ cơ sở sản xuất trong nước.

Thuế suất TTĐB
Luật thuế TTĐB phân loại đối tượng chịu thuế TTĐB thành hai nhóm:
1. Hàng hóa: thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, xe
gắn máy, tàu bay, du thuyền, xăng, điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000
BTU trở xuống, bài lá, vàng mã, hàng mã; và
2. Dịch vụ: kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê, ca-si-nô, trò chơi
điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược, kinh doanh gôn (golf), kinh
doanh xổ số.

Các cơ sở mới thành lập và một số dự án đầu tư trong giai đoạn trước
khi hoạt động có thể được hoàn số thuế GTGT đầu vào đã trả cho tài sản
cố định được nhập khẩu trong thời hạn ngắn hơn thời hạn bình thường,
nếu thỏa mãn một số điều kiện.

Hóa đơn thuế

Các cơ sở kinh doanh tại Việt Nam có thể sử dụng hóa đơn đặt in, hóa
đơn tự in hoặc hóa đơn điện tử. Các mẫu hóa đơn thuế phải có đủ các nội
dung theo quy định và phải được đăng ký với cơ quan thuế địa phương.
22

23


Các mức thuế suất như sau:
Sản phẩm/dịch vụ
Xì gà/thuốc lá
Rượu mạnh/rượu vang
Bia
Xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi

Thuế suất
(%)

65
25 - 45
45
10 - 60

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi
lanh trên 125 cm3

20

Tàu bay


30

Du thuyền

30

Xăng

10

Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

10

Bài lá

40

Vàng mã, hàng mã

70

Kinh doanh vũ trường

40

Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê

30


Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng

30

Kinh doanh đặt cược

30

Kinh doanh gôn (golf)

20

Kinh doanh xổ số

15

24

Thuế tài nguyên
Đối tượng nộp thuế tài nguyên là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong
các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam
như dầu khí, khoáng sản, sản phẩm của rừng tự nhiên, hải sản tự nhiên
và nước thiên nhiên.
Đối với các loại tài nguyên khác nhau, mức thuế suất áp dụng sẽ khác
nhau. Thuế tài nguyên phải nộp sẽ bằng thuế suất nhân (x) với sản lượng
tài nguyên thương phẩm khai thác trong kỳ nhân (x) với đơn giá tính thuế
của một đơn vị tài nguyên. Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định
giá trị tính thuế, kể cả trường hợp mà giá trị thương mại của tài nguyên
không thể xác định được.


Thuế bất động sản
Chi phí thuê quyền sử dụng đất mà nhà đầu tư nước ngoài phải trả (trừ
quyền sử dụng đất được đóng góp dưới dạng vốn góp) là một hình thức
chịu thuế bất động sản. Chi phí này được gọi là tiền thuê đất và các mức
giá thuê đất được thay đổi theo từng vị trí, cơ sở hạ tầng và lĩnh vực
hoạt động.
Ngoài ra, chủ sở hữu của nhà và căn hộ phải trả tiền thuế đất kể từ năm
2012 trở đi theo luật thuế đất phi nông nghiệp. Mức thuế được tính dựa
trên số mét vuông với thuế suất dao động từ 0,03% đến 0,15%.

Thuế bảo vệ môi trường
Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu được thu ở khâu sản
xuất và nhập khẩu của một số sản phẩm, hàng hóa bao gồm cả các sản
phẩm dầu khí.

25


Thuế xuất khẩu và nhập khẩu

Các mức thuế suất như sau:
STT

Hàng hóa

Đơn vị
tính

Mức thuế (đồng)


Lít/Kg

300-4.000

1.

Xăng, dầu , mỡ nhờn

2.

Than đá

Tấn

10.000-50.000

3.

Dung dịch hydro-chlorofluoro-carbon (HCFC)

Kg

1.000-5.000

4.

Túi ni lông

Kg


30.000-50.000

5.

Các loại thuốc thuộc hạn
chế sử dụng

Kg

500-3.000

Các quy định trước đây lệ phí xăng, dầu được thay thế từ khi Luật này
có hiệu lực.

Thuế suất
Biểu thuế suất thuế xuất khẩu và nhập khẩu thường xuyên thay đổi. Do
đó các doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật biểu thuế suất mới
nhất.
Thuế suất thuế nhập khẩu được được chia thành 3 loại: thuế suất thông
thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất ưu đãi
được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước áp dụng Quy chế
Tối huệ quốc (MFN, còn được gọi là Quan hệ Thương mại Bình thường)
với Việt Nam. Các mức thuế suất MFN phù hợp với các cam kết của Việt
Nam đối với WTO và được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước
thành viên khác của WTO.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ
những nước có hiệp định thương mại ưu đãi đặc biệt với Việt Nam. Việt
Nam có các hiệp định thương mại ưu đãi đặc biệt với các nước thành
viên ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand.

Để có đủ điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc
biệt, hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận Xuất xứ (C/O) phù
hợp. Hàng hóa không có C/O hoặc có nguồn gốc từ các nước không
thuộc diện được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu, thì sẽ chịu mức
thuế suất thông thường (là thuế suất MFN cộng 50%).

Cách tính thuế
Về nguyên tắc, Việt Nam tuân theo Hiệp định về xác định giá trị của WTO
với một số điều chỉnh nhất định. Trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu
thường dựa trên giá trị giao dịch (tức là giá đã trả hoặc phải trả cho hàng
hóa nhập khẩu, và trong một số trường hợp cụ thể sẽ có điều chỉnh liên
quan đến các yếu tố chịu thuế và không chịu thuế). Trong trường hợp giá
trị giao dịch không được chấp nhận thì các phương pháp khác để tính giá
trị hải quan sẽ được sử dụng.
Ngoài thuế nhập khẩu, một số sản phẩm nhập khẩu còn phải chịu thuế
TTĐB. Các hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu cũng sẽ chịu thuế GTGT (trừ
trường hợp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo pháp luật về
thuế GTGT).

26

27


Các trường hợp miễn thuế

Thuế xuất khẩu

Hàng hóa nhập khẩu cho các dự án nằm trong danh mục các lĩnh vực
được khuyến khích đầu tư và một số trường hợp khác được miễn thuế

nhập khẩu.

Chỉ có một số mặt hàng phải chịu thuế xuất khẩu, chủ yếu là tài nguyên
thiên nhiên như cát, đá phấn, đá cẩm thạch, đá granit, quặng, dầu thô,
lâm sản, và phế liệu kim loại, v.v… Mức thuế suất thay đổi từ 0% đến
40%. Giá tính thuế xuất khẩu là giá FOB (Free On Board)/giá giao tại
biên giới, tức là giá bán của hàng hóa tại cảng đi như được ghi trong hợp
đồng, không bao gồm cước phí và chi phí bảo hiểm.

Có 20 loại hàng hóa thuộc danh mục được miễn thuế nhập khẩu bao
gồm:
• Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư xây dựng
(trong nước chưa sản xuất được) nhập khẩu để tạo tài sản cố định
của một số dự án;
• Nguyên liệu, phụ tùng, phụ kiện, vật tư khác, hàng mẫu, máy móc
và thiết bị nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu và sản phẩm nhập
khẩu để sử dụng trong gia công hàng hóa;
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu không phải nộp thuế nhập
khẩu cho nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không xuất khẩu hoặc dự kiến không
xuất khẩu thành phẩm trong thời hạn 275 ngày thì Cục Hải quan địa
phương sẽ tạm tính thuế nhập khẩu đối với số nguyên liệu đó. Doanh
nghiệp sẽ phải chịu phạt trên số tiền thuế nộp chậm. Khi doanh nghiệp
xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế tương ứng
với phần nguyên liệu nhập khẩu đã dùng cho việc sản xuất hàng xuất
khẩu.
• Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dụng, nguyên vật liệu
(trong nước chưa sản xuất được), thiết bị y tế và thiết bị văn phòng
nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí.


Hoàn thuế
Thuế nhập khẩu đã nộp có thể được hoàn lại trong một số trường hợp,
bao gồm:
• Hàng hóa đã nộp thuế nhập khẩu nhưng thực tế không nhập khẩu;
• Nguyên liệu nhập khẩu chưa được sử dụng trong sản xuất và phải tái
xuất cho chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang một nước thứ ba
hoặc bán vào khu phi thuế quan;
• Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá
tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số
nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất
khẩu sản phẩm.

28

29


Thuế thu nhập cá nhân (“TNCN”)
Đối tượng cư trú thuế



Đối tượng cư trú thuế là các cá nhân cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở
lên trong một năm dương lịch, hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày
đầu tiên đến Việt Nam; hoặc những người có nơi ở thường xuyên tại Việt
Nam (bao gồm có nơi ở được đăng ký trên thẻ thường trú /tạm trú đối với
người nước ngoài). Trong trường hợp một cá nhân ở Việt Nam trên 90
ngày nhưng dưới 183 ngày trong năm tính thuế, cá nhân đó được xem
là đối tượng không cư trú thuế nếu người đó có thể chứng minh là đối
tượng cư trú thuế ở nước khác.





Đối tượng cư trú thuế chịu thuế TNCN đối với mọi khoản thu nhập chịu
thuế phát sinh trong và ngoài Việt Nam không phân biệt nơi trả hoặc nhận
thu nhập. Thu nhập từ tiền lương/tiền công chịu thuế theo biểu thuế suất
lũy tiến từng phần. Thu nhập ngoài tiền lương/tiền công được tính thuế
theo các mức thuế suất khác nhau.





thường, không phải là toàn bộ số tiền thanh toán cho việc làm thêm
giờ/làm ca đêm);
Trợ cấp một lần cho việc chuyển vùng đến Việt Nam cho nhân viên
nước ngoài là đối tượng cư trú thuế của Việt Nam;
Tiền vé máy bay khứ hồi cho người lao động về phép mỗi năm 1 lần;
Học phí cho con người nước ngoài học tập tại Việt Nam từ bậc tiểu
học đến trung học;
Đào tạo;
Ăn ca (có định mức nếu được thanh toán bằng tiền mặt);
Một số lợi ích bằng hiện vật được cung cấp trên cơ sở tập thể (ví dụ:
phí thành viên, chi phí vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, chi phí
phương tiện vận chuyển đến và từ nơi làm việc).

Có các điều kiện và định mức áp dụng đối với các khoản miễn thuế nói
trên.


Thu nhập ngoài tiền lương/tiền công

Các cá nhân không đáp ứng điều kiện để trở thành đối tương cư trú được
coi là đối tượng không cư trú tại Việt Nam. Đối tượng không cư trú nộp
thuế TNCN theo mức thuế suất 20% trên thu nhập nhận được do thực
hiện công việc tại Việt Nam trong năm tính thuế, và theo các thuế suất
khác nhau đối với thu nhập không phải tiền công, tiền lương của họ. Tuy
nhiên, việc đánh thuế một số loại thu nhập này cần được tham chiếu đến
một số điều khoản quy định tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt
Nam.

Thu nhập ngoài tiền lương/tiền công chịu thuế bao gồm:
• Thu nhập từ kinh doanh (ví dụ: thu nhập từ cho thuê nhà);
• Thu nhập từ đầu tư (ví dụ: tiền lãi, cổ tức);
• Lãi từ việc bán cổ phần;
• Lãi từ việc chuyển nhượng bất động sản;
• Tiền thừa kế trên 10 triệu đồng.

Năm tính thuế

Thu nhập không chịu thuế bao gồm:
• Tiền lãi nhận được từ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng/ngân hàng hoặc
từ các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
• Tiền bồi thường được thanh toán theo các hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ/phi nhân thọ;
• Tiền lương hưu được thanh toán theo Luật Bảo hiểm xã hội;
• Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa các thành viên trực
tiếp trong gia đình;
• Tiền thừa kế/quà tặng giữa các thành viên trực tiếp trong gia đình.


Năm tính thuế của Việt Nam là năm dương lịch. Trường hợp một cá nhân
ở tại Việt Nam ít hơn 183 ngày trong một năm dương lịch, năm tính thuế
đầu tiên sẽ là 12 tháng liên tục tính từ tháng cá nhân đó hiện diện tại Việt
Nam. Sau đó, năm tính thuế đầu tiên là năm dương lịch.

Thu nhập từ tiền lương/tiền công
Định nghĩa về thu nhập chịu thuế từ tiền lương/tiền công rất rộng và bao
gồm tất cả các khoản thù lao bằng tiền mặt và các lợi ích. Tuy nhiên,
những khoản sau đây không phải chịu thuế:
• Các khoản công tác phí (có định mức);
• Khoản chi chi phí điện thoại (có định mức);
• Khoản chi chi phí đồng phục/văn phòng phẩm (có định mức);
• Phụ cấp ngoài giờ (phần thanh toán thêm trên mức tiền công bình
30

Thu nhập không chịu thuế

Khấu trừ thuế đã nộp tại nước ngoài
Trường hợp thu nhập ở nước ngoài của đối tượng cư trú thuế tại Việt
Nam đã kê khai và nộp thuế ở nước ngoài, tiền thuế TNCN đã trả ở nước
ngoài sẽ được khấu trừ tại Việt Nam.
31


Các khoản giảm trừ thuế
Các khoản giảm trừ thuế bao gồm:
1. Các khoản đóng góp vào các chương trình bảo hiểm xã hội, y tế và
thất nghiệp bắt buộc;
2. Các khoản đóng góp vào một số tổ chức từ thiện được chấp nhận;
3. Các khoản giảm trừ:

• Giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế: 48 triệu đồng/năm;
• Giảm trừ cho người phụ thuộc: 1,6 triệu đồng/tháng. Để được hưởng
phần giảm trừ cho người phụ thuộc, người nộp thuế cần đăng ký
người phụ thuộc đủ điều kiện để khấu trừ thuế và cung cấp hồ sơ
chứng minh cho cơ quan thuế.

Thuế suất
Đối tượng cư trú – thu nhập từ tiền lương/tiền công và kinh doanh
Thu nhập chịu thuế/
năm (triệu đồng)

Thu nhập chịu thuế/tháng
(triệu đồng)

Thuế suất

0 – 60

0–5

5%

Lợi nhuận thuần; hoặc

25%

Doanh thu bán bất dộng sản

2%


Thu nhập từ bản quyền

5%

Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

5%

Thu nhập từ trúng thưởng

10%

Thu nhập từ thừa kế/quà tặng

10%

Đối tượng không cư trú
Loại thu nhập chịu thuế
Thu nhập từ tiền lương/tiền công
Thu nhập từ kinh doanh

Thuế suất

20%
1%-5%
(dựa trên từng loại thu
nhập từ kinh doanh)

60 – 120


5 – 10

10%

Tiền lãi/cổ tức

120 – 216

10 – 18

15%

Bán chứng khoán, chuyển nhượng vốn

216 – 384

18 – 32

20%

Bán bất động sản

384 – 624

32 – 52

25%

624 – 960


52 – 80

30%

Thu nhập từ tiền bản quyền / nhượng
quyền thương mại

5%

More than 960

More than 80

35%

Thu nhập từ nhận thừa kế/quà tặng/
trúng thưởng

10%

Đối tượng cư trú – thu nhập ngoài tiền lương/tiền công
Loại thu nhập chịu thuế
Tiền lãi/cổ tức

Thuế suất

5%

Bán chứng khoán:
Lợi nhuận thuần hoặc


20%

Doanh thu bán chứng khoán

0,1%

Chuyển nhượng vốn: Lợi nhuận thuần

20%

32

Bán bất động sản:

5%
0,1% (trên doanh thu)
2% (trên doanh thu)

Quản lý thuế
Mã số thuế
Cá nhân có thu nhập chịu thuế phải có mã số thuế riêng. Cá nhân có thu
nhập chịu thuế từ tiền lương/tiền công phải nộp hồ sơ đăng ký thuế cho
người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sau đó sẽ nộp hồ sơ này
cho cơ quan thuế địa phương. Cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế
khác phải nộp hồ sơ đăng ký thuế tại chi cục thuế địa phương nơi họ cư trú.

33



Kê khai thuế và nộp thuế
Đối với thu nhập từ tiền lương/tiền công, tiền thuế phải được kê khai và
tạm nộp hàng tháng chậm nhất là vào ngày 20 của tháng sau. Số thuế
đã nộp sẽ được đối chiếu với tổng số nghĩa vụ thuế phải trả tính tại thời
điểm cuối năm. Tờ khai quyết toán thuế phải được nộp và số thuế phải
trả thêm phải được trả trong vòng 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tính
thuế. Nhân viên người nước ngoài phải thực hiện quyết toán thuế TNCN
khi chấm dứt nhiệm kỳ công tác Việt Nam và trước khi rời khỏi Việt Nam.
Tiền thuế nộp thừa chỉ được hoàn đối với trường hợp cá nhân có mã số
thuế.
Đối với thu nhập ngoài tiền lương/tiền công, các cá nhân phải kê khai và
nộp thuế TNCN cho từng loại thu nhập chịu thuế ngoài tiền lương/tiền
công. Theo quy định hiện hành về thuế TNCN, cá nhân phải kê khai và
nộp thuế theo từng lần phát sinh thu nhập.

Các khoản đóng góp vào bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất
nghiệp
Các khoản đóng góp Bảo hiểm xã hội (“BHXH”) và Bảo hiểm thất nghiệp
(“BHTN”) chỉ áp dụng cho các cá nhân người Việt Nam. Các khoản đóng
góp Bảo hiểm y tế (“BHYT”) được áp dụng cho các cá nhân người Việt
Nam và người nước ngoài ký hợp đồng lao động theo Luật lao động Việt
Nam.
Các khoản đóng góp BHXH/BHTN/BHYT như sau:
BHXH

BHYT

BHTN


Người lao động

7%

1,5%

1%

Người sử dụng lao động

17%

3%

1%

Tiền lương dùng để đóng BHXH/BHYT/BHTN là tiền lương được ghi
trong hợp đồng lao động, nhưng tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu
chung (mức lương tối thiểu chung là 1.050.000 đồng/tháng áp dụng từ
1/5/2012).
Các khoản đóng góp BHXH, BHYT và BHTN do người sử dụng lao động
chi trả không phải là một khoản lợi ích chịu thuế TNCN của người lao
động. Phần bảo hiểm bắt buộc do người lao động đóng góp được khấu
trừ khi tính thuế TNCN.

34

35



Thuế khác

Kế toán và kiểm toán

Nhiều loại phí và thuế khác được áp dụng tại Việt Nam, bao gồm thuế
môn bài, và thuế trước bạ/lệ phí đăng ký.

Theo Chế độ Kế toán Việt Nam đồng tiền sử dụng cho hạch toán kế toán
là tiền đồng (VNĐ). Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được phép lựa chọn một loại ngoại tệ để hạch toán kế toán và soạn
lập Báo cáo tài chính (“BCTC”) nếu đáp ứng một số tiêu chí nhất định
được quy định trong Thông tư 244/2009/TT-BTC được ban hành bởi Bộ
Tài chính (“BTC”). Hạch toán kế toán phải bằng tiếng Việt, mặc dù một
ngoại ngữ thông dụng có thể được sử dụng đồng thời với tiếng Việt. Vào
cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê tài sản cố định,
tiền mặt và hàng tồn kho.

Kiểm tra/thanh tra thuế và các mức phạt
Việc kiểm tra/thanh tra thuế được thực hiện thường xuyên và thường
được thực hiện cho một giai đoạn gồm một số năm tính thuế. Trước khi
tiến hành kiểm tra/thanh tra thuế, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo bằng
văn bản về thời gian và phạm vi kiểm tra/thanh tra thuế đến đối tượng bị
kiểm tra/thanh tra.
Các văn bản pháp luật quy định chi tiết các mức phạt khác nhau đối với
từng hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Các mức phạt này nằm trong
phạm vi từ tiền phạt hành chính tương đối nhỏ đến các khoản tiền phạt
cao gấp nhiều lần so với khoản tiền thuế phải nộp.
Thời hiệu xử phạt về thuế là 5 năm. Tuy nhiên, không có thời hiệu truy thu
khoản tiền thuế kê khai và nộp thiếu.
Trên thực tế, việc áp dụng các hình thức phạt thường dựa trên ý kiến

chủ quan của các cơ quan thuế địa phương và không nhất quán. Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra/thanh tra
một cách triệt để và cứng rắn hơn. Do đó, nếu khi thanh tra/kiểm tra, cơ
quan thuế phát hiện người nộp thuế nộp chậm thuế, thì hầu như chắc
chắn người nộp thuế sẽ phải chịu tiền phạt và lãi chậm nộp trên số tiền
thuế nộp thiếu.

36

BCTC hàng năm của tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
phải được một công ty kiểm toán độc lập hoạt động tại Việt Nam kiểm
toán. Việc kiểm toán phải được hoàn tất trong vòng 90 ngày kể từ ngày
kết thúc năm tài chính. Doanh nghiệp phải nộp BCTC đã được kiểm toán
cho cơ quan cấp giấy phép, BTC, Cơ quan thuế địa phương, Cục Thống
kê, và các cơ quan khác theo yêu cầu của pháp luật.
Việt Nam đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán và 37 chuẩn mực kiểm
toán, về cơ bản là dựa trên các chuẩn mực quốc tế nhưng có sửa đổi cho
phù hợp với Việt Nam.

37


Phụ lục I: Các hiệp định tránh đánh
thuế hai lần
Bảng tóm tắt các mức thuế khấu trừ tại nguồn (thuế nhà thầu) theo các
Hiệp định như sau:
Người nhận
1. Algeria(*)

Tiền lãi (%)


Tiền bản
quyền (%)

Lệnh
phiếu

23. Isarel

10

5/7,5/15

1,2,3

24. Ý

10

7,5/10

2,3

25. Ireland

10

5/10/15

2


26. Nhật

10

10

1,2,3

Người nhận

Tiền lãi (%)

Tiền bản
quyền (%)

Lệnh
phiếu

-

-

-

27.Hàn Quốc

10

5/15


-

28.CHDCND Triều Tiên

10

10

1,2

-

-

-

2. Úc

10

10

-

3. Áo

10

7,5/10


1, 3

29. Kuwait (*)

4. Bangladesh

15

15

1, 2

30. Lào

10

10

-

31. Luxembourg

10

10

2

5. Belarus


10

15

1, 2

6. Bỉ

10

5/10/15

1, 2, 3

32.Malaysia

10

10

2

7. Brunei Darussalam

10

10

1, 2


33.Mông Cổ

10

10

2

1, 2

34.Ma Rốc (*)

-

-

-

-

-

1,2,3

8. Bulgaria

10

10


9. Canada

10

7,5/10

3

35.Mozambique

10. Trung Quốc

10

10

2

36.Myanmar

10

10

-

37.Hà Lan

10


5/10/15

2

10

10

1,2
1,2

11. Cuba

10

10

12. Công hòa Czech

10

10

2

38.Na Uy

13. Đan Mạch


10

5/15

1, 2, 3

39.Oman

10

10

14. Ai Cập (8)

-

-

-

40. Pakistan

15

15

1

41. Philippines


15

15

1,3

10

10/15

1,2

15. Pháp

Không áp dụng

10

-

16. Phần Lan

10

7,5/10

2, 3

42. Ba Lan


17. Đức

10

7,5/10

2, 3

43. Qatar (*)

-

-

-

44. Romania

10

15

1

10

15

-


18. Hồng Kông

10

7/10

2, 3

19. Hungary

10

10

-

45. Nga

20. Iceland

10

10

2

46. Saudi Arabia (*)

-


-

-

10

10

1,2,3

10

5/15

2

21. Ấn Độ

10

10

2

47. Seychelles

22. Indonesia

15


15

1,2

48. Singapore

38

39


Dịch vụ của PwC tại Việt Nam

Tiền lãi (%)

Tiền bản
quyền (%)

Lệnh
phiếu

-

-

-

50. Tây Ban Nha

10


10

1,2

51. Sri Lanka

10

15

1,2,3

52. Thụy Điển

10

5/15

2

53. Thụy Sĩ

10

10

1

54. Đài Loan


10

15

1,2

55. Thái Lan

10/15

15

2

56. Tunisia (*)

-

-

-

Dịch vụ pháp lý của chúng tôi tại Việt Nam được cung cấp bởi Công ty
Luật PwC, đã được Bộ Tư pháp cấp phép hoạt động từ năm 2000. Công
ty Luật PwC có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh tại
Hà Nội.

57. UAE (Liên bang các
tiểu vương quốc Ả Rập

thống nhất)

-

-

-

Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

58. Ukraine

10

10

2

59. Vương quốc Anh

10

10

1,2

60. Uzbekistan

10


15

-

61. Venezuela

-

-

-

62. Kazakhstan (*)

-

-

-

Người nhận
49. Slovakia

Dịch vụ thuế

(*) chưa có hiệu lực

Ghi chú:
1. Trong một số trường hợp các mức thuế suất theo hiệp định cao hơn
mức thuế suất thuế khấu trừ tại nguồn theo luật trong nước. Trong

trường hợp đó mức thuế suất theo luật trong nước sẽ được áp dụng.
2. Tiền lãi nhận được bởi một số cơ quan chính phủ được miễn thuế khấu
trừ tại nguồn.
3. Mức thuế suất đối với tiền bản quyền có thể khác nhau phụ thuộc vào
loại bản quyền.

40

Công ty PwC Việt Nam đã được thành lập vào năm 1994 với 2 văn phòng
chính tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi
gồm khoảng 700 nhân viên người Việt Nam và người nước ngoài có hiểu
biết sâu sắc về nền kinh tế của đất nước Việt Nam, và một kiến thức sâu
rộng về các chính sách và thủ tục đầu tư, thuế, pháp lý, kế toán và tư
vấn tại Việt Nam. PwC Việt Nam xây dựng các mối quan hệ vững chắc
với các bộ, cơ quan tài chính, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân, tổ chức thương mại và các tổ chức viện trợ không hoàn lại.

• Tuân thủ pháp luật về thuế và tư vấn cơ cấu
• Hỗ trợ doanh nghiệp làm việc với các cơ quan nhà nước, quản lý rủi
ro về thuế và giải quyết tranh chấp
• Chuyển giá
• Thẩm định thuế

Dịch vụ pháp luật (thông qua công ty luật của chúng
tôi, Công ty Luật PwC)
• Hỗ trợ thành lập pháp nhân cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam
• Rà soát tính tuân thủ về pháp lý
• Tư vấn về luật thương mại và doanh nghiệp
• Dịch vụ pháp lý liên quan đến tuyển dụng và nhân sự

• Kiểm tra tình hình pháp lý của doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn






Dịch vụ về giao dịch mua bán
Dịch vụ tài chính doanh nghiệp
Tư vấn nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp
Tư vấn về chiến lược và định giá
Tư vấn về các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giữ liên lạc với các
cơ quan của Chính phủ & về các ngành dịch vụ công ích
41


Dịch vụ kiểm toán






Kiểm toán các báo cáo tài chính
Đánh giá lại các thông tin tài chính
Thực hiện rà soát các thủ tục đã được thỏa thuận trước
Chuyển đổi các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
Tư vấn các quy định về kế toán


Hỗ trợ việc chào bán cổ phiếu lần đầu tiên trong
nước và ghi danh trên thị trường chứng khoán ở
nước ngoài
Cung cấp dịch vụ tính lương cho các doanh nghiệp
Các Dịch vụ Tư vấn về Thủ tục Hải quan và Thương
mại Quốc tế

Địa chỉ liên hệ

(Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết về các dịch vụ cung cấp
tại Việt Nam và địa chỉ liên hệ trên thế giới)
Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội
Saigon Tower, Lầu 4
Tầng 16,
29 Đường Lê Duẩn
Keangnam Hanoi Landmark 72,
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: [+84] (0)8 3823 0796
Tel: [+84] (0)4 3946 2246
Fax: [+84] (0)8 3825 1947
Fax: [+84] (0)4 3946 0705
Dịch vụ Tư vấn Thuế
Ông Richard Irwin
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân
Ông David Fitzgerald
Bà Nguyễn Hương Giang
Ông Richard Marshall

Ông Kwa Choon Kiat
Ông Nguyễn Thành Trung
Bà Brittany Chong
Dich vụ Tư vấn Pháp luật
Bà Phan Thị Thùy Dương
Ông Lê Anh Tuấn
Bà Veera Mäenpää
Dịch vụ Kiểm toán
Ông Ian Lydall
Bà Nguyễn Phi Lan
Ông Richard Peters
Ông Quách Thành Châu
Dich vụ Tư vấn Tài chính và Công
nghệ thông tin
Bà Trịnh Thu Hương
Ông Stephen Gaskill
Phụ trách khối doanh nghiệp Nhật
Bà Masako Tsunoi

Ông Satoshi Inoue

Phụ trách khối doanh nghiệp Hàn
Quốc
Ông Seong Ryong Cho
Phụ trách khối doanh nghiệp Đài
Loan
Ông Bee Han Theng
Các thông tin mới cùng những nhận định sâu sắc về thị trường Việt Nam được
cập nhật thường xuyên qua các bản tin trên trang web của công ty chúng tôi. Để
nhận được các bản tin về những thay đổi trong lĩnh vực thuế và pháp luật, xin

vui lòng liên hệ Ông Richard Irwin, Phó TGĐ, phụ trách bộ phận Dịch vụ Thuế
và Pháp luật qua email:

42

43


Các thông tin này chỉ là thông tin tổng quát và không được sử dụng như hoạt động tư vấn
với tư vấn viên chuyên nghiệp.
PwC Việt Nam giúp các tổ chức và cá nhân tạo ra giá trị mà họ mong muốn. Chúng tôi là
thành viên của hệ thống các công ty PwC trên 158 nước với gần 169.000 thành viên. Chúng
tôi cam kết mang lại các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn chất lượng. Hãy trao đổi với chúng
tôi các vấn đề của bạn và tìm hiểu rõ hơn về chúng tôi bằng cách truy cập trang web www.
pwc.com/vn.
© 2012 PricewaterhouseCoopers (Vietnam) Ltd. Bản quyền đã đăng ký. Trong văn bản
này, “PwC” là Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam, thành viên của hệ thống
PricewaterhouseCoopers, trong đó mỗi công ty là một pháp nhân độc lập và riêng biệt.



×