TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & THỰC PHẨM
BỘ MÔN:
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG
TIỂU LUẬN
Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN TRUNG HẬU
Lớp: ĐHTP 4 TLT
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
Tp. HCM, tháng 11 năm 2011
DHTP4TLT NHÓM 8
2
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
GVHD: NGUYỄN TRUNG HẬU
BỘ MÔN: SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG
― ―
TIỂU LUẬN:
DANH SÁCH NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ
1 Cao Văn Chung 10337281 Tìm kiếm nội dung
2 Lê Minh Lâm 10319211 Tìm kiếm nội dung
3 Nguyễn Duy Lâm 10319001 Tìm kiếm nội dung
4 Nguyễn Duy Khanh 10348361 Tìm kiếm nội dung
5 Đinh Quang Thành 10347681 Tổng hợp, chỉnh sủa nội sung, làm PowerPoint
6 Trần Quốc Thắng 10353351 Tổng hợp nội dung
7 Nguyễn Vỹ 10337621 Tìm kiếm nội dung
Tp. HCM, tháng 11 năm 2011
DHTP4TLT NHÓM 8
3
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực hiện bài tiểu luận với chủ đề “TÌM HIỂU VỀ CÁC LOÀI TẢO”
đã giúp chúng em hiểu sâu hơn về Tảo trong sinh học thực vật của ngành Sinh học thực vật
đại cương nói riêng cũng như trong ngành công nghệ Sinh học nói chung, về tìm hiểu các
loại tảo; đồng thời giúp nâng cao các kỹ năng cần thiết khi làm bài tiểu luận. Để có được
những điều đó là nhờ sự giúp đỡ của mọi người.
Chúng em xin chân thành cám ơn:
* Trường ĐH Công Nghiệp HCM đã tạo điều kiện cho chúng em đã tốt nghiệp trung
cấp, cao đẳng được tiếp tục học liên thông lên Đại học tại đây.
* Viện CN Sinh Học Và Thực Phẩm đã cung cấp các tài liệu học tập môn “Sinh học
đại cương” đến chúng em để dùng làm cơ sở thực hiện bài tiểu luận này.
* Thầy: Nguyễn Trung Hậu đã tận tình hướng dẫn cho cả lớp nói chung và nhóm
chúng em nói riêng để có thể hoàn thành trọn vẹn bài tiểu luận này.
* Gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ.
Tp. HCM, tháng 11 năm 2011
Trưởng nhóm: Đinh Quang Thành
DHTP4TLT NHÓM 8
4
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
MỤC LỤC.
Tiêu đề Trang
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................3
Mục lục......................................................................................................................4
Phần 1. mở đầu. .........................................................................................................7
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................7
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU........................................................................................7
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................................7
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................7
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................................8
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................8
PHẦN 2. NỘI DUNG................................................................................................9
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẢO.............................................................9
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA TẢO......................................................12
2.1. TẢO LAM CYANOPHYTA..............................................................................12
2.1.1. Đặc điểm cơ thể...............................................................................................12
2.1.2. lục lạp (chloroplast) và sắc tố...........................................................................12
2.1.3. Chất dự trữ.......................................................................................................13
2.2. TẢO LỤC TIỀN NHÂN PROCLOROPHYTA.................................................14
2.2.1. Đặc điểm cơ thể...............................................................................................14
2.2.2. Lục lạp (chloroplast) và sắc tố.........................................................................14
2.2.3. Chất dự trữ.......................................................................................................15
2.3. TẢO XANH GLAUCOPHYTA.........................................................................15
2.3.1. Đặc điểm cơ thể...............................................................................................15
2.3.2 Lục lạp (chloroplast) và sắc tố..........................................................................16
2.3.3. Chất dự trữ.......................................................................................................17
2.4. TẢO ĐỎ RHODOPHYTA.................................................................................17
2.4.1. Đặc điểm hình thái...........................................................................................18
2.4.2. Lục lạp (chloroplast) và sắc tố.........................................................................18
DHTP4TLT NHÓM 8
5
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
2.4.3. Chất dự trữ.......................................................................................................20
2.5. TẢO SILIC BACILLARIOPHYCEAE..............................................................20
2.5.1. Đặc điểm hình thái...........................................................................................20
2.5.2. Lục lạp và sắc tố. .............................................................................................20
2.5.3. Chất dự trữ.......................................................................................................21
2.6. TẢO NÂU PHAEOPHYTA...............................................................................21
2.6.1. Đặc điểm hình thái...........................................................................................21
2.6.2. Lục lạp và sắc tố. .............................................................................................21
2.6.3. Chất dự trữ.......................................................................................................23
2.7. TẢO HAI ROI LÔNG CRYTOPHYTA.............................................................23
2.7.1. Đặc điểm hình thái...........................................................................................23
2.7.2. Lục lạp và sắc tố...............................................................................................23
2.7.4. Chất dự trữ.......................................................................................................25
2.8. TẢO GIÁP DINOPHYTA..................................................................................25
2.8.1. Đặc điểm hình thái...........................................................................................25
2.8.2. Lục lạp và sắc tố. .............................................................................................25
2.8.3. Chất dự trữ.......................................................................................................27
2.9. TẢO MẮT...........................................................................................................27
2.9.1. Đặc điểm hình thái...........................................................................................27
2.9.2. Lục lạp và sắc tố. .............................................................................................27
2.9.3. Chất dự trữ.......................................................................................................28
2.10. TẢO LỤC CHLOROPHYTA...........................................................................28
2.10.1. Đặc điểm hình thái.........................................................................................28
2.10.2. Lục lạp và sắc tố. ...........................................................................................28
2.10.3. Chất dự trữ.....................................................................................................29
Chương 3. SỰ SINH SẢN CỦA TẢO......................................................................30
3.1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA................................................................................30
3.2. SINH SẢN SINH DƯỠNG................................................................................30
3.3. SINH SẢN VÔ TÍNH.........................................................................................31
3.4. SINH SẢN HỮU TÍNH......................................................................................32
DHTP4TLT NHÓM 8
6
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
3.4.1. Các hình thức sinh sản hữu tính.......................................................................32
3.4.2. Sinh sản hữu tính ở một số loài Tảo.................................................................34
3.4.2.1. Tảo nâu:.........................................................................................................34
3.4.2.2. Tảo lục:..........................................................................................................35
3.4.2.3. Tảo đỏ:..........................................................................................................36
Chương 4. VÒNG ĐỜI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG.....................................37
4.1. VÒNG ĐỜI.........................................................................................................37
4.1.1. Đặc điểm chung...............................................................................................37
4.1.2. Vòng đời của một số đại diện..........................................................................37
4.1.2.1.Tảo nâu...........................................................................................................37
4.1.2.2.Tảo lục............................................................................................................40
4.1.2.3.Tảo đỏ:...........................................................................................................41
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN VÒNG ĐỜI CỦA TẢO...........................42
4.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ...................................................................................42
4.2.2. Chất lượng và cường độ ánh sáng....................................................................43
4.2.3. Quang chu kì....................................................................................................43
PHẦN 3. KẾT LUẬN................................................................................................46
PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................48
DHTP4TLT NHÓM 8
7
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay với sự pháp triển nhanh của khoa học công nghệ sinh học, đã tìm hiểu các
đặc tính sinh học thực vật và từ đó đã tạo ra nhiều loài thực vật mới vời nhiều chủng loại
khác nhau với năng suất và chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con
người.
Có nhiều loại tảo có ích cho các ngành sinh học, môi trường, thực phẩm, y dược,…
Một số loài được sử dụng làm thuốc kháng sinh, làm thực phẩm, làm thức ăn cho động vật,
một số loài còn có tác dụng làm sạch môi trường nước. Sự ra đời và phát triển của ngành
sinh học thực vật dã tạo ra nhiều thiết bị phục vụ nhanh và chính xác cung đã giải quyết
một phần nào đố về các vấn đề này.
Vì thế, nhóm chúng em quyết định chọn mảng “sinh học thực vật”, kết hợp với cách
tìm và thống kê tài liệu để thực hiện nghiên cứu một đề tài hoàn chỉnh, đó là: “Tìm hiểu về
các loại tảo”.
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích:
- Để tìm hiểu chung về các loại tảo.
- Để tìm hiểu về đặc điểm, hình thái, sự sinh sản ở các loại tảo.
Yêu cầu:
- Vận dụng side bài giảng của thầy Nguyễn Trung Hậu, các cuốn sách và các tài liệu
từ nhiều nguồn chuyên về sinh học thực vật để nghiên cứu về đề tài này.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Tìm hiểu chung về mười loại tảo đị diện cho mười ngành tảo được biết đến hiện
nay: tảo lam, tảo lục tiền nhân, tảo xanh, tảo đỏ, tảo silic, tảo nâu, tảo hai roi lông, tảo giáp,
tảo mắt, tảo lục.
- Tìm hiểu đặc điểm hình thái và sự sinh sản của các lài tảo.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Tìm kiếm nội dung từ nhiều nguồn
- Tập hợp nội dung
DHTP4TLT NHÓM 8
8
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
- Biên tập lại thành bài hoàn chỉnh
- …
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Bài tiểu luận được nghiên cứu và thực hiện trong khoảng 1 tháng, được thực hiện tại
trường ĐH Công Nghiệp HCM
- Thông tin trong bài tiểu luận được sưu tầm từ nhiều nguồn.
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Nêu được đặc điểm chung của các loại tảo.
- Tìm hiểu về đặc diểm, hình thái và sự sinh sản của tảo.
- Tìm hiểu về vòng dời của tảo.
- Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng dến sự sinh sản và tồ tại của tảo.
DHTP4TLT NHÓM 8
9
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
PHẦN 2. NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẢO
Tảo được thừa nhận rộng rải là thực vật bậc thấp, đa số có cấu trúc đơn giản và tự
dưỡng nhờ quang hợp. Vai trò của tảo trong hệ sinh thái nước tương tự như vai trò của
thực vật bậc cao trong hệ sinh thái trên cạn.
Tảo thuộc giới thực vật bao gồm một nhóm sinh vật rất đa dạng, khó định nghĩa chính
xác. Sự phân chia ngành của chúng còn có nhiều ý kiến, 6 ngành, 12 hay 13 ngành ... (ngày
nay người ta tạm chia thành 10 ngành). Đến nay còn một số tảo vẫn chưa được biết đến
một cách tỉ mỉ.
DHTP4TLT NHÓM 8
10
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
Tảo bao gồm cả thể tiền nhân và có nhân thật. Người ta cho rằng tảo là nhóm sinh vật
đầu tiên, từ đó nhóm thực vật không hoa, và cuối cùng là nhóm thực vật có hoa xuất hiện.
Tảo có cấu tạo cơ thể dạng tản, dạng đơn độc hay tập đoàn, dạng sợi hay mô mềm...
Nhiều dạng đơn bào có thể chuyển động và có thể có mối liên quan với protozoa. Về hình
thái tảo rất đa dạng, một số lớn tảo nâu (Phaeophycota) có thể đạt kích thước tương đương
với một cây nhỏ. Tuy là những sinh vật tương đối đơn giản nhưng ngay trong những tế bào
nhỏ nhất cũng có thể thể hiện một sự hoàn hảo ở cấp độ tế bào.
Đa số tảo là sinh vật quang dưỡng, một số ít có đời sống dị dưỡng, hoại sinh hay kí
sinh, đều đó liên quan đến lục lạp và các sắc tố trong tế bào. Tảo cũng rất đa dạng trong
cấu trúc của các sắc tố quang hợp. Sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp của tảo là
carbonhydrat và protein tương tự với những thực vật bậc cao hơn. Vì vậy, nhiều tảo là sinh
vật thí nghiệm lí tưởng nhờ vào kích thước nhỏ của chúng và dễ dàng thao tác trong môi
trường lỏng. Chúng có thể được nghiên cứu dưới những điều kiện được kiểm soát trong
DHTP4TLT NHÓM 8
11
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
phòng thí nghiệm. Nghiên cứu sắc tố ở tảo cho phép chúng ta rút ra quan hệ về nguồn gốc
giữa các nhóm thực vật.
DHTP4TLT NHÓM 8
12
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA TẢO
2.1. TẢO LAM CYANOPHYTA
2.1.1. Đặc điểm cơ thể.
- Giống như các loài vi khuẩn khác, tảo lam không có ty thể, chưa có nhân chính thức
mà chỉ là vùng nhân phân bố rải rác trong tế bào. Tế bào của tảo lam chưa có bộ máy golgi,
không có mạng lưới nội sinh chất và không có không bào.
2.1.2. lục lạp (chloroplast) và sắc tố.
+ Lục lạp:
- Các thylacoid không xếp chồng lên nhau (đây là điểm khác biệt với thylacoid của
ngành Prochorophyta và hầu hết tảo Eukaryota), chúng xếp đơn độc cách đều nhau.
- Sự sắp xếp cách đều của thylacoid được tìm thấy trong lục lạp của tảo nhân thật
như tảo đỏ (Rhodophyta) và tảo xanh (Glaucophyta).
+ Sắc tố:
- Các sắc tố quang hợp được định vị trên màng thylacoid, nằm tự do trong tế bào chất.
- Thylacoid chứa chlorophyl a nhưng không có chlorophyl b và c.
- Màng thylacoid chứa lipit - hoà tan sắc tố quang hợp.
- Nhìn chung, các tế bào có màu lam tới màu tím nhưng thỉnh thoảng có màu đỏ hoặc
lục.
Màu lục của chlorophyl bị che lấp bởi sắc tố phụ lục đó là phycocyamin,
allophycocyamin và sắc tố phụ màu đỏ là phycoerythin. Phycocyamin,allophycocyamin và
phycoerythin là các hợp chất cấu trúc tương tự, chúng tạo nên sắc tố gọi là
phycobiliprotein. Phycobiliprotein ở trong các thể nhỏ cố trên bề mặt màng thylacoid. Các
thể này gọi là thể hình cầu (hemidiscoidal) hay bán cầu (hemispherycal) (20 - 70nm) xếp
thành dãy được gọi là phycobilisome.
- Mỗi phycobilisome chứa một lõi tam giác hình đĩa đôi từ đó có 6 que toả ra, mỗi
que gồm các đĩa xếp chồng lên nhau. Lõi tam giác chứa allophycocyamin nối với thylacoid
nhờ protein. Các que bao gồm các đĩa phycocyamin và phycoerythin, chúng nối với nhau
nhờ enzim. Mặt ngoài cuối các que tạo thành hình bán nguyệt của phycobilisome khi nhìn
từ một bên. Phycobilisome có chức năng như sắc tố “anten” của hệ thống quang hợp II,
hấp thụ ánh sáng và truyền cho chlorophyll a trong phức hợp hệ thống quang hợp II.
DHTP4TLT NHÓM 8
13
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
- Phycobilisome cũng được tìm thấy trong tảo nhân thật như ở tảo Rhodophyta,
Glaucophyta.
- Lục lạp của Rhodophyta và Glaucophyta trông giống tế bào của tảo lam. Do đó
thylacoid của 3 nhóm này đều ở dạng đơn và cách đều nhau.
- Tương quan giữa số lượng phycocyamin và phycoerythin quyết định màu của tế
bào. Vài loài tảo lam ngả sang màu xanh lơ khi sinh trưởng trong ánh sáng đỏ và màu hơi
đỏ trong ánh sáng xanh, hiện tượng đó gọi là “nhiễm sắc thể thích nghi” : trường hợp đầu
do phycocyamin chiếm ưu thế, trường hợp sau do phycoerythin chiếm ưu thế. Những loài
không có hiện tượng trên do chỉ có phycocyamin và allophycocyamin mà không có
phycoerythin.
- Các sắc tố khác như: β - caroten, zeaxanthin, echinenone, canthaxanthin,
myxoxanthophyll, lutein. Myxoxanthophyll còn có trong các nhóm tảo khác.
2.1.3. Chất dự trữ.
- Chất dự trữ polysacharide là hạt tinh bột cyanophycean (cyanophycean starch).
Những hạt cyanophycean được tìm thấy trong những hạt nhỏ (tiny granules) nằm giữa
thylacoid, những hạt nhỏ này chỉ được nhìn thấy dưới kính hiển vi điện tử. Thêm vào đó,
các tế bào tảo lam thường chứa các hạt cyanophycin – nó bao gồm các polyme của axit
arginine và asparagine, các thể polyphotphat, carboxysome – nơi chứa các enzim cho quá
trình cố định CO
2
của quang hợp, ribulozo 1,5 bisphosphat carboxylase – oxygenase
(RiBisCO). Cụ thể là:
+ Tinh bột cyanophycean (cyanophycean starch): Đây là chất dự trữ quan trọng nhất,
là một dạng liên kết α-1,4 glucan – tương tự với glycogen và amylopectin ở thực vật bậc
cao. Cyanophycean starch như một dạng hạt nhỏ (30nm x 65nm), không được nhìn thấy
dưới kính hiển vi quang học, nó nằm giữa các thylacoid.
+ Các hạt cyanophycin: những hạt này không giống với các hạt tinh bột, chúng có thể
được nhìn thấy dưới kính vi quang học, ngay cả khi nó không bắt màu đặc trưng. Chúng
được tích luỹ gần vách ngang của các tảo lam dạng tập đoàn hoặc dạng sợi hoặc ở ranh
giới giữa tế bào chất và thể màu (chromatoplasm).
+ Các hạt polyphosphate: các hạt polyphosphat này có đường kính khoảng 0,5 - 2µm,
chúng bị phân huỷ trong môi trường axit.
DHTP4TLT NHÓM 8
14
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
+ Thể polyhedral ( carboxysome): mỗi thể polyhedral có đường kính từ 200 –
300nm, là nơi dự trữ enzim ribulose – 1,5bisphosphate carboxylase-oxygenase (RuBisCO)
– đây là ezim xúc tác cho các phản ứng xảy ra trong pha tối quang hợp (pha cố định CO
2
).
+ Poly-β-hydroybutyric acid: các bọng này có đường kính khoảng 200 nm, dạng này
được tìm thấy ở một vài loài tảo lam. Chất dự trữ dạng này cũng được tìm thấy ở nhiều vi
khuẩn (Bacteria).
2.2. TẢO LỤC TIỀN NHÂN PROCLOROPHYTA
2.2.1. Đặc điểm cơ thể.
- Đơn bào, sống cộng sinh bắt buộc với hải tiêu.
- Chưa có nhân chính thức, tế bào của tảo lục tiền nhân chưa có ti thể, bộ máy golgi,
không có mạng lưới nội sinh chất.
2.2.2. Lục lạp (chloroplast) và sắc tố.
+ Lục lạp:
- Các thylacoid không ở dạng đơn mà xếp chồng lên nhau thành nhóm 2 thylacoid
như thylacoid của tảo lục và thực vật bậc cao.
+ Sắc tố:
- Các sắc tố quang hợp được gắn với thylacoid, nằm tự do trong tế bào chất, không
nằm trong lục lạp.
- Thylacoid chứa chlorophyl a và b giống lục lạp của tảo lục và thực vật bậc cao,
không có chlorophyl c.
- Các sắc tố khác như: β - caroten và các dạng khác của xanthophyll, zeaxanthin,
không có phycobiliprotein.
- Theo thuyết nội cộng sinh, lục lạp của tảo nhân thật có nguồn gốc từ tảo lục tiền
nhân, nó được hấp thụ nhưng không bị biến đổi bởi sinh vật nhân thật. Lục lạp của tảo
Rhodophyta và Glaucophyta có thể được giải thích như là các thế hệ tế bào tảo lam bị hấp
thụ, bởi vì có sự giống nhau giữa chúng về cấu trúc và sắc tố quang hợp (các thylacoid có
khoảng cách bằng nhau mang phycobilisome, sự có mặt của chlorophyl a không có
chlorophyl b). Lục lạp của tảo lục và tảo nâu khác với lục lạp của tảo đỏ về siêu cấu trúc
và thành phần sắc tố.
2.2.3. Chất dự trữ.
DHTP4TLT NHÓM 8
15
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
- Chất dự trữ tinh bột giống tinh bột ở cyanophycin.
- Thể polyhedral (carboxysome) chứa enzim ribulose – 1,5bisphosphate carboxylase-
oxygenase (RuBisCO) – đây là ezim xúc tác cho các phản ứng xảy ra trong pha tối quang
hợp (pha cố định CO
2
).
2.3. TẢO XANH GLAUCOPHYTA
2.3.1. Đặc điểm cơ thể.
- Ngành này thuộc giới Eukaryota và theo đó, tế bào gồm nhân, bộ máy golgi, lưới
nội chất, ty thể và thể màu (lục lạp). Chúng ta xếp Glaucophyta ngay sau tảo prokaryotic
bởi vì lục lạp của Glaucophyta có nhiều liên quan với ngành Cyanophyta đơn bào, hình cầu
(Cyanobacteria). Vì vậy, chúng được giải thích như là trung gian giữa Cyanophyta và lục
lạp của các loài tảo khác và thực vật bậc cao. Ngành này chỉ có 1 lớp: Glaucophyceae.
2.3.2 Lục lạp (chloroplast) và sắc tố.
+ Lục lạp:
- Lục lạp tương tự với Cyanophyta đơn bào, dạng hình cầu (Cyanobacteria). Mỗi thể
lạp được bao bọc bởi vách peptidoglycan mỏng và nằm trong một không bào đặc biệt.
- Các thylacoid không xếp chồng lên nhau (như trong ngành Prochlorophyta) của
prokaryotic và hầu hết tảo Eukaryotic) mà ở dạng đơn (riêng biệt) và cách đều nhau. Sự
DHTP4TLT NHÓM 8
16
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
sắp xếp các thylacoid này cũng được tìm thấy ở Cyanophyta và ở trong lục lạp của
Rhodophyta.
+ Sắc tố:
- Lục lạp gồm Chla và không có Chlb, c, đặc điểm này cũng giống với Cyanophyta và
lục lạp của Rhodophyta.
- Màu sắc của lục lạp là màu xanh lam do sắc tố phụ màu xanh lam do phycocyanin
và allophycocyanin che lắp sắc tố lục. Các sắc tố quang hợp phụ này nằm trong
phycobilisome - gắn trên thylacoid giống như ở Cyanophyta và lục lạp của Rhodophyta.
Sắc tố phụ carotenoid (sắc tố phụ đỏ) gồm β – Caroten, zeaxanthin, β – cryptoxanthin.
- ADN lục lạp cô đặc ở trung tâm lục lạp. Sự sắp xếp này giống với Cyanophyta - ở
ngành này, ADN cũng nằm ở trung tâm của mỗi tế bào. Trung tâm của thể màu cũng bị che
lấp bởi những thể hình đa giác (carboxysomes), carboxysomes cũng lặp lại một cách đặc
trưng ở trung tâm của tế bào Cyanophyta. Carboxysomes có enzim ribolose 1,5 –
biphosphat cacboxylase – oxygenase, enzim này xúc tác cho quá trình cố định CO
2
trong
quang hợp ở Ribulose 1,5biP.
- Glaucophyta được quan tâm bởi sự giống nhau rất lớn giữa lục lạp của chúng với
tảo lục đơn bào (Cyanophytes, Cyanobacteria). Thật vậy, qua một thời gian dài, lục lạp
của chúng được xem như là tảo cộng sinh nội sinh (“Cyanelles”) sống trong các tế bào
của sinh vật nhân thực đơn bào dị dưỡng và sự giải thích này góp phần vào ủng hộ mạnh
mẽ giả thuyết của Mereschkowsky về nguồn gốc nội cộng sinh của lục lạp. Quan sát kĩ
dưới kính hiển vi điện tử đã xác nhận rằng lục lạp (thể màu) của Glaucophyta tương tự
với tảo lam và cũng tương tự với lục lạp của Rhodophyta. Việc phát hiện ra vách
peptidoglycan mỏng bao quanh lục lạp của Glaucophyta là bằng chứng đặc biệt quan
trọng cho mối liên hệ với Cyanophyta, bởi đặc trưng của tảo lam là có lớp peptidoglycan
ở trong vách tế bào của chúng. Hơn nữa lớp peptidoglycan đều bị phân hủy bởi enzim
lyzozyme.
- Kích thước genome của lục lạp đã được nghiên cứu ở Glaucophyta và tìm thấy dạng
vòng nhỏ hơn 10 lần so với genome của Cyanophyta sống tự do, genome của chúng chứa
khoảng 125000 cặp bazơ, tương tự với bộ gen của các lục lạp khác. Với cấu trúc này thì
genome của Glaucophyta nhường như giống với genome của các loại tảo khác và thực vật
DHTP4TLT NHÓM 8
17
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
bậc cao hơn so với genome của Cyanophyta. Vì vậy, genome dạng vòng của lục lạp
Glaucophyta giống với thực vật bậc cao, gồm 2 đoạn lặp lại ngược chiều nhau.
- Như vậy, ở Glaucophyta, lục lạp của nó được gọi là “cyanelle”. “Cyanelle” hoạt
động như một lục lạp cung cấp cho vật chủ các chất hữu cơ chủ yếu là glucose. Cyanelle
được bao bọc bởi thành peptidoglycan cùng với những cấu trúc khác như thylacoid,
carboxysome như ở Cyanophyta. Thylacoid chứa sắc tố phicobiliprotein gồm
allophycocyanin, phycoxyanin (nhưng thiếu phycocrythin). Bên cạnh đó còn có sắc tố β –
carotene. Cyanelle không tồn tại được ở bên ngoài tế bào vật chủ. Cyanelle chỉ có thể là
giai đoạn trung gian trong quá trình tiến hoá của lục lạp.
2.3.3. Chất dự trữ.
- Sản phẩm dự trữ polysaccharide là tinh bột. Các hạch tạo bột này nằm ở bên ngoài
lục lạp như ở Rhodophyta, Chlorophyta. Tuy nhiên, có trường hợp hạch tạo bột nằm ở bên
trong lục lạp.
2.4. TẢO ĐỎ RHODOPHYTA
2.4.1. Đặc điểm hình thái.
- Tế bào dạng trần, khối chất nguyên sinh hình cầu, không có roi, tạo ra từ các bào tử
hoặc giao tử.
- Dạng coccoid, dạng sợi và dạng tản.
2.4.2. Lục lạp (chloroplast) và sắc tố.
+ Lục lạp:
DHTP4TLT NHÓM 8
18
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG GVHD: Ths NGUYỄN TRUNG HẬU
- Lục lạp của tảo đỏ có màng kép và không có mạng lưới nội sinh chất lục lạp (giống
với Glaucophyta, Bryophyta và Tracheophyta). Các thylakoid không xếp chồng lên nhau,
chúng mằm riêng rẽ trong lục lạp với khoảng cách đều nhau. Đặc điểm này khác với các
thực vật quang hợp nhân thực khác trừ Glaucophyta vì ở những thực vật này các thylakoid
thường xếp chồng lên nhau hình thành các thylakoid dạng bản (lamen) hay dạng hạt
(grana) . Đôi khi ở một số loài có một hoặc hai thylakoid nằm ở vùng ngoại vi và song
song với màng lục lạp. A – Lục lạp của Porphyridium purpureum; B – Lục lạp của
Ceramiumdna: AND lục lạp; e : màng lục lạp; p: phycobilisome; s: tinh bột; th: thylakoid.
+ Sắc tố.
- Tảo đỏ có màu sắc thay đổi từ màu đỏ đến màu đen và thay đổi theo độ sâu phân bố.
Tảo đỏ sống ở vùng triều cao có màu thay đổi từ xanh đến đen, ở vùng triều thấp hơn có
màu sắc thay đổi từ nâu đến tía, còn ở sâu hơn thì có màu đỏ hồng. Sự thay đổi này phụ
thuộc vào các loại sắc tố và hàm lượng của chúng.
- Các sắc tố quang hợp ở tảo đỏ là chlorophyll a và d và phycobillin (gồm
phycoerythrin, phycocyanin và alophycocyanin). Các loại sắc tố này là những thành phần
cần thiết của bộ máy quang hợp ở tảo đỏ. Mỗi loại sắc tố chỉ hấp thụ những tia sắc có bước
sóng phù hợp, các tia sáng không được hấp thụ sẽ bị phản xạ
- Ở tảo đỏ, sắc tố đỏ phycoerythrin thường là sắc tố trội lấn át các sắc tố xanh
chlorophyll và phycocyanin, do đó làm cho tảo có màu đỏ. Tuy nhiên, ở một vài loài, màu
sắc có thể thay đổi tùy thuộc vào tỉ lệ giữa phycoerythrin và phycocyanin (đã nêu ở trên).
- Một số loài tảo đỏ còn có một số sắc tố khác như carotenoid (gồm α- carotene và
β- carotene), leutin và zeaxanthan. - Tất cả các sắc tố trên đều định vị trong lục lạp. Lục
lạp ở tảo đỏ rất đa dạng về hình dạng. Chúng có nằm đối diện với vách tế bào hay nằm ở
trung tâm tế bào. Các lục lạp nằm đối diện với vách tế bào thường có hình đĩa hay hình
sao. Ở một số loài thì chỉ có lục lạp hình đĩa hoặc hình sao, một số loài thì có cả hai loại
này như ở Ceramium. Chỉ có một vài loài thuộc lớp Bangiophyceae có lục lạp nằm ở trung
tâm tế bào.
- Bề mặt của các thylacoid có các phycobilisome chứa phycobiliprotein.
- Phycobiliprotein là phức hợp giữa phycobilin và protein.
DHTP4TLT NHÓM 8
19