Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

HIỆN TRẠNG SAN HÔ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.2 KB, 14 trang )

NỘI DUNG
I. HIỆN TRẠNG SAN HÔ Ở VIỆT NAM:
Theo các nhà khoa học, với số loài san hô đã được phát hiện, có thể
khẳng định nhóm các loài san hô của Việt Nam vào loại đa dạng nhất thế giới.
Theo kết quả khảo sát sơ bộ, Việt Nam có khoảng 1.222 km2 rạn san hô, phân
bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, với diện tích lớn nhất và tính đa dạng sinh học cao ở
miền Trung và miền Nam. Các nghiên cứu của Việt Nam về san hô đã ghi nhận
gần 400 loài san hô tạo rạn tại vùng Vịnh Nha Trang, Ninh Thuận, và Côn Đảo,
mỗi nơi có hơn 300 loài.
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của vùng biển Việt Nam nói chung là
thuận lợi cho sự phát triển của san hô tạo rạn. Trừ các vùng chịu ảnh hưởng của
các lưu vực sông với độ muối thấp và độ đục cao, rạn san hô phân bố ở hầu hết
các vùng nước nông ven bờ, ven đảo có nền đáy chắc và rất giàu có ở các quần
đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Ở vùng biển thềm lục địa Việt Nam, chỉ mới ghi nhận hai kiểu cấu trúc là
rạn riềm (fringing reef) và rạn dạng nền (platform reef). Rạn dạng nền (platform)
cũng tồn tại với cấu trúc là các đảo hoặc bãi ngầm không liên kết thành dải hình
vành khuyên rộng lớn. Đây có thể coi là các “đảo san hô vòng giả” (pseudo-
atoll).
Ở vùng biển khơi xa, rạn san hô thuộc về một kiểu cấu trúc hoàn toàn
khác - đó là các đảo san hô vòng (atoll).
Vùng biển Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ tuyến khác nhau và nằm gần với
trung tâm đa dạng sinh học của san hô thế giới nên rạn san hô ở đây tương đối
giàu có về thành phần loài san hô cứng.
Điều đó cho thấy mức độ giàu có về thành phần giống loài san hô ở vùng
biển ven bờ Việt Nam. Khu hệ san hô cứng Việt Nam có tới 90% số loài giống
với san hô cứng vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Còn khu hệ san hô mềm
Alcyonaria thì có thành phần loài phong phú bậc nhất trong vùng Ấn Độ - Tây
Thái Bình Dương.
Với số lượng giống loài san hô tạo rạn đã biết, khu hệ san hô biển Việt
Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.


Tuy nhiên, theo ước tính, có tới chín phần mười trong số hơn 1.000 km2
rạn san hô ở Việt Nam đang hồi nguy cấp, trong khi tình trạng ô nhiễm môi
trường biển ngày càng tồi tệ và các nguồn lợi thủy sinh ngày càng cạn kiện. 200
điểm rạn san hô được khảo sát ở vùng biển ven bờ Việt Nam cho thấy, trong
vòng 10 năm, qua độ phủ của san hô bị suy giảm đáng kể. Một báo cáo điều tra
san hô Việt Nam cho biết, 96% san hô bị đe dọa trong đó 75% bị đe dọa nghiêm
trọng và rất nghiêm trọng.
Theo những khảo sát tại 8 điểm rạn san hô trong vịnh Nha Trang, từ năm
1994 đến năm 2005 độ phủ của san hô sống đã giảm từ 52,4% xuống 21,2%, tốc
độ giảm trung bình 2,8%/năm.
Những nguyên nhân của tình trạng này là khai thác thủy sản mang tính
hủy diệt bằng chất nổ, thuốc độc, các hoạt động du lịch, sinh vật địch hại, bệnh
san hô...
Thời gian gần đây, tình trạng khai thác san hô trái phép, đặc biệt là san hô
đen ở vùng biển đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) đang có chiều hướng gia tăng, đe
doạ đến môi trường sinh thái ở vùng biển đảo này.
Theo Viện Nghiên cứu Bộ Thuỷ sản, hiện nay dải san hô bờ Đông Nam
của đảo Cồn Cỏ chỉ còn 40% sự đa dạng so với trước và không còn giữ được vẻ
đẹp nguyên sơ như ban đầu vốn có của nó. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có
một hành động kiên quyết nào của các cấp chính quyền đối với việc này. Và
hàng ngày, hàng giờ điểm du lịch này đang mất dần sự hấp dẫn trong mắt du
khách.
Nguy hại hơn, các đối tượng còn sử dụng bộc phá, thuốc nổ để đánh bắt
cá ở vùng biển này làm cho dải san hô bị vỡ và chết khá nhiều.
Các nhà khoa học sửng sốt trước sự suy thoái nghiêm trọng của các rạn
san hô ở vùng Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới. Năm 1985, hầu như
chỗ nào ven đảo Hạ Long cũng đều có san hô. Đến năm 1998, mất 1/3 rạn san
hô so với năm 1985. Khảo sát hồi giữa tháng 6 năm nay cho thấy vịnh Hạ Long
và Bái Tử Long hầu như không còn san hô nữa.
Riêng khu vực vùng biển đảo san hô Cô Tô, bao gồm 15 đảo lớn nhỏ,

theo báo cáo của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, Bộ Thủy sản, thì
san hô chết khoảng từ 80-85%. Bên cạnh đó, nhiều rạn san hô tại khu vực Rạn
Mè và phía Nam Bãi bắc của khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã bị chết.
30 năm nữa, vịnh Nha Trang có thể không còn san hô sống. Nguy cơ trên
được Viện Hải dương học nêu ra ngày 11/6/2007 trong tham luận tại Hội thảo
“Vì sự phát triển bền vững vịnh Nha Trang”do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức,
một trong những hoạt động của Festival Biển 2007.
Hình 3 - San hô ở vịnh Nha Trang.
Tuy nhiên, một điều đáng mừng là san hô đang phục hồi tại Khu Bảo tồn
biển Nha Trang. Theo các chuyên gia san hô của Tổ chức Môi trường Liên hợp
quốc: San hô trong phạm vi 9 đảo thuộc vùng lõi của Khu Bảo tồn biển Vịnh
Nha Trang (Khánh Hòa) hiện đang có dấu hiệu phục hồi, báo hiệu thời gian tới
sẽ có thêm nhiều loài cá rạn tìm về sinh sống.
Năm 2002, các nhà khoa học thống kê được: Trong khu vực Hòn Mun -
Nha Trang có 350 loài san hô, 220 loài cá rạn, vi tảo 55 loài, cỏ biển 7 loài. Dựa
vào tiềm năng nguồn lợi, các nhà khoa học cho rằng khả năng quần thể sinh vật
trên vùng Vịnh Nha Trang còn nhiều hơn nữa song có lẽ do bị ảnh hưởng từ
nhiều yếu tố nên đã bị mất đi, nếu được bảo tồn tốt sẽ được phục hồi trở lại.
Thực tế cho thấy, vào cuối tháng 12-2007, theo kết quả của nhóm chuyên gia
khảo sát thì độ bao phủ san hô tại vùng lõi đã tăng lên đáng kể. Số lượng loài
không thay đổi nhưng sự ổn định của thành phần cấu trúc nền đáy rạn đang có
tín hiệu phục hồi. Đây chính là cơ sở để quần thể sinh vật có điều kiện sinh sống
trên rạn tìm về cư ngụ và phát triển.
So sánh với tình trạng của các rạn san hô trong khu vực, mô hình tính
toán mới nhất của các nhà khoa học cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm các
nước có tỷ lệ các rạn bị đe dọa nhiều nhất (cùng với Philippines, Trung Quốc,
Đài Loan và Indonesia).
II. TẦM QUAN TRONG CỦA SAN HÔ:
* Đối với vùng ven biển:
Các dải san hô có những vai trò quan trọng như hỗ trợ ngành ngư nghiệp

và du lịch, đồng thời có tác dụng làm đê chắn sóng tự nhiên khi có bão. Ngoài
ra, các dải san hô còn góp phần làm đa dạng hóa hệ sinh thái. Theo ước tính của
Chương trình bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), giá trị kinh tế của 1
km vuông san hô vào khoảng 100.000 - 600.000 USD/năm.
Theo các nhà hải dương học, những rạn san hô chính là biểu hiện đầy đủ
của hệ sinh thái ven biển, là nền, lá chắn cho hệ sinh thái ngoài khơi, Bờ biển và
ngoài khơi Việt-nam tương đối cạn và nước biển nóng nên có nhiều tập đoàn san
hô. Những đá ngầm san hô mọc như vậy tạo thành ba loại kỳ quan tự nhiên ở
Trung-bộ (xem hình 4).

Hình 4 – Sự thành hệ san hô
San hô bám vào bờ tạo thành những ria đá ngầm. Có khi những ria đó làm
cho đất liền lấn dần ra biển. Sóng biển đập phá đá ngầm và đẩy những mảnh vụn
vào bờ tạo thành những bãi cát. Nhờ đó mà Trung-bộ nổi tiếng với những bài cát
vàng.
Các rạn san hô cũng là nơi cư trú của rất nhiều loài cá đẹp và quý. Cá rạn
san hô (RSH) được hiểu là “tất cả các loài cá có đời sống gắn liền với sinh cảnh
của rạn san hô trong một giai đoạn nhất định hoặc toàn bộ vòng đời”. Cá RSH có
vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái rạn san hô thông qua việc
tham gia vào chuỗi thức ăn. Một số loài cá rạn rất nhạy cảm với sự thay đổi của
các yếu tố môi trường, nên chúng được coi như nhóm sinh vật chỉ thị gián tiếp
cho sức khỏe của rạn san hô (Michael, 1995). Đây là một trong những cơ sở
khoa học giúp cho các nhà quản lý có thể đánh giá nhanh phục vụ cho việc bảo
vệ và quản lý bền vững hệ sinh thái rạn san hô. Ngoài ra, nhiều nhóm cá rạn có
giá trị kinh tế cao, đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho hàng triệu ngư dân
ven biển.
San hô suy thoái và bị tiêu diệt đồng nghĩa với các nguồn lợi thủy sinh bị
suy giảm nghiêm trọng. Đấy là chưa kể việc mất đi con đê chắn sóng tự nhiên
mỗi khi gió bão hay sóng thần đánh vào bờ.
Kết quả nghiên cứu trong 2 năm 2005- 2006 đã thống kê được tổng số

khoảng 340 loài thuộc 115 giống, 47 họ phân bố tại 8 vùng dự kiến thiết lập
KBTB. Bước đầu đã xác định được hiện trạng cấu trúc thành phần loài cá rạn
san hô tại 8 vùng dự kiến thiết lập KBTB bao gồm 340 loài, thuộc 115 giống và
47 họ. Số lượng họ, giống và số lượng loài cá rạn san hô có sự dao động khá lớn
giữa các khu vực đảo nghiên cứu và giữa các vùng biển phân chia theo giới hạn
địa lý, với xu hướng tăng dần từ các đảo phía Bắc đến phía Nam. Sự chênh lệch
về số lượng loài cá rạn giữa các vùng rạn san hô và theo vùng địa lý có thể lý
giải là do có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, môi trường, đặc biệt là có sự
khác nhau về cấu trúc rạn san hô và các hợp phần nền đáy rạn giữa các vùng
biển nghiên cứu (Michael, 1995; N. C. Hoàn, 2006). Do vậy, nhiều nhóm loài có
đặc tính thích nghi sinh thái, chỉ phân bố ở vùng biển phía Nam hay chỉ phân bố
ở vùng biển phía Bắc hoặc chỉ phát hiện phân bố ở vùng đảo này mà lại không
phát hiện thấy phân bố ở vùng đảo kia.

Hình 5
Nguồn lợi cá rạn san hô tại Côn Đảo Nguồn lợi cá rạn san hô tại đảo Phú
Quý
Các rạn san hô cũng bảo vệ cho các vùng ven bờ tránh xói mòn. Trong
trường hợp các đảo san hô vòng, san hô cung cấp nền móng cho chính bản thân
đảo . Tại ấn Độ Dương, 77% các đảo độc lập và các quần đảo được hình thành
duy nhất từ sự tích luỹ các rạn san hô.
Các rạn san hô khác hẳn so với các môi trường biển khác bởi tính đa dạng
loài của chúng, nhưng nhiều loài của rạn san hô cũng phụ thuộc vào các hệ sinh
thái kết hợp khác.
Thông thường, các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển có mối liên
hệ vật lý và sinh học:
• Các rạn san hô như những đê chắn sóng tạo điều kiện cho các rừng ngập
mặn ven biển phát triển;
• Chất canxi của rạn cung cấp cát và trầm tích để rừng ngập mặn và cỏ biển
sinh trưởng trên đó; và

×