CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI
CÂU HỎI:
Câu1. Phân tích những điều kiện ra đời của triết học Hy lạp - Lamã cổ đại làm
rõ cơ sở hình thành triết học nói chung và nền văn minh Hy La nói riêng.
Câu2. Phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học HyLa cổ đại, lấy dẫn
chứng.
Câu4. Những đặc điểm tư tưởng triết học của trưởng phái ÊLê. (cuối thế kỷ VI-
đầu thế kỷ V tcn)
Câu3.Những nội dung tư tưởng của triết học Hê-ra-clít.(520-460 tcn)
Câu5. Nội dung tư tưởng triết học của Pi-Ta-Go.
Câu6. Quan điểm triết học của ĐêMôCRít qua học thuyết nguyên tử luận.
Câu 7.Quan điểm triết học của XôCrát.(469-399 tcn)
Câu 8. Tư tưởng triết học của Platôn với học thuyêt lý luận của ông.
Câu 9. Vấn đề bản thể luận và nhận thức luận của Arxtot, làm rõ những đóng
góp và hạn chế.
Câu 10. Tư tưởng triết học Ê-PI-Quya. (nêu những đóng góp mới ở lập trường
khoa học.
TRẢ LỜI:
Câu1. Phân tích những điều kiện ra đời của triết học Hy lạp - Lamã cổ đại làm
rõ cơ sở hình thành triết học nói chung và nền văn minh Hy La nói riêng.
Triết học ra đời vào thời kỳ phức tạp mâu thuẫn của sự tồn tại của chính
mảnh đất I-ô-ni, bùng nổ mâu thuẫn giữa nền dân chủ chủ nô quý tộc-sự thay đổi các
bạo chúa (Tyran) khác nhau.
+ Ngoại xâm đe doạ: từ Li-đi, sự xâm lăng của Ba tư năm 546trước công nguyên. sự
xâm lược này làm suy tàn các ngành nghề phát triển( thủ công nghiệp) của mảnh đất I-
ô-ni.
+ Buôn bán phát triển do sự điều kiện tự nhiên thuận lời: đường biển, đường bộ với
vùng Đông á, AiCập vào vùng duyên hải của biển Địa Trung Hải.
Khoa học thực nghiệm( quan sát) đã cho phép thu được các tri thức khoa
học: toán học, vật lý học, thiên văn học, thuỷ văn, và các khoa học về con người.vv.
những tri thức này đòi có một cách giải thích tự nhiên như là tổng thể. Những nhà
triết học sơ khai đựoc gọi là (các nhà physíc) hay “phijiologic” trong hình thức sơ
khai ban đầu những tri thức này xen kẽ với tri thức triết học, quan điểm chính trị và
chúng gắn quyện với nhau tạo thành một khối thống nhất chặt chẽ không thể chia sẻ
được.
- Sự ra đời của triết học HyLa gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật tự phát,
biện chứng ngâng thơ arixtốt- nhà lịch sử triết học đầu tiên trong lịch sử đã khẳng
định rằng các nhà triết học đầu tiên là các nhà “ tư nhiên” và là những nhà duy vật.
Chủ nghĩa duy vật của các nhà tư tưởng cổ HyLạp đã hình thành và trưởng thành
trong mối liên quan chặt chẽ với sự tích luỹ tri thức khoa học trong cuộc đấu tranh
chống tôn giáo và chống các yêu tố tôn giáo của thần thoại.
- Triết học HyLa còn tiếp thu được từ thần thoại HyLạp những yếu tố tích cực của
thần thoại đó, nghĩa là những yếu tố phản ánh kinh nghiệm lao động của nhân dân,
phản ánh ước mơ, các yếu tố này hợp thành di sản tư tưởng quý báu mà nghệ thuật và
triết học cổ HyLạp đã tiếp thu.
- Sự giao lưu tư tưởng Đông-Tây đã tạo điều kiện phát triển: quan điểm chính trị giao
lưu văn hóa, nghệ thuật, khoa học với phương đông cơ sở nảy sinh rực rỡ là tư tưởng
triết học và tính chất muôn màu muôn vẻ của những trào lưu triết học cổ đại HyLạp.
chẳng hạn các nhà triết học nổ tiếng thời đó đã đến học hỏi từ phuơng Đông như:
TaLét nên biết các nhà bác học Ai cập. PiTago du lịch sang Aicập, Đêmôcrít đã đến
Aicập Babilon và các nước khác ở phương Đông. arixtốt đã cùng
AlachxandrơMaxađoan viễn chinh sang ấn độ vv..trong các cuộc viễn du này các nhà
triết học cổ đại học hỏi không chỉ tri thức khoa học( Yhọc, toá nhọc, thiên văn hình
học, đại số) mà còn tiếp thu các tưởng triết học đó.
- Khi tri thức khoa học phát triển do nền sản xuất phát triển đặt ra đòi hỏi, thì cũng cần
có một nhu cầu giải thích cắt nghĩa các quan niệm chung về thế giới và vì thế triết học
Phylo-sophi ra đời
Câu2. Phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học HyLa cổ đại, lấy dẫn
chứng.
Triết học HyLa cổ đại cũng giống như triết học cổ đại của các nước phương
Đông, đã ra đời trong chiếm hữu nô lệ, khi xuất hiện sự phân công lao động mới giữa
lao động trí óc với lao động chân tay. Lao động trí óc hồi đó đã xuất thân từ giai cấp
chủ nô và phổ biến là những nhà triết học.
Nhiều nhà triết học HyLa cổ đại đã đi chu du nhiều nước phương Đông để học hỏi,
tiếp thu kiến thức khoa học, triết học làm phong phú thêm hệ thống triết học của mình.
Kho tàng tri thức của nước này đã mở rộng thêm thông qua quá trình giao tiếp về nền
văn hoá các nước phương Đông như Ai cập, Ba-bi-lon, Ânđộ,… với hệ thống triết học
đa dạng, với những nhà triết học đã đạt tới đỉnh cao trí tuệ của loài người thời cổ đại,
HyLạp đã trở thành cái nôi của triết học châu Âu. Nền văn hoá Hylạp cổ đại nói
chung, cũng như triết học HyLạp cổ đại nói riêng, đã được lịch sử tư tưởng loài người
coi là đỉnh cao rực rỡ của nền văn minh thế giới cổ đại. Ăngghen cho rằng : “ về mặt
triết học cũng như về nhiều lĩnh vực khác, chúng ta phải luôn luôn trở lại với thành
tựu của dân tộc nhỏ bé mà năng lực và sự hoạt động về mọi mặt đã tạo ra cho nó một
địa vị mà không một dân tộc nào khác mà có thể mong ước được trong lịch sử của
nhân loại.
Cho đến ngày nay, lịch sử xa xưa của đất nước này vẫn sáng lên ánh hào quang của
những trí tuệ bách khoa kỳ diệu, của những khả năng tư duy triết học hiếm thấy.
HyLạp cổ đại còn là một trong những điểm xuất phát của lịch sử triết học thế giới mà
như Mác nói: “ Người HyLạp mãi mãi vẫn là bậc thày của chúng ta” vậy triết học
Hylạp có những đặc điểm gì?
Sau đây là những đặc điểm nổi bật:
Tính tổng hợp của Hylạp cổ đại.
Sự phân công lao động xã hội giữa lao động trí óc và lao động chân tay diễn ra lần đầu
tiên trong xã hội chiếm hữu nô lệ. Kết quả của sự phân công này là trong xã hội thời
cổ đại đã hình thành một bộ phận trí thức chuyên nghiệp.Lúc đầu, do khoa học chưa
phát triển các bộ môn khoa học cụ thể cũng chưa được hình thành, cho nên các nhà tri
thức cũng chưa phân công nghiên cứu chuyên ngành; họ nghiên cứu tự nhiên trong
tổng thể. Người tri thức hay nhà khoa học trong xã hội, đó vừa là nhà triết học, đạo
đức học, mỹ học vừa là nhà toán học, thiên văn học hay sinh vật học, vật lý học…Vì
lẽ đó triết học thời kỳ cổ đại là bộ môn tổng hợp. Mọi tri thức về tự nhiên đều được
tổng hợp trong hệ thống triết học để vẽ nên bức tranh tổng quát về thế giới.
Tính muôn vẻ của triết học HyLạp cổ đại
Với số lượng phong phú của các trường phái, trào lưu, triết học HyLạp cổ đại đã là
mầm mống, khởi nguyên của tất cả các loại thế giới quan sau này. Các trường phái
muôn vẻ ấy đã hình thành và xuất hiện trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa khoa học và
tôn giáo, trong cuộc đấu tranh gay gắt giữa các tập đoàn của giai cấp chủ nô với nhau
và giữa giai cấp chủ nô với giai cấp nô lệ. Nói cách khác, chính đấu tranh ngày càng
căng thẳng diễn ra trong trường kỳ lịch sử của chế độ chiếm hữu nô lệ Hylạp quyết
định tính muôn vẻ với nền triết học này. đó là cơ sở xã hội làm xuất hiện nhiều trường
phài và trào lưu triết học, trong đó có hai khuynh hướng cơ bản đối lập nhau: chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Tính muôn vẻ của triết học Hy lạp cổ đại còn được bổ sung do sự mở rộng quan hệ
văn hoá, quan hệ giao thương, giao tiếp với các nước phương Đông. Nhờ vậy, nhiều
nhà triết học cổ đại đă tiếp thụ được những thanh tựu khoa học và những quan điểm
triết học từ những nước này. Ănghen đã đánh giá cao tính muôn vẻ của triết học
Hylạp. Người cho rằng: “chính vì trong các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết
học Hylạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau
này”. Người còn nhấn mạnh ngay cả “ Khoa học lý luận và tự nhiên cũng không thể
không trở iại với ngường Hy Lạp nếu nó muốn truy cứu lịch sử phát sinh, phát triển
của những nguyên lý phổ biến của nó ngày nay”
Tính đảng phái trong triết học Hy Lạp cổ đại
Triết học là một hình thái ý thức xã hội. Nó phản ánh cuộc chiến đấu giữa hai tập đoàn
trong giai cấp chủ nô: một tập đoàn đại biểu cho lợi ích của tầng lớp chủ nô quý tộc
bảo thủ, phản động với một tập đoàn đại biểu cho lợi ích của tầng lớp chủ nô dân chủ-
phù hợp với tiến bộ xã hội với lợi ích của giai cấp nô lệ. Cả hai tập đoàn này đều sử
dụng triết học làm vũ khi đấu tranh tư tưởng. Chủ nghĩa duy tâm là công cụ tư tưởng
các tầng lớp chủ nô quý tộc, phản động. Chủ nghĩa duy vật là vũ khí tư tưởng của tầng
lớp chủ nô dân chủ, tiến bộ, hai phái triết học này, theo cách gọi của Lênin, là những
đảng phái triết học, không ngừng đấu tranh với nhau trong trường kỳ lịch sử. Lênin
chỉ rõ đó là tính giai cấp, tính đảng của triết học, Người viết: “ Triết học hiện đại cũng
có tính đảng như triết học hai nghìn năm về trước”. Tiêu biểu nhất cho cuộc đấu tranh
đảng phái trong triết học Hylạp cổ đại là cuộc đấu tranh giữa trường phái duy vật
Đêmôcrít và trường phái duy tâm Pla tôn.
Chủ nghĩa duy tâm Hylạp cổ đại phản ánh thế giới quan đúng đắn, có tác dụng thúc
đẩy toàn bộ xã hội, sản xuất, văn hoá, khoa học trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
Nét nổi bật của chủ nghĩa duy vật Hylạp cổ đại là tính chất mộc mạc thô sơ của nó.
Nó giải thích tự nhiên trên quan điểm duy vật thô sơ, thuần phác. Theo Ănghen đó là “
Quan niệm về thế giới một cách nguyên thuỷ, ngây thơ, những căn bản là đúng”. Chủ
nghĩa duy vật khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan. Thế giới đó không do
thần thánh hoặc do một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo nên. Thế giới vật chất xuất
hiện từ vật chất, từ những nguyên thể vật chất đầu tiên như: nước, lửa, không khí,
nguyên tử…Song, do trình độ khoa học còn ở mức rất thấp cho nên các nhà triết học
duy vật đương thời chỉ có thể quan sát trực tiếp những hiện tượng tự nhiên để rút ra
những kết luận khoa học. Họ chưa có điều kiện và khả năng đạt tới trình độ mổ xẻ,
phân tích tự nhiên để đi sâu vào bản chất sự vật mà có thể vẽ được bức tranh tổng quát
về thế giới, về tự nhiên. Theo Ăngghen, “Họ hãy còn quan niệm thế giới tự nhiên, như
một chỉnh thể và xem xét chỉnh thể ấy trong toàn bộ của nó. Đó là “bức tranh tổng
quát trong đó những chi tiết còn mờ nhạt ít nhiều”. Tuy vậy, quan niệm duy vật thô sơ
này cũng đã có tác động rất lớn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, chống
tôn giáo, chống thần học cổ đại, tức là chống lại sự thống trị, áp bức về tinh thần của
tập đoàn chủ nô quý tộc phản động.
Về lý luận nhận thức các nhà triết học duy vật Hylạp cổ đại đã giải quyết đúng đắn
mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học, họ cho rằng con người có khả năng nhận
thức đựoc thế giới, nhận thức đựoc chân lý khách quan. Đối tượng của nhận thức, theo
họ, không phải là họ là những người đầu tiên nêu lên cảm giác luận duy vật và cho
rằng cảm giác có ý nghĩa bậc nhất trong quá trình nhận thức. Nhận thức lý tính không
tách rời nhận thức cảm tính. Theo họ đó là hai giai đoạn của quá trình nhận thức họ đã
đứng trên quan điểm nhận thức luận duy vật để chống lại chủ nghĩa duy lý duy tâm.
Chủ nghĩa duy tâm trong triết học cổ đại có nhiều trào lưu khác nhau: chủ nghĩa
duy tâm chủ quan như trường phái PiTago; chủ nghĩa duy tâm khách quan như trường
phái Platôn; chủ nghĩa duy tâm mang tính chất tôn giáo, thể hiện ở mặt nhận thức luận
cũng có nhiều trào lưu như chủ nghĩa hoài nghi thuộc trường phái Acađêmi, chủ nghĩa
bất khả tri cổ đại của Pirông. Những trào lưu triết học duy tâm nói trên thường gắn với
tính ngưỡng, tôn giáo, đó là công cụ tinh thần của giai cấp thống trị nhằm ru ngủ quần
chúng lao động, làm cản trở sự phát triển khoa học.
Phép hiện chứng tự phát của triết học Hylạp cổ đại
Các nhà triết học Hylạp cổ đại nghiên cứu phép biện chứng chỉ cốt nâng cao nghệ
thuật tranh luận, nghệ thuật hùng biện để baỏ vệ những đoạn điểm triết học của
mình và để tìm ra chân lý. Kết quả của quá trình nghiên cứu này, nhiều nhà triết
học đã nhận thức đựoc và phát hiện ra nhiều yếu tố của phép biện chứng như
mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự vật, sự vận động vĩnh viễn của vật chất,
tính thông nhất của những mặt đối lập của sự vật, tính nhân quả của sự phát sinh,
phát triển và duyệt vong của sự vật, những yếu tố biện chứng đó chính là những
phỏng đoán thiên tài về những nguyên lý và quy luật của phép biện chứng mà
Mác- Ănghen gọi là phép biện chứng tự phát, ngây thơ, nó chưa được
chứng minh một cách khoa học và cũng chưa được nghiên cứu một cách tự giác,
có ý đồ, mục đích từ đầu. Đó là hình thức đầu tiên, hình thức cổ đại của phép
biện chứng.
Những thành tựu phát triển rực rỡ nói trên các triết học Hylạp cổ đại đã được ghi
vào lịch sử tư tưởng của loại người những dòng vàng chói lọi. Đó là kết quả tất yếu
của tiến trình phát triển của lịch sử. Mác chỉ rõ “ Triết học hịên đại chỉ tiếp tục các
công việc mà Hêracrít và arixtot đã bắt đầu”. Khẳng định vị trí xứng đáng trong nền
văn minh nhân loại, Ănghen viết: “ Không có cơ sở văn minh Hylạp và đế quốc Lamã
thì cũng không có châu âu hiện đại đựơc.
Câu4. Những đặc điểm tư tưởng triết học của trưởng phái ÊLê. (cuối thế kỷ VI-
đầu thế kỷ V tcn)
Trường phái triết học ÊLê đã ra đời trong cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe: phe
chủ nô quý tộc chuyên chế và phe dân chủ chủ nô. ÊLê là thành phố ở miền nam
ITALIA, hồi đó thuộc địa Hylạp. Sau khi bị phái dân chủ chủ nô trục xuất khỏi thành
phố quê hương Kôlôphôn, Xênôphan chuyển đến sống ở ÊLê. tại đây ông đã lập ra
một trường phái triết học gọi là trường phái ÊLê. Đó là trường phái được lập ra để
biện hộ cho lợi ích của phái chủ nô quý tộc. Đại biểu chủ yếu của trường phái này là
Xênôphan, Pácmênít, Dênông và Mêlixô. Tham gia trường phái này là những nhà triết
học đồng thời cũng là những chính khách ở ÊLê, Pácmênít là một trong những người
cầm quyền ở ÊLê, theo lời truyền thì Pácmênít thường khép những công dân dưới
quyền cai trị của mình vào kỷ cương trật tự bằng những pháp chế nghiêm ngặt. Hàng
ngày ông thường bắt những công dân phải thề tuân theo pháp luật. Dênông là học trò
của Pácmênít, vừa là nhà triết học vừa là những quan chức ÊLê. Còn Milixô là đô đốc
của hạm thuyền ở đảo Xamốt. ông đã từng chỉ huy những trận đánh chống Aten.
Tình hình đó lý giải rõ vì sao trường phái này lại ra sức bảo vệ tầng lớp chủ nô quý
tộc. Chính nó là công cụ thống trị tư tưởng, là vũ khí tinh thần của phe chủ nô quý tộc
phản động chống lại phe dân chủ chủ nô để duy trì chế độ chuyên chế. Nói như vậy
không có nghĩa là toàn bộ nội dung triết học của trường phái này đều phản khoa học,
phản tiến bộ, mà không có một yếu tố hợp lý nào. Bây giờ chúng ta nghiên cứu một số
đại biểu của trường phái này.
XÊNÔPHAN-người sáng lập trường phái ÊLÊ.(570-476 tcn)
Xênôphan sinh ra tại thành phố KôLôphôn trong những năm xứ sở I-Ô-Ni còn sống
dưới ách thống trị của BaTư, ông đã đi nhiều và đã sống ở nhiều thành phố của HyLạp
để kiếm sống bằng nghề đàn hát và kể chuyện thơ. Là người từng trải, có cuộc đời
xuyên suốt gần một thế kỷ( ông sống hơn 90 tuổi). Xênôphan rất coi trọng hoạt động
tinh thần, trí tuệ nhưng lại coi thường sức mạnh thể chất, ông tỏ thái độ phản ứng
những hoạt động thể thao Ôlanhpíc. Ông đối lập thể chất với tri thức và sự thông thái.
Thơ ca của ông mang hơi thở của cuộc sống hiện thực. Ông sáng tác nhiều thơ ca đả
kích những quan niệm hoang đường, mê tín, thần học. Ông phản đối văn thơ viết ra để
ca ngợi những chiến công của những anh hùng thuyền thoại, ca ngợi thể chất ông viết:
“ không cần ca ngợi những trận chiến đấu của những siêu nhân, những con người
khổng lồ và những nhân vật thần thoại nửa người nửa ngựa, đó là những chuyện bịa
đặt của thời xưa”. Mà cần ca ngợi những người hiện hữu có thiện chí phát hiện ra sự
phát triển rực rỡ của ký ức và tính kiên định của những phẩm hạnh. Theo Xênôphan, “
trí sáng suốt chúng ta tốt hơn sức mạnh của người và ngựa”. ông thường tỏ ra khó chịu
khi ngừời ta tôn trọng sức mạnh của thể chất và xem thường sự thông thái. Sở dĩ có
tình trạng như vậy, theo ông chỉ do một lẽ đơn giản là sự thông thái không làm đầy
thêm kho bạc của thành phố.
Phát biểu như vậy, Xênôphan nhằm chống lại phe dân chủ chủ nô. Dưới con mắt
ông, họ là những người kém về trí tuệ và xoàng về phẩm chất, ông tuyệt đối hoá trí
tuệ. ông đã gạo mạn tuyên bố: “ đa số yếu hơn trí tuệ”.
Về những luận điểm triết học,Xênôphan không viết bằng văn xuôi mà diễn đạt bằng
thơ. Các tác phẩm thơ ca của ông viết về tự nhiên đã bị mai một từ thời cổ đại. Tác
phẩm chủ yếu của ông là “châm biếm” gồm 5 tập, nhằm chống lại tất cả các nhà thơ,
các nhà triết học đương thời, trước hết là chống Hême, Hêdiôđơ và chống sự thần
thánh hóa, chống tôn giáo đa thần. Người ta chỉ sưu tầm được một số đoạn thơ của
ông được trích dẫn trong tác phẩm Arixtot đọc những đoạn thơ ấy, chúng ta thấy
Xênôphan giữ một vai trò nổi bật trong việc phát triển những quan niệm vê thần: phê
phán, đả kích tôn giáo là hướng tấn công chủ yếu của ông, ông cho rằng thần thánh là
do con người bịa ra, “ vì thế thần thánh đều được tạo ra theo hình tượng của con
người. Người như thế nào thì thần thánh như thế ấy,” và “ nếu như bò, ngựa hay sư tử
có tay và nếu chúng cũng giống như con người, có thể vẽ bằng tay của chúng và có
thể sáng tạo những tác phẩm (nghệ thuật). Thì ngựa sẽ biểu hiện thần thánh của chúng
giống như ngựa, bò thể hiện thần thánh của chúng giống như bò, và chúng sẽ vẽ thân
thể thần thánh của chúng theo hình thái thân thể của bản thân chúng”. Theo Xênôphan,
thế giới không phải do thần thánh sáng tạo ra nhưng ông lại coi thế giới là thánh và
thánh gắn liền với tất cả, không do ai sinh ra và tồn tại vĩnh viễn theo ông vị thánh vĩ
đại nhất trong các vị thánh là trí tuệ. Vì thánh này nhìn thấy tất cả, suy nghĩ về tất cả,
nghe thấy mọi thứ, điều khiển thế giới bằng sức mạnh của trí tuệ. Xênôphan đã đồng
nhất vị thánh đó với tri thức là phổ biến. Học thuyết về thánh của ông chính là phiếm
thần luận. Đó chỉ là một hình thức có tính chất cổ điển để diễn đạt tư tưởng vô thần
của ông, Vị thế Xênôphan coi thánh tồn tại dưới dạng hình cầu. Hình cầu là hình bị
giới hạn bởi chính bản thân nó, là hình ảnh thống nhất giữa hữu hạn và vô hạn, Như
vậy, theo ông hình cầu là thánh tồn tại dưới dạng vật thể có nội dung duy vật. Do hạn
chế về lịch sử cho nên, Xênôphan chưa phải là nhà vô thần triệt để và cũng không phải
là nhà triết học duy vật triệt để trong lĩnh vực tự nhiên. Triết học của ông mang nặng
quan niệm siêu hình.
Như vậy, khác biệt căn bản giữa trường phái ÊLê và trường phái triết học tự nhiện ở
I-Ô-Ni là ở chỗ, Talét, Anaximăngdrơ và Anaximen thì cho rằng toàn bộ thế giới đa
hình đa dạng, đều phát sinh từ quá trình biến đổi của một bản nguyên vật chất duy
nhất, vĩnh viễn còn Xênôphan tuy cũng thừa nhận tính vĩnh viễn của toàn thể nhưng
lại cho rằng nó bất biến và bất động.
Và lý luận nhận thức, Xênôphan phủ định vai trò của nhận thức cảm tính, cho rằng
nhận thức cảm tính không đem lại tri thức chân thực và dư luận thì hoặc là sai lầm,
hoặc là không đầy đủ, không phải là chân lý. Ông cho rằng cảm tính không đem lại
nhận thức chân thực mà chỉ là những ý kiến. Những cái nhìn thấy ở bề ngoài.
Xênôphan đã có lý khi nhấn mạnh rằng, không thể nhận thức được bản chất của sự vật
chỉ bằng trực quan cảm tính mà bằng tư duy. Sai lầm của ông đã đối lập nhận thức
cảm tính và lý tính, đã tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính mà không thấy mối
quan hệ biện chứng của chúng.
Trường phái ÊLê trong hệ thống triết học của mình đã đặt ra nhiều vấn đề như: mối
quan hệ giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái duy nhất và cái chung, tính đa dạng của
thế giới, giữa không gian thời gian và tồn tại tính tương đối của nhạn thức…
Giải quyết những vấn đề này, trường phái ÊLê đã đứng trên quan điểm siêu hình nên
họ không phản ánh được bức tranh chân thực của thế giới. Sai lầm lớn nhất của triết
học ÊLê là phủ nhận vận động, coi vũ trụ là bất biến, bất động; xem thường vai trò
của nhận thức cảm tính, phủ nhận mâu thuẫn trong hiện thực khách quan….
Triết học của trường phái này chống lại phép biện chứng của Hêraclít về vận động,
về sự thống nhất của các mặt đối lập về sư chuyển hoá của chúng.
Tuy vậy, triết học của trường phái này cũng tạo ra được những giá trị tư tưởng mới.
Một trong những giá trị lớn đó là chủ nghĩa vô thần. Cho đến ngày nay cách lý giải về
thần thánh của Xênôphan vẫn giữ nguyên tính khoa học của nó vừa mang ý nghĩa thời
sự sâu sắc.
Câu3.Những nội dung tư tưởng của triết học Hê-ra-clít.(520-460 tcn)
Hêraclít sinh ở thành phố Êpheđơ thuộc xứ I-Ô-NI một trong những trung tâm kinh
tế, văn hoá nổi tiếng của Hylạp cổ đại, ông xuất thân từ dòng họ quý tộc chủ nô Cô-
đrit, trong đó có nhiều người là Ba-din thuộc tầng lớp cai trị của Êpheđơ. Quyền cai trị
này đươc cha truyền con nối, nhưng Hêraclít đã nhường quyền cai trị kế nghiệp cho
em trai mình bởi vì ông không thích đo theo con đường quan trường của cha ông. Ông
say mê nghiên cứu khoa học. Tính ông trầm lặng. Là người trung thực, ông ghét
những cái gì giả tạo không thực chất. Ông cho rằng: “Học nhiều thứ chưa làm cho
người ta thông minh” Theo ông, người thông minh phải là người nắm được bản chất
và tính tất yếu của sự vật, hiểu được cái lô-gốt tức là quy luật của thế giới.
Hêraclít viết nhiều, phát biểu nhiều, nhưng cho tới nay, người ta vẫn không tìm
thấy một tác phẩm nào nguyên vẹn, mà chỉ sưu tầm, ghi chép được 130 đoạn. Đó là
những đoạn viết về triết học tự nhiên và những quan niệm biện chứng rất khó hiểu, vì
thế người đương thời thường gọi ông là nhà triết học “ tối nghĩa”. Thực ra, đó là
những lời phát biểu chứa đựng những tư tưởng lớn về phép biện chứng, chỉ khó hiểu
đối với những người quen, với quan điểm siêu hình. Cái lớn nhất nổi tiếng nhất ở
Hêraclít là triết học duy vật với nhiều yếu tố biện chứng có giá trị.
Hêraclít đã giải quyết đúng đắn trên quan niệm duy vật vấn đề cơ bản của triết
học về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy. ông chỉ ra thế giới vật chất là do chính vật
chất sinh ra, giới tự nhiên bắt nguồn từ bản thân tự nhiên, không phải thần thánh,
không phải con người tạo ra thế giới vật chất. Dạng vật chất đầu tiên sinh ra các dạng
vật chất khác theo ông là lửa.
Lửa là bản nguyên vật chất, là nguyên tố vật chất đầu tiên của mọi dạng vật chất.
Toàn bộ thế giới, hay theo cách gọi của ông là vũ trụ, đều tồn tại ở ngoài ý thức con
người. Đều là sản phẩm biến đổi của lửa. Ông nói: “ tia chớp điều khiển tất cả”. và
“Lửa sẽ phán xét tất cả”. Theo ông các dạng vật chất phần lớn là đất, đều phát sinh từ
lửa .Dưới tác động của lửa, đất trở thành nứoc, nước thành không khí,. Như vậy từ lửa
và do tác động của lửa mà vật chất chuyển hoá thành các thể hơi, thể lỏng,thể rắn và
các dạng vật chất ấy, lại chuyển hoá theo con đường ngược lại, quay trở về với lửa,
Hêraclít cho rằng: “ tất cả được trao đổi với lửa và lửa đựơc trao đổi với tất cả cũng
như hàng hoá trao đổi với vàng và vàng trao đổi với hàng hoá”. Sự phát triển trao đổi
hàng hoá ở Hylạp thời kỳ này đã giúp cho Hêraclit có căn cứ để so sánh.Theo ông tuỳ
theo độ lửa mà sự vật có thể chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác theo
hai cấp độ: thượng và hạ còn gọi là theo hai con đường:
Con đường lên có người gọi là đường thượng được chuyển hoá theo trật tự: Lửa-
thể rắn(đất)-thể lỏng(nước)-thể hơi(không khí).
Con đường xuống có người còn gọi là theo con đường hạ: lửa-thể hơi-thể lỏng-
thể rắn.
Lửa là bản chất của mọi sự vật, của mọi trạng thái vật chất; lửa tác động vào sự
chuyển hoá của vật chất từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hai con đường nói
trên.
Như vậy, cũng như Talét và Anaximen, Hêraclit lá một nhà triết học duy vật, đã coi
vật chất là tính thú nhất, thế giới vật chất được hình thành từ một nguyên thể vật chất.
Nhưng, Hêraclit còn đi xa hơn các vị tiền bối ở phép biện chứng. Ông là nhà biện
chứng đầu tiên trong lịch sử thế giới, chính ông là người đã sáng lập ra phương pháp
biện chứng, Lênin đánh giá phép biện chứng của Hêraclit là “ phép biện chứng hoàn
toàn khách quan coi như là nguyên lý của tất cả cái gì tồn tại”.
Về phép biện chứng Hêraclit đã nêu lên khá rõ về tính thống nhất của vũ trụ. Theo ông
vũ trụ thống nhất ở một ngọn lửa duy nhấ; sự thống nhất ấy cũng giống như khói
thuộc lan toả hương thơm với nồng độ khác nhau từ một điều thuốc.
Giá trị nổi bật trong phép biện chứng của Hêraclit là quan niệm về vận động vĩnh
viễn của vật chất. Ông cho rằng lửa chẳng những là nguyên nhân sinh ra mọi vật mà
còn là nguồn gốc của mọi vật động. Lửa với cường độ (nhiệt độ) khác nhau đã làm
cho vật chất chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác. Ông nói: “ Sinh ra từ
cái chết của đất; không khi sinh ra từ cái chết của nước; lửa sinh ra từ cái chết của
không khí” và ngược lại.
Dựa vào việc nghiên cứu tự nhiên bằng quan sát trực tiếp và căn cứ vào những
kinh nghiệm cảm tính, Hêraclit đã khái quát thành một kết luân nổi tiến về vật chất
vận động: “ mọi vật đều trôi đi, chạy đi không có cái gì đứng nguyên tại chỗ”. “Tất cả
mọi vật đều vận động không có cái gì tồn tại mà lại cố định”. Ông khẳng định rằng: “
Không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông, bởi vì nước mới “ không ngừng
chảy trên sông”. “Ngay cả mặt trời cũng mỗi ngày một mới”. Với quan niệm vận động
này, nhiều nhà triết học Hylạp cổ đại gọi ông là nhà “ Triết học vận động”. Và gọi học
thuyết triết học của ông là “ Học thuyết về dòn chảy.
Hêraclit còn nêu ra những phỏng đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập. Ông cho rằng, thế giới hiện thực là cái duy nhất đồng thời
cũng là cái đa(nhiều), đúng hơn là cái Bôi đa. Từ quan niệm này, ông tiến đến một
trình độ khái quát triết học cao hơn, trừu tượng hơn về sự thống nhất giữa các mặt đối
lập của sự vật. Theo ông, cái đồng nhất tồn tại trong sự khác biệt, đó là cái hài hoà của
những cái căng thẳng đối lập, giống như sự căng thẳng của dây cung, dây đàn. Ông
cho rằng: “ Cái tốt và cái xấu tồn tại trong cái duy nhất (cái một). Nước biển sạch vừa
không sạch. “đối với cá nước biển có thể uống được, đối với người , nước biển lại
không thể dùng để uống được”. “ tất cả thống nhất: cái phân chia được- cái không
phân chia được, cái được sinh ra- cái không được sinh ra, cái chết- cái không chết”,
“cái toàn bộ và không toàn bộ”, “cái quy tụ và cái phân tán, cái đồng và cái bất đồng”.
Vì thế, Lênin chỉ rõ: Hêraclit là nhà triết học cổ đại đã nêu lên vấn đề về sự phân đôi
cái đơn nhất, về sự nhận thức những bộ phận mâu thuẫn của nó, về sự chuyển hoá từ
mặt đối lập này sang mặt đối lập khác, về sự “ trao đổi”, Những mặt đối lập.
Hêraclit khẳng định rằng: “ cái lạnh nóng lên , cái nóng lạnh đi ,cái ướt khô đi,
cái khô ướt lại…”; “Tất cả là sử trao dổi cái mặt đối lập”, và những mặt đối lập đó “
trao đổi” với nhâu trong sự thống nhất . Những mặt đôí lập đó, theo ông, có liên hệ
ràng buộc lẫn nhâu. “Bệnh làm cho sưc khoẻ quý hơn, cái ác làm cho cái thiện cao
hơn, cái đói làm cho cái nó dễ chịu hơn mệt mọi làm cho nghỉ ngơi thú vị hơn . Ông
chứng minh :Cùng một cái trong chưng ta _cái sống và cái chết , cái thức và cái ngử ,
cái trẻ và cái già _ cái này mà biến đổi thì thàng cái kia và ngược lại , cái kia mà biến
đổi thì thàng cái này”
Sự trao đổi chuyển hoá của các mặt đối lập , theo ônng phải thông qua xung đột qua
dấu tranh . Ông đã diễn đạt quan niêm này bằng ấn dự “chến tranh là tất cả “rõ ràng
ông đã phát hiện ra sự sông đột sự dấu tranh của cái mặt đối lập và chỉ ra ngồn gốc
vận động , phát triển hoá là do xung đột do đấu tranh của các mặt đối lập .
Húaclit đã có nhgững quan điểm đúng đắn về lý luận nhận thức . Nhận thức thế giới ,
theo ông là nhân thưc lô_gốc của vũ trụ .Ông đón một vai trò quan trọng việc nghuyên
cức khái quát thành lô_gốt về sự vận động phổ biến của thế giớ .Lô_gốt,theo quan
niệm của ông chính là số phận , là cái tất yếu vĩnh viễn của vũ trụ không có thần thánh
nào hoăc một ngưoi nào có thể tạo ra .Ông cho rằng, nói và làm là nhữn hành động
khác nhâu có khi tách rời nhau, vì thế không phài lúc nàongưòi ta không thề tin được
và lời nói hay việc làm .Cái đó cũng là lôgốt . Nhận thức của con người làphải hướng
vào nhận thức lôgốt.
Nhận thức lôgốt , theo ông là nhận thức thự nhiên và xã hội trong trạng thái và cấu
tranh và hài hoà của những mâu thuẫn của chúng .Tri thức chân thực là tri thưc của
lôgốt . Nhận thức đúng đắn là nhận thức cái thống nhất bao gồm như ngx mặt đối lập .
Ông cho rằng : “đa trí thức làm cho ngườ ta không thái’’ , và chỉ có đa tri thức được
nhận thức thông qua sự thống nhất của những mâu thuẫn và chức đựng lôgốt mới lam
cho người ta thông thái’’. Còn đa tri thức thuần tuý ,theo Hêracit , chỉ là những “sản
phẩm của mánh lới nhận thức”. Tuy nhiên quan điểm về lôgốt của ông không phải
hiểu một cách thống nhất. ở thời Hêraclit có những cách hiểu khác nhau về học thuyết
lôgốt của ông.Có người hiểu học thuyết về lôgốt như là học thuyết về sức mạnh có
tính chất thần thánh của thế giới; coi lôgốt là người điều khiển thế giới là “thánh” là
“số phân” là tính tất yếu là “tính vĩnh viễn” là sự sáng suốt “ là cái chung” là “quy
luật”. Cách giải thích đúng đắn nhất hợp lý nhất là coi lôgốt là tính tất yếu là tính quy
luật phổ biến.
Trong lý luận nhận thức ông cho rằng nhận thức bắt đầu từ cảm tính, rằng: “ Mắt
và tai là người thày tốt nhất nhưng mắt là nhân chứng chính xác hơn tai. Hêraclit rất
coi trọng nhận thức cảm tính nhưng không tuyệt đối hoá giai đoạn ấy, ông viết rằng: “
thị giác thường bị lừa bởi vì “ tự nhiên thích giấu mình”. nên khó nhận thức. Muốn
nhận thức được tự nhiên thì phải tư duy, phải có học sáng suốt.
Ông còn lên tính tương đối của nhận thức. Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện mà
thiện-ác, xấu-tốt, lợi-hại chuyển hóa cho nhau. Cùng là nước biển cá uống được,
nhưng người lại không uống được. Vàng đối với các người thì rất quý nhưng đối với
con người lừa thì vô dụng, lừa quý cỏ hơn vàng. cũng là cái đẹp nhưng cái đẹp của
con khỉ lại là cái đẹp gớm guốc đối với con người. Trong tác phẩm của mình, Arixtot
ghi lại rằng Hêraclit thừa nhận tính tương đối của sở thích và phủ nhận tính tuyệt đối
của nó. theo Hêraclit con ngưạ sở thích của nó, con người, con chó đều có những sở
thích riêng. Trâu thì tắm trong bùn, gà thích tắm trong bụi bặm.
Như vậy, so với các nhà triết học tiền bối và cùng thời thì Hêraclit đã đưa triết
học duy vật cổ đại tiến lên một bước mới với những quan điểm duy vật và những yếu
tố biện chứng. Cái quý giá nhất trong di sản triết học của ông là phép biện chứng, mặc
dầu chỉ là phép biện chứng tự phát, ngây thơ ông đã xuất phát từ tự nhiên chứ không
phải từ thần thánh để giải thích tự nhiên. Ông chống lại những quan niệm siêu hình và
chỉ ra mối quan hệ của vũ trụ và sự vận động, phát triển của thế giới. Ông cho răng: để
đạt được chân lý phải nhận thức cái chống lại trong những mặt đối lập; phải thừa nhận
tính tương đối của nhận thức. Nhận thức ra chân giá trị của di sản này không phải là
dễ dàng. Đã có người đánh giá sai Hêraclit. Hêghen coi ông là nhà triết học của sự
diễn biến trên cơ sở duy tâm. Đó là sự diễn biến từ thực tại thuận tuý sang(Hư vô) và
ngược lại. Lát Xan thì coi ông là nhà triết học duy tâm khách quan và xuyên tạc ý
nghĩa triết học của Hêraclit. Lênin đã vạch trần sự giải thích xuyên tạc của LátXan đối
với Hêraclit.
1. Tối tân hoá Hêraclit, không biết cái “ tinh thần triết học Hylạp” chân chính,
phức tạp hoá cái giản dị và mộc mạc.
2. Hêghen hoá Hêraclit cả về chủ nghĩa duy tâm.
Mác-Ăghen, Lênin đánh giá đúng đắn Hêraclit các ông đã chỉ ra giá trị tư tưởng, ý
nghĩa vô thần của triết học Hêraclit cũng như vạch ra những hạn chế sai lầm về quan
điểm chính trị của ông Mác-Ăghen đã coi Hêraclit là đạt hiệu xuất sắc của phép biện
chứng tự phát của người Hylạp cổ đại, đã phê phán những đánh giá sai lầm của
Hêghen và LátXan đối với Hêraclit. Chỉ rõ giá trị phép biện chứng của Hêraclit,
Ăghen viết: Quan niệm về thế giới một cách nguyên thuỷ ngây thơ những văn bản là
đúng ấy là quan điểm của những nhà triết học Hylạp thời cổ, và người đầu tiên diễn
đạt được rõ ràng quan niệm ấy là Hêraclit mọi vật đều tồn tại nhưng đồng thời lại
không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi mọi vật, đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều
luôn luôn ở trong quá trình xuất hiện và biến đi.
Lênin đã đánh giá rất cao vao trò lịch sử của nhà triết học cổ Hylạp, coi ông là
nhà sáng lập ra phép biện chứng. Người bác bỏ những lời phê phan sai lầm của
Hêghen và Latxan đối với Hêraclit nhằm bảo vệ những luận điểm đúng đắn về phép
biện chứng của ông, Lênin cho rằng: Hêraclit đã “ trình bày rất hay những nguyên lý
của chủ nghĩa duy vật biện chứng”. Chủ nghĩa duy vật được ông diễn đạt bằng những
hình ảnh được trình bày khái quát hơn so với nhà triết học duy vật ở MI-Lê.
Hêraclit là nhà triết học cổ đại đã có những phỏng đóan thiên tai về phép biện
chứng nhưng về quan điểm chính trị xã hội, thì ông đại biểu tư tưởng của tầng lớp chủ
nô quý tộc thống trị chống lại dân chủ. Mặt phản động này của ông thể hiện rất rõ
trong cách so sánh người chủ nô quý tộc với đông đảo quần chúng “ đối với tôi, một
người nếu là người ưu tú nhất, thì đó là một chục ngàn người” và ông chủ trương phải
dùng chính quyền của mình để đập tắt phong trào dân chủ nhanh hơn là đập tắt đám
cháy. Quan điểm chính trị xã hội của Hêraclit phản ánh rõ lập trường giai cấp chủ nô
quý tộc của ông trong cuộc đấu tranh giai cấp vào thời kỳ hình thành chế độ chiếm
hữu nô lệ của Hylạp.
Câu5. Nội dung tư tưởng triết học của Pi-Ta-Go.
Liên minh Pitago còn gọi là “Hội Pitago” do Pitago sáng lập ở Xamốt liên minh
có chi nhánh ở nhiều nơi như Crô-tôn và ở nhiều thành phố miền Nam I-TA-LI-A.
Nguồn gốc của liên minh này cũng như cuộc đời người sáng lập ra nó vẫn còn bị bụi
thời gian che phủ. Người ta biết đến liên minh này qua tục truyền và quan những lời
kể lại của những học giả đời sau, hoặc quan những trích đoạn của ông mà người ta sưu
tầm được qua sách vở, thư tịch.
PiTaGo(571-497 tcn) sinh ra và lớn lên trên đảo Xamốt. Ông sống và hoạt động
chính trị, xã hội nhiều năm ở quê hương. Vốn dòng dõi chủ nô quý tộc, ông đã chống
lại phái dân chủ chủ nô, ông đã lập ra liên minh nghiên cứu triết học-tôn giáo. Nhiều
nhà nghiên cứu thuộc phái chủ nô quý tộc thời trước thường gọi ông là “ Người hướng
dẫn”. Và là “Người cha của triết học thần thánh”.Liên minh Pitago về bản chất không
chỉ là một tổ chức nghiên cứu triết học mà còn là một tổ chức chính trị phản động,
chống dân chủ. Pitago đã đưa ra học thuyết về “trật tư”,nhằm chống phái dân chủ chủ
nô Crô-tôn, bắt mọi người phải phục tùng vô điều kiện chế độ chuyên chế. ông ra sức
thuyết phục mọi người rằng thuyết “ trật tự” của ông là phù hợp với “trật tự” của thần
thánh “ trật tự trên trời”. Vì thế, phái dân chủ chủ nô coi liên minh Pitago là một trung
tâm phản động và đã chống lại liên minh này rất quyết liệt. Đáng chú ý nhất là trận
tiêu diệt phái Pitago ở thành phố Crô-tôn. tương truyền rằng, khi phái Pitago đang
tiến hành cuộc họp kín trong ngôi nhà lớn của Mi Lông ( võ sĩ tổng chỉ huy lực lượng
võ trang của phái chủ nô quý tộc ở Crôtôn) thì phái dân chủ chủ nô bao vây và đốt
nhà, thiêu chết khoảng 40-60 người trong đó có những nhân vật chủ chốt của phái
Pitago, chỉ có hai người sống sót. Liên minh Pitago bị thảm bại nhưng thuyết Pitago
vẫn còn tồn tại ở ItaLia suốt hơn 200 năm sau.
Toàn bộ nội dung triết học Pitago đều hướng vào việc biện hộ cho địa vị thống
trị của phái chủ nô quý tộc, cho chế độ chủ nô chuyên chế. Triết học của ông còn ra
sức lý giải về tính tất yếu của việc phục tùng riệt để chính quyền của giới quý tộc. Các
thuyết của ông về “trật tự”, về “hài hoà”, về đạo đức, tôn giáo đã ra đời không ngoài
mục đích noí trên.Mục đích chính trị này được ông quán triệt trong đạo đức, tôn giáo
và tri thức.
Đạo đức của PiTaGo là đạo đức guý tộc,là đạo đức về sự phục tùng của những
người bị trị đối với giai cấp thống trị.Nội dung đạo đức theo quan niệm của ông được
thể hiện trong tác phẩm “Nhửng câu thơ vàng”
Tôn giáo,theo PiTaGo,phải làm cho mọi người biết vâng lời và phục tùng.
Tri thức,chủ yếu là tri thức triết học,theo ông,phải phục vụ lợi ích của tôn giáo,và
phải mang nội dung đạo đức,bởi vì tôn giáo trùng hợp với đạo đức
ông cho rằng để thống trị được thiên hạ,cần phải kết hợp sự tạc động của cả ba yếu
tố trên. Người cai trị phải biết cai trị bằng những biểu tượng của thần thánh, bằng đạo
đức về sự phục tùng,bằng những tri thức phục vụ cho tôn giáo.
Đặc trưng nổi bật của Liên minh PiTaGo là sự tác động thống nhất của đạo đức,tôn
giáo và triết học.Sự thống nhất đó được thể hiện rõ trong những câu thơ của PiTaGo:
“Trước tiên, hãy kính yêu vị thánh thần
Kính yêu những bậc anh hùng
Những thực thể,những con người
ậ giữa thánh thầnvà anh hùng”
Đáng chú ý là sự tác động đó lại được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Liên minh,một
tổ chức vừa có tính chất chính trị,tôn giao,vừa có tính chất triết học,khoa học.Đó là
một liên minh khá chặt chẽ,có cơ sở sâu rộng ở nhiều nơi.PiTaGođược suy tôn là lãnh
tụ; lời lẽ của ông được coi như(Lời thánh).
Triết học Pi ta go là một hệ thống triết học duy tâm . Nến như trường pháiMi lê đã
coi cơ sở của thế giới là những nguyên thể vật chất như nước, lửa, không khí, ngược
lại Pi ta godã còn số là bạn chất của tất cả những cái đang tồn tại . Theo ông cái gì