Tải bản đầy đủ (.pptx) (39 trang)

bất cập trong quản lý đất lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.54 KB, 39 trang )

Bất cập trong quản lý
đất lâm nghiệp

Danh sách nhóm 5


Các vấn đề chính

Tranh chấp

Chủ rừng

Câu hỏi & Trả lời

Một số khái niệm

Quyền sở hữu rừng sản
xuất là rừng trồng

Chuyển nhượng



Lâm trường quốc doanh

Đặt vấn đề

Sử dụng

Công tác giao đất lâm nghiệp


Hiện trạng
Quản lý

Bất cập
Quyền và lợi ích

Ý kiến nhóm

Quyền của chủ rừng


Câu hỏi & Trả lời



Năm 1992:
Bà B ở thôn 1, xã X
chuyển vào Nam sinh
sống với con trai nên
chuyển nhượng cho ông A
cùng thôn quyền sử dụng
một khu rừng tái sinh.

Việc chuyển nhượng đất
rừng chỉ lập thành giấy viết
tay, có ông K làm chứng,
không làm thủ tục xác nhận
tại chính quyền địa phương.

Kể từ đó gia đình ông A

quản lý, chăm sóc khu rừng.

Trên thực tế, vạt rừng mà
ông A và ông T đang tranh
chấp là một phần thuộc khu
rừng mà ông A đã nhận
chuyển nhượng từ bà B
nhưng xâm canh sang địa
phận xã Y.



Ông T cho rằng vạt rừng này
thuộc quyền sử dụng của
ông.

Năm 2003:
Một vạt rừng của ông A bị
ông T, người ở xã Y giáp
ranh xã X tranh chấp.

UBND xã X và UBND xã Y
đều đã nhận đơn đề nghị giải
quyết của ông An và ông
Toàn nhưng đều cho rằng
không thuộc thẩm quyền giải
quyết của mình.

Hỏi:
Cơ quan nào có thẩm quyền

giải quyết tranh chấp quyền
sử dụng đất rừng giữa ông A
và ông T?

Câu hỏi về
tranh chấp
đất lâm
nghiệp?


Câu
hỏi &
Trả lời

Một số
khái
niệm

Đặt
vấn đề

Hiện
trạng

Bất cập

Ý kiến
nhóm



 Điều 84 Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng năm 2004 quy định,
các tranh chấp về quyền sử
dụng rừng đối với các loại
rừng, quyền sở hữu rừng sản
xuất là rừng trồng do TAND
giải quyết.
 Các tranh chấp về quyền sử
dụng đất có rừng, đất trồng
rừng được áp dụng theo quy
định của pháp luật về đất đai.

 Trong trường hợp này, tranh
chấp giữa ông A và ông T là
tranh chấp về quyền sử dụng đất
rừng, mà cụ thể là quyền sử
dụng diện tích vạt rừng xâm
canh sang địa phận xã Y, chứ
không phải tranh chấp về tài
nguyên rừng.
⇒ Do đó, căn cứ quy định nói trên
thì việc tranh chấp này sẽ được
giải quyết theo quy định của
Luật Đất đai năm 2003.


Câu
hỏi &
Trả lời


Một số
khái
niệm

Đặt
vấn đề

Hiện
trạng

Bất cập

Ý kiến
nhóm


Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp này, khu rừng đang bị tranh chấp không hoàn toàn thuộc địa giới của thôn X mà
xâm canh sang xã bên cạnh, nên theo Điều 137 Luật Đất đai năm 2003 quy định, tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị
hành chính do UBND của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết; trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa
giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
- Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Quốc hội quyết
định;
- Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn thì do
Chính phủ quyết định.
Trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc giải quyết tranh chấp: Theo quy định tại Điều 135 Luật Đất đai năm 2003, thì Nhà nước
khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên
tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Trong trường hợp này, ông A và ông T đã
không tự thoả thuận giải quyết tranh chấp của mình được nên đã có Đơn đề nghị UBND xã can thiệp giải quyết. Vì diện tích đất rừng tranh
chấp thuộc địa bàn xã Y, nên UBND xã Y có trách nhiệm tiếp nhận đơn và thụ lý giải quyết bằng việc tổ chức hoà giải. Khi tiến hành hoà giải,
UBND xã, phường, thị trấn cần thực hiện đúng khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 quy định, thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm

việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của
các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì
UBND xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.


Tôi đã chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất trồng
lúa được Nhà nước giao cho người khác.



Sau đó, gia đình tôi lại được Nhà nước giao thêm
4.900m2 đất rừng để sản xuất.

Câu hỏi về
chuyển nhượng
đất lâm nghiệp?

Hỏi: Nay muốn chuyển đến nơi khác sinh sống, tôi
có được tiếp tục chuyển nhượng 4.900m2 đất rừng
đó cho người khác hay không?


Câu
hỏi &
Trả lời

Một số
khái
niệm


Đặt
vấn đề

Hiện
trạng

Bất cập

Ý kiến
nhóm


 Trả lời: Khoản 1 Điều 104 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai quy định hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất lần đầu đối với đất nông
nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất mà đã chuyển nhượng và không còn
đất sản xuất, không còn đất ở, nếu được Nhà nước giao đất lần thứ hai đối với đất nông nghiệp không thu
tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất thì không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử
dụng đất trong thời hạn 10 năm kể từ ngày được giao đất lần thứ hai.
 Gia đình ông sẽ được chuyển nhượng 4.900m2 đất rừng để sản xuất cho người khác nếu khi nhận đất
rừng sản xuất gia đình ông có nộp tiền sử dụng đất. Trong trường hợp khi được giao đất, gia đình ông
không nộp tiền sử dụng đất thì hộ gia đình ông không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời
hạn 10 năm kể từ ngày được giao đất lần thứ hai. Nếu không nộp tiền sử dụng đất và thời gian nhận đất đã
đủ 10 năm trở lên thì gia đình ông cũng có quyền chuyển nhượng 4.900m2 đó cho người khác.


Một số khái niệm





 Tham khảo Luật Đất đai 2003 và Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004
 Lâm trường quốc doanh (LTQD) là một tổ chức kinh tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định
của pháp luật Việt nam, hoạt dộng trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Lâm trường có năng lực pháp luật dân sự, có cơ cấu
tổ chức chặt chẽ, có tài sản, có con dấu và tài khoản riêng.
 Lâm trường quốc doanh là doanh nghiệp nhà nước do vậy, cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, lâm trường phải hạch
toán sản xuất kinh doanh, lấy mục tiêu là sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm lâm sản, đem lại nhiều lợi nhuận cho lâm
trường và cho Nhà nước. Lâm trường khác với các doanh nghiệp nhà nước khác là được Nhà nước giao, cho thuê rừng và đất lâm
nghiệp với diện tích lớn để sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp.



 Chức năng của lâm trường: Lâm trường quốc doanh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong
ngành lâm nghiệp, chức năng của lâm trường là sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh doanh
theo cơ chế thị trường và có sự điều tiết của Nhà nước.
 Lâm trường còn thực hiện một số hoạt động công ích khác như: tham gia các hoạt động về y tế,
giáo dục, chăm lo xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công khác. Việc bảo vệ, gây trồng rừng
phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu được coi là hoạt động công ích, do lâm trường thực
hiện theo nhiệm vụ Nhà nước giao.
 Nhiệm vụ của lâm trường là quản lý, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng, gây trồng rừng, khai thác, chế
biến gỗ và lâm sản khác, cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến công nghiệp và nhu cầu
tiêu dùng khác của nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra lâm trường còn được phép kinh doanh tổng
hợp các ngành nghề khác như: nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ...nhằm sử dụng
và phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng về lao động, kỹ thuật, đất đai, tài nguyên rừng được giao.


I. Đặt vấn đề





 Vụ xung đột đất đai xảy ra gần đây tại Tiên Lãng, Hải Phòng đã chỉ ra những bất ổn trong gần 10
năm thực thi Luật đất đai.
 Những lỗ hổng nghiêm trọng trong quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương
 Sự lạm quyền của một bộ phận cán bộ phụ trách lĩnh vực này, gây nên những bức xúc và
bất an trong dư luận.
 Với tình hình đất đai như hiện nay, công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại nước ta, đặc
biệt là vấn đề trọng tâm về quyền và lợi ích gắn liền với đất cần được quan tâm và xác định rõ
ràng. Tuy vụ việc tại Tiên Lãng không liên quan đến đất lâm nghiệp, song một số vấn đề được
đúc kết từ vụ việc này có thể được coi là những bài học quan trọng giúp chúng ta suy nghĩ làm
thế nào để có thể quản lý và sử dụng hiệu quả 12,61 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp hiện có tại
Việt Nam.


II. Hiện trạng sử dụng và quản lý
tài nguyên rừng và đất rừng





 Sử dụng:
 Diện tích rừng toàn quốc là 12,61 triệu ha, trong đó 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,33
triệu ha rừng trồng; độ che phủ rừng đạt 37%.
 Tính đến ngày 31/12/2011, cả nước có 664 LTQD, trung tâm, trạm, trại, công ty nông
nghiệp, lâm nghiệp và Ban quản lý rừng với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng là
6.818.093ha.
 Diện tích đất rừng chưa sử dụng toàn quốc còn 6,76 triệu ha, trong đó đất trống đồi núi
trọc là 6,16 triệu ha chiếm 18,59% diện tích của cả nước; chủ yếu là đất thoái hóa.
 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của từng lâm trường được giao để quản lý, sử
dụng rất khác nhau: có lâm trường không có đất hoặc gần như không được giao

đất sản xuất, có lâm trường được giao quản lý, sử dụng diện tích đất rất lớn.



 Quản lý:
 Xử lý đất đai mà các LTQD đã cho thuê, mượn, liên doanh, liên kết còn chậm, chưa kiên
quyết mới chỉ xử lý được 700/1.900ha.
 Tình trạng đất bị lấn chiếm, tranh chấp, để hoang hóa có xu thế gia tăng: bị lấn chiếm
5.000ha lên 6.000ha, tranh chấp tăng 2.000ha, hoang hóa tăng gần 20.000ha...
 Số diện tích đo đạc được chưa nhiều (15/56 đơn vị) và chưa có đơn vị nào cắm mốc thực
địa.
 Cả nước đã cấp được 2.963 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các LTQD, Ban quản
lý rừng với tổng diện tích là 2.039.777ha, chiếm 29,92% diện tích đã giao cho các LTQD,
Ban quản lý rừng.



 Quản lý:


Chiếm đất



Đối tượng lấn chiếm đất của lâm trường chủ yếu
là người dân ở địa phương; cán bộ công nhân lâm
trường đã nghỉ hưu và định cư ở địa phương; dân




 Tranh chấp

 Đối tượng tranh chấp chủ yếu là các hộ dân cư trú trên địa bàn của
lâm trường.
 Nguyên nhân xảy ra tranh chấp là do diện tích đất lâm nghiệp bị
giao chồng chéo giữa lâm trường với các hộ dân trên địa bàn. Có
trường hợp, khi quy hoạch thành lập lâm trường, đã giao đất cho

di cư tự do từ các nơi khác đến.

lâm trường trong đó có cả những diện tích đất của các hộ dân đang

Nguyên nhân đất đai của lâm trường bị lấn chiếm

sử dụng, không đo đạc, cắm mốc phân định ranh giới rõ ràng, cụ

là do lâm trường để đất hoang hoá hoặc chậm đưa
vào sử dụng, quản lý lỏng lẻo, sử dụng kém hiệu
quả, bên cạnh đó lâm trường lại chưa phối hợp
chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc
quy hoạch sử dụng đất cũng như chậm xử lý, giải
quyết tình trạng lấn chiếm đất đai.

thể khi giao đất cho lâm trường. Một số nơi khi xảy ra tranh chấp ít
được quan tâm giải quyết hoặc giải quyết không triệt để nên tình
trạng tranh chấp kéo dài, có nơi diễn biến phức tạp.






III. Bất cập trong quản lý đất lâm nghiệp





1. Công tác giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng, cho
thuê rừng
Giao đất lâm nghiệp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước nhằm tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế- xã hội
trong nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời
sống cho đồng bào các dân tộc miền núi, xây dựng nông
thôn mới.



Một số khó khăn:
 Công tác quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp chưa sát với thực tế, chậm điều chỉnh và
thường xuyên bị phá vỡ quy hoạch. Việc xác định ranh giới các khu rừng phòng hộ, đặc
dụng chưa rõ ràng, gây khó khăn và làm chậm tiến độ giao đất lâm nghiệp.
 Việc giao đất lâm nghiệp chưa gắn với các chính sách cụ thể về cơ chế hưởng lợi, hỗ trợ
đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật...
 Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp không thống nhất,
trước tháng 11/1999 do cơ quan Kiểm lâm đảm nhiệm và sau tháng 12/1999 do cơ quan
Địa chính đảm nhiệm.



 Giao đất và sử dụng chưa hợp lý

Đất lâm nghiệp có rừng được quy
hoạch là rừng sản xuất

Doanh nghiệp nhà
nước

Đất lâm nghiệp chưa có rừng
hoặc rừng ở trạng thái nghèo
kiệt, rừng non

Cộng đồng, hộ gia
đình, cá nhân

=> Việc phát triển sản xuất để cải thiện đời sống là rất khó khăn.



 Nhìn chung công tác giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa gắn kết với
công tác giao rừng và các cơ chế hưởng lợi, chính sách hỗ
trợ đi kèm.
⇒ vì vậy hiệu quả của việc sử dụng rừng và đất rừng còn rất
thấp, tài nguyên rừng vẫn bị suy giảm và đời sống của
người dân cũng không được cải thiện.



2. Bất cập quyền và lợi ích trên đất lâm nghiệp
 Luật đất đai quy định, tại địa phương, UBND huyện là cơ quan quản lý nhà nước
chịu trách nhiệm giám sát việc sử dụng đất của cá nhân và hộ gia đình; UBND tỉnh

chịu trách nhiệm đối với các tổ chức.
 Việc trao quá nhiều quyền quản lý cho cán bộ địa phương trong khi quyền sử
dụng của người sử dụng đất bị hạn chế, đặc biệt là trong bối cảnh thiếu vắng các
cơ chế giám sát việc quản lý nhà nước về đất đai tại cấp địa phương
⇒ tạo cơ hội cho sự lạm quyền của một số cán bộ, khiến nguy cơ tham nhũng gia tăng,
và đem lại nhiều rủi ro cho người sử dụng đất.



2. Bất cập quyền và lợi ích trên đất lâm nghiệp

Ban quản lý các lâm
trường quốc doanh

Khoán bảo vệ đối
với rừng phòng hộ
và rừng đặc dụng

Hộ gia đình


×