Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Dạng câu hỏi vấn đáp dùng thi hết học phần môn luật dân sự 1 hệ chính quy dài hạn, văn bằng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.46 KB, 11 trang )

DẠNG CÂU HỎI
DÙNG THI HẾT HỌC PHẦN MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
Hình thức: Vấn đáp
Cho hệ Chính Quy dài hạn, Văn bằng 2

Câu 1:
Tại sao nói quan hệ tài sản là đối tượng chủ yếu của Luật Dân sự. Cho ví dụ
chứng minh.

Câu 2:
Khái niệm, đặc điểm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân?
Câu 3:
Khái niệm, đặc điểm năng lực hành vi dân sự của cá nhân?

Câu 4:


Phân biệt giữa người không có năng lực hành vi dân sự với người mất năng
lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Câu 5:
Phân biệt giữa tuyên bố mất tích và tuyên bố chết.

Câu 6:
Phân tích điều kiện một tổ chức là pháp nhân. Cho ví dụ.

Câu 7:
Những khẳng định sâu đây là đúng hay sai. Vì sao?
a. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh cùng một
thời điểm.
b. Tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi do cha mẹ quản lý.
c. Khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực hành vi và năng lực pháp


luật của pháp nhân phát sinh cùng thời điểm.

Câu 8:


Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản? Cho ví dụ đối với tài sản có
đăng ký quyền sở hữu?

Câu 9:
Tài sản là gì? Vé số có phải tài sản không. Vì sao?

Câu 10:
Phân loại tài sản. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng
luật dân sự.

Câu 11:
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành?

Câu 12:
Thời hiệu khởi kiện quyền thừa kế?

Câu 13:


Nội dung của quyền sở hữu. Trong ba quyền thì quyền nào là quan trọng
nhất. Vì sao?
Câu 14:
Phân biệt giữa chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và
chiếm hữu không có căn cứ pháp không ngay tình. Vận dụng để giải quyết
các vụ việc cụ thể.

Câu 15:
Bảo vệ quyên sở hữu trong luật dân sự. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong
Luật dân sự khác với luật Hình sự ở điểm nào?

Câu 16:
Hãy cho biết trong các tổ chức sau, tổ chức nào có hoặc không có tư cách
pháp nhân. Giải thích vì sao?
a.

Hợp tác xã mua bán M;

b.

Tổ hợp cơ khí ;

c.

Doanh nghiệp tư nhân Thái Hà;

d.

Đoàn luật sư tỉnh Q;

e.

Khoa Luật trực thuộc Đại học Huế;


f.


Khoa quản trị kinh doanh - thuộc trường ĐH kinh tế quốc dân Hà Nội.

Câu 17:
Hộ gia đình. Tại sao hộ gia đình là chủ thể hạn chế của quan hệ pháp luật dân
sự?
Câu 18:
Tổ hợp tác. Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác?
Câu 19:
Những quy định khác về quyền sở hữu? Ý nghĩa của quy định này.

Câu 20:
Ông A thỏa thuận bán cho ông B ngôi nhà ở. Hợp đồng mua bán nhà đã
được công chứng (chứng thực) và hai bên đã giao đủ tiền, giao nhà và giấy tờ
nhà cho nhau nhưng chưa làm thủ thục đăng ký quyền sở hữu nhà ở. Một
năm sau ông A bị Tòa án nhân dân xử phải trả nợ 700 triệu đồng. Do bản án
có hiệu lực pháp luật nên cơ quan thi hành án dân sự thực hiện thi hành. Theo
hồ sơ tại Ủy ban nhân dân, ngôi nhà trên vẫn đứng tên ông A nên cơ quan thi
hành án thông báo xử lý theo quy định của pháp luật thi hành án.
Để có căn cứ xử lý, hãy xác định ngôi nhà ở trên thuộc sở hữu của ai, nếu:
-

Hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng ngày 15/6/2005.


-

Hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng ngày 15/6/2008.

Câu 21:
Những khẳng định sau là đúng hay sai. Vì sao?

1. Thời điểm mở thừa kế khi một cá nhân chết.
2. Khi một bên vợ hoặc chồng chết trước thì toàn bộ tài sản chung của họ
thuộc về người còn sống.
3. Người có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của những người thừa kế
khác thì không có quyền hưởng di sản.
4. Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức.
5. Người đã được thừa kế theo pháp luật thì không có quyền thừa kế theo
di chúc nữa.

Câu 22:
Những khẳng định sau là đúng hay sai. Vì sao?
1.

Vợ, chồng đã kết hôn với người khác thì không được thừa kế di

sản của Vợ (chồng) đã chết trước.


2.

Di chúc được công chứng có hiệu lực pháp luật cao hơn các hình

thức di chúc khác.
3.

Di chúc bằng văn bản có hiệu lực pháp luật từ khi người lập di

chúc ký tên hoặc điểm chỉ vào di chúc.

Câu 23:

Ông A và bà B kết hôn hợp pháp, có 03 người con chung là C, D và E đều đã
thành niên và có công việc ổn định. Hãy xác định di sản thừa kế trong
trường hợp sau: Ông A chết năm 1998 có ngôi nhà ở là tài sản chung của A,
B trị giá 500 triệu đồng; ông A có tài sản riêng là 50 triệu đồng; ông A và bà
B góp vốn vào công ty cổ phần là 200 triệu đồng (và có khoản lợi tức thu
được 46 triệu đồng); ông A và bà B còn nợ Ngân hàng công thương 40 triệu
đồng chưa đến hạn trả nợ.

Câu 24:
Ông A và bà B kết hôn hợp pháp, có 03 người con chung là C, D và E đều đã
thành niên và có công việc ổn định. Hãy xác định di sản thừa kế trong
trường hợp sau: Khi ông A chết năm 2005 khoản tiền phúng viếng là 60 triệu
đồng; ông A bà B có ngôi nhà là tài sản chung trị giá 500 triệu đồng; bà B có
nợ riêng 30 triệu nhưng lại yêu cầu trừ vào di sản thừa kế của ông A.


Câu 25:
Thời điểm mở thừa kế và ý nghĩa?
Câu 26:
Di sản thừa kế là gì. Các khoản nợ do người chết để lại có phải là di sản thừa
kế không?
Phân biệt di sản và di tặng?
Câu 27:
Phân tích quy định tại Điều 643 của Bộ Luật dân sự?
Câu 28:
Hàng thừa kế theo pháp luật trong BLDS 2005? So sánh với BLDS 1995?
Câu 29:
Thừa kế thế vị trong BLDS 2005. Điểm mới so với BLDS 1995?
Câu 30:
Các điều kiện có hiệu lực của di chúc?

Câu 31:
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc?


Ông A và bà B có ba người con là C,D và E (đều đã thành niên và có công
việc ổn định). Ông A chết có để lại nội dung di chúc như sau:
a.

Cho D được hưởng toàn bộ di sản?

b.

Cho D hưởng 2/3 di sản và truất quyền thừa kế của bà B.

c.

Cho D hưởng 2/3 di sản.

(Các trường hợp trên là độc lập, di sản thừa kế là 600 triệu đồng)
Câu 32:
Quyền của người lập di chúc? Một người truất quyền thừa kế của con đẻ
bằng văn bản mà không lập di chúc có hợp pháp không? Vì sao?
Câu 33:
Hiệu lực pháp luật của di chúc. Phân biệt giữa di chúc không phát sinh hiệu
lực và di chúc vô hiệu?
Câu 34:
Hiệu lực pháp luật của di chúc? Phân biệt di chúc vô hiệu và di chúc không
phát sinh hiệu lưc?
Những trường hợp sau đây di chúc nào có hiệu lực:
a.


Năm 2003 ông A lập di chúc cho B hưởng thừa kế quyền sử dụng 300

m2 đất ở tại số 16 đường H (di chúc hợp pháp); năm 2006 ông A lại lập di


chúc cho anh C được thừa kế quyền sở hữu 300m2 đất trên. Khi ông A chết
năm 2009, có hai bản di chúc đối với một tài sản.
b.

Năm 2003 ông A lập di chúc cho B hưởng thừa kế 300 m2 triệu (di

chúc hợp pháp); năm 2006 ông A lại lập di chúc cho anh C được thừa kế 300
triệu đồng trên. Khi ông A chết năm 2009, có hai bản di chúc đối với một tài
sản (Toà án xác định di chúc lập năm 2006 do bị lừa dối).

...........................................................................................................
Phương thức:
1.

Bốc thăm câu hỏi (nếu đổi câu hỏi bị trừ 1.5 điểm cho mỗi lần), luôn

duy trì khoảng từ 5-7 sinh viên trong phòng.
2.

Trả lời câu hỏi bằng giấy trong khoảng 5 phút (các ý chính và nộp lại

khi trả lời xong).
3.


Trả lời nội dung chuẩn bị.

4.

Cán bộ hỏi thi hỏi thêm các nội dung liên quan câu hỏi và học phần.

5.

Thống nhất điểm thi giữa hai cán bộ.

(không sử dụng tài liệu khi chuẩn bị nội dung câu hỏi)




×