Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

So sánh các quy định về văn hóa, giáo dục, khoa học trong hiến pháp trung quốc và hiến pháp một số nước đông nam á những

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.85 KB, 11 trang )

So sánh các quy định về văn hóa, giáo dục,
khoa học trong Hiến pháp Trung Quốc và
hiến pháp một số nước Đông Nam Á –
Những kinh nghiệm có thể tiếp thu


1. So sánh
Khác với nhóm quốc gia Châu Âu hay Bắc Mỹ, nơi mà các nguyên
tắc về dân chủ và nhà nước pháp quyền được chấp nhận và thực thi đầy
đủ trên thực tiễn và có sự tương đồng cao về chính trị, thì Trung Quốc
và các nước Đông Nam Á lại có sự khác biệt lớn về chế độ chính trị,
quan niệm về dân chủ, nhà nước pháp quyền, kể cả về chức năng, bản
chất của hiến pháp. Do sự khác biệt này dẫn đến các quy định về văn
hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ trong Hiến pháp Trung Quốc 1982
và hiến pháp một số nước Đông Nam Á khác biệt nhau khá lớn.
Nhà nước cai trị và nhà nước phục vụ
Do ảnh hưởng bởi quan niệm triết học “nhà nước là sản phẩm của
cuộc đấu tranh giai cấp không thể dung hòa được nữa, công cụ bạo lực
của giai cấp này đối với giai cấp khác1[1]”. Nên Lời nói đầu của Hiến
pháp Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định nhà nước Trung Quốc là
“nhà nước chuyên chính vô sản)”2[2]. Với cách quan niệm này thì nhà
nước tiếp tục thực hiện chức năng cai trị giống như chức năng cai trị
của nhà nước phong kiến hàng ngàn năm trước, chỉ khác ở chỗ là nhà
nước phong kiến phục vụ giai cấp phong kiến, còn nhà nước Trung
Quốc hiện nay phục vụ giai cấp vô sản. Khi quan niệm nhà nước sinh
ra là để cai trị, thì sẽ dẫn đến tiếp cận vấn đề văn hóa, giáo dục, khoa
học trước hết là vấn đề “quản lý nhà nước đối với văn hóa, giáo dục,
khoa học”, để bảo đảm sự thống trị về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản,


chứ không tiếp cận văn hóa, giáo dục, khoa học là một quyền cơ bản


của công dân.
Ngược lại với quan niệm trên về nhà nước thì hiến pháp các nước
Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philipines coi nhà nước sinh
ra sau con người và do tất cả thành viên trong xã hội lập ra để phục vụ
chính mình, nên nhà nước có chức năng phục vụ. Do các bản hiến pháp
này quan niệm nhà nước là của dân, do dân, vì dân chứ không phải là
của giai cấp, do giai cấp, vì giai cấp như Hiến pháp Trung Quốc. Và
khi nhà nước là của dân, do dân và vì dân hay nói cách khác nhà nước
là của toàn bộ xã hội thì văn hóa, giáo dục, khoa học không có chức
năng nhằm bảo đảm sự thống trị về mặt tư tưởng của một nhóm người
nào cả, mà thay vào đó là bảo vệ quyền về văn hóa, giáo dục, khoa học
của tất cả các thành viên và phục vụ nhu cầu văn hóa, giáo dục của
công dân trên cơ sở công dân trả tiền thuế. Chính vì quan niệm này,
nên hiến pháp các nước ASEAN tiếp cận các vấn đề văn hóa, giáo dục,
khoa học chủ yếu với tư cách là các quyền cơ bản của công dân, chứ
không tiếp cận với mục tiêu áp đặt tư tưởng, để bảo đảm sự thống trị về
mặt tư tưởng của thế lực cầm quyền.
Pháp luật tự nhiên và pháp luật thực chứng: quyền của công dân
và quyền của nhà nước cái nào có trước?
Người Trung Quốc xây dựng hiến pháp dựa trên chủ nghĩa pháp luật
thực chứng. Pháp luật thực chứng với mệnh đề điển hình: “Luật là luật,


mệnh lệnh là mệnh lệnh, bất chấp nội dung của nó thế nào” 3[3]. Theo
quan niệm của chủ nghĩa pháp luật thực chứng thì quyền của công dân
có được là do nhà nước trao cho, hay nói cách khác nhà nước là người
đóng vai trò ban phát quyền cho công dân. Còn quyền lực nhà nước bắt
nguồn từ đâu? Họ quan niệm quyền lực nhà nước bắt nguồn từ cuộc
đấu tranh giai cấp4[4] và bạo lực cách mạng; quyền lực gắn liền với
sức mạnh và chỉ sức mạnh, không nhất thiết phải có tính chính đáng

(legitimation). Chủ nghĩa pháp luật thực chứng được học giả biết đến
với câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông5[5]: quyền lực hình thành từ
nòng đại bác. Tư duy của chủ nghĩa pháp luật thực chứng thể hiện rõ
nhất tại Điều 43, 44, 45, 46 Hiến pháp Trung Quốc 1982, khi quy định
về quyền của công dân theo công thức “nhà nước quy định”, “nhà nước
bảo đảm”, “nhà nước phát triển”6[6]. Cũng chính vì quan niệm này, mà
thực tiễn pháp luật ở Trung Quốc cho thấy, phạm vi quyền tự do mà
công dân được hưởng trên thực tế sẽ được cân nhắc trong mối quan hệ
lợi ích nhà nước – công dân, chứ không chú trọng quan hệ công dân –
công dân. Và hệ quả của đặt trọng tâm của việc cân nhắc vào lợi ích
nhà nước, là một vấn đề nào đó khó quản lý thì cách đơn giản nhất là
“cấm”.
Ngược lại với Hiến pháp Trung Quốc, hiến pháp các nước Malaysia,
Indonesia, Singapore, Thái Lan xuất phát từ quan niệm về pháp luật tự
nhiên để đi đến quan niệm hiến pháp là bản khế ước xã hội. Và thông


qua khế ước xã hội này, nhân dân trao quyền cho nhà nước. Hay nói
cách khác, những quyền mà nhà nước có là do dân ủy cho. Quyền cơ
bản của công dân trong hiến pháp không phải là "quà tặng" của nhà
nước trao cho nhân dân, mà là quyền tự nhiên vốn có của nhân dân, và
nhân dân quyết định giữ lại hoàn toàn mang tính bất khả xâm phạm
hoặc trao cho nhà nước quyền hạn chế một vài quyền tự do cơ bản
trong những điều kiện và theo những nguyên tắc mà hiến pháp đã ấn
định. Khi cân nhắc hạn chế hay chi tiết hóa các quyền cơ bản của công
dân, các nhà lập pháp, lập quy phải cân nhắc việc hạn chế quyền tự do
trước hết là trong mối quan hệ công dân – công dân, giữa quyền tự do
của người này với quyền tự do của người khác, giữa hai quyền tự do
mang tính loại trừ và trong một trường hợp cụ thể thì cần phải ưu tiên
quyền tự do nào trước quyền tự do này7[7]. Và tất cả sự cân nhắc này

là vì quyền tự do của công dân, nhằm mục đích bảo đảm quyền tự do
của công dân tốt hơn, chứ không phải vì mục đích tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho quản lý nhà nước.
Điều này thể hiện ra trong kỹ thuật soạn thảo hiến pháp các nước
Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia thường đặt ra các nguyên tắc
chặt chẽ đối với các nhà lập pháp trong quá trình ban hành các quy định
hạn chế hoặc chi tiết hóa các quyền tự do cơ bản của công dân, đặc biệt
hạn chế sự tùy tiện của nhà nước trong vấn đề này8[8]. Cũng chính vì
quan niệm về quyền tự nhiên của con người, nên hiến pháp các quốc
gia này phân biệt rõ nhân quyền, quyền cơ bản của công dân, quyền của


công dân theo các văn bản luật và dưới luật. Sự khác biệt theo quan
điểm của họ không chỉ dừng lại ở cấp độ văn bản thể hiện nội dung các
quyền đó, mà sự khác biệt về mặt bản chất và biện pháp bảo vệ. Còn
Hiến pháp Trung Quốc, xuất phát từ quan niệm của chủ nghĩa pháp luật
thực chứng cho rằng tất cả các loại quyền mà người dân có được là do
nhà nước trao cho, kể cả quyền con người phải được nhà nước công
nhận thì mới có giá trị, nên quyền con người, quyền cơ bản của công
dân và quyền công dân trong các văn bản luật, dưới luật chỉ khác nhau
ở cấp độ thể hiện của văn bản, chứ không khác nhau về bản chất và tất
cả ba loại quyền này đều là quyền “theo quy định của pháp luật”, không
có quyền nào là quyền tự nhiên vốn có của con người cả.
Giới hạn và định hướng cho khoa học
Về mục đích và giới hạn của nghiên cứu khoa học trong Hiến pháp
Trung Quốc 1982 và hiến pháp các nước Malaysia, Indonesia,
Singapore, Thái Lan có sự khác biệt rất đáng kể. Hiến pháp các nước
ASEAN vừa liệt kê đưa ra một vài giới hạn cho nghiên cứu khoa học
như: cấm các khoa học phát triển các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Còn Hiến pháp Trung Quốc 1982 thì chưa yên tâm với việc vạch ra các

vùng cấm như hiến pháp các nước ASEAN mà còn áp dụng một biện
pháp hạn chế thứ hai: định hướng, đặt ra kim chỉ nam cho khoa học,
đặc biệt là đối với khoa học xã hội, phạm vi nghiên cứu phải tuân theo
một trục tiền định, được đặt ra từ hàng trăm năm trước, để bảo đảm
rằng khoa học sẽ phục vụ tốt nhất cho nhà nước. Để bảo đảm được điều
này thì đòi hỏi nhà nước Trung Quốc phải đóng vai trò lớn hơn so với


các nhà nước ASEAN, bà đỡ cho nghiên cứu khoa học. Điều này thể
hiện ra về mặt hình thức: từ “nhà nước” được nhắc đến rất nhiều lần
trong Chương 2 của Hiến pháp Trung Quốc 1982 nói chung và các quy
định về văn hóa, giáo dục, khoa học nói riêng.
Quyền và nghĩa vụ
Theo quan niệm của các nước theo chủ nghĩa pháp luật tự nhiên thì
đối với nhân quyền thì chỉ có quyền mà không đề cập nghĩa vụ. Và đối
với một vấn đề thì hoặc là chủ thể có quyền hoặc là có nghĩa vụ, vì vậy
trong hiến pháp của các quốc gia này không tìm thấy quy định theo
kiểu “công dân có quyền đồng thời có nghĩa vụ...”.
Ngược lại trong Chương các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
của Hiến pháp Trung Quốc 1982 có một số điều khoản quy định công
dân vừa có quyền đồng thời nghĩa vụ đối với một số vấn đề (Điều 42:
làm việc , Điều 46: học tập). Điều này, thực sự gây lúng túng cho
những công dân thực sự tin tưởng vào hiến pháp, họ sẽ băn khoăn tự
hỏi nếu họ có nhà cho người khác thuê, có tiền gửi ngân hàng lấy lãi và
dùng tiền đó để chi tiêu và thời gian còn lại đi ngao du tứ hải thì có bị
bỏ tù vì vị phạm nghĩa vụ làm việc ở Điều 42 Hiến pháp Trung
Quốc1982; và nếu bỏ học đại học giữa chừng theo gương Billgate thì
có bị xem là không thực hiện nghĩa vụ học tập tại Điều 46 Hiến pháp
Trung Quốc 1982 không?
2. Khuyến nghị



Qua phân tích, so sánh các quy định về văn hóa, giáo dục, khoa học
trong Hiến pháp Trung Quốc 1982 và hiến pháp một số nước Đông
Nam Á, có thể rút ra một số bài học sau cho Việt Nam:
Xây dựng các quy định hiến pháp nói chung, cũng như các quy định
về văn hóa, giáo dục, khoa học nên dựa vào quan niệm "nhà nước phục
vụ" thay vì quan niệm "nhà nước cai trị".
Khi đưa ra các quy định hiến pháp về quyền cơ bản của công dân
liên quan văn hóa, giáo dục, khoa học thì nên xem rõ quyền đó là "vị
nhà nước" hay “vị nhân dân", và quyền đó mang tính tự nhiên hay do
nhà nước ban phát.
Đối với một vấn đề thì công dân chỉ có quyền hoặc nghĩa vụ, chứ
không nên quy định quyền đồng thời nghĩa vụ.
Nên đưa ra con đường cụ thể cho công dân bảo vệ các quyền tự do
cơ bản của mình khi cho rằng quyền của mình đang bị xâm phạm. Theo
đó, "khi quyền và tự do của một người được công nhận bởi hiến pháp
này nhưng bị xâm phạm thì có thể viện dẫn các điều khoản của hiến
pháp này để khởi kiện ra trước tòa án hoặc sử dụng các điều khoản hiến
pháp để bảo vệ mình trước tòa án". Một người có thể khởi kiện trực
tiếp chống lại nhà nước phù hợp với các điều khoản của hiến pháp.
Nên đặt ra các tiêu chí, điều kiện, phạm vi hạn chế đối với cơ quan
lập pháp mà Điều 29 Hiến pháp Thái lan 2007 là một ví dụ tốt. Các đạo
luật vượt ra ngoài phạm vi này ngay lập tức bị coi là vi hiến. Trong bốn


tiêu chí này có một tiêu chí về hình thức và ba tiêu chí về nội dung. Các
tiêu chí này gồm: tố quyền kèm theo (Rechtswegsgrantie), phải viện
dẫn điều khoản hiến pháp (Zitiergebot), không được ban hành luật
nhắm vào áp dụng cho một trường hợp cụ thể (Einzelverbot), tính bất

khả xâm phạm của vùng lõi của quyền tự do (Wesensgehaltsgarantie)
và nguyên tắc mối quan hệ tương đối (Verhältnisprinzip).
Nên tham khảo kỹ thuật lập hiến đơn giản của Hiến pháp Singapore
năm 1965. Kỹ thuật này đưa ra quyền tự do + đưa ra hai nhóm tiêu, hai
nhóm quan hệ xã hội mà các quyền tự do có thể bị hạn chế. Nghĩa là
ngoài hai nhóm này thì công dân hoàn toàn tự do.
Trong quá trình xây dựng các quy định liên quan quyền của công dân
liên quan văn hóa, giáo dục, khoa học nên phân biệt rõ hai loại quyền:
các quyền tự do mang tính loại trừ và các quyền tự do phải được tổ
chức, triển khai. Đối với quyền tự do thuộc nhóm thứ nhất thì chỉ cần
không bị người khác cấm đoán, xâm phạm thì tự nó đã được xem là
hiện thực hóa. Còn đối với nhóm quyền thứ hai, nếu không có sự tổ
chức triển khai thì sẽ không thể trở thành hiện thực. Nên quyền này
mang tính chất là “quyền thụ hưởng" hơn là quyền tự do./.


[1] Hans Kelsen. (1976). The communist Theory of law. Scientia
Verlag. Newyork. p.53.
[2] Bằng tiếng Anh: “The people's democratic dictatorship led by the
working class and based on the alliance of workers and peasants, which
is in essence the dictatorship of the proletariat, has been consolidated
and developed“.
[3] Gustav Radbruch (2003), Fünf Minuten Rechtsphilosophie, in:
Rechtsphilosophie – Studienaufgabe: Herausgeben von Ralf Dreier und
Stanley L.Paulson, S. 209.
[4] Friedrich Engels (1884), Kapitel „Entstehung des athenischen
Staats“ in "Der Ursprung der Familie, des Privateigentums und des
Staats"; vgl. Karl Max (1850), Die Klassenkämpfe in Frankreich 1848
bis 1850
[5] Christopher Enright (2005), Introduction to Legal Theory, am

28.5.2005 S. 2
[6]Xem Hiến pháp Trung Quốc 1982 tại
/>9[7] Xem Điều 28 Khoản 1 Hiến pháp Thái Lan năm 2007.


10[8] Điển hình là Điều 29 Hiến pháp Thái Lan năm 2007.

TS. Võ Trí Hảo - Khoa Luật Kinh tế, trường Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh.



×