MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, VẬT HẬU, KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY
THANH THẤT (AILANTHUS TRIPHYSA (DENNST) ALSTON)
Phạm Văn Bốn
Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy Thanh thất có phân bố nhiều ở khu vực Phú Yên và Bình Định.
Loại đất chủ yếu ở đây là feralit phát triển trên đá Granite, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, hơi chua.
Thanh thất phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 300m so với mực nước biển, chủ yếu ở các trạng thái rừng thứ
sinh, khoảng trống trong rừng, ven đường, ven rừng trồng, ven nương rẫy và dọc theo các khe suối; Khả
năng tái sinh tự nhiên của Thanh thất kém. Mật độ cây tái sinh ở các cấp độ tàn che của tán rừng có sự
khác nhau lớn, giảm rõ rệt theo hướng tăng của cấp độ tàn che của tán rừng; Thanh thất ra hoa vào tháng
2-3, quả chín vào tháng 5-6 ở khu vực Đông Nam Bộ. Ở khu vực Nam Trung Bộ thì chậm hơn khoảng 1
tháng. Tỷ lệ cây ra hoa đạt 90%, tỷ lệ cây đậu quả 50%; Sinh trưởng rừng trồng Thanh thất ở Phú Yên và
Bình Phước có sự chênh lệch lớn. Ở Phú Yên sinh trưởng rất chậm, tăng trưởng bình quân năm về đường
kính chỉ đạt 0,82-1,04cm/năm và chiều cao là 0,46-0,72m/năm. Ở Bình Phước sinh trưởng khá nhanh, tăng
trưởng bình quân năm về đường kính đạt 2,63cm/năm, về chiều cao là 1,65m/năm. Hạt Thanh thất rất dễ xử
lý nẩy mần, có thể xử lý bằng nước lạnh hoặc nước ấm (2 sôi + 3 lạnh); Trong điều kiện môi trường thông
thường hạt mất sức nảy mầm sau 2-3 tháng. Tuy nhiên, trong môi trường lạnh ở 10oC sau 12 tháng tỷ lệ
nảy mầm có thể còn 70%; Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Thanh thất trong giai đoạn gieo
ươm, cấp độ che bóng 25% cho kết quả tốt nhất. Hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng
của cây Thanh thất trong giai đoạn gieo ươm. Hai công thức hỗn hợp ruột bầu có hiệu quả tương đương
nhau, vượt trội so với công thức đối chứng và các công thức khác là: hỗn hợp (90%đất + 10% phân bò hoai)
và hỗn hợp (89%đất + 10% phân bò hoai + 1% phân VSSG).
Từ khóa: Sinh thái, Vật hậu, Nhân giống, Cây Thanh thất
I. MỞ ĐẦU
Thanh thất là cây gỗ lớn, mọc nhanh, phân bố rộng ngoài tự nhiên, gỗ mềm, thớ thẳng, mịn, dễ bóc, sử
dụng làm gỗ dán, bao bì, sản xuất diêm..., có khả năng thích hợp cho việc trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở Việt
Nam... Theo tác giả Phạm Đình Tam và các cộng sự thì Thanh thất là một trong những cây sẽ được thị
trường thế giới ưa chuộng trong tương lai. Tuy nhiên, kỹ thuật gây trồng cây Thanh thất đến nay ở nước ta
còn thiếu, mới chỉ có một số đơn vị, địa phương trồng thử nghiệm mang tính thăm dò, thiếu tính hệ thống.
Để khắc phục những vấn đề trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây
trồng cây Thanh thất (Ailanthus triphysa. (Dennst) Alston) phục vụ kinh doanh gỗ lớn”. Đến nay đề tài đã thu
được một số kết quả dưới đây.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu kỹ thuật thu hái hạt giống
Kế thừa các tài liệu đã công bố và căn cứ vào quy trình kỹ thuật xây dựng rừng giống, vườn giống (QPN
15-93) để lựa chọn cây mẹ thu hái hạt.
Điều tra, theo dõi đặc điểm vật hậu để lựa chọn thời điểm và phương pháp thu hái.
2.2. Phương pháp điều tra rừng tự nhiên, rừng trồng
Đối với rừng tự nhiên: sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và theo ÔTC điển hình. Các tuyến được
bố trí cắt ngang các trạng thái rừng phổ biến trong khu vực. Bề rộng quan sát trên tuyến là 20m (mỗi bên
116
10m), trên tuyến tiến hành điều tra ghi chép đặc điểm các trạng thái rừng, thống kê các loài đã gặp; ÔTC có
2
diện tích 2.000m , được bố trí ở những vị trí đại diện cho các trạng thái rừng phổ biến trong khu vực. Trong
ÔTC tiến hành đo đếm toàn bộ cây gỗ, cây tái sinh, thực vật thảm tươi, lấy mẫu đất, đánh giá độ tàn che, độ
che phủ.
Đối với rừng trồng: sử dụng lý lịch rừng trồng và điều tra ngoài hiện trường bằng phương pháp ÔTC điển
2
hình. Diện tích ô điều tra 500m . Trong ô tiến hành đo D1.3, Hvn, lấy mẫu đất.
2.3. Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt
CT1: Bảo quản ở điều kiện thông thường.
CT2: Bảo quản khô trong lọ kín.
o
CT3: Bảo quản ở nhiệt độ 10 C.
Thời gian theo dõi 12 tháng. Định kỳ kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm của hạt 1 tháng/lần. Dung lượng mẫu kiểm
tra 50 hạt, lặp lại 3 lần.
2.4. Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm
Nghiên cứu kỹ thuật xử lý hạt nẩy mầm
CT1: Phương pháp xử lý bằng nước lạnh
CT2: Phương pháp xử lý bằng nước ấm (2 sôi + 3 lạnh)
Dung lượng mẫu 50 cây, 3 lần lặp. Ngâm hạt trong thời gian 8 giờ, rửa chua rồi mang đi ủ trong cát ẩm.
Nghiên cứu ảnh hưởng của che bóng
CT1: Không che bóng
CT2: Che bóng 25%
CT3: Che bóng 50%
CT4: Che bóng 75%
Thời gian theo dõi trong 6 tháng. Định kỳ đo đếm số liệu 1lần/tháng. Dung lượng mẫu kiểm tra là 50 cây,
lặp lại 3 lần.
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu
CT1: 100% đất.
CT2: 99% đất +1% super lân.
CT3: 99% đất + 1% VSSG
CT4: 90% đất + 10% phân bò hoai.
CT5: 89% đất + 10% phân bò hoai + 1% VSSG
CT6: 60% đất + 39% cát + 1% super lân.
CT7: 93% đất + 5% tro + 1% super lân + 1% VSSG
Thời gian theo dõi 6 tháng, định kỳ đo đếm số liệu 1lần/tháng. Dung lượng mẫu 50 cây, lặp lại 3 lần.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được được xử lý trên phần mềm excel 2003, DataPlus và Genstat5.
III. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc điểm đất nơi Thanh thất phân bố
117
Trong khu vực điều tra, Thanh thất phân bố nhiều trên đất Feralit nâu xám phát triển trên đá granite.
Tầng đất tương đối mỏng. Tỷ lệ đá lẫn, đá lộ đầu tương đối nhiều. Thành phần cơ giới, tính chất hóa học
đất được thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 1. Kết quả phân tích đất rừng tự nhiên
Chỉ tiêu
Địa điểm
Tầng
đất
Tổng số
pH_H2O
Mùn
AT-PY
VC-BĐ
Thành phần cơ giới
N
P2O5
K2O
<0.002
0.0020.02
0.02-2
Sét
Thịt
Cát
0-10
6,24
3,603
0,119
0,070
0,422
26,88
23,78
48,59
10-40
5,90
1,619
0,067
0,057
0,404
27,94
21,67
50,25
>40
5,78
0,685
0,033
0,054
0,402
24,80
22,25
52,14
0-10
5,84
2,419
0,090
0,082
0,939
25,48
22,15
52,08
10-40
5,46
1,008
0,054
0,072
0,583
24,04
19,26
56,16
>40
5,58
0,783
0,042
0,062
0,526
23,64
17,66
58,13
Kết quả trên cho thấy đất ở khu vực điều tra có độ phì thấp, đất chua (pH<7), nghèo mùn, tỷ lệ đạm, lân,
kali tổng số thấp. Thành phần cơ giới nhẹ (hàm lượng cát >50%). Đây cũng là đặc điểm chung của nhóm
đất xám. Như vậy, có thể nói Thanh thất là loài cây không kén đất có thể gây trồng trên đất xấu, nghèo dinh
dưỡng.
3.2. Đặc điểm phân bố của Thanh thất theo độ cao so với mực nước biển
Độ cao so với mực nước biển có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của các loài cây nói chung và Thanh
thất nói riêng. Do có sự biến đổi về điều kiện tiểu khí hậu, độ phì đất,…. Kết quả điều tra phân bố của cây
Thanh thất theo các cấp độ cao khác nhau ở 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định, được thể hiện ở bảng 2:
Bảng 2. Phân bố Thanh thất theo độ cao
TT
Cấp độ cao so
với mực nước
biển
Mật độ Thanh
thất (cây/ha)
1
> 600m
0
2
300-600m
55
3
100-300m
100
4
< 100m
288
Loài phân bố cùng
Ghi chú
Trâm, Thành ngạnh, Lòng mang, Sim,
Mua, Thao kén, Gõ đỏ, Dền, Tế…
Thành ngạnh, Trâm, Gõ đỏ, Thị rừng,
Phân mã, Kơ nia, Cám, Lòng Mang,
Hoắc quang, Dền, Thẩu tấu, Bời lời,
Mò cua, Bằng lăng, …
Trâm, Thành ngạnh, Thị rừng, Phân
mã, Gõ đỏ, Lòng mang, Thẩu tấu,
Muồng ràng ràng, Mít rừng, Bưởi
bung, Hu đay, …
Thành ngạnh, Lòng mang, Thừng
mực, Gõ đỏ, Thao kén, Muồng ràng
ràng, Thẩu tấu, Sổ, Hu đay,…
Bảng trên cho thấy, phân bố Thanh thất có xu hướng giảm dần theo chiều tăng độ cao so với mực nước
biển, từ 288 cây/ha ở độ cao 100m, xuống còn 100 cây/ha ở độ cao 100-300m, ở độ cao 300-600m chỉ còn
55 cây/ha và tới độ cao trên 600m thì hầu như không thấy Thanh thất xuất hiện. Qua quan sát ngoài thực
địa cho thấy, Thanh thất phân bố nhiều ven đường đi, ven nương rẫy, các khe suối, cùng với các loài cây
tiên phong ưa sáng như Thành ngạnh, Trâm, Dền, Thẩu tấu…. Điều này chứng tỏ Thanh thất cũng là loài
cây tiên phong ưa sáng.
118
Thanh thất mọc ven đường đi, ven rừng trồng Bạch đàn
3.3. Tổ thành cây gỗ theo trạng thái rừng
Tổ thành cây gỗ theo trạng thái có một ý nghĩa quan trọng, nó cho thấy được quan hệ giữa các loài, vai
trò của từng loài trong quần xã; từ đó có biện pháp tác động phù hợp. Trong trồng rừng ta có thể áp dụng
mô hình rừng tự nhiên vào rừng trồng. Kết quả điều tra tổ thành cây gỗ theo các trạng thái rừng ở Phú Yên
và Bình Định, được thể hiện ở bảng 3:
Bảng 3. Tổ thành cây gỗ theo trạng thái rừng
TT
Trạng
thái
1
Ic
1.7 Thành ngạnh + 1.5 Trâm + 1.2 Hoắc quang +0.9 Dền+
0.8 Thị rừng + 0.8 Lòng mạng +0.6 Cà te +0.5 Thanh thất +2
Loài khác
2
IIa
2 Thành ngạnh + 1.5 Trâm + 1.2 Lòng mang + 0.8 Cà te + 0.6
Thị rừng + 0.5 Thanh thất + 0.5 Nhựa ruồi + 2.9 Loài khác.
3
IIb
1.7 Bằng lăng + 1.3 Thị rừng + 1 Lòng mang + 0.9 Nhựa ruồi
+ 0.9 Cà te + 0.8 Muồng ràng ràng + 0.5 Phân mã + 2.9 Loài
khác.
4
IIIa
1.5 Bằng lăng + 1.3 Thị rừng + 1.2 Phân mã + 0.9 Bình linh +
0.8 Cà te + 0.5 Chân chim + 3.8 Loài khác.
Tổ thành cây gỗ
Ghi chú
Nhận xét
Ở khu vực điều tra, rừng đã bị tác động mạnh, chỉ còn 4 trạng thái rừng phổ biến là: Ic, IIa, IIb, IIIa. Bảng
trên cho thấy, thành phần loài cây tương đối phức tạp; tuy nhiên, phần lớn là các loài cây tiên phong ưa
sáng, cây gỗ có phẩm chất xấu. Trong các trạng thái rừng kể trên, Thanh thất chỉ tham gia vào công thức tổ
thành ở 2 trạng thái Ic và IIa, với tỷ lệ không lớn. Điều này chứng tỏ Thanh thất có vai trò không lớn trong
quần thể rừng ở đây.
119
3.4. Một số đặc điểm tái sinh của cây Thanh thất
Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao
Bảng 4. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao
TT
Thành phần
1
2
Mật độ cây theo cấp chiều cao (cây/ha)
<50 cm
50-100 cm
>100 cm
Tổng số
Tất cả các loài
26.666
10.833
15.000
52.499
Thanh thất
33
63
55
151
Bảng trên cho thấy, mật độ cây tái sinh ở đây tương đối lớn. Cây tái sinh được coi là có triển vọng là cây
có chiều cao lớn hơn 1m, sinh trưởng và phát triển tốt, có xu hướng tham gia vào tán rừng. Ở đây, số cây
có chiều cao trên 1m là 15.000 cây, chiếm tỉ lệ 28%. Tỉ lệ này là tương đối cao, chứng tỏ rừng đang trong
trạng thái phục hồi tốt. Tuy nhiên, tỉ lệ tái sinh Thanh thất là tương đối thấp, chỉ có 151 cây/ha, trong đó cây
có triển vọng chỉ có 55 cây/ha. Điều này cho thấy khả năng tái sinh của cây Thanh thất trong khu vực điều
tra là tương đối kém.
Mật độ cây tái sinh theo độ tàn che
Bảng 5. Mật độ cây tái sinh theo độ tàn che
TT
Độ tàn che (%)
Mật độ (cây/ha)
Cây có triển vọng
(cây/ha)
Tỷ lệ cây triển vọng
(%)
1
<25%
750
367
49%
2
25%-50%
553
223
40,3%
3
50%-75%
256
55
21,5%
4
>75%
5
0
0
Kết quả trên cho thấy, mật độ Thanh thất ở cả 4 cấp độ tàn che có sự khác nhau lớn và giảm rõ rệt
theo hướng tăng của cấp độ tàn che của tán rừng. Từ 750 cây/ha ở độ tàn che < 25%, xuống còn 553
cây/ha ở độ tàn che 25-50%, đến độ tàn che 50-75% chỉ còn là 256 cây/ha, tới cấp độ tàn che >75% hầu
như không thấy Thanh thất tái sinh.
Qua quan sát ngoài thực địa cho thấy, Thanh thất tái sinh chồi khá mạnh ở những nơi ven rừng, ven
đường đi, nương rẫy và ven các khe suối. Đặc biệt Thanh thất có khả năng tái sinh chồi mạnh, ngay cả trên
những gốc cây già (đường kính >50cm). Đây là đặc điểm đáng lưa ý trong việc kinh doanh rừng chồi cung
cấp gỗ nguyên liệu, gỗ nhỏ.
3.5. Đặc điểm vật hậu của Thanh thất
Trong khu vực Nam Trung Bộ, Thanh thất ra hoa vào tháng 3-4, quả chín vào tháng 6-7. Tỷ lệ cây ra hoa
đạt 90%, số cây đậu quả 50%. Ngoài ra Thanh thất còn ra hoa rải rác vào các tháng khác trong năm, tuy
nhiên tỷ lệ đậu quả thấp.
Đặc điểm hình thái quả: Quả dẹt, dạng cánh. Mỗi quả chỉ có 1 hạt. Quả phát tán nhờ gió. Hạt không có
vỏ cứng bảo vệ nên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi trường. Cần thu hái quả khi vừa chín tới để bảo
quản.
Chỉ thị quả chín: Quả khi non có màu xanh nõn chuối, khi già chuyển sang mầu xanh vàng, chín chuyển
sang mầu vàng cánh gián. Lúc này có thể thu hái quả để chế biến, bảo quản. Thời điểm thu hái tốt nhất vào
lúc lâm phần có trên 50% số cây có quả chín.
Cách thu hái quả: Trèo lên cây hoặc đứng dưới dùng cù nèo, móc giật từng chùm quả chín. Sau khi thu
hái, quả được phân loại. Những quả chưa chín hẳn (chưa chuyển mầu cánh gián hoàn toàn), được đem đi ủ
thành đống 2-3 ngày cho quả chín đều. Quả chín được hong khô trong nhà, tránh phơi trực tiếp dưới ánh
sáng mặt trời. Hạt sau khi bóc tách, tiến hành chế biến và bảo quản ngay.
3.6. Tình hình sinh trưởng của một số mô hình rừng trồng Thanh thất ở Phú Yên và Bình Phước
Hiện đã có một số đơn vị nghiên cứu gây trồng và một số mô hình rừng trồng Thanh thất được trồng thử
nghiệm. Tuy nhiên, diện tích các mô hình không lớn. Kết quả điều tra một số mô hình rừng trồng Thanh thất
ở Phú Yên và Bình Phước được thể hiện dưới đây:
120
Bảng 6. Sinh trưởng rừng trồng Thanh thất ở Phú Yên và Bình Phước
Địa điểm
Năm
trồng
Tg điều
tra
Nbđ
(cây/ha)
TLS
(%)
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
ZbqD1.3
(cm/năm)
ZbqHvn
(m/năm)
Phú Yên
1998
6/2007
1600
75
8,85
6,09
1,04
0,72
Phú Yên
2001
6/2007
625
83,2
4,42
2,57
0,80
0,47
Phú Yên
2002
6/2007
625
86,4
4,04
2,32
0.90
0,52
Phú Yên
2003
6/2007
625
67,2
2,87
1.61
0,82
0,46
Bình Phước
2002
7/2007
830
84
13,14
8,24
2,63
1,65
Bảng trên cho thấy sinh trưởng rừng trồng Thanh thất ở Phú Yên rất chậm, tăng trưởng bình quân năm
về đường kính chỉ đạt 0,82-1,04cm/năm và chiều cao là 0,46-0,72m/năm. Rừng trồng Thanh thất ở Bình
Phước sinh trưởng khá nhanh, tăng trưởng bình quân năm về đường kính đạt 2,63cm/năm, về chiều cao là
1,65m/năm. Như vậy sinh trưởng của rừng trồng Thanh thất ở hai khu vực chênh lệch nhau khá lớn.
Kết quả phân tích đất cho thấy độ phì đất tại Phú Yên không kém so với địa điểm Bình Phước thậm chí
còn cao hơn. Mặt khác đây là khu vực mà Thanh thất phân bố ngoài tự nhiên rất nhiều. Từ đó thể nói rằng
nguyên nhân dẫn đến Thanh thất sinh trưởng chậm ở Phú Yên không phải là do tính chất đất hay do khí hậu
mà có thể do kỹ thuật trồng, chăm sóc. Việc đánh giá tìm hiểu kỹ thuật trồng chủ yếu dựa vào hồ sơ rừng
trồng. Thực tế thì việc tìm hiều kỹ thuật trồng rừng gặp nhiều khó khăn do việc triển khai ngoài hiện trường
thường khác nhiều so với thuyết minh thiết kế trong hồ sơ. Về kỹ thuật chăm sóc có thể đánh giá thông qua
thực trạng thực bì dưới tán rừng. Quá trình điều tra cho thấy rừng trồng ở Thanh thất ở Phú Yên có mật độ
rất thưa, cỏ dại, dây leo, cây bụi phát triển rất mạnh, có chỗ thực bì cao ngang với cây trồng. Điều này
chứng tỏ rừng ở đây không được chăm sóc kỹ lưỡng. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân chính
làm cho rừng trồng Thanh thất ở Phú Yên sinh trưởng chậm.
3.7. Kỹ thuật thu hái, bảo quản hạt, gieo ươm cây giống
Kỹ thuật thu hái, bảo quản hạt giống
Chọn cây mẹ để thu hái hạt: Chọn cây mẹ để thu hái là cây ở tuổi thành thục công nghệ, khỏe mạnh, tán
lá phát triển cân đối, không bị sâu bệnh, đoạn thân dưới cành cao, thân cây thẳng, tròn đều, không xoắn
vặn, cành nhánh nhỏ, góc phân cành lớn.
Chọn thời điểm thu hái và phương pháp thu hái: Quả Thanh thất dẹt, loại quả khô, dạng cánh. Khi quả
rụng có khả năng bay xa cây mẹ. Hạt không có vỏ cứng bảo vệ nên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi
trường. Cần thu hái quả khi vừa chín tới (khi quả chuyển từ mầu xanh sang mầu vàng cánh gián). Ở khu
vực Nam Trung Bộ thì quả chín rộ vào tháng 6-7, còn ở khu vực Đông Nam Bộ thì quả chín vào tháng 5-6.
Phương pháp thu hái: Trèo lên cây hoặc dùng cù nèo để móc giật từng chùm quả chín. Sau khi thu hái
quả được phân loại, những quả chưa chín hẳn được để riêng và đem đi ủ 2-3 ngày cho quả chín đều. Quả
chín được hong khô trong nhà để bóc tách hạt, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời làm mất sức nảy
mầm của hạt. Hạt sau khi bóc tách cần được chế biến bảo quản ngay.
Phương pháp bảo quản hạt giống: Theo kinh nghiệm của người dân địa phương thì hạt Thanh thất có
tuổi thọ rất ngắn trong điều kiện môi trường tự nhiên. Do vậy, việc nghiên cứu tìm ra phương pháp bảo quản
để kéo dài tuổi thọ hạt là rất cần thiết. Trong khuôn khổ đề tài đã tiến hành nghiên cứu bảo quản hạt trong 3
môi trường khác nhau là: (1) Trong điều kiện môi trường thông thường, (2) trong lọ kín và (3) trong tủ lạnh ở
o
nhiệt độ 10 C. Kết quả cho thấy: tuổi thọ của hạt Thanh thất trong điều kiện môi trường thông thường và
trong lọ kín giảm đi rất nhanh. Hạt hoàn toàn mất sức nẩy mầm sau 2 tháng ở điều kiện thông thường và
sau 4 tháng khi bảo quản trong lọ kín. Ở nhiệt độ 10oC, tỉ lệ nẩy mầm của hạt sau 12 tháng còn 70%. Vì vậy,
sau khi thu hái hạt cần được chế biến và bảo quản ngay trong tủ lạnh để duy trì khả năng nẩy mầm của hạt.
Kỹ thuật xử lý hạt giống
121
Xử lý hạt nẩy mầm là một trong những khâu đầu tiên và quan trọng trong quá trình tạo cây giống trồng
rừng. Tuỳ theo đặc điểm hình thái bên bên ngoài của hạt để lựa chọn biện pháp xử lý hạt cho phù hợp. Hạt
Thanh thất không có vỏ cứng bảo vệ nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như độ ẩm, nhiệt
độ, vi sinh vật, nấm. Căn cứ vào hình thái này đề tài đã thử nghiệm hai phương pháp xử lý hạt là: Phương
pháp xử lý bằng nước lạnh và phương pháp xử lý bằng nước ấm (2 sôi + 3 lạnh). Kết quả cho thấy tỷ lệ nẩy
mầm, thế nẩy mầm, thời gian nẩy mầm ở 2 phương pháp là tương đượng nhau. Điều này cho thấy hạt
Thanh thất rất dễ xử lý nẩy mầm.
Ảnh hưởng của che bóng đến sinh trưởng Thanh thất trong vườn ươm
Bảng 7. Ảnh hưởng của che bóng đến sinh trưởng Thanh thất
Thời
gian
2 tháng
tuổi
3 tháng
tuổi
6 tháng
tuổi
TT
Công
thức
Doo (mm)
Sd
V%
Hvn (m)
Sd
V%
TL sống
(%)
1
CT1
2,93
0,18
6,1
13,08
1,64
12,5
88,0
2
CT2
3,07
0,25
8,1
14,03
1,71
12,2
88,9
3
CT3
2,85
0,17
5,9
13,93
1,62
11,6
88,9
4
CT4
2,59
0,13
5,0
16,93
2,61
15,4
86,1
LSD
0,27
2,18
Fpr
0,027
0,021
1
CT1
3,95
0,29
7,3
16,03
2,02
12,6
85,3
2
CT2
3,77
0,31
8,2
17,17
1,83
10,7
88,9
3
CT3
3,77
0,17
4,5
17,05
1,53
8,9
87,8
4
CT4
3,50
0,22
6,3
21,98
2,47
11,2
86,1
LSD
0,26
3,51
Fpr
0,03
0,023
1
CT1
7,12
1,43
20,1
23,5
3,73
15,8
85,3
2
CT2
6,52
1,22
19,6
25,8
3,73
14,5
88,9
3
CT3
6,23
1,41
21,6
27,2
4,38
16,1
87,8
4
CT4
5,95
1,0
16,8
32,6
4,63
14,2
86,1
LSD
1,31
9,81
Fpr
0,235
0,235
Từ kết quả bảng trên cho thấy: Ánh sáng có ảnh hưởng không nhiều đến tỷ lệ sống, nhưng có ảnh
hưởng lớn tới sinh trưởng về đường kính và chiều cao của cây Thanh thất trong giai đoạn gieo ươm. Trong
suốt quá trình theo dõi sinh trưởng thấy đường kính giảm dần theo chiều tăng của cấp độ che bóng, lớn
nhất là CT1 (không che), thấp nhất là CT4 (che bóng 75%). Sinh trưởng về chiều cao thì ngược lại. Tuy
nhiên, kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt về sinh trưởng đường kính và chiều
cao giữa các công thức (Fpr>0,1). Xét về tính cân đối giữa đường kính và chiều cao thì công thức che bóng
25% là tốt nhất.
Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu tới sinh trưởng Thanh thất
Bảng 8. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu tới sinh trưởng của cây Thanh thất
Thời
gian
TT
Công
thức
Doo(mm)
Sd
V%
Hvn (m)
Sd
V%
TL sống
(%)
2 tháng
tuổi
1
CT1
2,29
0,08
3,5
12,72
1,37
10,8
84,4
122
3 tháng
tuổi
6 tháng
tuổi
2
CT2
3,17
0,14
4,4
15,67
1,93
12,3
96,7
3
CT3
2,76
0,14
5,1
14,51
1,89
13,0
86,7
4
CT4
3,31
0,28
8,5
17,53
2,34
13,4
92,2
5
CT5
3,68
0,36
9,8
19,13
2,23
11,7
90,0
6
CT6
2,80
0,15
5,4
14,62
1,77
12,1
86,7
7
CT7
3,42
0,19
5,6
16,56
2,03
12,3
87,8
LSD
0,23
1,23
Fpr
<0,001
<0,001
1
CT1
2,51
0,11
4,4
14,74
1,62
11
84,0
2
CT2
4,09
0,41
10,0
20,59
3,00
14,6
95,6
3
CT3
3,48
0,32
9,2
18,49
2,92
15,8
86,7
4
CT4
6,12
0,62
10,1
35,43
3,76
10,6
92,2
5
CT5
5,76
0,55
9,6
32,47
3,39
10,4
88,9
6
CT6
3,39
0,27
7,9
17,69
2,32
13,1
86,7
7
CT7
4,13
0,25
6,0
20,76
2,75
13,3
87,8
LSD
0,43
3,47
Fpr
<0,001
<0,001
1
CT1
4,16
0,83
19,9
20,7
3,23
15,6
84,0
2
CT2
5,99
1,44
24,0
31,23
4,58
14,7
95,6
3
CT3
5,76
1,52
26,4
27,53
4,50
16,4
86,7
4
CT4
11,52
1,45
12,6
65,64
5,38
8,2
92,2
5
CT5
10,84
1,71
15,8
59,14
5,60
9,5
88,9
6
CT6
5,19
0,83
16,0
25,38
3,60
14,2
86,7
7
CT7
6,97
1,27
18,2
34,0
4,77
14,0
87,8
LSD
0,87
7,63
Fpr
<0,001
<0,001
Kết quả bảng trên cho thấy hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây Thanh thất
trong giai đoạn gieo ươm. Trong thời gian theo dõi (6 tháng) thứ tự về sinh trưởng đường kính và chiều cao
giữa các công thức gần như không thay đổi. Sinh trưởng cao nhất là CT4 (90% đất + 10% phân bò hoai)
tăng 2,8 lần về sinh trưởng đường kính và 3,2 lần về sinh trưởng chiều cao so với đối chứng. Đứng thứ 2 là
CT5 (89% đất + 10% phân bò hoai + 1% phân vi sinh Sông Gianh), sinh trưởng về đường kính và chiều cao
tăng so với đối chứng là 2,6 lần về đường kính và 2,8 lần về chiều cao. Sinh trưởng kém nhất là CT1 (100%
đất tầng mặt). Kết quả phân tích thống kê cho thấy sinh trưởng về đường kính và chiều cao giữa các công
thức có sự khác nhau rõ rệt về mặt thống kê (Fpr<0,001). Dựa vào chỉ số LSD về đường kính và chiều cao
ở tháng thứ 6, cho thấy CT4 và CT5 có hiệu quả tương đương nhau, vượt trội so với đối chứng và các công
thức khác.
123
Thí nghiệm về hỗn hợp ruột bầu sau 6 tháng tuổi
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Thanh thất phân bố nhiều trên đất Feralit phát triển trên đá Granite, tầng đất tương đối mỏng 40-60cm, tỷ
lệ đá lẫn nhiều. Thành phần cơ giới: thịt nhẹ và thịt pha cát. Đất có tính chất xít yếu (pH-H2O = 5,46 đến
6,24).
Thanh thất phân bố giảm dần theo độ cao so với mặt nước biển, tập trung nhiều ở độ cao dưới 300m.
Thanh thất phân bố nhiều ở các trạng thái rừng thứ sinh, khoảng trống trong rừng, ven đường đi, ven nương
rẫy và các khe suối.
Thanh thất có khả năng tái sinh tự nhiên kém. Mật độ cây tái sinh có triển vọng thấp. Mật độ Thanh thất
tái sinh ở các cấp độ tàn che của tán rừng có sự khác nhau lớn, giảm rõ rệt theo hướng tăng của cấp độ tàn
che của tán rừng.
Thanh thất ra hoa vào tháng 2-3, quả chín vào tháng 5-6 ở khu vực Đông Nam Bộ. Ở khu vực Nam
Trung Bộ thì chậm hơn khoảng 1 tháng. Tỷ lệ cây ra hoa đạt 90%, tỷ lệ cây đậu quả 50%. Chỉ thị quả chín:
quả chín có mầu vàng cánh gián. Thời điểm thu hái tốt nhất vào lúc lâm phần có trên 50% số cây có quả
chín.
Rừng trồng Thanh thất ở Phú Yên sinh trưởng rất chậm, tăng trưởng bình quân năm về đường kính chỉ
đạt 0,82-1,04cm/năm và chiều cao là 0,46-0,72m/năm. Rừng trồng Thanh thất ở Bình Phước sinh trưởng
khá nhanh, tăng trưởng bình quân năm về đường kính đạt 2,63cm/năm, về chiều cao là 1,65m/năm.
Hạt Thanh thất có thể xử lý bằng 2 phương pháp: phương pháp xử lý bằng nước lạnh và phương pháp
xử lý bằng nước ấm (2 sôi + 3 lạnh). Hạt giống có thể mất sức nẩy mầm sau 2-3 tháng ở điều kiện thông
thường. Trong môi trường lạnh ở nhiệt độ 10oC, sau 12 tháng tỷ lệ nẩy mầm còn 70%.
Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Thanh thất trong giai đoạn gieo ươm. Trong các cấp độ
che bóng được nghiên cứu thì ở cấp độ che bóng 25% cho kết quả tốt nhất.
Hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây Thanh thất trong giai đoạn gieo ươm. Hai
công thức hỗn hợp ruột bầu có hiệu quả tương đương nhau, vượt trội so với công thức đối chứng và các
công thức khác là: CT4 (90%đất + 10% phân bò hoai) và CT5 (89%đất + 10% phân bò hoai + 1% phân
VSSG).
124
Khuyến nghị
Quy mô điều tra đặc điểm sinh thái loài chưa đủ lớn (mới điều tra ở 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định), chưa
phản ánh được đầy đủ đặc điểm sinh thái loài, vật hậu của loài. Cần tiếp tục mở rộng quy mô điều tra ra các
khu vực sinh thái khác.
Do hạn chế về thời gian, kinh phí nên một số kết quả nghiên cứu còn chưa thật sự khách quan. Cần tiếp
tục nghiên cứu bổ sung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Mộng chân, Lê Thị Huyên, 2000. Thực vật rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh, 1997. Trồng rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Huy Sơn, 2007. Đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản hạt giổi xanh (Michelia mediocris
Dany), Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, No.4/2007 (tr 475-478).
Phạm Quang Tuyến, 2008. Kết quả nghiên cứu thu hái, bảo quản, xử lý và gieo ươm hạt Tô hạp
Điện Biên (Altingia siamensis) tại Tây Bắc, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp No.4/2008 (tr 741-819).
RESULTS OF RESEARCH ON ECOLOGY, PHENOLOGY CHARACTERISTIC AND
PROPAGATING TECHNOLOGY OF AILANTHUS TRYPHISA (DENNST) ALSTON)
Pham Van Bon
Forest Science Sub-Institute South Vietnam
SUMMARY
Initial research showed that Ailanthus tryphisa has a wide distribution in Phu Yen and Binh Dinh
provinces. Major soil type is feralit, thin layer, light texture and acidic soil, developed from granite. A. tryphisa
naturally occurs at altitudes of 300m above sea level in second forest status, open areas, edge of plantation,
and along streams. Natural regeneration of A. tryphisa is poor. Density of seedlings is dependent on forest
canopy cover, and it dramatically reduces when the canopy is closed. In Southeast region, A. tryphisa
flowers in February – March and Fruit ripens in May-June While in the South of the Central it occurs about 1
month later. 90% of the trees flower while only 50% of the trees bear fruit. Growth rates of plantations in Phu
Yen are less than in Binh Phuoc. In Phu Yen, annual mean increase only reached 0,82-1,04cm/year in
breast diameter, 0,46-0,72m/year in height and In Binh Phuoc that reached 2,63cm/year in breast diameter,
1,65m/year in height. Seed is easy to be treated for germinating by warm water (3 cold water + 2 boiling
water). Seed dies quickly in natural condition. However, in 10oC after 12 months, the rate of survival seed is
around 70%. The contener content is very important for growth of seedlings. The best content is 25% of
bowel formula mixed with equal efficiency, superior to evidential formula and other formula is mixed (90%soil
+ 10% cow pat) and (89% soil + 10% cow pat + 1% Song Gianh bio-fertilizer).
Keywords: Ecology, phenology, propagating, Ailanthus tryphisa
125